Diện tích sản xuất muối phân theo xã của huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ muối của diêm dân tỉnh trà vinh (Trang 60)

Trà Vinh

Qua bảng số liệu có thể thấy tổng diện tích sản xuất muối của huyện Duyên Hải giảm mạnh qua các năm trong giai đoạn từ 2010 đến 2012. Năm 2010 với tổng diện tích lên đến 309,5 ha cho đến 2012 giảm xuống còn 222,5 ha giảm gần 28% so với diện tích năm 2010. Trên toàn huyện Duyên Hải có tất cả 3 xã có truyền thống sản xuất muối là xã Dân Thành, xã Trƣờng Long Hòa và Đông Hải. Trong đó Dân Thành là xã có diện tích sản xuất muối lớn nhất nằm ở hai ấp là ấp Mù U và Cồn Cù. Năm 2010 xã Dân Thành có đến 216 ha diện tích sản xuất muối chiếm tỷ trọng gần 70% tổng diện tích sản xuất muối của toàn huyện. Tuy nhiên, đến năm 2012 diện tích này giảm còn 174 ha, ngoài ra hầu hết các xã còn lại là Trƣờng Long Hòa và Đông Hải đều có sự sụt giảm diện tích sản xuất muối lớn, cụ thể là Đông Hải năm 2010 có diện tích 87,2 ha đất đƣợc dùng để sản xuất muối giảm xuống còn 48,5 ha năm 2012, thậm chí ở xã Trƣờng Long Hòa đến năm 2012 đã không còn sản xuất muối. Đến nay chỉ còn hai xã là Dân Thành và Đông Hải còn duy trì hoạt động sản xuất muối truyền thống này, tuy nhiên với diện tích tƣơng đối ít là 222,5 ha.

Bảng 3.5: Diện tích sản xuất muối phân theo xã của huyện Duyên Hải giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Ha Năm 2010 2011 2012 Dân Thành 216,00 210,00 174,00 Trƣờng Long Hòa 6,30 - - Đông Hải 87,20 52,50 48,50 Tổng 309,50 262,50 222,50

Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Duyên Hải, 2013

Qua bảng số liệu dƣới đây có thể thấy đƣợc một cách cụ thể tổng số hộ sản xuất muối của huyện Duyên Hải tƣơng đƣơng với tổng diện tích sản xuất, cùng với sự sụt giảm về diện tích sản xuất nhƣ vừa phân tích trên đó là sự giảm đáng kể của các hộ sản xuất. Năm 2010 với 398 hộ có diện tích sản xuất muối trong đó Dân Thành có nhiều hộ nhất là 312 hộ, đến năm 2012 tổng số hộ của toàn huyện giảm còn 261 hộ, giảm 16% so với tổng số hộ năm 2010.

Diện tích sản xuất cũng nhƣ số hộ sản xuất có sự giảm sút liên tục trong 3 năm qua, nguyên nhân chính đó là hai dự án lớn của huyện Duyên Hải là Dự Án Xây Dựng Luồng Cho Tàu Biển Trọng Tải Lớn Vào Sông Hậu và Tổng Dự Án Trung Tâm Điện Lực Duyên Hải đƣợc quy hoạch ngay trên đất sản xuất muối của ngƣời dân chính vì vậy hàng loạt ruộng muối đã phải nhƣờng chỗ cho các công trình Nhà Máy Nhiệt Điện và các công trình hỗ trợ khác. Ngoài ra, một nguyên nhân khác mà khiến cho số hộ sản xuất muối đã từ bỏ nghề truyền thống này đó chính là việc tiêu thụ đầu ra gặp nhiều khó khăn, muối Trà Vinh, do đặc thù biển phù sa, cộng với phƣơng thức làm muối thủ công nên chất lƣợng không tốt bằng muối khu vực miền Trung. Đầu ra của muối Trà Vinh chủ yếu là bán cho các vựa thủy sản trong tỉnh dùng để ƣớp cá, chỉ khi nào nguồn muối của các tỉnh trong khu vực khan hiếm, mới có thƣơng lái tìm đến mua. Tính đến thời điểm hiện nay, lƣợng muối còn tồn trong dân hơn 4.000 tấn, tƣơng đƣơng trên 50% tổng lƣợng muối sản xuất, nhƣng diêm dân vẫn không bán đƣợc.

Bảng 3.6: Số hộ sản xuất muối phân theo xã ở huyện Duyên tỉnh Trà Vinh Hải giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Hộ

Năm 2010 2011 2012

Dân Thành 312 271 219

Đông Hải 82 48 42

Tổng 398 319 261

Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Duyên Hải, 2013

3.2.3.2 Diện tích thu hoạch, năng suất, sản lượng muối

Cùng với sự sụt giảm về diện tích dẫn đến sản lƣợng muối sản xuất hàng năm đều giảm rõ rệt. Tổng sản lƣợng năm 2010 là 18.324 tấn giảm xuống còn 9.592 tấn vào năm 2012, sản lƣợng giảm gần 50% so với tổng sản lƣợng năm 2010. Xã Dân Thành là xã có diện tích và sản lƣợng lớn nhất dẫn đến diêm dân ở xã Dân Thành có năng suất sản xuất khá cao 49,84 tấn/ha năm 2012. Một phần do diện tích sản xuất giảm nên kéo theo một lƣợng lớn muối bị giảm sút, môt nguyên nhân khác là muối ở đây chủ yếu sản xuất theo phƣơng pháp truyền thống, thủ công nên dẫn đến năng suất thấp.Tuy nhiên về phía Chính quyền cũng có nhiều biện pháp kỹ thuật hỗ trợ nhƣ từ năm 2010, Sở KHCN tỉnh đã chuyển giao kỹ thuật làm muối sạch sử dụng bạt lót. Mô hình này có 6 hộ ở hai ấp Mù U và Cồn Cù, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải đƣợc đầu tƣ. Mặc dù hiệu quả của mô hình mang lại rất cao, lƣợng kết muối tăng 30%, thời gian rút ngắn từ 7 – 10 ngày so với sản xuất truyền thống. Nhƣng sau gần 3 năm triển khai, mô hình trên không phát triển. Vốn đầu tƣ cho mỗi mô hình diện tích khoảng 500 m2 là từ 25 – 30 triệu đồng. Thực tế, đây là mức đầu tƣ khá lớn so với thu nhập của diêm dân, trong khi, ngoài mô hình thí điểm, diêm dân không đƣợc hƣởng chính sách vay vốn ƣu đãi nào của địa phƣơng. Chính vì vậy hiện nay ngƣời dân ở huyện Duyên Hải vẫn sản xuất muối theo phƣơng pháp thủ công, truyền thống nên dẫn đến năng suất chƣa cao, chất lƣợng muối chƣa cải thiện.

Bảng 3.7: Diện tích, sản lƣợng và năng suất muối của huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010-2012

Sản lƣợng (tấn) Năng suất (tấn/ha)

2010 2011 2012 2010 2011 2012

Dân Thành 14.364,00 9.253,40 8.672,00 66,50 44,06 49,84

Trƣờng Long Hòa 36,00 - - 5,71 - -

Đông Hải 3.924,00 2.178,00 920,00 45,00 41,48 49,84

Tổng 18.324 11.431,4 9.592 117,21 85,54 99,68

Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Duyên Hải, 2013

3.2.3.3 Tình hình tiêu thụ muối của diêm dân huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh Vinh

Muối ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh nói riêng cũng nhƣ muối ở các tỉnh ĐBSCL khác nói riêng luôn gặp nhiều khó khăn về tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm muối. Giá muối đầu vụ năm 2010 chỉ từ 8.000-15.000 đồng/giạ (30kg/giạ), điều này khiến cho đời sống diêm dân đã khó lại càng khó khăn hơn, nhiều diêm dân chuyển diện tích muối sang nuôi thủy sản (tôm sú, cua, cá kèo…) làm cho sản lƣợng muối giảm mạnh; chính vì vậy do nhu cầu tiêu thụ muối tăng mạnh, cung không đáp ứng đƣợc cầu làm cho giá muối tăng mạnh trong niên vụ 2011 và 2012, năm 2011 giá muối giao động từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng, đỉnh điểm là trong năm 2012 giá muối tiêu thụ tăng vọt lên 50.000 đồng đến 60.000 đồng/giạ. Tuy nhiên, diêm dân lại rơi vào hoàn cảnh trúng giá mà không trúng mùa do năm vừa qua thời tiết không thuận lợi, mƣa sớm nên làm cho sản lƣợng thấp, niên vụ sản xuất muối của diêm dân ở hai xã Dân Thành và Đông Hải ƣớc đạt trên 1,2 tỷ đồng. Hầu hết ngƣời dân ở đây đều bán muối cho thƣơng lái, đến vụ thƣơng lái đến tận bồ để thu muối, nên ngƣời gặp nhiều hạn chế do bị lái ép giá.

Nguồn:Phòng Thống Kê huyện Duyên Hải, 2013

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ MUỐI CỦA DIÊM DÂN TỈNH TRÀ VINH

4.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MUỐI NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH TRÀ VINH

4.1.1 Thực trạng nhập khẩu muối trên cả nƣớc

Việt Nam là một quốc gia có hơn 3.200km đƣờng bờ biển trải dài từ Bắc tới Nam, là một quốc gia có tiềm năng lớn về thủy sản cũng nhƣ diêm nghiệp. Tuy nhiên, nhiều năm qua ngành diêm nghiệp của nƣớc ta gặp rất nhiều khó khăn, đời sống diêm dân lao đao vì giá muối thấp, thậm chí không tiêu thụ đƣợc. Vậy mà, hàng năm nƣớc ta lại phải nhập khẩu hàng ngàn tấn muối để đáp ứng thị trƣờng trong nƣớc. Lƣợng muối nhập khẩu chủ yếu là muối công nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho nguyên liệu sản xuất hóa chất, dƣợc phẩm và các sản phẩm y tế. Diện tích sản xuất muối hàng năm lớn tuy nhiên phần lớn diện tích muối sản xuất theo phƣơng thức truyền thống sử dụng các công cụ thủ công, tự chế tạo chƣa áp dụng đƣợc cơ giới hóa vào sản xuất, chủ yếu sử dụng sức ngƣời nên chất lƣợng muối thấp không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về muối công nghiệp nên không thể đáp ứng đƣợc cho nền công nghiệp hóa chất và sản xuất các sản phẩm y tế. Năm 2012, cả nƣớc có khoảng 14.612ha đất sản xuất muối trong đó diện tích muối sản xuất theo phƣơng thức truyền thống thủ công là 11.651ha, diện tích sản xuất muối công nghiệp chỉ khoảng 2.964ha. Với diện tích chỉ bằng 20% so với tổng diện tích nên sản lƣợng muối công nghiệp chỉ đạt 236.000 tấn (Trang tin Xúc Tiến Thƣơng Mại, 2013), với sản lƣợng này thì cung không đủ cầu nên buột các doanh nghiệp này phải xin cấp hạn ngạch nhập khẩu muối công nghiệp, cụ thể là năm 2010 Bộ Công Thƣơng phối hợp với Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã công bố hạn ngạch nhập khẩu muối là 260.000 tấn trong đó 80.000 tấn phục vụ để chế biến muối ăn, 180.000 tấn dùng cho sản xuất công nghiệp, chính vì thế năm 2010 là một năm hết sức lao đao của diêm dân cả nƣớc, vì sức ép của muối ngoại nên làm cho muối trong nƣớc bị rớt giá không ngừng, giá muối phơi nƣớc ở ĐBSCL trung bình chỉ khoảng 350-650 đồng/kg, muối phơi cát ở vùng Nam Trung Bộ chỉ từ 750-1200 đồng/kg. Nhiều nơi không tiêu thụ đƣợc do không có thƣơng lái đến mua kết quả là lƣợng muối tồn kho năm 2010 lên đến 377.000 tấn muối tính đến cuối năm. Diêm dân đã khó khăn nay lại càng khó khăn nhiều hơn.

Để giải quyết bớt sức ép cho muối nội năm 2011 và 2012 Bộ Công Thƣơng đã cấp hạn ngạch nhập khẩu muối công nghiệp còn 102.000 tấn trong đó Bộ Công Thƣơng đã phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 100.000 tấn muối công nghiệp cho các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và 2000 tấn muối tinh khiết cho các thƣơng nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc và các sản phẩm y tế (Trang tin Xúc Tiến Thƣơng Mại, 2013) đây cũng là chính sách của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nhằm hạn chế việc các doanh nghiệp nhập khẩu muối thông dụng và chỉ cho phép nhập khẩu các loại muối chuyên dụng khi cần thiết. Theo đó, để không ảnh hƣởng đến việc tiêu thụ muối trong nƣớc của diêm dân theo quy định của Bộ Tài Chính lƣợng muối nhập khẩu ngoài hạn ngạch sẽ phải chịu thuế suất dao động từ 50-60%. Qua bảng số liệu có thể thấy lƣợng muối tồn kho tại diêm dân và các doanh nghiệp đều rất cao tuy nhiên, lƣợng muối tồn kho này chủ yếu là muối đen chất lƣợng không cao không đáp ứng đƣợc yêu cầu làm muối công nghiệp, cũng không đủ điều kiện để sản xuất thực phẩm. Mỗi năm, nhu cầu muối công nghiệp từ 200.000 – 250.000 tấn, nhƣng trong nƣớc chỉ có 1 - 2 doanh nghiệp sản xuất đƣợc muối công nghiệp. Chất lƣợng muối sản xuất công nghiệp trong nƣớc cũng chƣa đảm bảo yêu cầu. Cụ thể, muối công nghiệp thì các kim loại nặng nhƣ canxi; magie; mangan… vẫn vƣợt quá cao không đảm bảo cho sản suất công nghiệp. Còn muối tinh khiết thì yêu cầu độ tinh khiết 99%, độ ẩm tuyệt đối… dùng để chế biến hải sản, thực phẩm chất lƣợng cao nhƣng trong nƣớc hoàn toàn chƣa đáp ứng đƣợc nên phải nhập khẩu. Một nguyên nhân khác khiến các doanh nghiệp sản xuất không ngừng nhập khẩu muối đó là hiện tƣợng giá muối nhập khẩu còn rẻ hơn giá muối trong nƣớc, do sản xuất manh múng với quy mô hộ gia đình nên các doanh nghiệp tiêu thụ muối không thể mua trực tiếp từ diêm dân mà phải qua các thƣơng lái thu gom nên làm giá thu mua bị đội lên cao, cộng với chi phí vận chuyển nên giá thành lên đến 1.300 đồng/kg muối giá muối năm 2010, trong khi giá muối ngoại nhập khẩu về đến cảng chỉ khoảng 1.200 đồng/kg, chính vì thế doanh nghiệp có lãi nhiều hơn so với sử dụng muối trong nƣớc. Năm 2013 thị trƣờng Ấn Độ chào bán với giá 39 USD/ tấn bao gồm tất cả chi phí vận chuyển đến cảng Hải Phòng. Trong khi đó, giá muối khô ở miền Bắc nƣớc ta khoảng 2,5 triệu đồng/tấn (khoảng 125 USD/tấn), miền Nam - nơi tập trung nghề làm muối - tuy giá rẻ hơn nhƣng không đáng kể. Nhƣ vậy, nếu tính cả tiền thuế ngoài hạn ngạch cho phép khoảng 50% - 60% thì các doanh nghiệp nhập khẩu muối vẫn có lãi. Chính vì những nguyên nhân trên mà doanh nghiệp vẫn đang nhập khẩu lƣợng muối công nghiệp lớn từ các thị trƣờng nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ,…

Bảng 4.1: Số liệu tổng hợp về lƣợng muối nhập khẩu thực tế và hạn ngạch nhập khẩu, lƣợng muối tồn kho giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Tấn

Năm Hạn ngạch nhập khẩu muối Nhập khẩu thực tế Muối tồn kho

2010 260.000 300.000 377.000

2011 102.000 165.000 158.000

2012 102.000 350.000 320.000

Nguồn: Báo cáo thống kê Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, 2012

Nguồn: Báo cáo thống kê Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn , 2012

Hình 4.1 Tình hình nhập khẩu muối và sản lƣợng muối tồn kho giai đoạn 2010- 2012

4.1.2 Thực trạng sử dụng muối nhập khẩu tại tỉnh Trà Vinh

Nguồn: Sở Công Thương Trà Vinh, 2013

Hình 4.2 Kênh phân phối muối nhập khẩu tại Trà Vinh Muối nhập

khẩu

Nhà phân phối tại Tp.Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp sản xuất hóa chất, mỹ phẩm,

Theo Sở Công Thƣơng Trà Vinh 2013 thì hầu hết các doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực nhƣ công nghiệp chế biến, hóa chất mỹ phẩm, sản xuất hóa chất y tế hoạt động trên địa bàn tỉnh đều có nhu cầu sử dụng muối công nghiệp có yêu cầu về độ tinh khiết, độ mặn phải đáp ứng theo tiêu chuẩn 10TCN 572 – 2003 của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn quy định, trong khi đó thì tất cả lƣợng muối sản xuất tại tỉnh nhà hoàn toàn không đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn này, thậm chí cả quy định về nguồn muối nghuyên liệu để sản xuất muối I ốt cũng chỉ một sản lƣợng nhỏ có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của Bộ Y Tế về sản xuất muối I ốt, chính vì vậy sản lƣợng muối sản xuất tại tỉnh nhà hoàn toàn không đáp ứng đƣợc nhu cầu về muối nguyên liệu cho các doanh nghiệp, hiện các doanh nghiệp tại tỉnh nhà tuy không nhập khẩu trực tiếp nguồn muối nguyên liệu này do nhu cầu chỉ với một số lƣợng nhỏ, nên các doanh nghiệp sẽ mua lại nguồn muối nhập khẩu này từ các đầu mối nhập khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh, còn nguồn muối để sản xuất muối I ốt của Công Ty Sản Xuất Muối I Ốt tại Trà Vinh phải mua chủ yếu từ nguồn muối ở huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh do chất lƣợng muối cao, đồng đều đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn sản xuất muối I ốt.

4.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MUỐI CỦA DIÊM DÂN TRÀ VINH TRÀ VINH

4.2.1 Những thông tin chung về hộ sản xuất muối

4.2.1.1 Tuổi và số năm kinh nghiệm

Qua khảo sát 70 chủ hộ tham gia sản xuất muối ở địa bàn huyện Duyên Hải thì hầu hết các chủ hộ đều có độ tuổi trung niên trở lên, ngƣời có độ tuổi nhỏ nhất là 30 tuổi và lớn nhất 81 tuổi. Qua bảng số liệu đã đƣợc phân ra thành nhóm nhỏ để có thể có cái nhìn tổng quan hơn về độ tuổi của ngƣời tham gia sản xuất muối thì phần lớn chủ hộ tham gia sản xuất có độ tuổi từ 30 đến 50 chiếm 55,70% trên tổng số chủ hộ đƣợc khảo sát, nhóm tuổi chiếm đa số thứ hai là độ tuổi từ 50 đến 70 tuổi chiếm 31,40% còn lại là những chủ hộ có độ tuổi dƣới 30 và trên 70

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ muối của diêm dân tỉnh trà vinh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)