Khái niệm về kênh phân phối sản phẩm

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ muối của diêm dân tỉnh trà vinh (Trang 37)

Lƣu thông phân phối hàng hóa sản phẩm là khâu kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nối kết các ngành kinh tế với nhau, các doanh nghiệp với nhau. Trong nền kinh tế thị trƣờng, trình độ phát triển của sản xuất ngày càng cao, thị ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, hình thành mạng lƣới vô cùng phức tạp và rộng lớn thì hoạt động lƣu thông phân phối trở nên sôi động với nhiều hình thức kênh phong phú. Đối với các doanh nghiệp nói chung, các trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng, việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp với sản phẩm kinh doanh của mình, tổ chức sử dụng hiệu quả các kênh đó đƣợc coi là một bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc Marketing-Mix.

Hoạt động lƣu thông phân phối hàng hóa từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng đƣợc thực hiện thông qua các kênh phân phối. Đó là tổng hợp các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ vận động và phân phối hàng hóa từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Hay nói khác đi kênh phân phối hàng hóa là tập hợp các doanh thể gắn kết với nhau trong việc tổ chức kinh doanh dịch vụ đƣa hàng hóa từ ngƣời sản xuất đến thị trƣờng mục tiêu và khách hàng mục tiêu. Nhƣ vậy, trên kênh phân phối nằm giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng cuối cùng là các nhà trung gian nhƣ nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý và môi giới, nhà chế biến, nhà phân phối…

Nhà bán buôn là các doanh nghiệp thƣơng nghiệp lớn, tập trung lƣợng hàng nhiều từ các nhà sản xuất hoặc từ những nhà cung ứng hàng nhập khẩu, tiến hành bán, phân phối những hàng hóa đó cho các nhà bán lẻ, nhà sản xuất công nghiệp.

Nhà bán lẻ phần đông là những nhà buôn bán nhỏ thƣờng mua hàng trực tiếp từ những ngƣời sản xuất hoặc nhận hàng từ những nhà bán buôn rồi đem bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Ngày nay, đối với một số sản phẩm khó tích trữ lớn hoặc lâu dài thì xuât hiện những nhà bán lẻ lớn trực tiếp mua hàng từ nhà sản xuất và nhà cung ứng để bán cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng.

Nhà phân phối công nghiệp là doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh phân phối trên thị trƣờng công nghiệp. Nó phù hợp với tính kế hoạch cân đối chặt chẽ trong sản xuất công nghiệp với số lƣợng ngƣời sử dụng hàng công nghiệp và số lƣợng hàng cần mua đã xác định trƣớc.

Đại lý và môi giới là hai chủ thể trung gian phụ trợ tham gia trong kênh phân phối nhƣng không phải là những pháp nhân kinh doanh. Đại lý là ngƣời đƣợc nhà sản xuất ủy quyền bán hàng theo giá do nhà sản xuất quy định và đƣợc hƣởng hoa hồng theo số lƣợng bán theo doanh thu, không cần bỏ vốn và hạch toán lãi lỗ nhƣ đơn vị kinh doanh độc lập. Còn môi giới có chức năng chỉ dẫn cho ngƣời bán và ngƣời mua gặp nhau, tiến hành giao dịch thƣơng mại và đƣợc hƣởng một khoản do ngƣời bán hoặc ngƣời mua chi trả.

Các khâu trung gian này kết nối với nhau theo trình tự và chắp nối hai đầu với ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng tạo thành kênh phân phối đƣa hàng hóa từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng (Lƣu Thanh Đức Hải, Võ Thị Thanh Lộc, 2000).

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ muối của diêm dân tỉnh trà vinh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)