Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 52 - 64)

Thứ nhất, Doanh thu sản phẩm tăng nhưng chưa tương xứng với quy mô phát triển. Bởi xét trên bình diện thế giới với các đối thủ cạnh tranh, như ví dụ điển hỉnh là Trung Quốc: tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc trong tháng 1/2005 - tháng đầu tiên sau khi Hiệp định Dệt may Đa sợi (ATC) kết thúc - đạt 8,41 tỷ USD, tăng 28,77% so với cùng kỳ năm 2004 trong khi Việt Nam chỉ tăng 14.71% .Như vậy có thể thấy, tuy các cơ hội đến với các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều nhưng vẫn chưa nắm bắt và tận dụng được hết những cơ hội đó.

Nguyên nhân: Nguyên nhân sâu xa, đó là từ chính bên trong của các doanh nghiệp, ngành…như việc xoá bỏ quota của EU, ký kết hiệp EPA với Nhật Bản mặc dù thời cơ lớn vươn mình ra thị trường đã đến, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều rất dè dặt bước chân vào thị trường vì khi đó, việc cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn. Chính bản thân các doanh nghiệp cũng nhận thấy khả năng cạnh tranh của họ về mặt hàng này so với các đối thủ cạnh tranh còn thua xa.

Thứ hai,Việt Nam rất khó có thể tiếp tục sử dụng được chiến lược giá cả trong việc nâng cao sức cạnh tranh bởi lẽ hầu hết giá bán sản phẩm thường cao hơn hoặc không phù hợp với chất lượng sản phẩm có, trong khi các nước cạnh tranh trực tiếp như Trung Quốc và Banglades cũng sử dụng chính sách hạ giá thành sản phẩm trong khi chất lượng sản phẩm của họ lại có ưu thế hơn sản phẩm Việt Nam

Nguyên nhân: Chúng ta chưa tự chủ được nguồn nguyên nhiên vật liệu, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất phải nhập đến 80% nguyên vật liệu. Hoặc nếu có sử dụng nguồn nguyên liệu vật liệu trong nước thì chất lượng không đảm bảo với các yêu cầu

về tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu .Bên cạnh đó, việc mất cân đối về năng lực công nghệ giữa ngành dệt và ngành may nên không tạo được tính liên kết giữa các sản phẩm dệt, vải làm nguyên liệu cho sản phẩm may mặc.

Thứ ba, Thực tế là hình thức xuất khẩu sản phẩm dệt may chủ yếu hiện nay của Việt Nam vẫn là gia công. Hình thức xuất khẩu theo phương thức FBO chỉ chiếm khoảng 30% giá trị xuất khẩu, tuy là theo phương thức FOB nhưng phần nhiều vẫn là FOB theo hình thức cấp 2, nhận mua nguyên liệu theo yêu cầu đơn đặt hàng chưa thực sự chủ động trong việc lựa chọn mua nguyên liệu bán thành phẩm.

Nguyên nhân: chủ yếu là do nguồn lao động dồi dào nhưng không có chất lượng và năng suất không cao.Theo thông kế của Hiệp hội dệt may Việt Nam thì năng suất lao động trung bình của khu vực dệt may chỉ đạt 38,437 trVND/người bằng 43,11% năng suất lao động trung bình tại khu vực công nghiệp là 89.162 trVND/người, do vậy hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam thường chỉ đáp ứng được những đơn đặt hàng đơn giản, dễ làm.

Thứ tư , Chất lượng các sản phẩm khi sử dụng vải trong nước thì không đáp ứng được yêu cầu khách hàng về vải. Bên cạnh đó có một số lượng lớn các doanh nghiệp dệt may chưa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào sản xuất, cũng như chưa đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái nên chất lượng sản xuất ra không đồng đều, gây tâm lý không tốt cho khách hành

Nguyên nhân : Do chúng ta chưa xây dựng và hoàn thiện được hệ thống các tiêu chuẩn hoàn chỉnh, hiện tại có khoảng 258 tiêu chuẩn TCVN, 35 tiêu chuẩn ngành những ít quy định kỹ thuật đối với tất cả các sản phẩm, không kể đến các tiêu chuẩn không còn phù hợp với điều kiện hiện tại. Nguyên nhân nữa là do bản thân các doanh nghiệp chưa nhận thức rõ được việc tiến hành cải tiến chất lượng sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu nào. Và hơn thế nữa là nguồn nhân lực trong ngành may mặc không được đào tạo bài bản, luôn phải làm tăng ca, thêm giờ lương thấp cũng ảnh hướng đến chất lượng sản phẩm

Thứ năm, Giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may thấp.

Có một thực tế rằng, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng nhanh, giá trị cao nhưng giá trị gia tăng thu được trên thực tế lại nhỏ, trung bình chỉ khoảng 25% đến 30%.

Hình 2.9 : So sánh kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu và kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm dệt may

(Đơn vị : triệu USD)

Nguồn:Báo cáo tổng kết Bộ Công Thương 2005-2008

Có thể thấy rằng dù giá trị xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao 9,12 tỷ USD vào năm 2008 thì giá trị nhập khẩu cũng đạt 8.05 tỷ USD, chỉ chênh lệch 1.065 tỷ USD còn thấp hơn năm 2007 khi chênh lệch giữa giá trị xuất và nhập là 1.118 tỷ USD.

Để làm rõ hơn hiện trạng giá trị gia tăng thu được ở các sản phẩm dệt may, chúng ta đi xem xét cụ thể ở một sản phẩm sơ mi của công ty May 10.

Bảng 2.17 :Kết cấu giá thành sản phẩm sơ mi nam tại công ty cổ phần May 10 giai đoạn 2005-2009 Đơn vị :USD STT Tổng hợp(bao gồm % hao phi) 2005 2006 2007 2008 2009 1 Vải+ dựng (nhập) 2.375 2.388 2.39 2.425 2.444 2 Phụ liệu ngoại 0.0075 0.0076 0.0076 0.008 0.008 3 Phụ liệu nội 0.72 0.74 0.732 0.77 0.769 4 Vận chuyển 0.0034 0.0034 0.0034 0.0036 0.0035 5 Giá CM 0.7 0.7 0.72 1.2 0.92 6 Chi phí (Tổng 15) 7 Hoa hồng (3% *Giá FOB) 8 Tổng chi phí 3.9322 3.9698 3.9892 4.556 4.2879 9 Dự phòng (2%* Giá FOB) 10 Số dư

(Giá FOB- tổng chi phí- dự phòng)

11 Giá FOB

(Tổng 8 10)

Nguồn: Báo cáo phương án kết cấu giá thành của công ty cổ phần may 10

Với số liệu cho từ bảng kết cấu giá thành sản phẩm sơ mi của công ty may 10, có thể thấy hầu như toàn bộ các nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm sơ mi công ty đều phải đi nhập khẩu từ các nhà nhập khẩu đối tác là Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, còn lại sự góp mặt của các nhân tố trong nước rất nhỏ trong cơ cấu giá trị của sản phẩm sơ mi chỉ là ở phụ liệu, một phần vận chuyển và giá nhân công.Do đó mặc dù doanh thu từ sản phẩm lớn nhưng giá trị gia tăng mà sản phẩm đem lại lại không đáng là bao. Đề tài sẽ tiến hành tính toán giá trị gia tăng của sản phẩm sơ mi thông qua sự thể hiện giá trị quốc gia để có thể thấy rõ hơn điều này

Theo quan điểm phân tích của đề tài:

Giá trị gia tăng của sản phẩm là giá trị được tạo ra từ việc sử dụng các nhân tố trong nước hoặc nội tại của doanh nghiệp, phát sinh trong tất cả các khâu trong chuỗi

giá trị sản phẩm -khâu thiết kế,khâu chuẩn bị sản xuất, khâu sản xuất, khâu phân phối- theo đó mà hình thành nên giá trị quốc gia của sản phẩm đó .

Với quan điểm này cùng với kết cấu giá thành của sản phẩm thì giá trị quốc gia của sản phẩm sơ mi có thể được tính từ các yếu tố sau:

- Trong khâu thiết kế: do thiết kế phụ thuộc vào đối tác đặt hàng nên giá trị ở khâu này coi bằng 0

- Trong khâu chuẩn bị sản xuất:

Chi phí cho nguyên liệu chính là vải và dựng và phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hồng Kông nên không tạo giá trị quốc gia, chỉ có chi phí cho phụ liệu nhập từ nhà sản xuất trong nước và do công ty sản xuất được cấu thành tạo giá trị.

- Trong khâu sản xuất : chi phí gia công sử dụng đội ngũ công nhân trong nước nên cấu thành tạo giá trị, các khấu hao máy móc đã tính chung trong giá CM.

- Trong khâu phân phối bán hàng: chi phí vận chuyển được tính cấu thành giá trị, còn chi phí hoa hồng với nhà tư vấn, trung gian bán hàng ở nước ngoài nên không cấu thành tạo giá trị, ngoài ra còn phần giá trị tạo ra từ chênh lệch giữa tổng chi phí và giá bán đem lại hay phần lợi nhuận trên một sản phẩm của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do sản phẩm bán hàng theo đơn đặt hàng nên giá trị thương hiệu của sản phẩm thuộc về nhà nhập khẩu nên giá trị quốc gia sản phẩm sơ mi dài tay làm gia công không có yếu tố này.

Theo phân tích ở trên áp dụng với số liệu của năm 2009 ta có được giá trị quốc gia của sản phẩm là

Giá trị quốc gia =Chi phí phụ liệu nội+ Vận chuyển+ giá CM + Dự phòng + Số dư =0.769+ 0.0035+ 0.92 + 0.0956 +0.3965

= 2.1846(USD)

So sánh với giá FOB và tổng chi phí có

Giá trị quốc gia/Giá FOB =2.1846/4.78= 0.457(~ 45,7%) Giá trị quốc gia/Tổng chi phí=2.1846/4.2879=0.509 (~50.9%)

Như vậy có thể thấy phần tạo ra nhiều giá trị nhất của sản phẩm sơ mi là vải chính và dựng thì công ty phải nhập chiếm đến trên 50% giá trị của sản phẩm, còn lại

trong giá trị quốc gia của sản phẩm thì phần đem lại giá trị nhiều nhất thuộc về khâu gia công. Điều này minh chứng thêm, giá trị gia tăng mà các sản phẩm dệt may Việt Nam mới dừng ở gia công, sản xuất.

Sử dụng tính toán ở trên cho các năm ta có Bảng và biểu sau:

Bảng 2.18: Giá trị gia tăng của sản phẩm sơ mi

2005 2006 2007 2008 2009

Giá trị quốc gia của sơ mi

(USD) 1.7012 1.8336 2.0062 2.3976 2.1846

Tổng chi phí (USD) 3.9322 3.9698 3.9892 4.556 4.2879

Giá bán (USD) 4.21 4.36 4.54 4.98 4.78

Giá trị quốc gia/Tổng chi

phí(%) 43.26% 46.19% 50.29% 52.63% 50.95%

Giá trị quốc gia/ Giá bán

(%) 40.41% 42.06% 44.19% 48.14% 45.70%

Hình 2.10: Giá trị quốc gia của sản phẩm sơ mi

Nguồn:Công ty cổ phần may 10

Như vậy nếu xét trên bình diện chuỗi giá trị của thế giới thì Việt Nam chỉ đảm nhiệm ở khâu sản xuất gia công- 1 khâu được coi là tạo giá trị thấp nhất trong toàn bộ chuỗi giá trị.

Nguyên nhân : Đó là do năng lực thiết kế sản phẩm không phát triển tương xứng với sự phát triển của ngành, khả năng cung cấp nguyên phụ liệu trong nước không đáp ứng yêu cầu sản phầm, và phương thức và cách thức phân phối sản phẩm chưa được làm tốt.

Thứ sáu, đó là uy tín của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường chưa cao. Hiếm hoi lắm khi chúng ta tìm kiếm một nhãn hiệu Việt trên thị trường Mỹ hay EU, Nhật Bản- các thị trường được coi là chủ lực của sản phẩm xuất khẩu dệt may Việt Nam. Cho đến nay, các sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn bị nấp bóng sau các nhãn hiệu của các nước trung gian. Vậy thử hỏi, đến khi nào hàng hoá của Việt Nam mới trực tiếp đến được với tay người tiêu dùng, và đến khi nào người tiêu dùng trên, thị trường thế giới mới có được ý niệm về sản phẩm dệt may Việt Nam

Ngoài ra, những nguyên nhân cụ thể ở từng vấn đề tồn tại của năng lực cạnh tranh sản phẩm, thì có một nguyên nhân chung là do hoạt động đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may chưa thực sự hiệu quả và quá trình đầu tư còn thiếu vốn.Điều này được hiểu cụ thể là:

Khó khăn trong việc thu hút vốn

Cơ cấu sở hữu vốn đã có sự thay đổi trong giai đoạn vừa qua,nguồn vốn sử hữu Nhà nước giảm mạnh,các doanh nghiệp dều phải tự lo các vốn cố định và vốn lưu động bằng cách vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng.Để có thể tiếp tục đầu tư cho tài sản cố định,các doanh nghiệp nhà nước đã phải dung các khoản vốn vay là chủ yếu.Thời gian do sự biến động của thị trường, làm lãi suất ngân hàng biến động rất lớn,quá cao so với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp,khiến cho nhiều doanh nghiệp không tiến hành vay,dẫn đến năng lực đầu tư mới của Ngành nói chung bị hạn chế.

Trong khi đó các khoản tín dụng ưu đãi của Nhà nước không phải dễ dàng có được, nên cơ hội đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ ở các doanh nghiệp không có nhiều.Một số doanh nghiệp, vì không có nguồn vay dài hạn đã phải vay ngắn hạn và trung hạn để đầu tư, lãi không trả kịp đã dẫn đến tình trạng nợ lớn, có nguy cơ phá sản.

Tình trạng thiếu vốn còn trầm trọng hơn do các thủ tục thuế chấp nhận cho vay và giải nhân còn rườm ra, gây nhiền nhiễu làm mất cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp.Các doanh nghiệp quốc doanh rất khó tiếp cận với thị trường tài chính chính thức mà chủ yếu là huy động vốn từ thị trường tài chính phi chính thức nên rủi ro cao.Điều đó khiến doanh nghiệp thiếu thiết bị và công nghệ hiện đại,giảm khả năng sản xuất các loại vải cao cấp phục vụ cả tiêu dụng nội địa và xuất khẩu.

Sử dụng vốn không hiệu quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu coi thiếu vốn là nguyên nhân khách quan,thì việc sử dụng vốn không hiệu quả là nguyên nhân chủ quan dễn đến việc khó khăn trong đầu tư của các doanh nghiệp dệt may.Đó là hiện tượng phân tán nguồn lực,đầu tư dàn trải, manh mún theo xu hướng tự cân đối, khép kín, mà nguyên nhân sâu xa của nó là thiếu một chiến lược và quy hoạch kịp thời, phù hợp với nhu cầu phát triển Ngành.Các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp dệt chưa có một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý cho việc đổi mới máy móc thiết bị, cải tảo cơ sở hạ tầng sản xuất.

Và có thể nói thiếu vốn là một trong những trợ ngại lớn nhất, nguyên nhân sâu xa cơ bản nhất hạn chế tác động tích cực của đầu tư tới nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Tóm lại, mặc dù đã có những bước tiến quan trọng trong những năm qua, tuy nhiên với những tồn tại, yếu kém của mình. Dường như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam đang phải bắt đầu từ con số 0. Nếu muốn tiếp tục cuộc ganh đua với các đối thủ khác trên thị trường thế giới thì các vấn đề nêu trên cần được quan tâm, và nhanh chóng giải quyết triệt để.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY

3.1.Phân tích điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội - thách thức của ngành dệt may(ma trận SWOT)

3.1.1.Phân tích điểm mạnh điểm yếu của ngành Dệt may

3.1.1.1.Về nguồn nhân lực Điểm mạnh(S):

-Giá nhân công trong ngành may mặc của Việt Nam rẻ hơn nhiều so với một số nước trong khu vực và thế giới.Tiền lương công nhân trong ngành hiện nay chỉ cao gấp 2 lần tiền lương tối thiêủ.Giá nhân công rẻ --> chi phí thấp --> giá thành sản phẩm rẻ -->tạo lợi thế cạnh tranh trong sản phẩm may mặc.

-Người lao động cần cù,chăm chỉ ,và khéo leó nên có những sản phẩm yêu cầu tay nghề thủ công rất độc đáo,đặc sắc và có sự khác biệt.Điều này tạo lợi thế cạnh tranh, và như vậy giúp Việt Nam có những thuận lợi lớn trong xuất khâủ ,và trong việc taọ dựng các làng nghề để phát triển ngành,Có khả năng sản xuất được các loại sản phẩm phức tạp, chất lượng cao, được phần lớn khách hàng khó tính chấp nhận.

Điểm yếu (W):

-Thiếu lao động kỹ năng trung cao cấp về công nghệ, thương mại, quản trị.Giá lao động rẻ nhưng chất lượng lao động không cao ,đặt biệt lao động có trình độ chuyên môn thấp chiếm 60% nên nâng suất lao động thấp,so với các nước trong khu vực thì nâng suất lao động của ngành dệt may nước ta chỉ bằng 2/3.Lương thấp gây ra tình trạng di chuyển lao động trong cùng ngành hoặc ra khỏi ngành làm cho việc đào tạo chuyên môn gặp nhiều khó khăn.Thiếu lao động kỹ năng trung cao cấp về công nghệ, thương mại, quản trị.

- Thiếu công nhân cục bộ ở các thành phố lớn,các khu công nghiệp mà ngay cả tại các tỉnh mà dệt may mới phát triển như Hài dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 52 - 64)