Bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 12 với thời lượng là 1 tiết. Vì vậy mà từ nội dung cơ bản trên, người viết cần tìm ra những nội dung tích hợp cho phù hợp, tránh tình trạng phần thì tích hợp quá nhiều, phần thì quá ít chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề.
2.1.2. Nội dung bài học
Khi triển khai nội dung bài học này, SGK Ngữ văn 12 đã bố trí các kiến thức như sau:
Phần 1: Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Phần 2: Cách làm bài nghị luận về một tưởng, đạo lí Phần 3: Luyện tập
Ở phần 1: Tìm hiểu đề và lập dàn ý: SGK đưa ra một đề bài cụ thể là “Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”
Sau đó đưa ra các gợi ý để HS thảo luận (gợi ý để HS tìm hiểu đề và tìm ý) với các nội dung sau:
- Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?
- Với thanh niên, HS ngày nay, sống thế nào được coi là sống đẹp? Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất nào?
- Với đề bài trên, cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
- Bài viết cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu những dẫn chứng trong văn học được không?
Tiếp đó là các gợi ý lập dàn ý cho cả ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Đến phần thứ 2: Từ việc thảo luận một đề bài cụ thể, HS tự rút ra nhận