1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tích hợp bài nghị luận về một tư tưởn, đạo lí

60 506 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 269 KB

Nội dung

Quan điểm dạy học tích hợp từ lâu đã được vẫn dụng trong dạy học Ngữ văn. Tuy vậy nó mới chỉ thực sự phổ biến ở mảng văn học mà chưa thực sự thành công ở mảng tập làm văn. Đây là khóa luận tôi đã dày công nghiên cứu để tìm ra con đường tích hợp hiệu quả khi dạy học phần tập làm văn của mình. Mời mọi người tham khảo

LỜI CẢM ƠN Xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong tổ…, đặc biệt là ….đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2015 Tác giả khóa luận LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả khác. Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2015 Sinh viên thực hiện DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CH Câu hỏi ĐHQG Đại học Quốc gia GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GS Giáo sư GV Giáo viên HS Học sinh NXB Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông ThS Thạc sĩ TS Tiến sĩ TV Tiếng Việt VB Văn bản VBVH Văn bản văn học VH Văn học MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 6 7. Cấu trúc của khóa luận 6 NỘI DUNG 7 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ TRONG SGK NGỮ VĂN 12 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP 7 1.1. Cơ sở lí luận 7 1.1.1. Cơ sở lí luận về quan điểm tích hợp 7 1.1.2. Cơ sở lí luận về nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí 12 1.2. Cơ sở thực tiễn 15 1.2.1. Thực trạng dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp 15 1.2.2. Nhận xét chung về hoạt động dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 19 Chương 2: DẠY HỌC BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ TRONG SGK NGỮ VĂN 12 THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP 21 2.1. Nội dung dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 21 2.1.1. Thời lượng bài học 21 2.1.2. Nội dung bài học 21 2.2. Những căn cứ để vận dụng quan điểm tích hợp khi dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 22 2.2.1. Những kiến thức HS đã được học 22 2.2.2. Những kĩ năng có liên quan 22 2.3. Xác định mục đích tích hợp 23 2.4.Chọn nội dung tích hợp và xác định mức độ tích hợp 24 2.4.1. Chọn nội dung tích hợp 24 2.4.2. Xác định mức độ tích hợp 25 2.5. Xác định thời điểm tích hợp 25 2.6. Phối hợp giữa dạy học theo hướng tích hợp và tích cực trong dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 26 2.7. Vận dụng quan điểm tích hợp khi dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 28 2.7.1. Tích hợp thông qua kiểm tra bài cũ 28 2.7.2. Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới 28 2.7.3. Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài 28 2.7.4. Tích hợp thông qua nội dung tiểu kết từng phần hay tổng kết sau giờ học 29 2.7.5. Tích hợp thông qua bài tập thực hành 30 2.7.6. Tích hợp thông qua phiếu học tập 31 2.8. Quy trình dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp 32 2.8.1. Sử dụng câu hỏi kiểm tra bài cũ 32 2.8.2. Giới thiệu bài mới 33 2.8.3. Hướng dẫn học HS tham gia bài học thông qua hệ thống câu hỏi tích hợp 34 2.8.4. Hướng dẫn HS rút ra kết luận cần thiết 36 2.8.5. Luyện tập 36 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 38 3.1. Mục đích thực nghiệm 38 3.2. Đối tượng và chủ thể thực nghiệm 38 3.3. Địa bàn thực nghiệm 38 3.4. Thời gian thực nghiệm 38 3.5. Nội dung thực nghiệm 38 KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Từ xa xưa, giáo dục luôn được coi là “quốc sách hàng đầu” của mỗi quốc gia trên thế giới. Ngày nay, khi khoa học công nghệ và thông tin bùng nổ, giáo dục lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để bắt nhịp kịp với sự phát triển ấy của thời đại, một trong những nhiệm vụ cấp thiết mà ngành giáo dục đặt ra là phải xây dựng được những quan điểm giáo dục tiến bộ. Tích hợp chính là một trong những quan điểm mà nhiều quốc gia đã lựa chọn. Ở nước ta, quan điểm tích hợp đã được áp dụng trong việc xây dựng nội dung chương trình của một số môn học ở nhà trường phổ thông, trong đó có Ngữ văn. Khi xây dựng chương trình, Bộ GD&ĐT khẳng định: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” [3; tr.27]. Bởi vậy, cần áp dụng và triển khai một cách thích hợp quan điểm này vào trong dạy học Ngữ văn nói chung và trong từng bộ phận Văn, Tiếng Việt, Làm văn nói riêng. 1.2. Chương trình Làm văn hiện nay ở THCS và THPT không còn là một môn độc lập như trước nữa mà được tích hợp với Tiếng Việt và Văn tạo thành bộ môn Ngữ văn. Việc đổi mới chương trình Ngữ văn theo quan điểm tích hợp như vậy tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, một số GV vẫn chưa hiểu kĩ, hiểu sâu về tích hợp nên nhiều khi vận dụng vào bài học cụ thể còn nhiều lúng túng và vướng mắc, hiệu quả học tập đến với học sinh chưa cao, chưa đáp ứng được những đòi hỏi đào tạo con người của xã hội. Bởi thế, quan điểm này cần được vận dụng một cách hợp lí hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. 1.3. Thực tế trong dạy học Làm văn nói chung và dạy học văn nghị luận xã hội nói riêng ở THPT vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Những kiến thức 2 về nghị luận xã hội học sinh đã được học ở THCS, các em đã có những kĩ năng nhất định khi tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. Bởi thế, đây chính là điều kiện thuận lợi để quán triệt quan điểm tích hợp trong việc xây dựng nội dung chương trình SGK Ngữ văn và cũng là một trong những căn cứ để giáo viên có thể vận dụng quan điểm tích hợp khi dạy học nội dung này cho học sinh. Tuy nhiên, trên thực tế điều này vẫn chưa được áp dụng thật hiệu quả. Một trong những hạn chế ấy được thể hiện trong việc dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Dù ở thời kì nào thì một phương pháp mới ra đời cũng luôn là trung tâm của sự chú ý. Khi tích hợp xuất hiện, cùng với những khái niệm như xuyên môn, liên môn… nó cũng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Ngay từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhiều nhà nghiên cứu đã thử nghiệm, áp dụng quan điểm này vào các môn học. Bởi vậy, bước đầu đã có những công trình bàn về vấn đề trên. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Tạp chí nghiên cứu Giáo dục - 1973, khi bàn về “Dạy văn là quá trình rèn luyện toàn diện”, đã đưa ra vấn đề cần đổi mới phương pháp dạy học. Tuy bài viết này được thực hiện từ khá lâu, nhưng tác giả đã hướng mọi người đến một phương pháp mới là tích hợp. Bởi vậy, có thể coi bài viết là một trong những nền tảng tư tưởng chỉ đạo đầu tiên để quan điểm này được áp dụng trong ngành Giáo dục Việt Nam hiện nay. Trần Kiều trong Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 5 - 1995 với bài Một vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông ở 3 nước ta đã nêu ra cần phải thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông. Năm 2000, khi Bộ GD&ĐT tiến hành đổi mới nội dung chương trình và cách biên soạn SGK theo quan điểm tích hợp thì một yêu cầu cấp thiết đã được đặt ra, đó là phải tìm ra phương pháp giảng dạy theo quan điểm tích hợp. Chính vì thế, nhiều tác giả đã đề cập đến vấn đề này qua một số bài báo, tạp chí và tài liệu tham khảo sau: GS.TS Nguyễn Thanh Hùng trong bài Tích hợp trong dạy học Ngữ văn (Tạp chí Giáo dục số 6 - 2002) đã chỉ ra tích hợp chính là một phương hướng phối kết hợp các quá trình của nhiều môn học đạt hiệu quả thông qua sự liên kết giữa ba phân môn Văn, Tiếng Việt và Làm văn. Khi viết về nguyên tắc tích hợp trong cuốn “Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT”, tác giả đã khẳng định đó là một nguyên tắc dạy học hiện đại và nêu ra các phương hướng khi vận dụng nguyên tắc này trong chương trình giảng dạy Ngữ văn. Trong Tạp chí Giáo dục số 22 - 2002, TS. Nguyễn Trọng Hoàn với bài Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn đã đề cập đến tích hợp trong môn Ngữ văn theo quan điểm của mình. Mặc dù trong bài viết này tác giả chưa đi sâu vào sự tích hợp kiến thức theo chiều dọc nhưng đã trình bày rất rõ ràng quan điểm dạy học Ngữ văn trên cơ sở một số văn bản có vai trò là kiến thức nguồn phục vụ cho các phân môn. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân với bài Xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp - một yêu cầu quan trọng trong dạy học Ngữ văn đã đưa ra yêu cầu là phải xây dựng hệ thống câu hỏi thể hiện rõ quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn. Trong cuốn “Tìm hiểu chương trình và SGK Ngữ văn ở THPT” (Nxb Giáo dục - 2006), Đỗ Ngọc Thống đã đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, góp phần phát huy tích cực, chủ động của học sinh trong chương trình Ngữ văn 10. Theo tác giả, tích hợp chính là sự hợp 4 nhất hòa trộn các phân môn. Tuy nhiên, tích hợp như thế nào trong từng phân môn của Ngữ văn thì ông chưa trình bày kĩ lưỡng. GS. Phan Trọng Luận và GS. Trần Đình Sử trong cuốn “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK môn Ngữ văn 10” đã chỉ ra rằng cần lấy quan điểm tích hợp làm tư tưởng chủ đạo trong việc xây dựng chương trình, nội dung SGK. Ngoài ra, các tác giả còn đề cập đến các vấn đề đổi mới trong sách chuẩn và nâng cao. Bên cạnh đó, các tác giả đã phân tích chương trình Ngữ văn theo quan điểm tích hợp. Có thể nói, đây chính là những định hướng soi sáng cho việc triển khai đề tài của chúng tôi. Tuy vậy, khi khảo sát SGK, SGV, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, chúng tôi cũng nhận thấy các công trình nghiên cứu trên đây chỉ mang tính định hướng khái quát, chưa đề cập tới vận dụng nội dung này vào việc rèn luyện các kĩ năng cơ bản cho học sinh khi viết bài văn nghị luận xã hội. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài Dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp sẽ góp một phần nhỏ vào việc áp dụng quan điểm tích hợp vào nội dung này, từ đó nâng cao chất lượng dạy học Làm văn nói riêng và Ngữ văn nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tới các mục tiêu sau: - Tìm ra những cơ sở khoa học khi vận dụng một quan điểm giáo dục tiến bộ vào dạy học một nội dung kiến thức trong chương trình Ngữ văn THPT. - Góp một phần nhỏ bé vào việc tìm ra những cách tổ chức hoạt động dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí đạt hiệu quả. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: [...]... điểm dạy học tích hợp Nó không chỉ làm cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn mà còn phát huy tính chủ động, tích cực của HS trong giờ học Đối với bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, việc phối hợp hài hòa giữa quan điểm tích hợp và tích cực sẽ giúp HS nâng cao kĩ năng làm một bài văn về tư tưởng, đạo lí 2.7 Vận dụng quan điểm tích hợp khi dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK... những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội [18; tr.5] + Là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội - nhân sinh như: một tư tưởng, đạo lí; một lối sống cao đẹp; một hiện tư ng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống; một vấn đề thiên nhiên, môi trường [12; tr.15] 1.1.2.2 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề... văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí mà các em đã được học Câu hỏi: Cho ngữ liệu: 1 Văn bản Thời gian là vàng (SGK Ngữ văn 9) 2 Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (SGK Ngữ văn 7) 3 Văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta (SGK Ngữ văn 11) Ba ngữ liệu trên đều thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Theo em nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là kiểu bài như thế nào? Câu hỏi: Một bài văn nghị. .. trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chương chính: - Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp - Chương 2: Dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 7 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ... quán triệt tinh thần này Về điều này, một số GV đã làm được trong quá trình giảng dạy của mình - Khi dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, GV đã biết tận dụng các ngữ liệu văn bản văn học, các kiến thức về Làm văn mà HS đã được học để phân tích và rút ra kết luận về cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Mặc dù vậy, một số GV chưa hiểu rõ về tích hợp nên còn áp dụng máy móc... dung tích hợp, cách thức tích hợp giữa Đọc văn - Làm văn tiếng Việt trong bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí sao cho phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao khi vận dụng quan điểm dạy học này 2.3 Xác định mục đích tích hợp Để một giờ dạy theo quan điểm tích hợp đạt hiệu quả cao thì điều đầu tiên chúng ta cần xác định được mục đích tích hợp là gì Không là ngoại lệ, để dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng,... về một tư tưởng, đạo lí đạt hiệu quả, GV cần phải xác định rõ mục đích tích hợp Có thể xác định mục đích tích hợp của bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí như sau: + Đem đến cho học sinh sự thành thạo về các kĩ năng viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và có sức thuyết phục Bởi Làm văn không phải là một bộ phận riêng mà có mối quan hệ mật thiết với Đọc hiểu văn, tiếng Việt Một giờ học chỉ... cần tích hợp Để xác định được chính xác thời điểm tích hợp thì GV cần phải nắm chắc chương trình, mối quan hệ giữa Đọc văn, Làm văn, Tiếng Việt với bài học Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Chính sự tích hợp đúng thời điểm sẽ giúp HS hiểu bài sâu sắc hơn, có hứng thú học tập hơn Đối với giờ Làm văn nói chung và cụ thể là giờ dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có thể chọn thời điểm tích hợp. .. luận vào từng đề cụ thể Vì thế, kiểu bài 14 nghị luận về một tư tưởng, đạo lí về cơ bản vẫn mang những đặc trưng chung của một bài nghị luận xã hội Tuy nhiên, xét ở cấp độ cụ thể thì nó có những đặc trưng riêng mang những dấu ấn riêng đậm nét Về cấu trúc, cũng giống như kết cấu của một bài văn nghị luận thông thường, một bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí gồm ba phần: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề... giờ học Đối với bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, GV có thể thực hiện tích hợp dọc bằng việc kiểm tra bài cũ về văn nghị luận đã học ở lớp dưới Điều này giúp các em có thể nhớ lại kiến thức về văn nghị luận, các dạng bài nghị luận và phân biệt được các dạng bài ấy với nhau Như thế, GV đã chuẩn bị được tâm thế cho các em tiếp nhận bài mới một cách chủ động, tích cực hơn 2.7.2 Tích hợp thông qua việc . tập và hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2015 Tác giả khóa luận LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không trùng với kết quả nghiên. văn trên cơ sở một số văn bản có vai trò là kiến thức nguồn phục vụ cho các phân môn. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân với bài Xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp - một yêu cầu quan trọng trong dạy. tác giả đã đề cập đến vấn đề này qua một số bài báo, tạp chí và tài liệu tham khảo sau: GS.TS Nguyễn Thanh Hùng trong bài Tích hợp trong dạy học Ngữ văn (Tạp chí Giáo dục số 6 - 2002) đã chỉ

Ngày đăng: 23/08/2015, 08:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A (chủ biên) (2006), Thực hành Làm văn lớp 12, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành Làm văn lớp 12
Tác giả: Lê A (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
2. Lê A, Lê Minh Thu, Nguyễn Thị Thủy (2007), Dạy học Ngữ văn 8 theo hướng tích hợp, Nxb ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học Ngữ văn 8 theo hướng tích hợp
Tác giả: Lê A, Lê Minh Thu, Nguyễn Thị Thủy
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2007
3. Bộ GD&ĐT (2002), Chương trình THPT môn Ngữ văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình THPT môn Ngữ văn
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2002
4. Bộ GD&ĐT (2003), Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn THPT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn THPT
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2003
5. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Hoàn (2006), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn
Tác giả: Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2006
6. Phạm Văn Đồng (1973), Dạy văn là quá trình rèn luyện toàn diện, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy văn là quá trình rèn luyện toàn diện
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1973
7. Nguyễn Thanh Hùng (2006), “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp trong dạy học Ngữ văn”, "Tạp chí Khoa học Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Năm: 2006
8. Nguyễn Thanh Hùng (2007), Giáo trình Phương pháp dạy học Ngữ văn ở THCS, Nxb ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp dạy học Ngữ văn ở THCS
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2007
10. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2006), Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế bài học Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế bài học Ngữ văn 12
Tác giả: Phan Trọng Luận (tổng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
11. Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử (2006), Tài liệu bồi dướng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 - THPT môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dướng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 - THPT môn Ngữ văn
Tác giả: Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
12. Nhiều tác giả (2009), Rèn kĩ năng Làm văn tốt nghiệp THPT và thi đại học môn Ngữ văn nghị luận xã hội, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kĩ năng Làm văn tốt nghiệp THPT và thi đại học môn Ngữ văn nghị luận xã hội
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2009
13. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên) (2000), Sách giáo viên Ngữ văn 6, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên Ngữ văn 6
Tác giả: Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
15. Bảo Quyến (2007), Rèn kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông
Tác giả: Bảo Quyến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
16. Đỗ Ngọc Thống (2006), Tìm hiểu chương trình và SGK Ngữ văn THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu chương trình và SGK Ngữ văn THPT
Tác giả: Đỗ Ngọc Thống
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
17. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên) (2008), Làm văn, Nxb ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm văn
Tác giả: Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2008
18. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên) (2010), Dạy và học nghị luận xã hội, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học nghị luận xã hội
Tác giả: Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
14. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn các khối lớp 7, 8, 9 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w