Đánh giá chung về tác động của đầu tư tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm Dệt

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 48 - 52)

2.3.1.Những kết quả đạt được

Những tác động tích cực của hoạt động đầu tư tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam được phản ánh thông qua việc cải thiện các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may được phân tích ở chương 1.Trong đó thể hiện rõ : doanh thu của sản phẩm dệt may tăng lên nhanh chóng, vị trí của sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế thông qua thị phần sản phẩm, khả năng đáp ứng đa dạng hóa sản phẩm

Thứ nhất, doanh thu sản phẩm dệt may tăng nhanh :

Doanh thu thể hiện thông qua kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may liên tục tăng. Kể từ năm 1995 đến 2006, giá trị xuất khẩu của sản phẩm dệt may luôn đứng ở vị trí thứ hai, chỉ sau xuất khẩu dầu thô.Đến năm 2007, xuất khẩu hàng dệt may đứng vươn lên đứng vị trí đầu tiên.

Bảng 2.16: Tình hình giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Năm ĐV 2005 2006 2007 2008

Tổng vốn đầu tư đồngTỷ 7852 9428 12257 15320 Giá trị xuất khẩu hàng dệt may đồngTỷ 76358.4 96251.7 132328 159600 Giá trị xuất khẩu hàng dệt may

tăng thêm đồngTỷ 19893.3 36076.3 27272 Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất

khẩu % 7.73% 22.25% 33.42% 17.17%

Giá trị xuất khẩu / VĐT Lần 9.72 10.21 10.80 10.42 Giá trị xuất khẩu tăng

thêm/VĐT Lần 2.11 2.94 1.78

Hình 2.7 :Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2005-2008

Nguồn: Tập đoàn Dệt may Việt Nam

Xuất khẩu hàng dệt may luôn đóng góp khoảng 13% đến 17 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.Kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2005-2008 luôn tăng đều và giữ được mức tăng trường khoảng 20-30% và mang lại một nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước.Chỉ có riêng năm 2008, do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nên giá trị xuất khẩu trên vốn đầu tư không giữ mức tăng so với năm 2007 là 10.80 lần song vẫn đạt ở mức tương đối cao là 10.42 vẫn cao hơn năm 2006.

Thứ hai, vị trí và thị phần sản phẩm dệt may tăng lên

Hàng dệt may Việt Nam đã nằm trong tốp 10 các nước và khu vực có giá trị xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. Các nước đó bao gồm là Trung Quốc, EU,Thụy Điển, Ấn Độ, Mexico,Hồng Kông, Bangladesh, Indonesia, Mỹ và Việt Nam. Và mục tiêu là vươn lên top 5, và đây là một mục tiêu hoàn toàn có khả thi đối với dệt may Việt Nam.Do dó thị phần hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu đi các nước cũng tăng lên đáng kể, có thể xét đến 3 thị trường lớn hiện nay là Mỹ, Eu, Nhật .

Hình 2.8: Biểu đồ tỷ lệ Kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ, Eu và Nhật Bản

Nguồn: Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.Năm 2007,Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 4 vào thị trường Mỹ,sau Trung Quốc, Mexico, và Ấn độ. Còn ở thị trường Eu thì giai đoạn 2005-2008 chiếm 1,9 % thị phần tăng so với 0,8% thị phần giai đoạn 200-2004. Đây được coi là một thành tựu lớn của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam qua các năm phát triển.

Thứ ba , đa dạng hóa chủng loại mẫu mã sản phẩm góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước:

Sự phát triển nhanh của ngành dệt may trong thời gian qua đã góp phần đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu dùng trong nước hiện nay. Nhiều loại sản phẩm trước kia ta phải nhập khẩu hoàn toàn, thì nay trong nước cũng sản xuất được như các sản phẩm giả tơ tằm, giả len, các bộ quần áo thể thao, quần áo jean. Nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước đã được đáp ứng cao hơn, không chỉ cho các nhu cầu may mặc, mà cả cho các nhu cầu trang trí, lễ hội. Nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp như Dệt Long An, Dệt Việt Thắng, Dệt Phước Long, Dệt Hà Nội, Dệt Thái Tuấn…đã chẳng những đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu ra một số thị trường nước ngoài.

Việc ngày cành nhiều doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 vào sản xuất ( Hiện nay có trên 70 doanh nghiệp được chứng nhận chiếm tỉ lệ 3% tổng số doanh nghiệp toàn ngành ) cùng với đó các doanh nghiệp này liên tục đổi mới thiết bị đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may gia công và được thị trường thế giới đánh giá cao như sản phẩm sơ mi nam của Công Ty May 10,An Phước, Bình Minh, hay các sản phẩm veston như Tổng công ty May Nhà Bè, Việt Tiến,...

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w