Quy trình dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp

Một phần của tài liệu tích hợp bài nghị luận về một tư tưởn, đạo lí (Trang 38 - 44)

Để giờ học có thể đạt hiệu quả, chúng tôi xác định quy trình dạy học bài này như sau:

- Bước 1: Sử dụng hệ thống câu hỏi để kiểm tra bài cũ.

- Bước 2: Giới thiệu bài mới

- Bước 3: Hướng dẫn HS tham gia bài học thông qua hệ thống câu hỏi tích hợp.

- Bước 4: Hướng dẫn HS rút ra kết luận cần thiết.

- Bước 5: Thực hành

Quy trình dạy học bài này được triển khai như sau.

2.8.1. Sử dụng câu hỏi kiểm tra bài cũ

Kiến thức về văn nghị luận HS đã được làm quen ở THCS và các lớp 10, 11 nên ở phần này GV có thể kiểm tra lại để giúp các em nhớ kiến thức cũ và chuẩn bị tiếp nhận kiến thức mới.

Câu hỏi: Thế nào là văn nghị luận xã hội? Nghị luận xã hội được phân ra thành những loại nào?

Với câu hỏi này GV yêu cầu HS phải trả lời được các ý sau:

- Văn nghị luận xã hội: Là loại văn đi sâu vào các vấn đề chính trị, xã hội, tư tưởng, đạo lớ để bàn bạc làm rừ đỳng, sai, phải, trỏi, tốt, xấu… Cỏc vấn đề đặt ra trong nghị luận xã hội thường rất rộng, những quan niệm về cách

sống, cách xử lí việc đời,… Nói rộng ra, nghị luận xã hội bàn đến mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội. Những lời bàn này góp phần làm cho đời sống tư duy của con người thêm phong phú.

- Nghị luận xã hội gồm các tiểu loại sau:

+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

2.8.2. Giới thiệu bài mới

Đây là hoạt động quan trọng tạo nên hứng thú cho HS khi tiếp cận với bài mới. Đối với bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có rất nhiều cách để vào bài khác nhau. GV có thể vận dụng những kiến thức tích hợp ở lớp dưới để vào bài, có thể đưa ra ngữ liệu thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí để dẫn dắt HS, hoặc cũng có thể tích hợp mở rộng với kiến thức thực tiễn trong cuộc sống,…

Chúng ta có thể tích hợp với kiến thức ở lớp dưới để giới thiệu như sau:

Ở chương trình Ngữ văn lớp 9, các em đã được làm quen về kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Để giúp các em có thể tái hiện lại một số kiến thức về kiểu bài này và giúp các em nắm được cách triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, chúng ta sẽ cùng đi vào bài học ngày hôm nay.

Vì tư tưởng, đạo lí là những vấn đề vô cùng quen thuộc trong cuộc sống, nên GV có thể vào bài như sau:

Cha ông từ thuở xa xưa đã đề cao vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống của con người. Tư tưởng, đạo lí chính là một trong những kim chỉ nam của mọi hành động và hơn thế nó còn là thước đo giá trị nhân cách của mỗi con người và xã hội. Bài học hôm nay “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” sẽ giúp các em có thể hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng của tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống cũng như biết cách làm sáng tỏ một vấn đề tư tưởng, đạo lí một cách thuyết phục.

2.8.3. Hướng dẫn học sinh tham gia bài học thông qua hệ thống câu hỏi tích hợp.

Vì bài học này có những đơn vị kiến thức HS đã được học ở các lớp dưới nên GV có thể tận dụng để tích hợp. Trước khi vào bài, GV có thể nhắc lại một vài kiến thức ấy để để HS hình dung lại.

- Ở Ngữ văn 7:

+ Tiết 75, 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận.

+ Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận.

- Ở Ngữ văn 9:

+ Tiết 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Tiết 113, 114: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Ở Ngữ văn 10:

+ Tiết 85: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận.

Đó là những kiến thức cơ bản mà HS đã được làm quen. Trong bài học này, GV cần biết kết hợp các kiến thức ấy với việc sắp xếp các ngữ liệu sao cho đạt hiệu quả, phù hợp với nội dung bài học.

- Ở phần I: Ôn lại lí thuyết

Phần này GV có thể thực hiện tích hợp với Làm văn:

Câu hỏi: Ở lớp 9, các em đã được học bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, vậy theo em thế nào là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

Sau khi HS trả lời, GV có thể nêu câu hỏi tích hợp với Đọc văn:

Trong tất cả những văn bản mà các em đã được học từ THCS đến THPT, theo em những văn bản nào thuộc kiểu nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

Sau khi HS nhớ lại và trả lời, GV có thể nêu ra một số ví dụ như các văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh), Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng), Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu

Trinh),…

- Ở phần II: Tìm hiểu đề và lập dàn ý

GV gọi HS đọc ngữ liệu trong SGK. Ở phần này chúng ta có thể tích hợp với các kiến thức Làm văn và tiếng Việt mà các em đã được học.

1. Tìm hiểu đề

Trước khi tiến hành tìm hiểu đề trong SGK, GV yêu cầu HS nêu lên các công việc cần làm khi tìm hiểu một đề bài cụ thể.

Câu hỏi: Tìm hiểu đề là bước đầu tiên khi tiếp cận một đề bài. Em hãy nhắc lại các công việc khi tiến hành tìm hiểu đề?

Sau đó, GV kết hợp dạy học tích hợp với tích cực bằng cách chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:

+ Nhóm 1:

- Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?

- Với thanh niên, HS ngày nay, sống thế nào được coi là sống đẹp? Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất nào?

+ Nhóm 2:

- Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận nào?

- Bài viết cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu những dẫn chứng trong văn học được không?

Sau khi HS đưa ra được câu trả lời, GV xem xét và đưa ra câu hỏi chốt ý:

Câu hỏi: Vậy khi tìm hiểu một đề bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí thì phải thực hiện những công việc nào?

2. Lập dàn ý

Ở phần này có thể tích hợp với kiến thức về Làm văn:

Câu hỏi: Ở lớp 10, các em đã học về lập dàn ý bài văn nghị luận? Vậy đối với một đề văn nghị luận nói chung khi lập dàn ý chúng ta cần phải triển

khai như thế nào?

Câu hỏi: Từ các ý trong phần 1, hãy lập dàn ý cho đề bài trên?

- Ở phần III: Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Từ các kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý trên đây, chúng tôi yêu cầu HS rút ra cách làm bài văn về một tư tưởng, đạo lí.

Câu hỏi: Thông qua việc tìm hiểu đề và lập dàn ý như vậy, em hãy đưa ra kết luận về cách làm một bài văn nghị về một tư tưởng, đạo lí?

2.8.4. Hướng dẫn HS rút ra những kết luận cần thiết

Sau khi HS tự rút ra cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, GV sẽ chốt lại kiến thức ấy một lần nữa. Đó là:

- Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường có một số nội dung sau:

+ Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

+ Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.

- Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và có chừng mực.

2.8.5. Luyện tập

Sau khi HS đã khái quát lại kiến thức trong bài và nắm được những kiến thức trọng tâm, GV hướng dẫn HS luyện tập, thực hành để củng cố, khắc sâu kiến thức trong bài học.

- Ở phần IV: Luyện tập

Trước khi đi vào chữa các bài tập trong SGK , GV có thể thực hiện tích hợp bằng cách cho một đoạn trích thuộc nghị luận về một tư tưởng, đạo lí mà HS đã được học và đặt ra câu hỏi hướng tới khái quát nội dung bài học.

Bài tập: Cho đoạn văn:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi

nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh) a. Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì?

b. Người viết đã sử dụng những thao tác lập luận nào trong đó? Ví dụ?

Tiếp đó, GV cho HS làm các bài tập trong SGK. Đối với mỗi bài tập trong SGK, GV yêu cầu HS đọc đề bài, xác định đúng yêu cầu của bài tập.

Sau đó hướng dẫn HS cách làm, HS suy nghĩ làm bài rồi lên chữa bài. GV yêu cầu HS khác nhận xét, đưa ra đáp án và cho điểm. Sau khi HS làm xong các bài tập trong SGK, GV tiếp tục cho HS củng cố thêm bằng một bài tập nữa.

Bài tập:

“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương” (Nam Cao). Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên?

Cuối tiết học, GV phát phiếu HS để kiểm tra trình độ của HS. Đó có thể là những bài tập trắc nghiệm để kiểm tra khả năng lĩnh hội tri thức của các em. Phần này, chúng tôi đã trình bày ở phần tích hợp thông qua phiếu học tập.

Tiểu kết chương 2

Trên đây là một số vấn đề lí thuyết về việc áp dụng quan điểm tích hợp vào dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12. Để có thể chứng minh hiệu quả của vấn đề nghiên cứu, chúng ta phải tiến hành thực nghiệm trong thực tế. Vì vậy, ở chương sau chúng tôi tiến hành thực nghiệm để đánh giá kết quả.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm những mục đích sau:

- Thực nghiệm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi của các phương pháp dạy nhằm phát huy tính tích cực của HS trong việc dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

- Khảo sát thực trạng dạy và học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ở trường THPT. Đó là cơ sở để chúng tôi có thể tìm ra những phương hướng dạy học thích hợp cho nội dung này.

- Góp phần làm cho quan điểm dạy học tích hợp đến gần hơn nữa với GV và HS.

- Bước đầu đánh giá hiệu quả của các giả thuyết mà khóa luận đề ra.

Một phần của tài liệu tích hợp bài nghị luận về một tư tưởn, đạo lí (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w