Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bà

Một phần của tài liệu tích hợp bài nghị luận về một tư tưởn, đạo lí (Trang 34 - 35)

Câu hỏi tìm hiểu bài có vai trò quan trọng đối với một giờ học. Đối với việc vận dụng quan điểm tích hợp, GV cần phải xây dựng hệ thống câu hỏi có nội dung tích hợp cho hợp lí, sát và đúng với bài học. Trong bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, chúng tôi xin đưa ra một số câu hỏi thể hiện sự tích hợp giữa Văn, Tiếng Việt, Làm văn để GV có thể tham khảo sao cho phù hợp với đối tượng HS:

Ở phần I: Ôn lại kiến thức

đến văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí mà các em đã được học.

Câu hỏi:

Cho ngữ liệu:

1. Văn bản Thời gian là vàng (SGK Ngữ văn 9).

2. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (SGK Ngữ văn 7). 3. Văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta (SGK Ngữ văn 11).

Ba ngữ liệu trên đều thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Theo em nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là kiểu bài như thế nào?

Câu hỏi: Một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần có yêu cầu gì?

Ở phần II: Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Câu hỏi: Tìm hiểu đề là bước đầu tiên khi tiếp cận một đề bài. Em hãy nhắc lại các công việc khi tiến hành tìm hiểu đề?

Câu hỏi: Xác định vấn đề nghị luận, tìm luận điểm, luận cứ, dự kiến thao tác lập luận, phạm vi dẫn chứng cho đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”

Câu hỏi: Từ việc tìm hiểu đề hãy lập dàn ý cho đề bài trên

Một phần của tài liệu tích hợp bài nghị luận về một tư tưởn, đạo lí (Trang 34 - 35)