Nội dung đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 27 - 40)

Theo phân tích của chương 1, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may bao gồm 6 nội dung cơ bản.Thông qua các nội dung trên chúng ta có bức tranh toàn cảnh về hoạt động đầu tư nâng cao sức cạnh của sản phẩm dệt may trong thời gian qua.

2.2.2.1 Đầu tư nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm dệt may

Trong chuỗi giá trị của sản phẩm dệt may, ý tưởng thiết kế là khâu đầu tiên tạo giá trị cho sản phẩm dệt may. Và đây cũng là khâu đem lại hàm lượng giá trị cao cho sản phẩm, là nhân tố có vai trò quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Điều này có thể được minh chứng thông qua sự chênh lệch lợi nhuận giữa một sản phẩm có sự tham gia của thiết kế và không có sự tham gia thiết kế. Ví dụ: một sản phẩm sơ mi thời trang cấp thấp chỉ bao gồm khâu sản xuất và phối có chi phí sản xuất là 40 nghìn đồng và giá bán là 45 nghìn đồng, thu được 5 nghìn/1 sản phẩm,trong khi đó một sản phẩm sơ mi có bao gồm thiết kế, sản xuất, phân phối chi phí sản xuất là 55 nghìn đồng nhưng giá bán là 85 nghìn đồng thu được lợi nhuận là 30 nghìn/1 sản phẩm. Lợi nhuận thu được từ sản phẩm có thiết kế tăng gấp 6 lần so với sản phẩm thô. Bên cạnh đó, các sản phẩm có thiết kế được tiêu dùng nhiều hơn sản phẩm có thiết kế đơn điệu. Như vậy có thể thấy thiết kế đóng vai trò quan trọng việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may.

Song thời gian quan, khâu thiết kế ở Việt Nam được coi là khâu yếu nhất chưa được quan tâm đầu tư một cách thích đáng.

Bảng 2.6: Chi phí cho nâng cao năng lực thiết kế ở VINATEX

ĐV 2006 2007 2008

Chi phí cho tổ chức sự kiện thời

trang Triệu đồng 1430 1870 1919

Chi phí thuê và đào tạo đội ngũ thiết kế

Triệu

đồng 650 763 754

Chi phí khác Triệu đồng 213 346 328 Tổng chi phí cho thiết kế Triệu đồng 2293 2979 3001 Tỷ lệ so với tổng vốn đầu tư % 0.069% 0.073% 0.059%

Như vậy có thể thấy chi phí đầu tư hàng năm dành cho việc nâng cao năng lực thiết kế trong tổng vốn đầu tư là không lớn chỉ chiếm gần 1% ,năm 2007 là 0,743% nhưng năm 2008 tuy tổng chi phí tăng đạt trên 3 tỷ đồng nhưng so với tổng vốn đầu tư giảm còn 0.059%, các chi phí đầu tư mới yếu dừng ở việc tổ chức các sự kiện thời trang còn chi phí cho nhân lực thiết kế còn hạn chế.

Xét về cở sở nghiên cứu thiết kế thì hiện nay Tập Đoàn Dệt May mới chỉ có Viện mẫu thời trang (FADIN) là cơ sở nghiên cứu và tạo mẫu mốt sản phẩm dệt may của Tập Đoàn, ngoài ra chỉ có số lượng không lớn các doanh nghiệp có hình thành phòng thiết kế thời trang như các Tổng công ty may Việt Tiến, Phong Phú, Hòa thọ, …Hàng năm Hiệp Hội Dệt May và Tập Đoàn Dệt May Việt Nam cũng tiến hành tổ chức các tuần lễ thời trang: như tuần lễ thời trang xuân hè , tuần lễ thời trang thu đông; năm 2008 Tổ chức cuộc thi thiết kế Aquafina Pure Fashion 2008,… nhằm khuyến khích và nâng cao năng lực thiết kế của các nhà thiết kế trong nước nhưng những hoạt động như vậy hãy còn thưa thớt, và vốn dành cho hoạt động này một phần từ các doanh nghiệp tham gia trình diễn, một phần từ nguồn vốn tài trợ.

Xét về đầu tư đào tạo đội ngũ thiết kế thì nhưng năm gần đây cũng đã xuất hiện khối lượng lớn các nhà thiết kế trẻ có mẫu thiết kế độc đáo, riêng biệt song hầu như mới phần lớn là có tiếng trong nước chưa có tên tuổi trong làng thời trang và thiết kế nước ngoài,chưa tạo được tính liên kết giữa các nhà thiết kế để hình thành các dòng sản phẩm có thiết kế nổi bật riêng của Việt Nam để mang đi cạnh tranh với sản phẩm thế giới.

Về ý tưởng thiết kế thì theo thống kế thì các sản phẩm dệt may Việt Nam chỉ có khoảng chưa đến 30% là thiết kế nội địa, còn lại là việc đi thiết kế theo mẫu mã của nước ngoài, và hầu như các sản phẩm thiết kế nội địa chưa thu hút được người tiêu dùng.

2.2.2.2. Đầu tư hiện đại hóa công nghệ thiết bị

Hội nhập kinh tế quốc tế thường dẫn đến một thực tế là khoa học công nghệ phát triển nhanh và mạnh mẽ. Mỗi quốc gia, ngành kinh tế muốn thúc đẩy phát triển

kinh tế và hội nhập vào xu thế chung thì cần đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuất và coi đó là một nội dung quan trọng để hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh

Hình 2.2: Biểu Vốn đầu tư thiết bị công nghệ giai đoạn 2000-2008

Đơn vị :Tỷ đồng

Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam

Như vậy có thể thấy tổng vốn đầu tư giai đoạn 2005-2008 tăng lên nhanh chóng gấp 2.15 lần đạt 44.865 tỷ đồng so với tổng vốn đầu tư 5 năm giai đoạn 2000- 2004 là 20.861 tỷ đồng, qua đó nguồn vốn đầu tư cho đổi mới trang thiết bị công nghệ cũng tăng lên 1,88 lần đạt 20.189 tỷ đồng. Tuy vốn đầu tư cho công nghệ tăng lên song xét về tỷ trọng thì vốn đầu tư cho thiết bị công nghệ trong tổng vốn đầu tư giai đoạn 2005-2008 đạt khoảng 46% giảm so với giai đoạn 2000-2004 là 51,28 %. Cho thấy giai đoạn 2005-2008, toàn ngành tập trung vào đầu tư chiều sâu, phát triển các công nghệ phù hợp đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may, giảm chi phí sản xuất sản phẩm từ đó giảm giá thành bán ra nâng cao tính cạnh tranh sản phầm.

a) Tình hình đầu tư vào thiết bị và công nghệ ngành dệt

Đối với hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ ngành dệt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ngành dệt, thời gian qua toàn ngành đã tiến hành đầu tư mạnh mẽ để thực “ chiến lược tăng tốc” đã đề ra với khối lượng vốn được phê duyệt giai đoạn 2005-2008 trên 3500 tỷ đồng với với gần 20 dự án trọng điểm như: dự án

đầu tư dây chuyền sản xuất 300.000 cọc sợi cao cấp ở các khu công nghiệp Đồng Bằng Bắc Bộ, Miền Trung và Đồng Bằng Sông Cửa Long, dự án đầu tư Nhà máy Sản xuất Xơ sợi tổng hợp Polyeste Đình Vũ để sản xuất xơ sợi tổng hợp polyeste làm nguyên liệu cho ngành dệt với công suất 175.000 tấn/năm (tương đương 500 tấn/ngày). Dự án có tổng mức đầu tư trên 320 triệu USD,…Đây có thể nói là dự án đóng vai trò quan trọng quá trình đổi mới công nghệ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dệt Việt Nam- hiện vẫn đang bị coi sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu các nước nhập khẩu.

Đến nay, nhìn chung đã đổi mới được khoảng 30-40% thiết bị mới, nhiều máy kéo sợ, dệt vải của Trung Quốc, Ấn độ từ nhưng năm 1970-1975 vẫn còn tồn tại. Và ngành dệt đã đẩy mạnh đầu tư trên cả 3 lĩnh vực: đầu tư cải tạo nâng cấp, đầu tư mở rộng chiều sâu và đầu tư đổi mới công nghệ. Chỉ sau hơn 2 năm thực hiện, năng lực sản xuất các sản phẩm sợi đã tăng gấp đôi, từ 1 triệu cọc được nâng lên 2 triệu cọc sợi. Trong đó có những doanh nghiệp đầu tư thiết bị kéo sợi hiện đại như Phong Phú, Công ty 28, Sợi Phú Bài; đầu tư thiết bị sợi của Nhật Bản như Đông Nam, Thành Công, Việt Thắng, Nam Định, Thắng Lợi…Nhưng năm 2008, tình hình đầu tư có phần yến ắng, chủ đầu tư đàm phán xong giá cả nhưng cũng không dám ký hợp đồng, có hợp đồng rồi cũng không dám mở L/c để triển khai sản xuất máy. Việc tiêu thụ sản phẩm của ngành dệt hiện đang khó khăn nên chuyện mua thiết bị mở rộng công suất và đổi mới công nghệ cũng không được doanh nghiệp chú ý. Thêm vào đó, tỷ giá đồng euro tăng cao khiến cho các doanh nghiệp lo ngại trước khả năng trả nợ.

Về thiết bị kéo sợi

Với mức vốn đầu tư trong giai đoạn qua hiện nay ngành dệt có khoảng 2.200.00 cọc sợi đầu tư mới khoảng 400.000 cọc sợi (khoảng 15000 roto) còn lại bao gồm nhiều thế hệ khác nhau và được nhập từ các nước khác nhau, trong đó thiêt bị kéo sợi ở trình độ trung bình chiếm tỷ lệ gần 70%.

Về công nghệ và thiết bị dệt thoi :

Trong toàn ngành số máy dệt mới chiếm 15%, số lượng cải tạo mới chiếm khoảng 55%, còn lại là máy cũ không đạt yêu cầu sử dụng. Các doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư đổi mới trong thời gian qua là :Công ty dệt Phong phú, công ty dệt Huế, công ty dệt vải Hà nội. Đặc biệt công ty dệt 8/3 đầu tư 9 máy dệt khổ đổi, 18 máy dệt cao cấp của Thụy sỹ, 2 máy ống EO, dây chuyền 15000 cọc sợi và thiết bị phụ trợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về thiết bị và công nghệ dệt kim

Ngoài 216 máy dệt kim bít tất, ngành dệt kim Việt Nam hiện nay có 1450 máy dệt kim tròn và 250 máy dệt kim dọc, trong đó có 307 máy đầu tư vào giai đoạn trước năm 1985 với trình độ thiết bị công nghệ lạc hậu cung cấp 20-25 % sản lượng vải dệt kim và chủ yếu cho sử dụng nội địa.Các mặt hàng chủ yếu được dệt trên máy dệt kim dọc là tuyn, valide, còn máy dệt kim dọc là Polo_shirt,I_shirt từ sợi Pe/Co và cotton

Về thiết bị khâu hoàn tất

Đối với thiết bị khâu này, theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam thì còn sử dụng các thiết bị đã sử dụng trên 35 năm chiếm tỷ trọng 15% công suất hoàn tất, nhóm thiết bị đã sử dụng trên 20 năm chiếm 20%, thiết bị được đầu tư cách đây 10 chiếm 40% và còn lại là 25% thiết bị có năng lực hoàn tất các sản phẩm có chất lượng cao và có khả năng xuất khẩu.Ngoài ra điều cần lưu ý là việc lựa chọn hóa chất thuộc nhuộm để giảm thiểu môi trường chưa được các ngành dệt chú trọng.

b) Tình hình đầu tư thiết bị và công nghệ ngành may

Đối với việc đầu tư thiết bị và công nghệ sản xuất các sản phẩm may, thì thời gian vừa qua nhiều doanh nghiệp đã chủ động tiến hành chủ động đầu tư cải tiến công nghệ nhằm nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm và cải tiến công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh. Và vốn đầu tư cho ngành may trong giai đoạn 2005-2008 khoảng hơn 5000 tỷ đồng và kết quả mang lại là đổi mới gần 95% trang, thiết bị hiện có cả về số lượng và chất lượng, nhất là về tính năng, công dụng như: máy cắt tự động có hút khí trên bàn cắt đảm bảo độ chính xác, máy cắt đẩy tay có lực cắt khỏe, tốc độ cao, máy ép dính của Đức Nhật chất lượng tốt, năng suất cao,ngoài ra các thiết

bị chuyên dùng: 2 kim, cuốn ống,may vắt,ziczac, đính bọ, thùa bằng, thùa đầu tròn, máy mổ túi tự động… chiếm tỷ trọng 30%.

Về thiết bị công nghệ toàn ngành có khoảng trên 350.000 thiết bị các loại có thể sản xuất trên 600 triệu sản phẩm/năm .Hầu hết các thiết bị trong ngành may đều là thiết bị mới, số còn lại đầu tư cải tiến các trang thiết bị đã qua sử dụng. Đầu tư cho máy móc ngành may hiện nay dịch chuyển theo hướng tăng cường các sản phẩm cao cấp hướng đến các thị trường chiến lược.

Như vậy, nhìn chung trong thời gian qua, ngành dệt may đã tập trung vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài để đầu tư hiện đại hóa và đổi mới thiết bị công nghệ của ngành.Tuy còn nhiều máy móc thiết bị lạc hậu lỗi thời nhưng bên cạnh đó có máy móc ngang tầm khu vực và thế giới, đây là tiền đề quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may thao đổi mới mã mới và do đó tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may đã được nâng lên.

2.2.2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Với mức tăng trưởng trung bình 20% mỗi năm, và đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, ngành dệt may là ngành có người lao động tham gia làm việc thuộc hàng bậc nhất Việt Nam hiện nay với hơn 2,2 triệu lao động. Và nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Do vậy, trong giai đoạn vừa qua ngành dệt may cũng có những quan tâm đầu tư nhất định tới nguồn nhân lực của ngành mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh toàn ngành.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may cần thiết phải nâng cao được tay nghề của đội ngũ lao động từ những công nhân trong xí nghiệp dệt may trực tiếp sản xuất sản phẩm đến đội ngũ thiết kế mẫu, đội ngũ nghiên cứu,.. phải được quan tâm đầu tư đào tạo tay nghề.

Bảng 2.7 : Chi phí đào tạo nguồn nhân lực

Năm 2006 2007 2008

Số khoá đào tạo 45 47 43

Số lao động đào tạo tăng

thêm(người) 202678 229168 209514

Tổng kinh phí đào tạo

(triệu đồng) 3,500 4,200 4,000

Tỷ lệ chi phí lao

động/VĐT (%) 0.24% 0.25% 0.23%

Nguồn: Tổng hợp ở một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Các khóa đào tạo bao gồm các khóa đào tạo tay nghề cho lao động mới, đào tạo nâng cao bồi dưỡng tay nghề trong nước ngoài ra bao gồm các khóa đào tạo ra nước ngoài thông qua hệ thống các trường cao đẳng dạy nghề của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam.Và nhìn chung vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực còn rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0.24% vốn đầu tư.

Đầu tư đào tạo đội ngũ nghiên cứu và thiết kế

Việt Nam cũng mới chỉ tiến hành đầu tư 3 trung tâm nghiên cứu phục cho ngành: Viện mẫu thời trang, Viện Dệt May, Viện Nghiên cứu Bông và phát triển Nha Hồ. Các Viện nghiên cứu thuộc tập đoàn Dệt May tuy đã thực hiện rất nhiều đề tài cấp Nhà nước, Bộ và Ngành, góp phần giải quyết các vấn đề bức thiết của ngành về sử dụng nguyên liệu, ứng dụng công nghệ, song trên thực tế công tác nghiên cứu triển khai chưa thực sự đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, nhất là trong thiết kế mẫu, phát triển các mặt hàng có giá trị là do trình độ đội ngũ nghiên cứu còn hạn chế. Do kinh phí đầu tư cho nghiên cứu đầu tư còn thấp, ngoài dự án đầu tư lớn “Tăng cường năng lực đào tạo và phát triển Viện “ do Bỉ tổ chức với vốn lên tới 14,776 tỷ đồng cho đến nay gần như chưa nhận được nhiều sự đầu tư lớn khác.

Bên cạnh đó việc đào tạo đội ngũ có trình độ thạc sỹ và tiến sĩ cho ngành dệt may chỉ có trường Đại học Bách khoa Hà Nội.Việc cử đi đào tạo trên đại học ở nước ngoài thu hẹp trong thời gian qua.

Đầu tư đào tạo cán bộ kỹ thuật và lao động sản xuất

Bên cạnh đó chính sách đầu tư và đào tạo cán bộ công nghệ cũng chưa được quan tâm đúng mức, ngoài 3 trường đào tạo được xây bằng vốn ngân sách nhà nước là Dự án Dệt May Nam Định với số vốn 6.945 triệu đồng, Trường trung học kỹ thuật may và trung tâm I và II ( nay chuyển thành trường cao đẳng công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội và Hồ Chí Minh ) với số vốn 12,885 triệu đồng từ năm 1996 đến nay mới có thêm trường cao đẳng nghề Long Biên và cao đẳng Nguyễn Tất Thành. Do đó số lao động được đào tạo hàng năm không đủ đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có tay nghề cao của ngành.Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, thiếu đội ngũ lao động chất lượng cao khiến các sản phẩm “made in Việt Nam” khó có chỗ đứng trên thị trường quốc tế, và các sản phẩm dệt may của

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 27 - 40)