0
Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Phân tích cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 64 -67 )

3.1.2.1. Cơ hội

- Thị trường nội địa rộng lớn với hơn 84 triệu dân là những khách hàng mục tiêu và tiềm năng trong ngành Dệt May .Việt Nam đã gia nhập WTO chính thức ,và cũng nhân đó chúng ta được xóa bỏ hoàn toàn hạn ngạch xuất khẩu dệt may với các nước thành viên của WTO.Từ chỗ chỉ được xuất khẩu theo hạn ngạch khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ,bây giờ các doanh nghiệp dệt may có thể xuất khẩu theo năng lực thị trường mà khôn phải lo về hạn ngạch.Thuế nhập khẩu dệt may của Việt Nam vào các nước thành viên WTO sẽ theo khung NTR.Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện thâm nhập mạnh hơn vào thị trường nước ngoài,tăng thêm kim ngạch xuất khẩu.

-Chính phủ có một số cơ chế ,chính sách nhằm hổ trợ và tăng tốc ngành dệt may từ năm 2005 với định hướng đến 2020.Ngành may mặc trong thời gian tới được coi là ngành ưu tiên và khuyến khích phát triển nên sẽ nhận được những nguồn vốn đầu tư lớn cả trong và ngoài nước

- Xu hướng chuyển dịch sản xuất hàng dệt may từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, mở ra cơ hội thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý cho ngành, giúp khắc phục các điểm yếu của ngành.

- Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên sẽ khiến cho nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm trung và cao cấp;

- Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng nhận được sự tín nhiệm của các nước nhập khẩu (Mỹ, EU, Nhật Bản…) do chất lượng sản phẩm cao nên sẽ có thể mở rộng hơn thị phần xuất khẩu cũng như tăng giá trị xuất khẩu;

3.1.2.2. Thách thức

- Xuất phát điểm thấp, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, lại đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các cường quốc sản xuất dệt may thế giới như Trung quốc, Ấn độ,Bangladesh...Các đối thủ này không chỉ mạnh về nhiều mặt như: tiềm lực về các nguồn lực :con người ,vật chất ,thông tin mà còn có kinh nghiệm và hệ thống phân phối rất mạnh ,kể cả việc bán lẽ cũng chuyên nghiệp hơn các doanh nghiệp Việt Nam không những trên thị trường xuất khẩu mà còn ngay tại thị trường nội địa khi Việt nam trở thành thành viên của WTO phải cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế nhập khẩu và các hàng rào bảo hộ khác. Đó là hàng rào bảo hộ hàng sản xuất trong nước đã được giảm đến mức tối đa. Thuế nhập khẩu hàng dệt may giảm ngay tức thì từ 11/01/2007 giảm từ 50% xuống còn 20%,vải từ 40% xuống còn 12%.

- Việc xóa bỏ hạn ngạch cũng vô hình chung làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải đối đầu với Trung Quốc ,Ấn Độ trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước WTO

- Do sức ép của quá trình hội nhập tạo nên một hiện tượng tâm lí vừa bất an vừa buông xuôi.Bất an do chúng ta không biết nhiều thông tin về các đối thủ cạnh tranh,vì việc phân tích môi trường kinh doanh quốc tế không được chú trọng điển hình là đã có những khiếu kiện về bán phá giá ( ngành thủy sản ) .Buông xuôi cũng vì do thiếu thông tin nên cho rằng “việc đến đâu hay đến đó”

- Từ năm 2007 Mỹ đã trao quy chế PNRT cho Việt Nam ,hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam không bị khống chế về hạn ngạch nhưng nếu không quản lí được giá cả và duy trì hệ thống cấp phép tự động (nhằm ngăn chặn việc chuyển tải hàng cho một nước thứ ba ) thì chúng ta rất dễ dàng mắc sai lầm về giá bán .Ngoài ra còn có sự đe dọa về việc Mỹ sẽ thiết lập chương trình giám sát toàn diện đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt nam

-Hiện nay các chính sách hỗ trợ của nhà nước không còn , các công ty dệt may phải tự mình đối mặt với các biến động của thị trường trong và ngoài nước

- Các quốc gia nhập khẩu thường có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với chất lượng của hàng may mặc nhập khẩu vào: các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá ngày càng tăng tại các thị trường lớn. Đặc biệt cơ chế giám sát nhập khẩu hàng dệt may từ VN và nguy cơ tự khởi động điều tra chống bán phá giá của Hoa kỳ đối với hàng dệt may VN đang gây trở ngại rất lớn không những cho các nhà Nhập khẩu , bán lẻ do lo sợ rủi ro mà còn cho các DN VN vì thiếu đơn hàng, không dám đầu tư…, có khả năng gây thiệt hại lớn cho ngành. Để thu được lợi nhuận cao thì Việt Nam cần phải đầu tư các sản phẩm thiết kế thời trang để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước cũng như để xuất khẩu.;

- Do tình hình kinh tế thế giới thời gian gần đây có những biến đổi khó lường như giá xăng dầu tăng,giá nguyên vật liệu tăng…làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Việt Nam,cùng với biến động giá lương công nhân có thể làm tăng giá thành sản xuất của doanh nghiệp may. Nếu giá sản phẩm may mặc của Việt Nam tăng lên và cao hơn các nước khác thì các nước nhập khẩu sẽ chuyển hướng sang những nước có giá thành rẻ hơn và không nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam nữa, do đó sẽ làm giảm sút kim ngạch xuất khẩu ;

- Sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới.

Với những phân tích ở trên,có thể nhận thấy rằng,ngành dệt may đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi: được tham gia sâu rộng vào thị trường thế giới tạo điều kiện thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài,cũng như thu lợi từ việc mở rộng thị trường xuất khẩu,được đối xử theo quan hệ bình đẳng về quyền lợi trong kinh doanh,..Song bên cạnh cũng đó là những nguy cơ và thách thức tiềm ẩn,Việt Nam phải tiến hành tiêu chuẩn hóa,minh bạch,đồng bộ với các tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt là cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn với nhiều đối thủ hơn trên bình diện rộng hơn và sâu hơn. Nếu các doanh nghiệp trong nước không đủ sức cạnh trạnh sẽ dẫn đến tình trạng phân hóa và nhiều doanh nghiệp rơi vào phá sản,kèm theo đó có thể sự mất việc của hàng trăm hàng nghìn công nhân. Cũng theo phân tích ở trên thì ngành còn chưa chú tâm cho đầu tư đào tạo đội ngũ lãnh đạo,cán bộ công nhân viên- 1 trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành bại trong cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Do đó trong thời gian tới ngành dệt may cần phải có kế hoạch, chiến lược phát triển hợp lý để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dệt may trên thị trường.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 64 -67 )

×