Giải pháp đầu tư nâng cao năng lực công nghệ và thiết bị:

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 75 - 93)

Đầu tư nâng cao năng lực công nghệ và thiết bị là cũng là một biện pháp quan trọng trong các biện pháp về đầu tư, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng Dệt- May Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư để nâng cao năng lực công nghệ và thiết bị trong ngành Dệt-May cần đi theo một số định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất: Chuyên môn hóa cao ở từng doanh nghiệp và đa dạng hóa ở quy mô toàn Ngành:

Cơ sở giải pháp: Để có thể xác định và hình thành nên một số sản phẩm mũi nhọn theo mục tiêu đề ra trong kỳ kế hoạch 5 năm thì ngay bây giờ ở qui mô Ngành đó là dựa trên cơ sở thế mạnh của từng doanh nghiệp để xác định cơ cấu mặt hàng, từ đó có một lộ trình đầu tư thích hợp.

Chuyên môn hóa cao là định hướng quan trọng cho mỗi doanh nghiệp trong quá trình đầu tư. Tuy nhiên, việc chuyên môn hóa theo nhu cầu của thị trường và sự phân công sản xuất của ngành không thể tránh khỏi trường hợp một số doanh nghiệp sẽ có chung sản phẩm mũi nhọn, điều này vô hình chung nếu không giải quyết tốt sẽ tạo sự dư thừa hoặc cạnh tranh không cần thiết. Trong trường hợp đó, cần sử dụng các lợi thế về quy mô để tạo sự liên kết và tận dụng về năng lực công nghệ , thiết bị của những doanh nghiệp gần nhau.

Cụ thể , để thực hiện được những phương châm này, từng doanh nghiệp dệt may sau khi xác định được sản phẩm mũi nhọn của mình dựa trên phân tích đánh giá lợi thế và năng lực của doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tư cho các khâu yếu trong dây chuyền sản xuất của mình ,đặc biệt ở các khâu ảnh hưởng mang tính quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Tập đoàn sẽ phải có kế hoạch trợ giúp các chương trình đầu tư này khi doanh nghiệp gặp khó khăn- đây cũng là việc làm cần thiết trong thời điểm kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái như hiện nay.

Bên cạnh hình thức chuyên môn hóa , đa dạng hóa ở quy mô ngành sẽ là cơ sở để ngành đầu tư sản xuất theo nhiều tầng công nghệ.

Cụ thể, đối với các khâu kéo sợi, nhuộm hoàn tất là các khâu quan trọng trong dây chuyền sản xuất, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm, cần phải đi thẳng vào công nghệ hiện đại và tổ chức sản xuất ở quy mô công nghiệp. Các khâu còn lại như dệt và may sản phẩm có thể tiến hành đồng thời theo phương thức sản xuất tập trung hoặc phân tán, vừa sử dụng nhiều trình độ công nghệ khác nhau như thủ công hoặc bán cơ khi, cơ khí và tự động hóa, tùy theo từng mặt hàng và đối tượng phục vụ.

Như vậy, đầu tư công nghệ theo kiểu nhiều tầng trước hết sẽ góp phần tiết kiệm vốn đầu tư và sau nữa sẽ là tiền đề quan trọng tạo sự liên kết về kinh tế - kỹ thuật giữa các doanh nghiệp với nhau, không tạo sự phân biệt doanh nghiệp trung ương hay địa phương, doanh nghiệp nhà nước hay thuộc thành phần kinh tế khác trên cùng lãnh thổ.

Ngoài ra, đầu tư như vậy sẽ huy động và tận dụng được mọi nguồn lực trong và ngoài nước với nhiều quy mô khác nhau cả về vốn và lao động, có khả năng nhanh chóng đáp ứng được các yêu cầu đa dạng và ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng của thị trường trong nước, đồng thời có khả năng tiếp cận với thị trường nước ngoài để phát triển xuất khẩu.

Thứ hai, Đầu tư phát triển công nghệ một các hiệu quả để giảm bớt sự mất cân đối về năng lực sản xuất toàn Ngành và tăng cường sự liên kết giữa Dệt và May

Thông qua các phân tích ở chương 2, có thể nhận thấy kết quả của sự đầu tư phân tán, tự phát đã dẫn đến tình trạng mất cân đối nghiêm trọng ở nhiều khâu và nhiều năng lực sản xuất bị dư thừa. Bởi vậy, trong thời gian tới cần tiến hành theo hướng là kết hợp giữa đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng, đầu tiên sẽ là chủ động đầu tư chiều sâu, từng bước giảm sự mất cân đối giữa các khâu, đặc biệt là 2 khâu sợi và dệt, tiếp theo sẽ tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài để bổ sung cho đầu tư khi có điều kiện.

- Đối với các loại công nghệ hiện đã có phổ biến ở Việt Nam: bao gồm các thiết bị như kéo sợi cọc nồi, dệt kiểu thoi ( dệt kiếm, dệt thổi khí, dệt phun nước, dệt thoi kẹp), dệt kim, nhuộm- in hoa- hoàn tất các loại vải may mắc thông dụng, cần tập trung vốn tín dụng đầu tư ưu đãi của nhà nước để cải tạo, nâng cấp, đổi mới và mở rộng các cơ sở sản xuất hiện có nhằm tăng sản lượng và cải thiện chất lượng sản phẩm. Trong đầu tư cần chú trọng cả nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư thiết bị phụ trợ, hệ thống kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm, đào tạo con người, nghiên cứu tiếp nhận công nghệ chuyển giao, đổi mới phương pháp và tinh giảm cơ cấu điều hành, thậm chí thuê tư vấn nước ngoài trong điều hành sản xuất. Kết hợp đầu tư để tách thành các xí nghiệp vừa và nhỏ, theo nhóm thành phẩm hoặc bán thành phẩm có thể thương mai hóa được trên thị trường như sợi riêng, dệt riêng, hoàn tất riêng hoạc đối đa chỉ liên hợp hai khâu với nhau.

Do là khu vực công nghệ đã phổ biến ở Việt Nam nên đầu tư phải tiến hành đồng thời cho tất cả các ngành như : kéo sợi, dệt vải, dệt kim, in- nhuộm-hoàn tất. Mục tiêu đầu tư cho khu vực này nhằm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm các loại vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Đối với các loại công nghệ hiện chưa có hoặc có rất ít ở Việt Nam ( công nghệ tạo ra các sản phẩm mới ) như kéo sợi roro,kéo sợi thổi khí, công nghệ sản xuất vải kỹ thuật, sản xuất phụ liệu may mặc… Với những loại công nghệ này cần khảo sát, nghiên cứu thị trường gấp và ra quyết định đầu tư nhanh, triển khai đầu tư khẩn trưởng để tạo ra sản phẩm mới. Đối với loại đầu tư này, cần ưu tiên đầu tư từ cuối dây chuyên ( thành phẩm ) ngược về đầu dây chuyên ( bán thành phẩm).Nên đầu tư thành các công ty độc lập hoặc ghép các công ty hiện có theo nhóm sản phẩm.

Đối với thiết bị ngành may: nên tập trung đầu tư khâu thiết kế thời trang, khâu trải và cắt vải, đổi mới phương pháp, thay đổi và tinh giảm hệ thống điều hành.Các doanh nghiệp cần nghiên cứu điển hình từ các nước tiên tiến, lựa chọn công ty tư vấn, đào tạo và tiếp nhận phương pháp mới. Đối với các dự án đầu tư ngành may, ưu tiên việc sử dụng vốn tự có hoặc vốn trích từ khấu hao cơ bản cho tái đầu tư. Tổ chức tốt đội ngũ cán bộ, công nhân để tiếp thu tốt cho các công nghệ nhập, ổn định sản

xuất, tiến tới làm chủ được công nghệ nhập để phát triển sản xuất. Có thể tự sản xuất một số phụ tùng thay thế để phát huy hết công suất của thiết bị và khả năng công nghệ để tạo ra sản phẩm có giá trị cao.

Đẩy mạnh các hoạt động, sáng kiến, sáng chế để tạo ra các giải pháp công nghệ, bí quyết sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra mặt hàng có giá trị cạnh tranh cao để nâng dần trình độ công nghệ sản xuất của toàn ngành, từng bước hòa nhập được vào công nghệ nhập và công nghệ nội sinh.

Thực hiện chuyển giao công nghệ với mọi thành phần kinh tế. Những doanh nghiệp lớn, có nhiều vốn có thể nhập thiết bị công nghệ cao để sản xuất hàng xuất khẩu, đồng lại chuyển giao lại các thiết bị, công nghệ hiện đại cho một số cơ sở nhỏ để củng cố, cải tiến nâng cao thành công công nghệ nội sinh. Có thể tiến hành điều chuyển tài sản trong nội bộ các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dệt-May Việt Nam sẽ làm giảm bớt sự mất cân đối về năng lực sản xuất của toàn Ngành và dư thừa năng lực sản xuất cục bộ ở từng doanh nghiệp, phù hợp với chủ trương chuyên môn hóa cao. Thậm chí, kể cả trong trường hợp, dù doanh nghiệp đã đầu tư thiết bị và công nghệ để sản xuất một chủng loại mặt hàng nào đó, nhưng trong quá trình sản xuất nhận thấy không hiệu quả so với các doanh nghiệp khác và việc khắc phục là khó có thể thực hiện được thì cũng nên chuyển giao cả thiết bị và công nghệ cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn. Lợi ích của cả ngành cần phải được đặt lên trên lợi ích cục bộ của từng địa phương, từng doanh nghiệp.

Thứ ba, Tạo môi trường tốt cho đầu tư và chuyển giao công nghệ:

Cơ sở giải pháp: Những năm qua, đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngành Dệt May đã thu được một số kết quả quan trọng, song cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế cơ bản đó là chưa hình thành một môi trường đầu tư và chuyển giao công nghệ phù hợp, thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Nguồn thông tin về công nghệ thiếu : Khi muốn đầu tư một công nghệ mới, các chủ đầu tư Việt Nam hãy còn dựa nhiều vào sự giới thiệu của các hãng nước ngoài vì sự yếu kém trong khả năng thu thập và xử lý thông tin nên chưa tìm kiếm được thông tin đúng,đủ, phù hợp để so sánh đối chiếu nhằm lựa chọn các công nghệ

phù hợp với điều kiện của mình. Chính tình trạng nghèo nàn về thông tin đó đã dẫn đến không ít trường hợp một số thiết bị khi doanh nghiệp nhập về không sử dụng được do thiếu đồng bộ. Ngoài ra, những trường hợp phải mua đắt khoảng 10 đến 15% so với giá trị thực của thiết bị, công nghệ nhập vẫn diễn ra.

-Chưa có lộ trình phát triển khoa học- công nghệ đầy đủ: thiếu một chiến lược tổng thể và một lộ trình khoa học- công nghệ đầy đủ và phù hợp đã làm cho các doanh nghiệp lúng túng trước việc lựa chọn hướng đầu tư. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư đều do sức ép của thị trường chứ không phải theo một kế hoạch chủ động được xây dựng. Đó chính là lí do dẫn tới hiện tượng đầu tư tràn lan, làm dư thừa năng lực. Thêm nữa, cũng đã có hiện tượng một số doanh nghiệp nhập một số thiết bị và công nghệ quá hiện đại, vượt xa với trình độ khoa học – công nghệ hiện tại của ngành trong khi doanh nghiệp không có khả năng tiệp nhận công nghệ nên thiết bị mua về không phát huy được tác dụng.

- Chưa hình thành được một thị trường công nghệ thực sự sôi động.: Đây thực sự không phải là hạn chế của chỉ riêng ngành Dệt-May mà còn xuất hiện ở nhiều ngành kinh tế- kỹ thuật khác của nước ta. Những năm gần đây,ngành mới dần có các hội nghị triển lãm về công nghệ nhưng còn rất ít và chưa đủ tạo nên một thị trường sôi động cung cấp những thông tin về cập nhập công nghệ trên thế giới, hay các doanh nghiệp vẫn phải đi nhập khẩu các thiết bị mà ko biết rằng hoàn toàn có thể mua được trong nước.

Do vậy, từ những hạn chế cơ bản được chỉ ra ở trên, trong thời gian tới, để hoạt động đầu tư đúng hướng và có hiệu quả, cần nhanh chóng tạo lập một môi trường công nghệ thuận lợi, đầu tiên đó là xây dựng dựng lộ trình công nghệ của Ngành cho giai đoạn từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020, bên cạnh đó hoàn thiện hệ thống thông tin công nghệ và thúc đẩy thị trường công nghệ hoạt động mạnh mẽ hơn

Việc thực thi các giải pháp trên sẽ vừa tăng quyền chủ động cho chủ đầu tư, nhưng đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của người đi đàm phán, kiếm soát được công nghệ nhập và hạn chế được những tổn thất không đáng có hiện nay.

3.3.3.Giải pháp đầu tư tăng cường hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm:

Cơ sở giải pháp: Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là sau năm 2005, khi hạn ngạch và các hàng rào phi thuế quan khác được bãi bỏ, thị phần của mỗi nước xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Do đó đối với sản phẩm may mắc các biện pháp cạnh tranh “ phi giá cả” trước hết là cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, trong rất nhiều trường hợp trở thành yếu tố quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm khi mà người tiêu dùng sử dụng chúng không phải chỉ đơn thuần vì mục đích sử dụng mà còn vì mục đích trang trí. Và khách hàng sẵn sàng trả giá cao khi lựa chọn được sản phẩm có chất lượng, kiểu cách, mẫu mã thỏa mãn nhu cầu. Theo đánh giá trong chương 2 thì hầu hết các doanh nghiệp may đã chú trọng đến công tác quản lý chất lượng, tuy nhiên hoạt động này lại không diễn ra đều khắp ở cả hai ngành Dệt và May, đó cũng lí do căn bản vẫn còn nhiều phán nàn khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Do đó, để tăng cường cho công tác quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm, cần quan tâm tới các lĩnh vực sau:

- Thứ nhất: Đầu tư hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn hóa

Có một bất cập hiện nay trong hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam hiện nay đó là tốn tại nhiều cấp tiêu chuẩn như cấp quốc gia (TCVN), cấp ngành và thậm chí ở cả cấp doanh nghiệp. Việc cùng lúc có nhiều tiêu chuẩn giá chất lượng đã làm thiếu tính thống nhất và đồng đều về chất lượng của các sản phẩm dệt may Việt Nam, mà không phải ai cũng có thể dễ dàng so sánh, đánh giá được và tất yếu người chịu thiệt thòi đầu tiên chính là người tiêu dùng.

Do đó giải pháp mà đề tài đưa ra đó là cần xóa bỏ sự tồn tại song song của nhiều bộ tiêu chuẩn chất lượng như hiện nay chỉ nên giữ lại tiêu chuẩn cấp quốc gia được nghiên cứu thống nhất từ các bộ tiêu chuẩn cấp ngành và doanh nghiệp và được phân cấp theo nhiều cấp chất lượng khác nhau với các tiêu chí rõ ràng theo từng cấp , sẽ được đánh theo thứ tự từ 1 đến 4 hoặc nhiều hơn.

Nếu làm như vậy, ngành sẽ tránh được hiện tượng cùng một loại sản phẩm, cùng một cấp chất lượng nhưng do các doanh nghiệp khác nhau sản xuất thì chất lượng thực tại khác nhau. Bên cạnh đó, việc thống nhất quản lý chất lượng theo một bộ tiêu chuẩn (có nhiều cấp) sẽ giúp cho việc quản lý Ngành sẽ đơn giản và thuận tiện hơn. Qua đó các doanh nghiệp có điều kiện để so sánh, đối chứng, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất có chất lượng sẽ được khẳng định, góp phần nâng cao thương hiệu sản phầm, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp liên tục cải tiến để đáp ứng yêu cầu.

Về phần các tiêu chuẩn xuất khẩu, thì bộ tiêu chuẩn hoàn toàn phụ thuộc và thay đổi theo từng thị trường, do đó để các sản phẩm dệt may Việt Nam có thể đáp ứng các yêu cầu về chất lượng thì Ngành cần hình thành bộ phận này quản lý chung, theo dõi, cập nhập và cung cấp thông tin về những thay đổi nếu có cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất xuất khẩu để có phương án kinh doanh, đặc biệt là việc ở các thị trường xuất khẩu chính với các điều kiện tiêu chuẩn về xuất khẩu khắt khe như Eu và Nhật Bản. Làm được như vậy sẽ tránh được hiện tượng bị khách hàng khiếu nại như đã từng xảy ra đối với các doanh nghiệp địa phương, và tránh được tình trạng các sản phẩm dệt may rơi vào các vụ kiến chống bán phá giá như đang xảy ra với Mỹ.

-Thứ hai: Đầu tư bổ sung và nâng cấp hệ thống kiểm tra chất lượng trong

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 75 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w