Định hướng mục tiêu và quan điểm phát triển ngành DệtMay Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 67 - 73)

đến năm 2015

Trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới, dệt may bao giờ cũng là một ngành chủ đạo trong nền kinh tế trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và sản xuất hướng đến xuất khẩu. Thực tế phát triển ngành dệt may Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua đã khẳng định dệt may là ngành quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp và xuất khẩu của đất nước.

3.2.1.Mục tiêu phát triển của ngành dệt may:

Vì vậy với định hướng chiến lược này,các mục tiêu tăng trường cần được xác định trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 :

- Phát triển ngành Dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới;

- Đảm bảo cho các doanh nghiệp Dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 1. Kim ngạch XK Tr.USD 12.000 18.000 25.000 2. Sử dụng lao động 1000 ng 2.500 2.750 3.000 3. Sản phẩm chủ yếu - Bông xơ 1000 tấn 20 40 60 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 tấn 120 210 300 - Sợi các loại 1000 tấn 350 500 650 - Vải các loại Tr.m2 1.000 1.500 2.000 - Sản phẩm may Tr.SP 1.800 2.850 4.000

4. Tỷ lệ nội địa hóa % 50 60 70

Nguồn: Theo Phê duyện Quy hoạch phát triển ngành Dệt May đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020

- Giai đoạn 2008 đến 2010, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 16% đến 18%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 20% và kim ngạch xuất khẩu đạt 12,0 tỷ USD vào năm 2010;

- Giai đoạn 2011 đến 2015, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12% đến 14%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 18 tỷ USD vào năm 2015;

- Giai đoạn 2016 đến 2020, tăng trưởng sản xuất bình quân đạt 12% đến 14%, tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 15% và kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2020

3.2.2.Quan điểm nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm Dệt May đến năm 2015

Rõ ràng trong xu thế tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế, vấn đề có tính then chốt nhất trong hàng loạt vấn đề quan trọng nhất nhằm thực thiện mục tiêu chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may là nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.Tuy nhiên,việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dệt may phải được thực hiện trên cơ sở tạo lập và khai thác tốt các lợi thế so sánh chứ không phải bằng các chính sách bảo hộ hay trợ cấp.Do vậy,cần phải thông nhất quan điểm cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam, như sau:

3.2.2.1 Lựa chọn thị trường để phát huy lợi thế so sánh,nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường thế giới.

Những thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam vừa qua là thị tường EU và Nhật Bản và Mỹ. Các nhà sản xuất Việt Nam dường như ít chú trọng

đến khía cạnh” thị trường/hiệu năng’-một khía cạnh quan trọng trong ngành sử dụng nhiều lao động theo đính hướng của khách hàng. Hầu hết các doanh nghiệp may Việt Nam đều trong tình trạng bị động về thị trường,thiếu tính chủ động trong việc tìm kiếm thị trường,tìm kiếm khách mới và kém hiểu biết về mạng lưới thị trường hàng dệt may quốc tế.

Những yếu kếm về phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã không cho phép phát huy tốt nhất lợi thế của Việt Nam. Chẳng hạn, việc thông qua các khách hàng trung gian làm cho danh tiếng của các nhà sản xuất không được khuếch trương,khả năng đáp ứng khách hàng chậm chạp, không xây dựng được hệ thống phân phối chuyên nghiệp trân các thị trường xuất khẩu..Tất cả những điều đó chỉ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam giá trị tăng thấp ở những mặt hàng phổ thông…Điều đó đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng lao động thâp,lợi thế so sánh không được phát huy tốt nhất.

Vì vậy,lựa chọn thị trường,theo nghĩa chủ động xây dựng và phát triển thị trường là yếu tố cực kỳ quan trọng để phát huy tốt lợi thế so sáng,nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong quan điểm này cần chú trọng đến một số trọng điểm chính, như:

Một là,Việt nam cần tiến tới giảm bớt sự phụ thuộc vào các trung gian nước ngoài (như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông) trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU.Đây là trọng điểm mang tính chiến lược. Bởi vì, phải thấy rằng, việc hình thành và tăng cường các mối quan hệ quốc tế không phải việc có thể thực hiện trong một sớm, một chiều. Nó thường được phát triển từ những giao dịch nhỏ và trong thời gian dài.Đồng thời, các trung gian cũng đóng vai trò hết sức quan trọng về nguồn thị trường, tài chính, kỹ thuật.

Hai là, cần ưu tiên tăng cường khả năng thâm nhập vào thị trường Mỹ.Bởi vì,đây không chỉ là thị trường lớn nhất thế giới, mà còn là thị trường tự do, yêu cầu thỏa mãn nhiều hạng mục chất lượng, chủng loại hàng hóa. Điều đó giúp cho các nhà xuất khẩu tìm được chỗ đứng thích hợp trên thị trường.

Ba là, cần nỗ lực phát triển thị trường Nga và nước Đông Âu, cũng như khai thác các thị trường mới như Châu Phi theo phương thức giao dịch FOB.Bởi vì, đây là những thị trường đã từng được xuất khẩu theo phương thức FOB, lực lượng người Việt Nam khá đông đảo, điều kiện đi lại thuận lợi, tương đối am hiểu thị trường và khách hàng,..

3.2.2.2 Lựa chọn sản phẩm và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu để phát huy lợi thế so sánh,nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường thế giới

Về lý thuyết,các nhà sản xuất thường muốn chuyên môn hóa vào sản phẩm một loại sản phẩm nào đó để đạt được lợi thế về quy mô. Tuy nhiên, tính đa dạng của nhu cầu tiêu dùng nói chung và đối với các sản phẩm dệt may nói riêng đã cho phép các nhà sản xuất mới, các quy mô nhỏ hơn ( thường ở các nước phát triển) tham gia vào thị trường quốc tế, mà không e ngại về khả năng cạnh tranh trước các nhà sản xuất có bề dày phát triển và với quy mô sản xuất lớn hơn. Nói cách khác, chính tính đa dạng của nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt với các sản phẩm dệt may đã dành lại cơ hội cho các nhà sản xuất đi sau tham gia vào thương mại quốc tế. Tất nhiên, việc khai thác cơ hội này của các nhà sản xuất lại phụ thuộc chủ yếu vào khả năng lựa chọn sản phẩm hay một cơ cấu sản phẩm đưa ra thị trường quốc tế.

Hiện nay,các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt nam mới chỉ tập trung ở một số ít sản phẩm như áo Jacket, quần âu, sơ mi và váy. Hơn nữa, các sản phẩm này mới chỉ được sản xuất tuân theo tiêu chuẩn mà chưa có nhiều cải tiến về mẫu mã, kiểu dáng thích hợp. Đồng thời, hầu hết các nhà sản xuất Việt Nam quá phụ thuộc vào đơn hàng của các khách hàng trung gian dẫn đến tình trạng năng lực phát triển sản phẩm yếu kém do thiếu sự hiểu biết về nhu cầu của khách hàng. Cuối cùng, các nhà kinh doanh Việt Nam thiếu thông tin thị trường, thông tin thời trang,..Cần phải thấy rằng, yếu tố quyết định trong hoạt động xuất khẩu đó là tính hiệu năng trong nước, có nghĩa là, để thâm nhập vào thị trường cần đáp ứng yêu cầu về giá cả và chất lượng. Nếu sản phẩm không phù hợp với yêu cầu thị trường sẽ không có khả năng xâm nhập thị trường. Vì vậy, lựa chọn sản phẩm và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, theo nghĩa tự phát triển sản phẩm phù hợp về yêu cầu của thị trường xuất khẩu là cơ sở

quan trọng để tham gia thị trường, qua đó phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam trong những năm tiếp theo. Nếu phát triển sản phẩm tốt, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ trở thành các nhà xuất khẩu theo phương thức FOB hay phương thức sẵn sang bán/nhờ thu, mà còn qua đó lựa chọn được sản phẩm hay cơ cấu sản phẩm xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của từng thị trường và đảm bảo được hiệu quả. Theo quan điểm này cần chú trọng đến các mặt:

Một là,tăng cường nghiên cứu xu hướng thị trường và khách hàng cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trên cơ sở hỗ trợ của Nhà nước thông qua các tổ chức xúc tiến xuất khẩu

Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ phát triển sản phẩm và các phương tiện cho thiết kế sản phẩm.Đồng thời các công ty phải am hiểu về biểu số do, danh mục phân loại và các số liệu kỹ thuật để phát triển sản phẩm.

Ba là,tăng cường khuyến mại sản phẩm trên các thị trường xuất khẩu.Hoạt động khuếch trương của các doanh nghiệp Việt Nam như, giới thiệu về công ty,về sản phẩm, tham gia hội chợ, khuyến mại sản phẩm,..hiện còn yếu và cần được cải thiện đề có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.

3.2.2.3 Tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu

Mặc dù, ngành dệt may Việt Nam hiện nay vẫn duy trì được tăng trưởng ổn định nhờ năng lực cạnh tranh bởi chi phí sản xuất thấp, nhưng những hạn chế phát triển đang bộc lộ ngày càng nhiều hơn và rõ nét hơn.Chẳng hạn, các doanh nghiệp Nhà nước quá thừa công nhân,thiếu sự hiểu biết về sự thị trường quốc tế,máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp thường lạc hậu, các doanh nghiệp tư nhân khó khăn trong việc thuê mặt hàng sản xuất, tìm kiếm nguồn tài chính, hạn chế về kỹ thuật chuyên môn, trình độ quản lý…Tất cả những điều đó làm hạn chế khả năng nâng cao năng suất,chất lượng và hạ thấp chi phí.Vì vậy, để duy trì và nâng cao sức cạnh tranh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trên thị trường xuất khẩu hàng dệt may cần sớm giải quyết những vấn đề hạn chế, yếu kém trên đây. Việc giải quyết các vấn đề này vừa thuộc bản thân doanh nghiệp, vừa cần có sự hỗ trợ, tháo gỡ chung của Nhà nước.

Thông qua Nhà nước và thể chế trung gian, một mặt, chính sách phát triển tạo điều kiện để doanh nghiệp dệt may chủ động tăng qui mô thông qua tích lũy của bản thân và các biện pháp huy động vốn, mặt khác cần hình thành các mối liên kết tự nguyện theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường.Các liên kết này hình thành không bằng các quyết định hành chính của Nhà nước mà phải xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết.Nhà nước và chính sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo lập khung khổ, thể chế để hình thành các mối liên kết đó.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy mô hình doanh nghiệp công ty cổ phần có nhiều ưu điểm cho trường hợp này. Về phía Nhà nước và các thể chế trung gian, cần hỗ trợ mạnh mẽ trong vay tín dụng ngân hàng thương mại quốc doanh.Xây dựng chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam. Lợi thế so sánh của sản phẩm hiện nay (làm giá trị gia tăng của sản phẩm tăng lên, trực tiếp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp) phụ thuộc rất lớn vào việc nâng cao tính độc đáo; hàm lượng tư bản và tri thức trong sản phẩm; cải tiến mẫu mã, bao bì và dịch vụ hậu mãi của sản phẩm,.. cho phù hợp với các đối tượng người tiêu dung. Có như vậy mới làm giá trị gia tăng của sản phẩm tăng lên, trực tiếp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Ở đây có vai trò của Nhà nước và các tổ chức trung gian trong hỗ trợ thông tin, phát triển dịch vụ sản xuất, tiếp thị, hậu mãi, đặc biệt trên thị trường quốc tế; trong đào tạo, nghiên cứu và triển khai công nghệ trên phạm vi lớn.

Như vậy quan điểm tăng cường sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp, theo nghĩa vừa phải có những trợ giúp ban đầu, vừa phải tháo gỡ những vấn đề về cơ chế nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ thấp chi phí là hết sức cần thiết đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, sự trợ giúp cần được thực hiện một cách công khai, rõ ràng, có thời hạn cụ thể

và không làm ảnh hưởng đến bất cư một hiệp định thương mại quốc tế nào mà Việt nam đang và sẽ tham gia.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 67 - 73)