Giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 73 - 75)

Cơ sở giải pháp: Nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất, quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và ngành dệt may nói riêng.Theo những phân tích trong chương 2, có thể thấy giá trị gia tăng trong ngành dệt may Việt Nam thấp do giá nguyên phụ liệu thường chiếm khoảng 65% giá trị sản phẩm. Do đó,nếu không chú trọng đến đầu tư con người cũng như quản lý tốt lao động sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể là, đối với lao động dệt may, cần đặc biệt quan tâm đến các đối tượng sau:

- Khâu tiếp thị và bán hàng: Trước hết cần hiểu rằng tiếp thị không chỉ đơn thuần là việc chào mời khách hàng bằng những sản phẩm sẵn có mà còn phải xem bắt nguồn từ khâu thiết kế mẫu mốt mới.. Do đó cần ưu tiên đào tọa một lực lượng bán hàng đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn và được huấn luyện các kỹ năng nghiệp vụ, trang bị những kiến thức cần thiết về khách hàng, đối thủ cạnh tranh về đặc điểm sản phẩm, để trở thành lực lượng có khả năng thực hiện tốt công việc chào hàng khi tiếp xúc với khách. Ngoài ra để bắt kịp với trình độ phát triển thế giới, giảm bớt sự thua thiệt trong kinh doanh xuât khẩu, cần tập trung đầu tư mạnh mẽ cho đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang cả về trình độ kiến thức và cơ sở vật chất cho thực nghiệm, bên cạnh đó khuyến khích các hoạt động giao lưu cả trong và ngoài nước để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.

- Đối với cán bộ quản lý các cấp, cả về kinh tế và kỹ thuật: Tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ với các tiêu chuẩn theo chức danh quản lý và nghiệp vụ rõ ràng. Đối với cá nhân không đảm bảo yêu cầu, cần phải được đưa ra khỏi các vị trí quản lý, hoặc sa thải hoặc phân bố công việc phù hợp. Các doanh nghiệp cũng nên thường xuyên giao lưu, học hỏi các doanh nghiệp điển hình trong Ngành, các mô hình quản lý tốt của các liên doanh, kể cả các mô hình quản lý tốt ở nước ngoài.

- Đối với lực lượng nghiên cứu khoa học: Đầu tư các trang thiết bị máy móc và phương tiện thí nghiệm hiện đại, đủ khả năng thiết kế và hình thành các sản phẩm mới sẽ tạo môi trường cho đội ngũ nghiên cứu có điều kiện nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả và chất lượng của các nghiên cứu thì các nghiên cứu nên gắn với nhu cầu như các đơn đặt hàng của doanh nghiệp hơn là vẫn tồn tại dưới hình thức nghiên cứu theo đề tài và kinh phí nhà nước. Đó là điều kiện phát triển của nền sản xuất hàng hóa và là mảnh đất tốt để những tài năng khoa học sáng tạo và hưởng thụ theo sự cống hiến của mình.

- Đối với công nhân : Việc cần làm ngay là nâng cao tay nghề của công nhân may để đáp ứng được những đòi ngày càng cao của thị trường.Ngoài việc đào tạo bồi dưỡng, cần có chính sách để giữ chân các thợ giỏi bằng chính sách lương, thưởng,... và lấy đó làm các hình mẫu nhân rộng thông qua các cuộc thi tay nghề giỏi.

Việc tiếp nữa đó là cần quan tâm cải tiện điều kiện làm việc của người lao động, để cùng với kỹ năng sẽ tăng năng suất lao động rút ngắn khoảng cách và dần dần theo kịp năng suất lao động trong lĩnh vực dệt may của các nước trong khu vực. Lao động dệt may là loại lao động nặng nhọc bởi môi trường lao động bị ô nhiễm do bụi, nóng ồn… làm cho nhiều loại bệnh nghề nghiệp xuất hiện, trong khi đó lao động nữ lại chiếm đa số với thu nhập chưa cao không tương sức với sức lao động hao phí là một trong nguyên nhân dẫn đến cuộc đình công và mâu thuẫn giữa công nhân và chủ xí nghiệp.Theo đó, ngành cần kiến nghị với cấp trên và các cơ quan liên quan để bổ sung các chế độ đãi ngộ thích hợp với lao động của Ngành, đặc biệt là lao động nữ: Các chế độ tiền lương, bồi dưỡng độc hại, ca 2, thai sản hưu trí…

Tóm lại ,việc đầu tư cho con người phải được tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu mới tạo được hiệu quả tổng hợp cuối cùng, đó là hình thành nên một đội ngũ lao động có tay nghề đáp ứng với từng khâu quá trình sản xuất phân phối sản phẩm, góp phần gắn kết giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ lao động.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w