Thực trạng nhập khẩu muối trên cả nƣớc

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ muối của diêm dân tỉnh trà vinh (Trang 64)

Việt Nam là một quốc gia có hơn 3.200km đƣờng bờ biển trải dài từ Bắc tới Nam, là một quốc gia có tiềm năng lớn về thủy sản cũng nhƣ diêm nghiệp. Tuy nhiên, nhiều năm qua ngành diêm nghiệp của nƣớc ta gặp rất nhiều khó khăn, đời sống diêm dân lao đao vì giá muối thấp, thậm chí không tiêu thụ đƣợc. Vậy mà, hàng năm nƣớc ta lại phải nhập khẩu hàng ngàn tấn muối để đáp ứng thị trƣờng trong nƣớc. Lƣợng muối nhập khẩu chủ yếu là muối công nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho nguyên liệu sản xuất hóa chất, dƣợc phẩm và các sản phẩm y tế. Diện tích sản xuất muối hàng năm lớn tuy nhiên phần lớn diện tích muối sản xuất theo phƣơng thức truyền thống sử dụng các công cụ thủ công, tự chế tạo chƣa áp dụng đƣợc cơ giới hóa vào sản xuất, chủ yếu sử dụng sức ngƣời nên chất lƣợng muối thấp không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về muối công nghiệp nên không thể đáp ứng đƣợc cho nền công nghiệp hóa chất và sản xuất các sản phẩm y tế. Năm 2012, cả nƣớc có khoảng 14.612ha đất sản xuất muối trong đó diện tích muối sản xuất theo phƣơng thức truyền thống thủ công là 11.651ha, diện tích sản xuất muối công nghiệp chỉ khoảng 2.964ha. Với diện tích chỉ bằng 20% so với tổng diện tích nên sản lƣợng muối công nghiệp chỉ đạt 236.000 tấn (Trang tin Xúc Tiến Thƣơng Mại, 2013), với sản lƣợng này thì cung không đủ cầu nên buột các doanh nghiệp này phải xin cấp hạn ngạch nhập khẩu muối công nghiệp, cụ thể là năm 2010 Bộ Công Thƣơng phối hợp với Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã công bố hạn ngạch nhập khẩu muối là 260.000 tấn trong đó 80.000 tấn phục vụ để chế biến muối ăn, 180.000 tấn dùng cho sản xuất công nghiệp, chính vì thế năm 2010 là một năm hết sức lao đao của diêm dân cả nƣớc, vì sức ép của muối ngoại nên làm cho muối trong nƣớc bị rớt giá không ngừng, giá muối phơi nƣớc ở ĐBSCL trung bình chỉ khoảng 350-650 đồng/kg, muối phơi cát ở vùng Nam Trung Bộ chỉ từ 750-1200 đồng/kg. Nhiều nơi không tiêu thụ đƣợc do không có thƣơng lái đến mua kết quả là lƣợng muối tồn kho năm 2010 lên đến 377.000 tấn muối tính đến cuối năm. Diêm dân đã khó khăn nay lại càng khó khăn nhiều hơn.

Để giải quyết bớt sức ép cho muối nội năm 2011 và 2012 Bộ Công Thƣơng đã cấp hạn ngạch nhập khẩu muối công nghiệp còn 102.000 tấn trong đó Bộ Công Thƣơng đã phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 100.000 tấn muối công nghiệp cho các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và 2000 tấn muối tinh khiết cho các thƣơng nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc và các sản phẩm y tế (Trang tin Xúc Tiến Thƣơng Mại, 2013) đây cũng là chính sách của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nhằm hạn chế việc các doanh nghiệp nhập khẩu muối thông dụng và chỉ cho phép nhập khẩu các loại muối chuyên dụng khi cần thiết. Theo đó, để không ảnh hƣởng đến việc tiêu thụ muối trong nƣớc của diêm dân theo quy định của Bộ Tài Chính lƣợng muối nhập khẩu ngoài hạn ngạch sẽ phải chịu thuế suất dao động từ 50-60%. Qua bảng số liệu có thể thấy lƣợng muối tồn kho tại diêm dân và các doanh nghiệp đều rất cao tuy nhiên, lƣợng muối tồn kho này chủ yếu là muối đen chất lƣợng không cao không đáp ứng đƣợc yêu cầu làm muối công nghiệp, cũng không đủ điều kiện để sản xuất thực phẩm. Mỗi năm, nhu cầu muối công nghiệp từ 200.000 – 250.000 tấn, nhƣng trong nƣớc chỉ có 1 - 2 doanh nghiệp sản xuất đƣợc muối công nghiệp. Chất lƣợng muối sản xuất công nghiệp trong nƣớc cũng chƣa đảm bảo yêu cầu. Cụ thể, muối công nghiệp thì các kim loại nặng nhƣ canxi; magie; mangan… vẫn vƣợt quá cao không đảm bảo cho sản suất công nghiệp. Còn muối tinh khiết thì yêu cầu độ tinh khiết 99%, độ ẩm tuyệt đối… dùng để chế biến hải sản, thực phẩm chất lƣợng cao nhƣng trong nƣớc hoàn toàn chƣa đáp ứng đƣợc nên phải nhập khẩu. Một nguyên nhân khác khiến các doanh nghiệp sản xuất không ngừng nhập khẩu muối đó là hiện tƣợng giá muối nhập khẩu còn rẻ hơn giá muối trong nƣớc, do sản xuất manh múng với quy mô hộ gia đình nên các doanh nghiệp tiêu thụ muối không thể mua trực tiếp từ diêm dân mà phải qua các thƣơng lái thu gom nên làm giá thu mua bị đội lên cao, cộng với chi phí vận chuyển nên giá thành lên đến 1.300 đồng/kg muối giá muối năm 2010, trong khi giá muối ngoại nhập khẩu về đến cảng chỉ khoảng 1.200 đồng/kg, chính vì thế doanh nghiệp có lãi nhiều hơn so với sử dụng muối trong nƣớc. Năm 2013 thị trƣờng Ấn Độ chào bán với giá 39 USD/ tấn bao gồm tất cả chi phí vận chuyển đến cảng Hải Phòng. Trong khi đó, giá muối khô ở miền Bắc nƣớc ta khoảng 2,5 triệu đồng/tấn (khoảng 125 USD/tấn), miền Nam - nơi tập trung nghề làm muối - tuy giá rẻ hơn nhƣng không đáng kể. Nhƣ vậy, nếu tính cả tiền thuế ngoài hạn ngạch cho phép khoảng 50% - 60% thì các doanh nghiệp nhập khẩu muối vẫn có lãi. Chính vì những nguyên nhân trên mà doanh nghiệp vẫn đang nhập khẩu lƣợng muối công nghiệp lớn từ các thị trƣờng nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ,…

Bảng 4.1: Số liệu tổng hợp về lƣợng muối nhập khẩu thực tế và hạn ngạch nhập khẩu, lƣợng muối tồn kho giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Tấn

Năm Hạn ngạch nhập khẩu muối Nhập khẩu thực tế Muối tồn kho

2010 260.000 300.000 377.000

2011 102.000 165.000 158.000

2012 102.000 350.000 320.000

Nguồn: Báo cáo thống kê Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, 2012

Nguồn: Báo cáo thống kê Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn , 2012

Hình 4.1 Tình hình nhập khẩu muối và sản lƣợng muối tồn kho giai đoạn 2010- 2012

4.1.2 Thực trạng sử dụng muối nhập khẩu tại tỉnh Trà Vinh

Nguồn: Sở Công Thương Trà Vinh, 2013

Hình 4.2 Kênh phân phối muối nhập khẩu tại Trà Vinh Muối nhập

khẩu

Nhà phân phối tại Tp.Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp sản xuất hóa chất, mỹ phẩm,

Theo Sở Công Thƣơng Trà Vinh 2013 thì hầu hết các doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực nhƣ công nghiệp chế biến, hóa chất mỹ phẩm, sản xuất hóa chất y tế hoạt động trên địa bàn tỉnh đều có nhu cầu sử dụng muối công nghiệp có yêu cầu về độ tinh khiết, độ mặn phải đáp ứng theo tiêu chuẩn 10TCN 572 – 2003 của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn quy định, trong khi đó thì tất cả lƣợng muối sản xuất tại tỉnh nhà hoàn toàn không đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn này, thậm chí cả quy định về nguồn muối nghuyên liệu để sản xuất muối I ốt cũng chỉ một sản lƣợng nhỏ có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của Bộ Y Tế về sản xuất muối I ốt, chính vì vậy sản lƣợng muối sản xuất tại tỉnh nhà hoàn toàn không đáp ứng đƣợc nhu cầu về muối nguyên liệu cho các doanh nghiệp, hiện các doanh nghiệp tại tỉnh nhà tuy không nhập khẩu trực tiếp nguồn muối nguyên liệu này do nhu cầu chỉ với một số lƣợng nhỏ, nên các doanh nghiệp sẽ mua lại nguồn muối nhập khẩu này từ các đầu mối nhập khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh, còn nguồn muối để sản xuất muối I ốt của Công Ty Sản Xuất Muối I Ốt tại Trà Vinh phải mua chủ yếu từ nguồn muối ở huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh do chất lƣợng muối cao, đồng đều đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn sản xuất muối I ốt.

4.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MUỐI CỦA DIÊM DÂN TRÀ VINH TRÀ VINH

4.2.1 Những thông tin chung về hộ sản xuất muối

4.2.1.1 Tuổi và số năm kinh nghiệm

Qua khảo sát 70 chủ hộ tham gia sản xuất muối ở địa bàn huyện Duyên Hải thì hầu hết các chủ hộ đều có độ tuổi trung niên trở lên, ngƣời có độ tuổi nhỏ nhất là 30 tuổi và lớn nhất 81 tuổi. Qua bảng số liệu đã đƣợc phân ra thành nhóm nhỏ để có thể có cái nhìn tổng quan hơn về độ tuổi của ngƣời tham gia sản xuất muối thì phần lớn chủ hộ tham gia sản xuất có độ tuổi từ 30 đến 50 chiếm 55,70% trên tổng số chủ hộ đƣợc khảo sát, nhóm tuổi chiếm đa số thứ hai là độ tuổi từ 50 đến 70 tuổi chiếm 31,40% còn lại là những chủ hộ có độ tuổi dƣới 30 và trên 70 chiếm 12,80%. Độ tuổi của ngƣời sản xuất có tầm quan trọng không nhỏ đến khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới và áp dụng vào sản xuất, tuy nhiên theo thực trạng chung của các hộ làm muối ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh thì hầu hết chƣa có hộ nào áp dụng đƣợc các kỹ thuật mới trong sản xuất muối, có rất nhiều nguyên nhân cấu thành nên vấn đề này, nhƣng vấn đề về tuổi tác của chủ sản xuất cũng ảnh hƣởng không ít đến vấn đề này, những chủ hộ sản xuất có nhiều tuổi sẽ có nhiều kinh nghiệm sản xuất muối hơn những chủ sản xuất trẻ tuổi.

Bảng 4.2: Độ tuổi của chủ hộ sản xuất muối Độ Tuổi Tần số Tần suất (%) Dƣới 30 1 1,4 Từ 30 đến 50 39 55,7 Từ 50 đến 70 22 31,4 Trên 70 8 11,4 Tổng 70 100

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế, 2013

Hầu hết những chủ hộ sản xuất muối đều có độ tuổi trung niên trở lên chính vì vậy nên phần lớn họ là những nghề đã gắn bó với nghề lâu năm, đây đƣợc xem nhƣ nghề truyền thống gắn bó với ngƣời dân và truyền từ đời này sang đời khác cho nên khi đủ trƣởng thành là ngƣời dân đã gắn bó với nghề muối, đa số đáp viên trả lời đều có số năm kinh nghiệm từ 20 đến 30 năm chiếm 38,6% hoặc trên 30 năm chiếm 32,9%, phần còn lại là những gia đình có từ 20 năm kinh nghiệm trở xuống chiếm 28,6%.

Bảng 4.3: Số năm kinh nghiệm của chủ hộ sản xuất muối

Nhóm năm kinh nghiệm Tần số Tần suất (%)

Dƣới 10 năm 6 8,6

Từ 10 đến 20 năm 14 20

Từ 20 đến 30 năm 27 38,6

Trên 30 năm 23 32,9

Tổng cộng 70 100

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2013

4.2.1.2 Trình độ học vấn

Nhìn chung mặt bằng dân trí của huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh còn tƣơng đối thấp, do địa bàn khảo sát tại vùng nông thôn nên hầu hết ngƣời dân ở đây còn rất nhiều hạn chế về mặt dân trí, trong số 70 hộ tham gia trả lời phỏng vấn thì có đến 35 đáp viên có trình độ tiểu học tức chiếm đến 50%, 20 đáp viên có trình độ trung học cơ sở (28,57%), còn lại là trình độ Trung học phổ thông chiếm rất ít 8 trên 70 đáp viên có trình độ Trung học phổ thông chiếm 11,43% trên tổng số. Ngoài ra số lƣợng đáp viên chƣa trải qua chƣơng trình giáo dục phổ cập (mù chữ) cũng chiếm một số lƣợng không nhỏ 7 đáp viên chiếm 10%, nhìn chung có thể thấy đƣợc trình độ học vấn của ngƣời dân nơi đây còn thấp nên gây nhiều khó khăn cho việc tiếp thu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất muối.

10.00% 50.00% 28.57% 11.43% Mù chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế, 2013

Hình 4.3 Cơ cấu trình độ học vấn của diêm dân

4.2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất của diêm dân

Thông qua số liệu thực tế của mẫu gồm 70 chủ hộ sản xuất muối tại huyện Duyên Hải, tinh Trà Vinh có thể thấy các hoạt động sản xuất đem lại thu nhập cho gia đình ngoài sản xuất muối là nghề chính thì các hộ còn tập trung vào chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản, cùng với thu nhập từ tiền lƣơng của các thành viên trong gia đình. Trong 70 hộ đƣợc khảo sát thì có 24 hộ tức 34,29% có nguồn thu nhập duy nhất từ hoạt động sản xuất muối, chính vì vậy cuộc sống thƣờng rất khó khăn đặc biệt là những mùa muối không có năng suất cao do thời tiết thất thƣờng mƣa sớm, hay đƣợc mùa mà không trúng giá, giá muối chỉ tăng cao trong niên vụ 2011, 2012 vừa rồi, ngoài ra ở những vụ trƣớc diêm dân phải chịu cảnh muối rớt giá, các hộ còn lại phối hợp cả sản xuất muối với các hoạt động sản xuất khác để đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, chẳng hạn có đến 18,57% hộ có nguồn thu nhập từ sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản và tiền lƣơng.

Bảng 4.4: Cơ cấu các mô hình sản xuất của diêm dân tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

STT Hoạt Động Sản Xuất Tần số Tần suất (%)

1 Chỉ hoạt động sản xuất muối 24 34,29

2 Sản xuất muối-nuôi trồng thủy sản 12 17,14

3 Sản xuất muôi-Tiền lƣơng-Thủy sản 13 18,57

4 Sản xuất muối-Chăn nuôi-Thủy sản 4 5,71

5 Sản xuất muối-Trồng trọt-Thủy sản 5 7,14

7 Sản xuất muối-Trồng trọt 4 5,71

8 Sản xuất muối-Chăn nuôi 1 1,43

Tổng Số 70 100

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013

4.2.2 Nguồn lực sản xuất muối của diêm dân

4.2.2.1 Đất đai

Đất đai là một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng trong sản xuất, kể cả nông nghiệp lẫn diêm nghiệp. Tại vùng khảo sát ngƣời dân chủ yếu làm muối trên quy mô hộ gia đình nhỏ nhƣ một nghề truyền thống của gia đình, chính vì vậy mà diện tích sản xuất muối chỉ bó hẹp trong vài công đất, hộ có diện tích sản xuất muối ít nhất là 3 công, hộ có diện tích lớn nhất là 27 công, giá trị trung bình là 8,2443 công. Đây là con số rất ít so với quy mô sản xuất muối ở các vùng muối khác nhƣ Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng, Ninh Thuận…Mặc khác do mấy năm gần đây diêm dân phải chịu nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ, giá muối thấp không đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân nên nhiều hộ đã chuyển phần lớn đất canh tác sang nuôi trồng thủy sản. Qua bảng số liệu khảo sát thì phần lớn số hộ có diện tích sản xuất ở mức trung bình là từ 5 đến 10 công chiếm 61,4% tổng số hộ khảo sát, diện tích trên 10 công chiếm 24,3% còn lại là những hộ có diện tích sản xuất rất ít dƣới 5 công chiếm 14,3%.

Bảng 4.5: Diện tích sản xuất muối của diêm dân Trà Vinh

Nhóm diện tích Tần số (Hộ) Tần suất (%) Dƣới 5 công 10 14,3 Từ 5 công đến 10 công 43 61,4 Trên 10 công 17 24,3 Tổng cộng 70 100 Giá trị nhỏ nhất 3 Giá trị lớn nhất 27 Giá trị trung bình 8,1586 Độ lệch chuẩn 3,9734

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013

4.2.2.2 Lao động

Nguồn lực con ngƣời là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất, cũng giống nhƣ các ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác, diêm dân chủ yếu sử dụng nguồn lao động gia đình là chính, làm muối là một hoạt động sản xuất mà một suốt một vụ muối bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 3, 4 âm lịch năm sau

ngƣời dân phải gắn bó suốt trên đồng muối suốt khi bắt đầu đầu vụ làm đất, dần nền. Thời điểm cao nhất ở đây tức vào đầu vụ muối lúc làm đất, dần nền, cải tạo lại mặt ruộng, và thời điểm bắt đầu thu hoạch muối (hốt muối) tùy vào thời tiết mỗi vụ mà thời gian thu hoạch có thể đƣợc rút ngắn hoặc kéo dài ra, chẳng hạn nếu thời tiết tốt nắng nhiều thì ruộng sẽ cho muối nhanh hơn, diêm dân sẽ bắt đầu hốt muối vào tháng 1 và thu hoạch cho đến cuối vụ là tháng 4 âm lịch năm sau. Qua bảng số liệu có thể nhận thấy rằng tại thời điểm cao nhất thì lao động gia đình nhiều nhất là 6 ngƣời đây chủ yếu là các thành viên trong gia đình và bà con, hang xóm không mang tính chất tiền công. Diện tích sản xuất càng lớn thì càng cần nhiều nhân công hơn, vào thời điểm phổ biến nhất tức vào đi vào giữa vụ diêm

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ muối của diêm dân tỉnh trà vinh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)