1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam

94 474 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 682,5 KB

Nội dung

Từ hơn một thập kỷ nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá trở thành một xu thế khách quan và diễn ra nhanh chóng, vừa tạo cơ hội cho các nền kinh tế vừa tăng sức ép cạnh tranh.

Trang 1

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM VÀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM 3

1.1.Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh sản phẩm 3

1.1.1.Cạnh tranh 3

1.1.2.Năng lực cạnh tranh sản phẩm 3

1.2.Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may 5

1.2.1.Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam 5

1.2.2 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2008 12

2.1.Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 12

2.1.1.Tình hình tăng trưởng của ngành 12

2.2.2 Thị trường hàng dệt may xuất khẩu 13

2.1.3 Chủng loại sản phẩm dệt may Việt Nam 14

2.1.4 Đối thủ cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam 16

2.2 Phân tích thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam 18

2.2.1 Tình hình huy động vốn của ngành dệt may 18

2.2.2 Nội dung đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may 23

2.2.3 Trường hợp phân tích sâu : đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may ở công ty cổ phần May 10 36

2.3 Đánh giá chung về tác động của đầu tư tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm Dệt May 45

Trang 2

2.3.1.Những kết quả đạt được 452.3.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân 48

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY 56

3.1.Phân tích điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội - thách thức của ngành dệt may(ma trận SWOT) 563.1.1.Phân tích điểm mạnh điểm yếu của ngành Dệt may 563.1.2 Phân tích cơ hội và thách thức 603.2 Định hướng mục tiêu và quan điểm phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015 633.2.1.Mục tiêu phát triển của ngành dệt may: 633.2.2.Quan điểm nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm Dệt May đến năm 2015 643.3 Một số giải pháp đầu tư chủ yếu nhằm nâng cao năng lực năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam 693.3.1 Giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 693.3.2 Giải pháp đầu tư nâng cao năng lực công nghệ và thiết bị: 713.3.3.Giải pháp đầu tư tăng cường hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm: 763.3.4.Giải pháp đầu tư cho phát triển vùng nguyên liệu và sản xuất phụ liệu 813.3.5.Các biện pháp về thu hút vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn 83

KẾT LUẬN 88 Tài liệu tham khảo 89

Trang 3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

HÌNH VẼ

Hình 1.1 : Mô hình kim cương của M.Porter 4 Hình 1.2 : Chuỗi giá trị của sản phẩm dệt may 7 Hình 2.1 : Tăng trưởng về cơ cấu thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam

2001-2008 14 Hình 2.2: Biểu Vốn đầu tư thiết bị công nghệ giai đoạn 2000-2008 25 Hình 2.3: Các kênh phân phối sản phẩm dệt may xuất khẩu 34 Hình 2.4: Biểu Tỷ trọng vốn đầu tư đổi mới công nghệ Công ty Cổ phần May 10 38 Hình 2.5: Biểu cơ cấu trình độ lao động tại công ty May 10 41 Hình 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư thương hiệu với doanh thu công ty May 10 43 Hình 2.7 :Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn

2005-2008 46 Hình 2.8: Biểu đồ tỷ lệ Kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ, Eu và Nhật Bản 47

Hình 2.9 : So sánh kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu và kim ngạch xuất khẩu

của sản phẩm dệt may 50 Hình 2.10: Giá trị quốc gia của sản phẩm sơ mi 53

BẢNG

Bảng 2.1 Tăng trưởng Kim ngạch xuất khẩu dệt may giai đoạn 2005-2008 13 Bảng 2.2: Tình hình xuất khẩu 1 số chủng loại chính của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường năm 2007 – 2008 15 Bảng 2.3 : Vốn đầu tư phát triển ngành dệt may giai đoạn 2005-2008 18 Bảng 2.4: Vốn trong nước đầu tư phát triển dệt may của Vinatex 19 Bảng 2.5 : Đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam

những năm qua 22 Bảng 2.6: Chi phí cho nâng cao năng lực thiết kế ở VINATEX 23

Trang 4

Bảng 2.7 : Chi phí đào tạo nguồn nhân lực 29

Bảng 2.8:Thu nhập trung bình tại các doanh nghiệp dệt may 2005-2008 30

Bảng 2.9: Tổng vốn đầu tư cho ngành bông trong giai đoạn 2000-2015 31

Bảng 2.10 :Năng lực sản xuất nguyên liệu năm 2008 32

Bảng 2.11: Chi phí đầu tư thương hiệu ở một số doanh nghiệp Việt Nam 35

Bảng 2.12:Vốn đầu tư của Công ty Cổ phần May 10 dành cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm 37

Bảng 2.13: Tổng hợp thiết bị Công ty may 10 39

Bảng 2.14: Số lượng lao động tăng thêm qua các năm 41

Bảng 2.15: Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần May 10 43

Bảng 2.16: Tình hình giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 45

Bảng 2.17 :Kết cấu giá thành sản phẩm sơ mi nam tại công ty cổ phần May 10 giai đoạn 2005-2009 51

Bảng 2.18: Giá trị gia tăng của sản phẩm sơ mi 53

Bảng 3.1 : Mục tiêu phát triển của ngành dệt may đến năm 2020 64

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Từ hơn một thập kỷ nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoátrở thành một xu thế khách quan và diễn ra nhanh chóng, vừa tạo cơ hội cho các nềnkinh tế vừa tăng sức ép cạnh tranh Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế

cơ bản của kinh tế thị trường, là công cụ để thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phầnhình thành nên các sản phẩm có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước

và quốc tế

Do vậy, bất kỳ sản phẩm nào muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện hiệnnay phải có khả năng cạnh tranh cao Đặc biệt đối với các sản phẩm trong ngành dệtmay, ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng , giá trị xuất khẩu sản phẩm dệt mayluôn chiếm tỷ trọng lớn và đứng vị trí thứ nhất (trên cả dầu thô) của nước ta, có khảnăng thâm nhập không chỉ những thị trường quy định hạn ngạch mà cả những thịtrường không có hạn ngạch

Cùng với việc trở thành viên của WTO, và việc bãi bỏ chế độ bảo hộ bằnghạn ngạch của Hiệp định hàng dệt may (ATC), thương mại thế giới đã bước vàogiai đoạn mới- giai đoạn tự do hóa thương mại hàng dệt may, thì cạnh tranh quốc tếgiữa các nước xuất khẩu dệt may ngày càng găt gắt Hơn nữa sức cạnh tranh củaphần lớn sản phẩm dệt may Việt Nam còn yếu cả chất lượng và giá cả, hàng dệtmay Việt Nam không nên chỉ thể dựa mãi vào các lợi thế so sánh về lao động, chiphí mà cần tạo ra những lợi thế so sánh khác biệt để từng bước khẳng định tên tuổicủa sản phẩm Việt Nam Cánh cửa duy nhất đảm bảo thành công là đầu tư nâng caosức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế vì đó là vấn đềsống còn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay

Để thực hiện được mục tiêu sản phẩm dệt may Việt Nam giành thắng lợitrong cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay, cần phải đầu tư nâng cao khả năng cạnhtranh và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh đối với sản phẩmdệt may Việt Nam Đó cũng là lý do mà tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài :

” Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam ”

Trang 7

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu làm 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam

Chương 2: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam giai đoạn 2005-2008

Chương 3: Giải pháp đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may.

Do thời gian nghiên cứu có hạn cùng với nguồn tài liệu tham khảo còn nhiềuhạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mongnhận được ý kiến đóng góp để tôi có thể hoàn thiện đề tài của mình hơn nữa

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Từ Quang Phương và các cán bộ củaBan nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất thuộc Viện chiến lược và phát triển đãtận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này

Hà nội, tháng 5 năm 2009

Sinh viên Khoa Anh Toàn

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM

VÀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT

MAY VIỆT NAM.

1.1.Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh sản phẩm

1.1.1.Cạnh tranh

Sự trao đổi hàng hoá phát triển rất sớm trong lịch sử phát triển loài người,nhưng chỉ đến khi xuất hiện trao đổi thông qua vật ngang giá là tiền tệ thì cạnhtranh mới xuất hiện Khi nghiên cứu sâu về nền sản xuất và cạnh tranh Tư bản chủnghĩa, Mác đã phát hiện ra quy luật cơ bản của sự cạnh tranh là quy luật điều chỉnh

tỷ suất lợi nhuận và qua đó đã hình thành nên hệ thống giá cả thị trường Quy luậtnày dựa trên sự chênh lệch giữa giá trị và chi phí sản xuất và khả năng có thể bánhàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận Ngày nay, trong nềnkinh tế thị trường, cạnh tranh vẫn là điều kiện và yếu tố kích thích kinh doanh làmôi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và sựphát triển của xã hội nói chung

Thực tế do cách tiếp cận khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau, nên có rấtnhiều những quan niệm khác nhau về cạnh tranh Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu

này khái niệm cạnh tranh được nhìn nhận và đánh giá dưới góc độ sau: " Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể hiện đại trên thị trường với nhau nhằm chiếm lĩnh thị trường và khách hàng;giành giật những điều kiện sản xuất thuận lợi và nơi tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển "

1.1.2.Năng lực cạnh tranh sản phẩm

Ngày nay thị trường hàng hóa càng phát triển thì sự cạnh tranh càng diễn ramột cách gay gắt, một chủ thể tham gia thị trường phải chịu sức ép cạnh tranh từnhiều phía trong nền kinh tế Vì vậy thực tiễn đặt ra cần phải hiểu rõ năng lực canhtranh là gì , các yếu tố nào đáng giá năng lực cạnh tranh Song trong thực tế có rấtnhiều cách tiếp cận khác nhau về cạnh tranh nên khái niệm về năng lực cạnh tranhcũng vì thế được hiểu theo các cách tiếp cận khác nhau: quan điểm của diễn đàn

Trang 9

kinh tế thế giới, quan điểm tổng hợp của VarDwer, E.Martin và R.Westgren, quanđiểm cổ điển, Đề tài chọn cách tiếp cận về quan điểm của M.Porter về năng lựccạnh tranh quốc gia.

Theo ông ” khái niệm có ý nghĩa nhất về năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia

là năng suất lao động ”, ông cho rằng năng lực cạnh tranh của một nước là một hệthống gồm nhiều tố liên quan đến nhau, có tác động qua lại và bổ sung lẫn nhau Do

đó ông cho rằng có 4 yếu tố cấu thành nên lợi thế cạnh của một quốc gia và đượcbiết dưới tên ”Mô hình Kim cương ”

Hình 1.1 : Mô hình kim cương của M.Porter

Xuất phát từ quan điểm của M.Porter có thể khái quát năng lực cạnh tranh củasản phẩm đó là sức mạnh và khả năng duy trì được vị trí của sản phẩm đó trên thịtrường hay nói cách khác là mức độ hấp dẫn của sản phẩm đó đối với khách hàngdựa trên những lợi thế cạnh tranh mà được hình thành và tự củng cố thông quatrước hết là sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nước Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nước

sẽ khuyến khích sử dụng các nhân tố đặc biệt mang tính nội tại của địa phương, các

ĐIỀU KIỆN VỀ NHÂN TỐ SẢN XUẤT

Phản ánh vị thế một quốc gia về

nguồn lao động được đào tạo, có tay

nghề, về tài nguyên, kết cấu hạ tầng,

tiềm năng khoa học và công nghệ

CHIẾN LƯỢC DOANHNGHIỆP VÀ ĐỐI THỦCẠNH TRANH

ĐIỀU KIỆN VỀ CẦU

Phản ánh bản chất của nhucầu thị trường trong nước đốivới sản phẩm và dịch vụ của

một ngành

NGÀNH BỔ TRỢ VÀNGÀNH CÓ LIÊNQUAN

Trang 10

sản phầm mới nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường làm kích thích nhu cầu tiêu dùng,đồng thời tạo môi trường liên kết các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phụtrợ và liên quan theo liên kết dọc và liên kết ngang.

Như vậy có thể thấy để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệpngành hay quốc gia thì điều quan trọng nhất là nâng cao chất lượng sản phẩm và lấyviệc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm làm nền tảng

1.2.Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may

1.2.1.Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài về đầu tư nâng cao năng lực năng lực cạnhtranh của sản phẩm dệt may Việt Nam thì để đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranhsản phẩm dệt may với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh thì chúng taxem xét trên các tiêu chí sau : Doanh thu của sản phẩm dệt may, thị phần của sảnphẩm trên thị trường, mức độ hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã kiểu cách, giá, chiphí của sản phẩm, chất lượng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, giá trị giatăng sản phẩm tạo ra, mức độ uy tín của sản phẩm

1.2.1.1 Mức doanh thu và tốc độ tăng trường của sản phẩm trong từng năm

Doanh thu của một sản phẩm nào đó qua các năm là một chỉ tiêu trực tiếpphản ánh sức cạnh tranh của một loại hàng hóa, bởi lẽ số lượng tiêu thụ của hànghóa thể hiện sức hấp dẫn của nó trong mắt người tiêu dùng Qua đó người ta có thểđánh giá được năng lực cạnh tranh của sản phẩm này so với sản phẩm khác và đượcxem xét trên hai góc độ: tốc độ tăng trường sản phẩm tính theo doanh thu và tỷtrọng doanh thu của sản phẩm đó trong tổng doanh thu của doanh nghiệp

1.2.1.2 Thị phần của sản phẩm trên thị trường

Trong xu hướng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, có nhiều doanh nghiệp cùngsản xuất và đưa ra thị trường cùng một loại sản phẩm, trong dó doanh nghiệp chỉchiếm một phần thị trường nhất định Do vậy, để đo lường phần thị trường củadoanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa mà cụ thể là sản phẩm dệt may so với các đốithủ cạnh tranh trên đoạn thị trường cụ thể, chúng ta sử dụng chỉ tiêu thị phần Nếumột hàng hóa chiếm được một thị phần cao hơn so với các mặt hàng thay thế cùngloại trên thị trường thì có thể tất yếu khẳng định sức cạnh tranh của hàng hóa đó là

Trang 11

rất cao Ngoài ra nó còn thể hiện ở khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh và giữ được

vị trí ở nhiều thị trường khác nhau một cách nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh.Hiệnnay thị phần có thể được hiểu là thị phần trong nước và thị phần chiếm lĩnh trên thếgiới Quy mô thị trường thị phần chính là tỷ lệ số lượng hàng hóa A được tiêu thụtrong tổng số lượng hàng hóa cùng loại được tiêu thụ trên thị trường

1.2.1.3.Chất lượng của sản phẩm và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn

Cùng với giá cả, mẫu mã, kiểu cách, chất lượng là một yếu tố quan trọngkhông thể thiếu làm nên tính cạnh cạnh của sản phẩm đặc biệt là sản phẩm dệt may.Chất lượng hàng hóa không chỉ là sự thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật, những tiêuchuẩn đã xây dựng mà nó còn là khả năng đáp ứng toàn bộ nhu cầu của người tiêudụng, của xã hội về nhiều mặt

Do vậy đối với sản phẩm dệt may, chất lượng sản phẩm được phản ánh thôngqua khả năng đáp ứng các hệ thống tiêu chuẩn như : hệ thống tiêu chuẩn về chấtlượng hàng hóa được qui định theo ISO9000 hệ thống tiêu chuẩn về bảo vệ môitrường sinh thái ISO 1400 ,Hê thống tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA8000, …nhằm đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, tránh tình trạng bị sử dụng những hànghóa kém chất lượng, và đảm bảo bảo vệ môi trường sinh thái Đây là những hệthống không có tính bắt buộc nhưng việc đáp ứng nó sẽ nâng cao được uy tín vànăng lực cạnh tranh của sản phẩm

Ngoài hệ thống tiêu chuẩn trên, khi một sản phẩm xuất khẩu thâm nhập vàothị trường quốc tế còn gặp phải các tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu.Vì vậy chấtlượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc khả năng thâm nhập và cạnhtranh của sản phẩm

1.2.1.4 Mức độ chênh lệch về chi phí sản xuất và giá sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.

Cạnh tranh bằng chi phí có thể được coi là một xuất phát điểm, một nguyênnhân chính dẫn đến quá trình cạnh tranh trên thị trường Chi phí được tính ở hầunhư tất cả các khâu từ thiết kế, sản xuất, phân phối,….Tuy nhiên chi phí chỉ là điềukiện cần, điều kiện ban đầu để đem lại tiền đề vững chắc nhằm nâng cao sức cạnh

Trang 12

Khâu phân phối sản phẩm

và marketing

Khâu Sản xuất (gia công)

Khâu chuẩn bị sản xuất phụ trợ

là công cụ cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường Doanh nghiệp có thể định giá bánthấp, bằng hoặc cao hơn giá thị trường Để chiếm ưu thế trong cạnh tranh, doanhnghiệp cần phải có sự lựa chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩmtừng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm củatừng vùng thị trường

1.2.1.5 Giá trị gia tăng của sản phẩm

Giá trị gia tăng của sản phẩm được hàm chứa trong tất cả các khâu của quátrình ý tưởng thiết kế và sản xuất, phần phối sản phẩm Giá trị gia tăng đem lại củasản phẩm nó phản ánh khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, Với cùngmột mức chi phí nhất định sản phẩm mang lại giá trị gia tăng càng lớn thì sức cạnhtranh của sản phẩm càng cao

Tiêu chí này được phản ánh ở khả năng tham gia vào các khâu tạo giá trị củasản phẩm của doanh nghiệp hay một nước.Xem xét đối với sản phẩm dệt may dướigóc độ chuỗi giá trị thì bao gồm các khâu ý tưởng thiết kế, khẩu chuẩn bị sản xuấtphụ trợ, khâu sản xuất, khâu phân phối và marketing

Hình 1.2 : Chuỗi giá trị của sản phẩm dệt may

1.2.1.6 Mức độ hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã, kiểu cách

Trang 13

Chỉ tiêu này một trong yếu tố tác động đến khả năng tiêu thụ sản phẩm Mộtdoanh nghiệp khi thâm nhập vào một thị trường có thể với một sản phẩm hoặcnhiều sản phẩm Nếu sản phẩm và cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp vớinhu cầu thị trường thì sẽ làm tăng sức cạnh tranh các sản phẩm

Do đó tiêu chí này được đánh giá thông qua số lượng và chủng loại hàng hóasản phẩm của doanh nghiệp của quốc gia so với các đối thủ cạnh tranh trên thịtường Việc tiến hành đa dạng hoá sản phẩm không chỉ là để đảm bảo đáp ứng đượcnhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận mà còn là biện pháp phân tán rủi ro trongkinh doanh khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt

1.2.1.7 Mức độ uy tín và ấn tượng về hình ảnh và nhãn hiệu sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh

Một sản phẩm có uy tín với khách hàng thì đồng nghĩa với việc có được lợithế trong cạnh tranh Khách hàng khi đó tin rằng sản phẩm đó có chất lượng cao,dịch vụ sau bán hàng tốt Tỷ lệ khách hàng chọn một sản phẩm có uy tín thươnghiệu sẽ cao hơn một sản phẩm mới và chưa có thương hiệu trên thị trường Tuynhiên việc hình thành thương hiệu không phải là việc làm trong ngắn hạn mà được,

nó là quá trình xây dựng lòng tin của khách hàng qua chất lượng sản phẩm, dịch vụbán hàng và sau bán hàng,…Do đó mức độ uy tín của sản phẩm hay thương hiệucủa sản phẩm trên thị trường là một chỉ tiêu đóng vai trò quan trọng đánh giá sứccạnh tranh của sản phẩm

1.2.2 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may

Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may,chúng ta có thể đưa ra một cách khái quát các nội dung đầu tư nhằm nâng cao nănglực cạnh tranh của sản phẩm bao gồm :

Để nâng cao chất lượng, mức độ hấp dẫn của sản cần đầu tư phát triểnnguồn nguyên phụ liệu có chất lượng tốt, đầu tư cho khâu ý tưởng và thiết kế sảnphẩm và đầu tư cải tiến công nghệ kỹ thuật phù hợp,đầu tư cho hoạt độngmarketing

Trang 14

Đối với việc giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thìcần đầu tư đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao, đầu tư phát triển nguồnnguyên phụ liệu trong nước để giảm chi phí nhập khẩu, đầu tư đổi mới tổ chức vàphương thức sản xuất sản phẩm.

Đối với nâng cao uy tín và thương hiệu của sản phẩm tiền hành đầu tư pháttriển hệ thống phân phối sản phẩm, các dịch vụ chăm sóc khách hàng từ khâu bánhàng đến sau bán hàng, đầu tư cho việc quảng bá hình ảnh và thương hiệu của sảnphẩm

Như vậy, đối với hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sảnphẩm dệt may có sự tương hỗ và mối quan hệ chặt chẽ giữa các nội dung với nhau

để hình thành nên sức mạnh tổng thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sảnphẩm dệt may Qua phân tích ở trên thì để nâng cao năng lực cạnh tranh của sảnphẩm cần chú ý tiền hành đầu tư vào các nội dung

1.2.2.1 Đầu tư nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm dệt may

Đầu tư nâng cao trình độ thiết kế sản phẩm được nhìn nhận ở các góc độ : Thứ nhất: Đối với sản phẩm có mẫu mã kiểu dáng phức tạp vượt quá khảnăng thiết kế của các nhà sản xuất trong nước có thể tiến hành mua hoặc thuê bảnquyền thiết kế của các doanh nghiệp tiến tiến hơn theo hình thức chuyển giao côngnghệ hoặc gia công Để góp phần tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm, việc muabản quyền thiết kế có lợi hơn thuê, nhất là khi doanh nghiệp có khả năng cải tiếnthiết kế đó để mang lại bản sắc riêng có của doanh nghiệp Những sáng tạo thêm sẽtạo cho sản phẩm của doanh nghiệp một thị trường độc quyền nhờ tính khác biệtcủa sản phẩm

Thứ hai: Tiến hành đầu tư nâng cao trình độ nhà thiết kế trong nước, đầu tư xâydựng các trường dạy thiết kế phục vụ nhu cầu sản xuất các sản phẩm mang thương hiệuquốc gia nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và khẳng định được thương hiệu của sảnphẩm

1.2.2.2 Đầu tư hiện đại hóa máy móc thiết bị và công nghệ

Trang 15

Đầu tư hiện đại hóa thiết bị phải được tiến hành đồng thời cả ở ngành dệt vàngành may một cách tương xướng nhằm đem lại hiệu quả tổng thể cho việc nângcao năng lực sản phẩm dệt may nói chung:

Thứ nhất : Tiến hành đầu tư vào máy móc thiết bị thông qua việc đầu tư muasắm mới máy móc thiết bị hiện đại có công nghệ phù hợp với yêu cầu sản xuất bêncạnh đó nâng cấp và sửa chữa máy móc thiết bị hiện có

Thứ hai : Tiến hành đầu tư phát triển công nghệ thông qua hình thức là tựtiến hành nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng đòi hỏi phải có các cơ sởnghiên cứu mạnh về thiết bị, về nhân lực có trình độ phát minh cao và triển khainghiên cứu hiệu quả

1.2.2.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Với đặc trưng là ngành sử dụng nhiều lao động, đầu tư phát triển nguồn nhânlực ngành dệt may đang là vấn đề rất được quan tâm đặc biệt trong điều kiện cạnhtranh gay gắt như hiện nay

Thứ nhất: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnhtranh của sản phẩm dệt may trên thị trường là việc tiến hành đầu tư cho việc đào tạo

số lượng lao động đủ đáp ứng với nhu cầu lao động của thị trường trước những biếnđộng về sự thay đổi lao động,

Thứ hai : Đầu tư về chất lượng nguồn lao động cụ thể là đầu tư nâng cao taynghề cho từng loại lao động cụ thể : đối với lực lượng cán bộ quản lý và nghiên cứuứng dụng phải có trình độ chuyên môn vững vàng và khả năng tiếp thu trình độkhoa học nhanh chóng và ứng dụng hiệu quả, đối với lực lượng công nhân có trình

độ tay nghề đáp ứng yêu cầu trong sản xuất,…

Ngoài ra , đầu tư nguồn nhân lực còn việc đầu tư đảm bảo cải thiện điều kiện việclàm như trang thiết bị bảo hộ lao động, thời gian lao động và nghỉ ngơi , … cũng như giảiquyết các vấn đề về thù lao cho người lao động

1.2.2.4 Đầu tư phát triển nguyên phụ liệu tại chỗ đảm bảo nhu cầu sản xuất

Đề nâng cao được chất lượng sản phẩm dệt may thì điều quan trọng cần phảilàm đó là tiền hành đầu tư cho các nguyên phụ liệu cho ngành dệt may như bông,sợi, vải các loại,…có chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn về sản phẩm cũng như tiêuchuẩn quốc tế thông qua việc đầu tư nghiên cứu tìm ra các giống hay chủng loạibông,xơ… chất lượng cao, tìm kiếm các nguyên liêu mới thay thế

Trang 16

Đối với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu trong nước có thể thấy, ViệtNam có những điều kiện về đất đại khí hậu thuận lợi cho việc trồng bồng đay cũngnhư sản xuất các loại xơ và tơ PE , do đó phải tiến hành đầu tư xây dựng các vùngnguyên vật liêu đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu trong nước, cần tránh tình trạngphải nhập khẩu các nguyên vật liệu trong khi trong nước có khả năng đáp ứng nhucầu nguyên vật liệu

1.2.2.5 Đầu tư xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm

Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất tốt chưa

đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà còn phải biết tổ chứcmạng lưới bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuấtđến người tiêu dùng sản phẩm ấy Việc đưa ra các cách thức bao gói sản phẩm, khảnăng giao hành linh hoạt và đúng hạn là cách thu hút và hấp dẫn được khách hàng

Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cần tiền hành đầu tư đa dạnghóa các kênh phân phối sản phẩm và chọn được các kênh chủ lực, có hệ thống bánhàng rộng khắp, các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lý

1.2.2.6 Đầu tư phát triển thương hiệu

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thì trong điều kiện cạnh tranhgay gắt hiện này thì sản phẩm không chỉ cần một chất lượng tốt, một giá thành hợp

lý, cùng các yếu tố khác đã nêu ở trên mà còn cần phải có uy tín và thương hiệu trênthị trường và chiến lược Việc đầu tư cho thương hiệu là đầu tư cho hoạt động xâydựng hình thành một nhãn hiệu cho sản phẩm, tiến hành các hoạt động bảo vệ vàkhuyến trương thương hiệu thống qua các hoạt động quảng cáo sản phẩm : thôngqua báo chí, phương tiện truyền thông; xúc tiến bán hàng: thay đổi hính thức sảnphẩm,chính sách khuyến khích mua hàng , trưng bày tài liệu tại điểm mua hàng;yểm trợ sản phẩm :các catolog sản phẩm, ấn bản phẩm giới thiệu sản phẩm và xâydựng liên hệ với công chúng: báo chí hoặc các hội trợ triểm lãm trưng bày

Trang 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2008 2.1.Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

Ngành sản xuất các sản phẩm dệt may ở Việt Nam là một trong những ngànhnghề có truyền thống lâu đời nhất,song trong phần lớn thời gian phát triển ngànhvẫn chỉ dừng ở sản xuất thủ công với quy mô phổ biến là các “ làng nghề”.Quá trìnhchuyển hóa từ sản xuất thủ công lên sản xuất công nghiệp mới chỉ được ghi nhậncách đấy khoảng hơn 1 thế kỷ với tác nhân là sự chuyển gia công nghệ từ ChâuÂu.Sự phát triển chính thức của ngành công nghiệp dệt may từ khi khu công nghiệpDệt Nam Định được thành lập năm 1989

Và từ đầu những năm 90 đến nay,công cuộc đổi mới nền kinh tế của nước ta

đã mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt may nước ta,đặcbiệt là ngành công nghiệp may Sự phát triển của ngành công nghiệp này được ghinhận trên nhiều phương diện, trước hết là đổi mới về công nghệ thiết bị, tiếp đến là

sự phát triển về quy mô của các doanh nghiệp nhà nước và sự tham gia nhanhchóng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân; cuối cùng

là sự thâm nhập và phát triển của thị trường xuất khẩu Việt Nam

2.1.1.Tình hình tăng trưởng của ngành

Theo số liệu tổng hợp của Tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex),tínhđến 12/2008 tốc độ phát triển của ngành có bước tăng trưởng đáng kể khoảng 20 %,kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 15% kim ngạch xuất khẩu cả nước Giá trị sảnxuất công nghiệp của ngành dệt may năm 2008 tăng 17,5% so với năm 2007.Cácsản phẩm chủ yếu đều tăng như sợi toàn bộ tăng 11%; vải lụa thành phẩm tăng8,9%; sản phẩm quần áo dệt kim tăng 8,8%; quần áo may sẵn tăng 12,6%

Bảng 2.1 Tăng trưởng Kim ngạch xuất khẩu dệt may giai đoạn 2005-2008

Trang 18

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may(Triệu USD)

Kim ngạch xuất khẩu cả nước (Triệu USD )

Tỉ trọng của ngành dệt may XK(%)

Tốc độ tăng trưởng dệt may XK so với năm trước(%)

Nguồn : Bộ Công thương

Giai đoạn 2005-2007 đánh đấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạchhàng dệt may xuất khẩu, đặc biệt là sự bức phá mạnh mẽ từ 4,77 tỷ USD năm 2005lên 9,12 tỷ USD vào năm 2008 ( tăng 91.1 % so với năm 2005 ) Sự phát triển ấntượng của ngành may mặc đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong chínnước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt maytrên toàn thế giới Dệt may đang vươn lên và tham gia vào những mặt hàng xuấtkhẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, bên cạnh những mặthàng khác như dầu thô, giày dép, thuỷ sản v.v Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt9,12 tỷ USD, tuy chưa đạt mục tiêu đề ra là 9,5 tỷ USD nhưng tăng 17,17 % so vớinăm 2007 nhờ mở rộng thêm thị trường xuất khẩu sang khu vực Đông Âu và Nam

Mỹ, Đài Loan, Hơn nữa, bắt đầu từ năm 2007, dệt may đã vượt qua dầu thô vàtrở thành mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất

2.2.2 Thị trường hàng dệt may xuất khẩu

Trong giai đoạn đầu xuất khẩu, sản phẩm dệt may Việt Nam chủ yếu xuấtkhẩu tại 2 thị trường có hạn ngạch có không có hạn ngạch, trong đó thị trường cóhạn ngạch bao gồm EU,Canada,Thổ Nhĩ Kỳ với phần lớn giá trị xuất khẩu là sangthị trường EU (chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu có hạn ngạch Việt Nam),còn đối với thị trường không có hạn ngạch thì bao gồm Nhật Bản, Châu Á, Châu

Mỹ với Nhật Bản và Asean là 2 thị trường chú yếu của hàng dệt may Việt NamTrong giai đoạn 2005-2008, thị trường xuất khẩu dệt may đã được mở rộng rấtnhiều,có mặt trên 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.Việc trở thành viên của tổchức WTO cùng với sự thay đổi về chính sách hạn ngạch đã đem lại sự phát triểnnhanh chóng của hàng dệt may Việt Nam trên các thị trường.Có thể thấy rõ hơn qua

Trang 19

MỸ KHÁC

cơ cấu tăng trường thị trường qua các năm dưới đây:

Hình 2.1 : Tăng trưởng về cơ cấu thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam

2001-2008

Có thể thấy về cơ cấu thị trường trong giai đoạn 2005-2008 cũng có sự thayđổi lớn trong ở hầu hết các thị trường đặc biệt là ở thị trường Mỹ, trong khi giaiđoạn 2001-2004 chiếm 14% thì giai đoạn 2005-2008 đã nâng lên chiếm khoảng35% ,tăng 21% Trong đó, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trườngHoa Kỳ là 5,105740 tỷ USD (chiếm 55,98%); sang Nhật Bản là 820,056 triệu USD(chiếm 8,99%) và sang Đức là 395,473 triệu USD (chiếm 4,34%) Ngoài ra còn cácthị trường khác như: Đài Loan, Canada, Hàn Quốc v.v Đặc biệt sau khi Mỹ đã xóa

bỏ hạn ngạch cho hàng may mặc của Việt Nam vào đầu năm 2007 thì hàng maymặc của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đã tăng mạnh, tăng 46,7% so với năm 2006,lớn hơn nhiều so với hàng Trung Quốc (chỉ tăng 23% so với năm 2006 khi xuấtsang thị trường Mỹ)

2.1.3 Chủng loại sản phẩm dệt may Việt Nam

Sản phẩm của ngành may mặc không chỉ được biết đến đơn thuần là các sản phẩm quần áo, mà còn bao gồm những sản phẩm dùng trong các ngành và sinh hoạtnhư: lều, buồm, chăn, màn, rèm… đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước Những sản phẩm may mặc phổ biến thường được xuất khẩu sang các thị trường chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản,… Cụ thể là:

Trang 20

Hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ chủ yếu là: sơ mi nam, com lê, áo khoácnam, găng tay đan móc, áo sơ mi đan móc của nữ Còn các mặt hàng khác như:áoJacket, bộ quần áo, áo Blu nam nữ cho người lớn, áo nịt nam nữ cho trẻ em, hàngmay cho trẻ sơ sinh, váy ngắn, váy dài, đồ ngủ, đồ lót, áo gối , chăn…chỉ ở vị tríkhiêm tốn Còn các sản phẩm dệt kim chưa thâm nhập được vào thị trường Mỹ màngược lại còn phải nhập khẩu từ Mỹ.

Về chủng loại hàng xuất khẩu sang EU, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nammới chỉ tập trung vào sản xuất một số sản phẩm, các mã hàng nóng như: áo Jacket,

áo sơ mi, quần Âu, áo len , áo dệt kim, quần áo.T.Shirt và Polo Shirt, quần dệt kim,

bộ quần áo bảo hộ lao động, áo khoác nam và áo sơ mi nữ …

Các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản chủ yếu là hàng maymặc như: áo Jacket, quần áo thể thao, quần âu, sơ mi nữ, sơ mi nam, quần áo lót chonam, nữ, quần áo dệt kim của nam nữ Còn các mặt hàng khác xuất khẩu sang NhậtBản vẫn còn hạn chế

Bảng 2.2: Tình hình xuất khẩu 1 số chủng loại chính của hàng dệt may Việt

Nam trên thị trường năm 2007 – 2008

Nguồn: Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Trong năm 2008, các chủng loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăngmạnh là áo jacket, quần, áo sơ mi, áo thun, áo khoác, quần short, quần áo thể thao,váy, quần áo sợi acrylic… và giảm xuất ở một vài mặt hàng như áo len, đồ lót,caravat, khăn, quần áo jacket…Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổimới thiết bị và dây chuyền đồng bộ chuyên sản xuất một mặt hàng như dây chuyền

Trang 21

may sơ mi, may quần âu, quần Jean, complet, hệ thống giặt là nhưng cho đến nayvẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và những cơ hội lớn của ngành dệt may

2.1.4 Đối thủ cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam

Thực tế những năm qua cho thấy, với chính sách và xu thế hội nhập ngàycàng sâu rộng vào thị trường thế giới, các sản phẩm dệt may đang chịu sức ép cạnhtranh gay gắt không chỉ sản phẩm cùng loại ở thị trường nội địa mà còn ở cả thịtrường xuất khẩu

2.1.4.1 Đối thủ cạnh trạnh tại thị trường nội địa

Xét ở trong thị trường nội địa, với hơn 2000 doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực dệt may, các sản phẩm dệt may Việt Nam hiện nay có khả năng đáp ứnggần 80% nhu cầu của thị trường song trên thực tế lợi nhuận thu được từ thị trườngnội địa chỉ đạt 25% đến 30% Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam tại thịtrường nội địa bao gồm :

Hàng dệt may nhập khẩu chính thức và và không chính thức từ nhiều nguồnkhác nhau trong đó hàng dệt may của Trung quốc xâm nhập mạnh cả thị trường miềnBắc và thị trường miền nam Nguồn hàng này có ưu thế là chủng loại mẫu mã đadạng, giá cả phù hợp với túi tiền của đại bộ phận dân cư co nhu cầu trung bình vàthấp Tuy nhiên phần lớn hàng dệt may Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam là hàngchất lượng thấp Thời gian gần đây hàng dệt may Hàn Quốc xâm nhập mạnh và thịtrường Việt Nam với chủng loại và mẫu mã đa dạng cùng chiến lược marketing quaphim ảnh khá hiệu quả đã thu hút đông đảo đối tượng khách hàng trẻ

Bên cạnh đó các doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư nước ngoài 100% cónhiều lợi thế hơn so với doanh nghiệp dệt may trong nước như: nguồn vốn đầu tưlớn, máy móc thiết bị hiện đại, có kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh hơn, thịtrường tiêu thụ hàng hóa chủ yếu của hộ là các nước không bị hán chế bởi hạnngạch

Ngoài ra ngày 1/1/2006 thuế suất nhập khẩu hàng dệt may từ các nước Aseanvào Việt Nam giảm từ 40%-50% xuống còn tối đa 5% nên hàng dệt may của ta phải

Trang 22

cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập từ các nước trong khu vực có công xuất, sảnlượng rất lớn với chủng loại rất phong phú.

2.1.4.2.Đối thủ cạnh tranh ở thị trường nước ngoài

Ngành dệt may Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh vì ngày cạnh cónhiều đối thủ cạnh của Việt Nam có được những điều kiện rất thuận lợi để thâmnhập vào các thị trường lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản

Đánh dấu bằng sự bãi bỏ chế độ hạn ngạch tồn tại suốt hơn 30 năm qua vàonăm 2005 cho tất các các thành viên của WTO, thị trường hàng dệt may trên thếgiới có thay đổi lớn nó tạo điều kiện tập trung sản xuất ở một số nước nhất định :các nước có chất lượng sản phảm cao, chi phí sản xuát thấp nhất, các nước thực tốtcác quyền của người lao động và các bộ luật ứng xử Như vậy một số thành viênWTO với ưu thế sẵn có về sản phẩm hàng dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ,Banglades,Pakistan, như giá nhân công rẻ, có kỹ năng, thành thạo về thiết kế,cùngvới khả năng cung cấp bông thô, sợi và vải số lượng lớn sẽ có nhiều cơ hội chiếmlĩnh thị trường dệt may thế giới, đặc biệt là Trung Quốc Như vậy hàng dệt mayViệt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi kinh doanh trên cùng thị trường với cácnước này

Ngoài ra trên thị trường EU, thì đang có xu hướng đầu tư và các đơn hàng từcác nước Đông Âu,các nước này được hưởng nhiều ưu đã về thương mai và thuếquan ở thị trường EU.Hơn nữa chi phí gia công ở Đông Âu cao hơn ở Việt Namkhông đánh kể trong khi chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc lại rất cạnh tranh.Hàng dệt may các nước Campuchia, Banglades,Srilanka, Đông Âu,và cùng Bắc Phixuất khẩu vào EU được miễn thuế nhập khẩu và không có hạn ngạch

Do ngành dệt may có tinh thời vụ ngắn nên những nước có vị trí địa lý gầncác thị trường chính như Hoa kỳ,Eu sẽ được hưởng lợi trực tiếp và ngay lập tực từviệc bỏ hạn ngạch dệt may.Tàu biển từ Mexico sang Hoa Ky chỉ mất 1 ngày trongkhi đi từ Châu Á phải mất hơn 28 ngày

Bên cạnh đó ngành dệt may Việt Nam còn phải cạnh tranh với các nướcASEAN khác.Các nước ngày có lợi thế là có sẵn thị trường tiêu thụ, giá thành sản

Trang 23

xuất không cao lắm cùng với tác động cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997làm mất giá đồng tiên bản địa mà sản phẩm dệt may Việt Nam trở nên đắt hơn Hơnnữa hàng dệt may của các nước này đã có nhiều nhãn hiệu quen thuộc, có uy tíntrên thị trường thế giới Ngay cả Indonesia, kim ngạch xuất khẩu cũng đạt 7-8 tỷUSD/năm.Philipin nổi tiếng thế giới về sản phẩm may mạc có chất lượng cao, giaohàng đúng hạn, giá cả cạnh tranh đặc biệt là quần áo trẻ em và phụ nữ.

2.2 Phân tích thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam.

2.2.1 Tình hình huy động vốn của ngành dệt may

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì ngành Dệt May phải thường xuyêntiến hành hoạt động đầu tư, do đó cần một khối lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầuđầu tư phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh

Trong thời gian qua, có thể nói ngành dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh

mẽ và đạt được những thành tựu rất lớn đó là nhờ một khối lượng vốn lớn được đưavào phục vụ sản xuất, vốn đầu tư liên tục tăng qua các năm

Bảng 2.3 : Vốn đầu tư phát triển ngành dệt may giai đoạn 2005-2008

Nguồn:Bộ Kế Hoạch Đầu tư

Như vậy với số liệu tuyệt đối vốn đầu tư phát triển của ngành dệt may liêntục tăng trong các tăng và đạt mức tăng trưởng ấn tượng ở thời kì hậu hạnngạch,đặc biệt năm 2007, khối lượng vốn tăng nhanh sau khi Việt Nam chính thứctrở thành thành viên WTO, được sự quan tâm của Chính phủ với chính sách thu hútvốn không chỉ trong mà còn ngoài nước, vốn đầu tư năm 2007 đạt 12,257 tỷ đồngtăng 56,10% so với năm 2005 và tăng 30.01% so với vốn đầu tư năm 2006 Năm

2007 cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của dệt may vươn lên đứng thứ

Trang 24

nhất vượt trên xuất khẩu dầu thô Năm 2008, khối lượng vốn có sự suy giảm về tỷ

lệ so với năm 2007 do tình hình kinh thế giới tác động đến kinh tế chung của ViệtNam đạt 24.99%,như vậy nhìn chung khối lượng tăng vốn hằng năm là trên 25%.Và

dự tính với các chương trình kế hoạch và dự án được hoạch định từ năm đến năm

2010 thì nhu cầu vốn đầu tư còn tiếp tục tăng, theo tính toán của các chuyên giatrong ngành dệt may thì khối lượng vốn dành cho đầu tư phát triển ngành dệt may

từ 2007 đến năm 2010 cần gần 3 tỷ USD nữa.Do đó việc huy động nguồn vốn trong

và nước đóng vai trò quan trọng để thực hiện các chiến lược phát triển đã đề ra

2.2.1.1 Nguồn vốn trong nước

Những năm gần đây, ngành dệt may đang trên tiến trình tăng tốc phát triểnnên các nguồn vốn trong nước đóng vai trò là các nguồn vốn “mồi” cho sự pháttriển của các doanh nghiệp dệt may chứ không đóng vai trò là nguồn vốn đầu tưcung cấp chủ yếu như trong giai đoạn đầu 2001-2005 nữa Trong đó nguồn vốnngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ15%-16%, vốn vay thương mại khoảng 50%, ngoài

ra từ các nguồn vốn khác như vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước,

Bảng 2.4: Vốn trong nước đầu tư phát triển dệt may của Vinatex

Trang 25

632,59 tỷ đồng, và tốc độ tăng trưởng vốn có xu hướng giảm năm 2004 tăng 19% sovới năm 2003 trong khi năm 2008 chỉ tăng 16% so với năm 2007

Nguồn vốn vay tín dụng thương mại: Đối với doanh nghiệp hiện nay nói

chung thì nguồn vốn tín dụng thương mại là một trong những nguồn vốn quan trọngnhất, thường chiếm 50% nguồn vốn đầu tư trong nước song nhiều doanh nghiệp dệtmay chưa khai thác tốt nguồn vốn này Đặc biệt ở các doanh nghiệp quốc doanh chỉchiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nguồn vốn đầu tư của công ty.Mặc dù có tăng nhưngnhìn chung là chưa đáng kể

Nguồn vốn tự có : là một trong nguồn vốn không thể thiếu đối với bất kỳ một

doanh nghiệp nào Nhìn vào nguồn vốn này có thể thấy tiềm lực tài chính của doanhnghiệp.Về cơ bản thì nguồn vốn này được trích từ lợi nhuận để tại của doanhnghiệp.Trên thực tế thì nguồn vốn này ở các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cònkhá nhỏ Năm 2008, nguồn vốn tự có của Tập đoàn dệt may là 694.39 tỷ đồngchiếm khoảng 17% Thực tế này là do hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp chưa cao, tiềm lực còn nhỏ bé nên mức tính lũy thấp Điều này đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng này để nâng cao tính thuậnlợi và hiệu quả của nguồn vốn cũng như chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn,tránh những rủi ro do vốn mang lại

2.2.1.2 Nguồn vốn nước ngoài:

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong những năm gần đây đã có 534 dự án

có vốn đầu tư nước ngoài từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt mayViệt Nam với tổng vốn đăng kí là 3,215 tỷ USD Bảng thống kê cho thấy, Đài Loanđầu tư nhiều nhất về giá trị vào ngành dệt may Việt Nam là 1,690 tỷ USD vốn đăng

ký, với 156 dự án Trong đó, có 45 dự án đầu tư vào ngành dệt, 93 dự án đầu tư vàongành may, còn lại đầu tư vào ngành phụ liệu Tiếp đến là Hàn Quốc, mặc dù tính

về số dự án là 177 dự án, nhiều hơn Đài Loan, nhưng tính về tổng vốn đăng ký lạiđứng sau Đài Loan với 1,003 tỷ USD Trong đó, đầu tư vào ngành dệt là 40 dự án,ngành may là 122 dự án, còn lại là đầu tư vào ngành phụ liệu Ở mức độ vốn đăng

ký lên trên 100 triệu USD có Hongkong và Nhật Bản, còn lại là dưới mức 100 triệu

Trang 26

USD, trong đó Đức và Thái Lan có tổng vốn đăng ký ít nhất với 9 triệu USD Bảngthống kê cũng cho thấy, số dự án của các nước đầu tư vào Việt Nam chủ yếu làngành may, sau đó là ngành dệt, cuối cùng là phụ liệu Điều này cũng dễ hiểu bởiViệt Nam xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm may mặc, nên các nước tập trung đầu

tư vào ngành này Còn ngành phụ liệu, xu hướng ở Việt Nam chủ yếu là nhập khẩunguyên vật liệu cho ngành dệt may (trên 80%) nên các nhà đầu tư chưa tập trungmạnh vào lĩnh vực này vì lợi nhuận không cao bằng ngành may

Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà phân tích từng đưa ra dự báorằng, Việt Nam sẽ thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có ngành dệtmay khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO Thật vậy, bước vào năm 2007,năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết WTO, hoạt động đầu tư nước ngoàivào ngành dệt may của Việt Nam đã có những chuyển động tích cực Tập đoàn DệtMay Việt Nam (Vinatex) cho biết, các dự án dệt may lớn đã thu hút được sự quantâm đầu tư từ phía các đối tác nước ngoài ngay từ đầu năm 2007, cụ thể: Tập đoànPamatex Berhad (Malaysia) đã quyết định đầu tư hơn 100 triệu USD vào Khu kinh

tế mở Chu Lai (Quảng Nam), Công ty Daewon (Hàn Quốc) đầu tư xây dựng mộtnhà máy may xuất khẩu trị giá 8 triệu USD tại Khu công nghiệp Hòa Khánh (ĐàNẵng).Những tín hiệu này cho thấy ngành dệt may nội địa đang hấp dẫn các nhàđầu tư nước ngoài

Bên cạnh đó, một số dự án cũng đã đi vào hoạt động ngay từ đầu năm 2007,

cụ thể: Sau hơn một năm thi công, cuối tháng 3/2007, tại khu công nghiệp ThuậnYên, thành phố Tam Kỳ, Công ty Intergarment Corporation Đài Loan khánh thànhnhà máy may Sportteam với tổng vốn đầu tư 2 triệu USD.Nhà máy may Sportteamxây dựng trên diện tích 2,1 ha, gồm 22 chuyền may với trên 1200 lao động, chuyênsản xuất các sản phẩm hàng dệt kim và dệt thoi gồm áo quần thể thao các loại vớinăng lực sản xuất 20 triệu sản phẩm/năm Sản phẩm được xuất trực tiếp sang thịtrường các nước EU, Mỹ, Canada và các nước Đông Nam Á Theo kế hoạch, năm

2008 nhà máy tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 của dự án nâng tổng diện tích xây dựnglên 3,7 ha, giải quyết việc làm cho 2.000 lao động

Trang 27

Các chuyên gia cho biết, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngành dệt may vàokhoảng 3 tỷ USD cho giai đoạn từ 2007 đến năm 2010 Trong đó, vốn đầu tư phát triểnnguyên liệu dệt khoảng 180 triệu USD; các dự án dệt nhuộm 2,275 tỷ USD; các dự án may

443 triệu USD; các trung tâm thương mại và nghiên cứu triển khai đào tạo vào khoảng hơn

200 triệu USD Do vậy, người ta trông đợi đến nguồn vốn chính đến từ các nhà đầu tưnước ngoài, ngoài ra có thể là vốn vay từ các quỹ đầu tư, vốn từ quỹ đất khi di dời và mộtphần vốn từ thị trường chứng khoán

Bảng 2.5 : Đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam những

năm qua

Vốnđăng ký(1000USD)

Số dự án đầu tư vào ngành

Trang 28

2.2.2 Nội dung đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may

Theo phân tích của chương 1, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sảnphẩm dệt may bao gồm 6 nội dung cơ bản.Thông qua các nội dung trên chúng ta cóbức tranh toàn cảnh về hoạt động đầu tư nâng cao sức cạnh của sản phẩm dệt maytrong thời gian qua

2.2.2.1 Đầu tư nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm dệt may

Trong chuỗi giá trị của sản phẩm dệt may, ý tưởng thiết kế là khâu đầu tiêntạo giá trị cho sản phẩm dệt may Và đây cũng là khâu đem lại hàm lượng giá trịcao cho sản phẩm, là nhân tố có vai trò quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh củasản phẩm Điều này có thể được minh chứng thông qua sự chênh lệch lợi nhuậngiữa một sản phẩm có sự tham gia của thiết kế và không có sự tham gia thiết kế Vídụ: một sản phẩm sơ mi thời trang cấp thấp chỉ bao gồm khâu sản xuất và phối cóchi phí sản xuất là 40 nghìn đồng và giá bán là 45 nghìn đồng, thu được 5 nghìn/1sản phẩm,trong khi đó một sản phẩm sơ mi có bao gồm thiết kế, sản xuất, phân phốichi phí sản xuất là 55 nghìn đồng nhưng giá bán là 85 nghìn đồng thu được lợinhuận là 30 nghìn/1 sản phẩm Lợi nhuận thu được từ sản phẩm có thiết kế tăng gấp

6 lần so với sản phẩm thô Bên cạnh đó, các sản phẩm có thiết kế được tiêu dùngnhiều hơn sản phẩm có thiết kế đơn điệu Như vậy có thể thấy thiết kế đóng vai tròquan trọng việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may

Song thời gian quan, khâu thiết kế ở Việt Nam được coi là khâu yếu nhấtchưa được quan tâm đầu tư một cách thích đáng

Bảng 2.6: Chi phí cho nâng cao năng lực thiết kế ở VINATEX

Tổng chi phí cho thiết kế Triệuđồng 2293 2979 3001

Tỷ lệ so với tổng vốn đầu tư % 0.069% 0.073% 0.059%

Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam và tổng hợp của tác giả

Trang 29

Như vậy có thể thấy chi phí đầu tư hàng năm dành cho việc nâng cao nănglực thiết kế trong tổng vốn đầu tư là không lớn chỉ chiếm gần 1% ,năm 2007 là0,743% nhưng năm 2008 tuy tổng chi phí tăng đạt trên 3 tỷ đồng nhưng so với tổngvốn đầu tư giảm còn 0.059%, các chi phí đầu tư mới yếu dừng ở việc tổ chức các sựkiện thời trang còn chi phí cho nhân lực thiết kế còn hạn chế.

Xét về cở sở nghiên cứu thiết kế thì hiện nay Tập Đoàn Dệt May mới chỉ cóViện mẫu thời trang (FADIN) là cơ sở nghiên cứu và tạo mẫu mốt sản phẩm dệtmay của Tập Đoàn, ngoài ra chỉ có số lượng không lớn các doanh nghiệp có hìnhthành phòng thiết kế thời trang như các Tổng công ty may Việt Tiến, Phong Phú,Hòa thọ,…Hàng năm Hiệp Hội Dệt May và Tập Đoàn Dệt May Việt Nam cũng tiếnhành tổ chức các tuần lễ thời trang: như tuần lễ thời trang xuân hè , tuần lễ thờitrang thu đông; năm 2008 Tổ chức cuộc thi thiết kế Aquafina Pure Fashion 2008,…nhằm khuyến khích và nâng cao năng lực thiết kế của các nhà thiết kế trong nướcnhưng những hoạt động như vậy hãy còn thưa thớt, và vốn dành cho hoạt động nàymột phần từ các doanh nghiệp tham gia trình diễn, một phần từ nguồn vốn tài trợ

Xét về đầu tư đào tạo đội ngũ thiết kế thì nhưng năm gần đây cũng đã xuấthiện khối lượng lớn các nhà thiết kế trẻ có mẫu thiết kế độc đáo, riêng biệt song hầunhư mới phần lớn là có tiếng trong nước chưa có tên tuổi trong làng thời trang vàthiết kế nước ngoài,chưa tạo được tính liên kết giữa các nhà thiết kế để hình thànhcác dòng sản phẩm có thiết kế nổi bật riêng của Việt Nam để mang đi cạnh tranhvới sản phẩm thế giới

Về ý tưởng thiết kế thì theo thống kế thì các sản phẩm dệt may Việt Nam chỉ

có khoảng chưa đến 30% là thiết kế nội địa, còn lại là việc đi thiết kế theo mẫu mãcủa nước ngoài, và hầu như các sản phẩm thiết kế nội địa chưa thu hút được ngườitiêu dùng

2.2.2.2 Đầu tư hiện đại hóa công nghệ thiết bị

Hội nhập kinh tế quốc tế thường dẫn đến một thực tế là khoa học công nghệphát triển nhanh và mạnh mẽ Mỗi quốc gia, ngành kinh tế muốn thúc đẩy phát triển

Trang 30

kinh tế và hội nhập vào xu thế chung thì cần đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuất

và coi đó là một nội dung quan trọng để hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh

Hình 2.2: Biểu Vốn đầu tư thiết bị công nghệ giai đoạn 2000-2008

Đơn vị :Tỷ đồng

10697

20861

20189 44865

0 10000

Vốn đầu tư thiết bị công nghệ Tổng mức vốn đầu tư

Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam

Như vậy có thể thấy tổng vốn đầu tư giai đoạn 2005-2008 tăng lên nhanhchóng gấp 2.15 lần đạt 44.865 tỷ đồng so với tổng vốn đầu tư 5 năm giai đoạn2000-2004 là 20.861 tỷ đồng, qua đó nguồn vốn đầu tư cho đổi mới trang thiết bịcông nghệ cũng tăng lên 1,88 lần đạt 20.189 tỷ đồng Tuy vốn đầu tư cho công nghệtăng lên song xét về tỷ trọng thì vốn đầu tư cho thiết bị công nghệ trong tổng vốnđầu tư giai đoạn 2005-2008 đạt khoảng 46% giảm so với giai đoạn 2000-2004 là51,28 % Cho thấy giai đoạn 2005-2008, toàn ngành tập trung vào đầu tư chiều sâu,phát triển các công nghệ phù hợp đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩmdệt may, giảm chi phí sản xuất sản phẩm từ đó giảm giá thành bán ra nâng cao tínhcạnh tranh sản phầm

a) Tình hình đầu tư vào thiết bị và công nghệ ngành dệt

Đối với hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ ngành dệt nhằm nângcao chất lượng sản phẩm ngành dệt, thời gian qua toàn ngành đã tiến hành đầu tưmạnh mẽ để thực “ chiến lược tăng tốc” đã đề ra với khối lượng vốn được phê duyệtgiai đoạn 2005-2008 trên 3500 tỷ đồng với với gần 20 dự án trọng điểm như: dự án

Trang 31

đầu tư dây chuyền sản xuất 300.000 cọc sợi cao cấp ở các khu công nghiệp ĐồngBằng Bắc Bộ, Miền Trung và Đồng Bằng Sông Cửa Long, dự án đầu tư Nhà máySản xuất Xơ sợi tổng hợp Polyeste Đình Vũ để sản xuất xơ sợi tổng hợp polyestelàm nguyên liệu cho ngành dệt với công suất 175.000 tấn/năm (tương đương 500tấn/ngày) Dự án có tổng mức đầu tư trên 320 triệu USD,…Đây có thể nói là dự ánđóng vai trò quan trọng quá trình đổi mới công nghệ góp phần nâng cao chất lượngsản phẩm dệt Việt Nam- hiện vẫn đang bị coi sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu cácnước nhập khẩu.

Đến nay, nhìn chung đã đổi mới được khoảng 30-40% thiết bị mới, nhiềumáy kéo sợ, dệt vải của Trung Quốc, Ấn độ từ nhưng năm 1970-1975 vẫn còn tồntại Và ngành dệt đã đẩy mạnh đầu tư trên cả 3 lĩnh vực: đầu tư cải tạo nâng cấp,đầu tư mở rộng chiều sâu và đầu tư đổi mới công nghệ Chỉ sau hơn 2 năm thựchiện, năng lực sản xuất các sản phẩm sợi đã tăng gấp đôi, từ 1 triệu cọc được nânglên 2 triệu cọc sợi Trong đó có những doanh nghiệp đầu tư thiết bị kéo sợi hiện đạinhư Phong Phú, Công ty 28, Sợi Phú Bài; đầu tư thiết bị sợi của Nhật Bản như ĐôngNam, Thành Công, Việt Thắng, Nam Định, Thắng Lợi…Nhưng năm 2008, tình hìnhđầu tư có phần yến ắng, chủ đầu tư đàm phán xong giá cả nhưng cũng không dám kýhợp đồng, có hợp đồng rồi cũng không dám mở L/c để triển khai sản xuất máy Việctiêu thụ sản phẩm của ngành dệt hiện đang khó khăn nên chuyện mua thiết bị mởrộng công suất và đổi mới công nghệ cũng không được doanh nghiệp chú ý Thêmvào đó, tỷ giá đồng euro tăng cao khiến cho các doanh nghiệp lo ngại trước khả năngtrả nợ

Về thiết bị kéo sợi

Với mức vốn đầu tư trong giai đoạn qua hiện nay ngành dệt có khoảng2.200.00 cọc sợi đầu tư mới khoảng 400.000 cọc sợi (khoảng 15000 roto) còn lạibao gồm nhiều thế hệ khác nhau và được nhập từ các nước khác nhau, trong đó thiêt

bị kéo sợi ở trình độ trung bình chiếm tỷ lệ gần 70%

Trang 32

Về công nghệ và thiết bị dệt thoi :

Trong toàn ngành số máy dệt mới chiếm 15%, số lượng cải tạo mới chiếmkhoảng 55%, còn lại là máy cũ không đạt yêu cầu sử dụng Các doanh nghiệp đitiên phong trong lĩnh vực đầu tư đổi mới trong thời gian qua là :Công ty dệt Phongphú, công ty dệt Huế, công ty dệt vải Hà nội Đặc biệt công ty dệt 8/3 đầu tư 9 máydệt khổ đổi, 18 máy dệt cao cấp của Thụy sỹ, 2 máy ống EO, dây chuyền 15000 cọcsợi và thiết bị phụ trợ

Về thiết bị và công nghệ dệt kim

Ngoài 216 máy dệt kim bít tất, ngành dệt kim Việt Nam hiện nay có 1450máy dệt kim tròn và 250 máy dệt kim dọc, trong đó có 307 máy đầu tư vào giaiđoạn trước năm 1985 với trình độ thiết bị công nghệ lạc hậu cung cấp 20-25 % sảnlượng vải dệt kim và chủ yếu cho sử dụng nội địa.Các mặt hàng chủ yếu được dệttrên máy dệt kim dọc là tuyn, valide, còn máy dệt kim dọc là Polo_shirt,I_shirt từsợi Pe/Co và cotton

Về thiết bị khâu hoàn tất

Đối với thiết bị khâu này, theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam thìcòn sử dụng các thiết bị đã sử dụng trên 35 năm chiếm tỷ trọng 15% công suất hoàntất, nhóm thiết bị đã sử dụng trên 20 năm chiếm 20%, thiết bị được đầu tư cách đây

10 chiếm 40% và còn lại là 25% thiết bị có năng lực hoàn tất các sản phẩm có chấtlượng cao và có khả năng xuất khẩu.Ngoài ra điều cần lưu ý là việc lựa chọn hóachất thuộc nhuộm để giảm thiểu môi trường chưa được các ngành dệt chú trọng

b) Tình hình đầu tư thiết bị và công nghệ ngành may

Đối với việc đầu tư thiết bị và công nghệ sản xuất các sản phẩm may, thì thờigian vừa qua nhiều doanh nghiệp đã chủ động tiến hành chủ động đầu tư cải tiếncông nghệ nhằm nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm và cải tiến công nghệ đểnâng cao sức cạnh tranh Và vốn đầu tư cho ngành may trong giai đoạn 2005-2008khoảng hơn 5000 tỷ đồng và kết quả mang lại là đổi mới gần 95% trang, thiết bịhiện có cả về số lượng và chất lượng, nhất là về tính năng, công dụng như: máy cắt

tự động có hút khí trên bàn cắt đảm bảo độ chính xác, máy cắt đẩy tay có lực cắt

Trang 33

khỏe, tốc độ cao, máy ép dính của Đức Nhật chất lượng tốt, năng suất cao,ngoài racác thiết bị chuyên dùng: 2 kim, cuốn ống,may vắt,ziczac, đính bọ, thùa bằng, thùađầu tròn, máy mổ túi tự động… chiếm tỷ trọng 30%

Về thiết bị công nghệ toàn ngành có khoảng trên 350.000 thiết bị các loại cóthể sản xuất trên 600 triệu sản phẩm/năm Hầu hết các thiết bị trong ngành may đều

là thiết bị mới, số còn lại đầu tư cải tiến các trang thiết bị đã qua sử dụng Đầu tưcho máy móc ngành may hiện nay dịch chuyển theo hướng tăng cường các sảnphẩm cao cấp hướng đến các thị trường chiến lược

Như vậy, nhìn chung trong thời gian qua, ngành dệt may đã tập trung vốntrong nước và nguồn vốn nước ngoài để đầu tư hiện đại hóa và đổi mới thiết bị côngnghệ của ngành.Tuy còn nhiều máy móc thiết bị lạc hậu lỗi thời nhưng bên cạnh đó

có máy móc ngang tầm khu vực và thế giới, đây là tiền đề quan trọng để góp phầnnâng cao chất lượng sản phẩm dệt may thao đổi mới mã mới và do đó tính cạnhtranh của sản phẩm dệt may đã được nâng lên

2.2.2.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Với mức tăng trưởng trung bình 20% mỗi năm, và đứng đầu về kim ngạchxuất khẩu, ngành dệt may là ngành có người lao động tham gia làm việc thuộc hàngbậc nhất Việt Nam hiện nay với hơn 2,2 triệu lao động Và nguồn nhân lực đóng vaitrò quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Do vậy, trong giaiđoạn vừa qua ngành dệt may cũng có những quan tâm đầu tư nhất định tới nguồnnhân lực của ngành mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh toàn ngành

Để nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may cần thiết phải nâng cao được taynghề của đội ngũ lao động từ những công nhân trong xí nghiệp dệt may trực tiếpsản xuất sản phẩm đến đội ngũ thiết kế mẫu, đội ngũ nghiên cứu, phải được quantâm đầu tư đào tạo tay nghề

Trang 34

Bảng 2.7 : Chi phí đào tạo nguồn nhân lực

Số lao động đào tạo tăng

Nguồn: Tổng hợp ở một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Các khóa đào tạo bao gồm các khóa đào tạo tay nghề cho lao động mới, đàotạo nâng cao bồi dưỡng tay nghề trong nước ngoài ra bao gồm các khóa đào tạo ranước ngoài thông qua hệ thống các trường cao đẳng dạy nghề của Tập Đoàn DệtMay Việt Nam.Và nhìn chung vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển nguồnnhân lực còn rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0.24% vốn đầu tư

Đầu tư đào tạo đội ngũ nghiên cứu và thiết kế

Việt Nam cũng mới chỉ tiến hành đầu tư 3 trung tâm nghiên cứu phục chongành: Viện mẫu thời trang, Viện Dệt May, Viện Nghiên cứu Bông và phát triển Nha

Hồ Các Viện nghiên cứu thuộc tập đoàn Dệt May tuy đã thực hiện rất nhiều đề tàicấp Nhà nước, Bộ và Ngành, góp phần giải quyết các vấn đề bức thiết của ngành về

sử dụng nguyên liệu, ứng dụng công nghệ, song trên thực tế công tác nghiên cứu triểnkhai chưa thực sự đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, nhất là trongthiết kế mẫu, phát triển các mặt hàng có giá trị là do trình độ đội ngũ nghiên cứu cònhạn chế Do kinh phí đầu tư cho nghiên cứu đầu tư còn thấp, ngoài dự án đầu tư lớn

“Tăng cường năng lực đào tạo và phát triển Viện “ do Bỉ tổ chức với vốn lên tới14,776 tỷ đồng cho đến nay gần như chưa nhận được nhiều sự đầu tư lớn khác

Bên cạnh đó việc đào tạo đội ngũ có trình độ thạc sỹ và tiến sĩ cho ngành dệtmay chỉ có trường Đại học Bách khoa Hà Nội.Việc cử đi đào tạo trên đại học ở nướcngoài thu hẹp trong thời gian qua

Trang 35

Đầu tư đào tạo cán bộ kỹ thuật và lao động sản xuất

Bên cạnh đó chính sách đầu tư và đào tạo cán bộ công nghệ cũng chưa đượcquan tâm đúng mức, ngoài 3 trường đào tạo được xây bằng vốn ngân sách nhà nước

là Dự án Dệt May Nam Định với số vốn 6.945 triệu đồng, Trường trung học kỹthuật may và trung tâm I và II ( nay chuyển thành trường cao đẳng công nghiệp dệtmay thời trang Hà Nội và Hồ Chí Minh ) với số vốn 12,885 triệu đồng từ năm 1996đến nay mới có thêm trường cao đẳng nghề Long Biên và cao đẳng Nguyễn TấtThành Do đó số lao động được đào tạo hàng năm không đủ đáp ứng yêu cầu nguồnnhân lực có tay nghề cao của ngành.Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranhcủa sản phẩm Việt Nam, thiếu đội ngũ lao động chất lượng cao khiến các sản phẩm

“made in Việt Nam” khó có chỗ đứng trên thị trường quốc tế, và các sản phẩm dệtmay của Việt Nam tuy đem lại giá trị cao cho nền kinh tế nhưng chỉ dừng lại ở việclàm gia công

Thu nhập của người lao động

Các doanh nghiệp dệt may thường trả lương công nhan theo tỷ lệ sản phẩm,hay hiểu 1 cách khác người lao động nhận được lương tùy theo chất lượng sảnphẩm

Bảng 2.8:Thu nhập trung bình tại các doanh nghiệp dệt may 2005-2008

Nguồn:Hiệp hội dệt may Việt nam

Có thể thấy mặc dù thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp dệtmay Việt Nam tuy có sự gia tăng đạt 1,7 triệu đồng/1 tháng vào năm 2008 nhưng sovới mức thu nhập trung bình ở các doanh nghiệp Việt Nam thì chỉ gần bằng 75%,cùng với điều kiện làm việc vất vả thì thu nhập chưa đáp ứng nhu cầu người laođộng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đình công cũng như nhiều công nhân bỏ

Trang 36

việc khỏi ngành.Và điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh củasản phẩm dệt may.

2.2.2.4 Đầu tư phát triển nguyên phụ liệu tại chỗ nhằm giảm chi phí sản xuất

và nâng cao khả năng cạnh tranh

Trong quá trình sản xuất sản phẩm dệt may, việc sử dụng các nguyên phụliệu đặc biệt là các nguyên phụ liệu chính như bông, đóng vai trò quan trọng trongviệc giảm chi phí sản xuất từ đó có thể đưa được mức giá cạnh tranh cho sản phẩmdệt may Do đó việc đầu tư cho nguồn nguyên phụ liệu đóng vai trò quan trọng đểnâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm

Bảng 2.9: Tổng vốn đầu tư cho ngành bông trong giai đoạn 2000-2015

Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam

Có thể thấy vốn đầu tư cho ngành bông tuy có tăng qua các năm nhưng chưachiếm một tỷ trọng tương xứng với vai trò của nó, chỉ khoảng 3% đến 5% trongtổng vốn đầu tư trong từng giai đoạn Vốn đầu tư cho phát triển vùng nguyên phụliệu chủ yếu vẫn là nguồn vốn trong nước, trong đó vốn ngân sách 40% đạt 485 tỷđồng có xu hướng giảm so với giai đoạn 2000-2004, vốn vay tín dụng ưu đãikhoảng 41% tăng 178,1 tỷ đồng so với giai đoạn 2000-2004, còn lại là vốn tự huyđộng, hầu như chưa huy động được nguồn vốn từ nước ngoài Điều này cho thấytình hình đầu tư cho ngành trồng bông hiện nay được xem là đáng báo động, đặcbiệt từ sau khi trở thành thành viên WTO, ngành trồng bông của Việt Nam lại càngngày gặp nhiều khó khăn do sự thay đổi về chính sách thuê, cũng như các chínhsách bảo hộ Đơn cử : Theo thỏa thuận thì bông vải của Mỹ nhập khẩu vào ViệtNam sẽ được hưởng thuế xuất nhập khẩu 0% ngay khi Việt Nam gia nhập WTO

Trang 37

Nhưng theo Tiến sĩ Hoàng Ngọc Bình, Trưởng phòng Kế hoạch-Đầu tư của Công tyBông Việt Nam cho rằng thuế suất không phải là cái đáng lo ngại, bởi hai năm trởlại đây Chính phủ đã áp dụng hạn ngạch trong nhập khẩu bông vải và lượng bôngvải nhập khẩu nằm trong hạn ngạch cũng đã được hưởng thuế suất nhập khẩu 0%.Nay không còn hạn ngạch, không chỉ bông vải của Mỹ mà cả của nhiều nước kháccũng sẽ tràn vào nhờ giá rẻ và được sự trợ giá của chính phủ nước họ dành chonông dân Còn ở Việt Nam, nông dân trồng bông vải gần như không có sự hỗ trợ gì

từ Chính phủ Do đó nhiều hộ dân sẵn sàng chặt cây bông đi để trồng cây khác

Bảng 2.10 :Năng lực sản xuất nguyên liệu năm 2008

Loại sợi Xơ Bông Xơ sợi tổng hợp Sợi xơ ngắnNăng lực sản xuất 6.000 Tấn/năm 50.000 Tấn/năm 260.000 tấn/năm

Nguồn:Vitas- 2008

Sản lượng và diện tích trồng bông ngày càng bị thu hẹp Giai đoạn 2007- 2008

cả nước chỉ còn khoảng 6000 ha bông với sản lượng bông xơ khoảng 2,600 tấn, trongkhi giai đoạn 2002-2003 sản lượng bông xơ đạt 32000 ha tương đương với 12000 tấnbông xơ, đây có thể xem là sự sụt giảm nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may, và làm giảm khả năng cạnh tranh củasản phẩm dệt may Qua đó hằng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu đến hơn 90%bông các loại do nhu cầu bông đang tăng lên nhanh 200.000 tấn/năm

Ngoài ra trong năm vừa qua, cũng có rất nhiều dự án phát triển công đoạnchế biến với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 220 tỷ đồng, như:

Dự án đầu tư công tác nghiên cứu của Viện Nghiên cứu giống bông với tổngvốn đầu tư 15 tỷ đồng

Dự án nhà máy bông Đồng Nai 12,5 tỷ đồng

Dự án mở rộng nhà máy bông Bình Thuận 10,84 tỷ dồng

Dự án xây xưởng cán bông 2 tỷ đồng

Song nhìn chung nguồn vốn giải ngân cho các dự án chậm nên việc đưa các

dự án vào vận hành thường kéo dài qua nhiều năm

Trang 38

Ngoài nguyên liệu chính là bông, dệt may còn có các nguyên , phụ liệu khácnhư tơ tằm, đay, sợi nhân tạo,…nhưng thực tế cho thấy việc đầu tư vào nguyên phụliệu vào ngành dệt may Việt Nam còn yếu kém.

2.2.2.5 Đầu tư xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm dệt may

Đầu tư cho hệ thống phân phối sản phẩm dệt may bao gồm tiến hành: đầu tưxây dựng thiết kế các kênh phân phối sản phẩm, xây dựng các chuỗi cửa hàng đại lýsiêu thị phân phối sản phẩm, đầu tư cho quảng cáo, xúc tiến bán hàng,…

Đối với thị trường trong nước, trong thời gian ngành dệt may mà đại diện làTập đoàn dệt may Việt Nam tiến hành đầu tư :

- Đầu tư xây dựng phát triển chuỗi siêu thị Vinatex : hiện có 55 siêu thịViantex Mart trên 22 tỉnh thành trong cả nước

- Đầu tư xây dựng các cửa hàng và đại lý sản phẩm của các doanh nghiệpthuộc Tập đoàn Dệt May như Tổng công ty Việt Tiến đầu tư hình thành 17 cửahàng và 600 đại lý bán hàng, với vốn chi hằng năm cho hoạt động này hơn 1 tỷđồng, hay tổng công ty may Nhà Bè có hơn 100 đại lý,…

- Các doanh nghiệp dệt may hàng năm tiến hành chi hàng trăm cho hoạtđộng quảng cáo, tìm kiếm thị trường, xúc tiến bàn hàng

Song việc đầu tư hình thành các chuỗi đại lý trong nước còn gặp các bất cập

là các đại lý hình thành còn mang tính chất “ phi vụ” – có nghĩa chưa được nghiêncứu đặc điểm thị trường về khách hàng ( các nhân, tổ chức, khách hàng mục tiêu,tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, ) và đặc điểm môi trường (điều kiện kinh tế, quyđịnh rành buộc pháp lý )

Đối với thị trường nước ngoài, các sản phầm dệt may xuất khẩu của ViệtNam tiếp cận theo các kênh :

Thứ nhất: Sản phẩm dệt may Việt nam xuất khẩu sang nước nhập khẩu quakênh trực tiếp từ nhà sản xuất Việt Nam sang các công ty bán lẻ và cửa hàng bán lẻ

ở nước nhập khẩu

Thứ hai: Sản phẩm dệt may Việt Nam trực tiếp bán cho các nhà sản xuấtnước nhập khẩu

Trang 39

Thứ ba Nhà sản xuất Việt nam bán cho nước thứ 3: Đài Loan, Singapore,Hồng Kông, rồi qua đó mới đên tay người tiêu dùng nước nhập khẩu.

Hình 2.3: Các kênh phân phối sản phẩm dệt may xuất khẩu

Trong hầu hết 3 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam hiện nay là Mỹ, EU,Nhật, chúng ra chọn kênh thứ 3, còn các kênh khác còn rất ít vì các doanh nghiệpViệt Nam chưa tạo được tên tuổi và uy tin trên thị trường, và với sự lựa chọn này,giá sản phẩm dệt may của Việt Nam bị bán với giá thấp hơn và chịu các khoản phíkhác Và gần chưa có doanh nghiệp dệt may nào xây dựng được riêng cho mìnhmột kênh phân phối sản phẩm

Nhà sản xuất Việt Nam

Người tiêu dùng nước nhập khẩu

Các công ty bán lẻ và cửa hàng nhỏ nước nhập

khẩu

Quốc gia thứ 3: Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Koong,

Nhà sản xuất nước nhập khẩu

Trang 40

2.2.2.6 Đầu tư thương hiệu

Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, vấn đề thương hiệu mới được quan tâmtrong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành dệtmay nói riêng Nhiều doanh nghiệp đã có nố lực đáng kể trong việc xây dựngthương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp- một hoạt động hết sức quantrọng đối với ngành sản xuất hàng tiêu dùng thời trang như ngành dệt may Song chỉngoại trừ một vài doanh nghiệp còn lại hầu hết đều đầu tư chưa xứng đáng cho hoạtđộng

Hoạt động đầu tư cho thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu dệt may thì thựcchất phải bắt nguồn từ đầu tư cho thiết kế sản phẩm tạo điểm khác biệt cho thươnghiệu khác, đầu tư cho việc bảo hộ thương hiệu, và cuối cùng là các dịch vụ nhằmkhuếch trương thương hiệu

Bảng 2.11: Chi phí đầu tư thương hiệu ở một số doanh nghiệp Việt Nam

tăngtrưởngvốn sovới nămtrước(%)

Vốn đầu tưcho thươnghiệu (tỷ đồng)

Tỷ lệ sovới doanhthu (%)

Vốn đầu tưcho thươnghiệu (tỷ đồng)

Tỷ lệ sovới doanhthu (%)

Nguồn: Tổng hợp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Theo khảo sát thì các doanh nghiệp thường chỉ dành từ 0,1% dến 1% doanhthu hàng năm cho hoạt động này, doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư cao nhất chiếm tỷtrọng 4% doanh thu, trong khi ở các doanh nghiệp nước ngoài, chính sách đầu tưcho thương hiệu thường chiếm từ 10-20% doanh thu Bên cạnh đó về hình thức thìchủ yếu mới quảng cáo theo cách xuất bản các tập catalogue với nội dung đơn điệu,

Ngày đăng: 17/04/2013, 11:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Michael E. Potter(1996), “Chiến lược cạnh tranh”,Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh
Tác giả: Michael E. Potter
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1996
1. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương (2007) – Kinh tế đầu tư,Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân Khác
3. Bộ Thương mại, Niên giám Thương mại Việt Nam 2007, NXB Thống kê, 2007 Khác
4. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia- CIEM&UNDP .Nhà xuất bản giao thông vận tải năm 2003 Khác
5. Báo cáo tài chính tổng hợp giai đoạn 2005-2008 của Công ty cổ phần May 10 Khác
6. Xuất khẩu hàng dệt may sẽ phải cạnh tranh quyết liệt-Thuỳ Dương.T/C Công Nghiệp &Thương Mại Việt Nam Khác
7. Nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng may mặc xuất khẩu khi WTO xoá bỏ hạn ngạch dệt may vào năm 2005-TS.Doãn Kế Bôn.T/C Nghiên Cứu và Trao Đổi Số 8/2006 Khác
8. Thử tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành Công Nghiệp Dệt- May Việt Nam- Dương Đình Giám.T/C Nghiên Cứu – Trao Đổi Số 4/2007 Khác
9. Thái Quang, Kim ngạch dệt may Việt Nam bứt phá 2007, Tạp chí con số và sự kiện, số 12.2007 Khác
10. Trang thông tin của Vinatex 11. Trang thông tin của May 10 Khác
12. Michael E. Porter, The Competitive Advantage of Nations , (1990) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 : Mô hình kim cương của M.Porter - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
Hình 1.1 Mô hình kim cương của M.Porter (Trang 8)
Hình 1.2 : Chuỗi giá trị của sản phẩm dệt may - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
Hình 1.2 Chuỗi giá trị của sản phẩm dệt may (Trang 11)
Bảng  2.2: Tình hình xuất khẩu 1 số chủng loại chính của hàng dệt may Việt  Nam trên thị trường  năm 2007 – 2008 - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
ng 2.2: Tình hình xuất khẩu 1 số chủng loại chính của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường năm 2007 – 2008 (Trang 19)
Bảng 2.3 : Vốn đầu tư phát triển ngành dệt may giai đoạn 2005-2008 - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
Bảng 2.3 Vốn đầu tư phát triển ngành dệt may giai đoạn 2005-2008 (Trang 22)
Bảng 2.5 : Đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam những - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
Bảng 2.5 Đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam những (Trang 26)
Bảng 2.7 : Chi phí đào tạo nguồn nhân lực - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
Bảng 2.7 Chi phí đào tạo nguồn nhân lực (Trang 33)
Bảng 2.9: Tổng vốn đầu tư cho ngành bông trong giai đoạn 2000-2015 - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
Bảng 2.9 Tổng vốn đầu tư cho ngành bông trong giai đoạn 2000-2015 (Trang 35)
Hình 2.3: Các kênh phân phối sản phẩm dệt may xuất khẩu - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
Hình 2.3 Các kênh phân phối sản phẩm dệt may xuất khẩu (Trang 38)
Bảng 2.11: Chi phí đầu tư  thương hiệu ở một số doanh nghiệp Việt Nam - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
Bảng 2.11 Chi phí đầu tư thương hiệu ở một số doanh nghiệp Việt Nam (Trang 39)
Bảng 2.12:Vốn đầu tư của Công ty Cổ phần May 10 dành cho đầu tư nâng cao  năng lực cạnh tranh sản phẩm. - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
Bảng 2.12 Vốn đầu tư của Công ty Cổ phần May 10 dành cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm (Trang 41)
Bảng 2.13:  Tổng hợp thiết bị Công ty may 10 - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
Bảng 2.13 Tổng hợp thiết bị Công ty may 10 (Trang 43)
Bảng 2.14: Số lượng lao động tăng thêm qua các năm - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
Bảng 2.14 Số lượng lao động tăng thêm qua các năm (Trang 45)
Hình 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư thương hiệu với doanh thu công ty May 10 - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
Hình 2.6 Cơ cấu vốn đầu tư thương hiệu với doanh thu công ty May 10 (Trang 47)
Bảng 2.15: Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần  May 10 - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
Bảng 2.15 Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần May 10 (Trang 47)
Bảng 2.16: Tình hình giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam - Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
Bảng 2.16 Tình hình giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w