Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu tích hợp bài nghị luận về một tư tưởn, đạo lí (Trang 20 - 27)

1.2.1. Thực trạng dạy học bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” trong SGK Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp

1.2.1.1. Điều tra, thăm dò, dự giờ giáo viên

Để hiểu về thực tế dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, chúng tôi tiến hành thăm dò, điều tra đối với các GV giảng dạy Ngữ văn và trực tiếp dự giờ của họ. Cụ thể:

* Phát phiếu thăm dò ý kiến GV

Phiếu điều tra gồm 14 phiếu phát cho GV tổ Văn, Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.

Nội dung phiếu như sau: Xin đồng chí vui lòng cho biết một số ý kiến xung quanh việc áp dụng quan điểm tích hợp khi dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12?

Câu 1: Theo đồng chí, quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng cần được hiểu như thế nào?

Câu 2: Theo đồng chí, quan điểm tích hợp đã được sử dụng phổ biến trong hoạt động dạy học Ngữ văn hay chưa?

Câu 3: Trong quá trình soạn giáo án giảng dạy bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp, đồng chí thấy những thuận lợi và khó khăn gì?

Câu 4: Theo đồng chí, ưu điểm của việc dạy học theo quan điểm tích hợp là gì?

Nhận xét kết quả điều tra:

Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy:

Câu 1: Chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu trả lời nhưng tổng hợp lại thỡ đa số GV đều nắm rừ quan điểm thớch hợp. Theo họ: Tớch hợp là sự liờn kết giữa các phân môn trong bộ môn, giữa các kiến thức cũ và kiến thức mới hoặc giữa các kiến thức có mối quan hệ với nhau, từ đó giúp người học phát

huy khả năng tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp khi vận dụng vào thực tiễn.

Câu 2: Nhìn chung, đa số GV đều trả lời: Dạy học theo quan điểm tích hợp chưa thực sự phổ biến trong dạy học Ngữ văn. Mặc dù đã hiểu về tích hợp nhưng việc vận dụng nó trong từng bài dạy cụ thể còn chưa linh hoạt, uyển chuyển, nhiều chỗ còn khô cứng, rập khuôn, đôi chỗ còn lan man. Hơn nữa vì thời lượng tiết học ngắn nên việc dạy học theo quan điểm tích hợp nếu không bố trí linh hoạt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu thời gian, thiếu kiến thức của bài học.

Câu 3: Đa số GV đều tìm ra được những thuận lợi và khó khăn khi soạn giáo án bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí theo quan điểm tích hợp.

Nội dung tổng hợp lại như sau:

- Thuận lợi:

+ Bài giảng linh hoạt, sinh động, hấp dẫn, không khô khan, nhàm chán.

+ GV đã thu hút được HS, có điều kiện để kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức cũ của HS và có điều kiện kiểm định phương pháp dạy học của bản thân.

+ Việc soạn bài và giảng bài trở nên chủ động hơn.

+ HS là người chủ động làm việc với SGK, tính tích cực của HS được phát huy cao độ.

- Khó khăn:

+ Công việc soạn bài và giảng bài cần nhiều thời gian vì khi tiến hành tích hợp phải đặt nhiều câu hỏi.

+ GV phải hệ thống lại những kiến thức và kĩ năng mà HS học từ lớp dưới.

+ Nếu không bố trí được thời gian sẽ dễ dẫn đến lan man, cháy giáo án.

Câu 4: Đa số GV chọn trả lời về ưu điểm của việc dạy học theo quan điểm tích hợp, đó là:

- Tiết kiệm thời gian.

- Giúp HS hiểu và biết phối hợp các kiến thức và kĩ năng một cách hiệu quả và biết vận dụng vào thực tiễn.

- Góp phần rèn luyện khả năng tự học, ghi nhớ và tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp cho HS.

Nhận xét

Qua việc khảo sát trên chúng tôi nhận thấy đa số GV đã có nhận thức đúng về bản chất của quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn nói chung và bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12 nói riêng. Tuy nhiên, việc áp dụng nó vào thực tiễn dạy học còn chưa phổ biến, các GV còn quá cứng nhắc trong việc áp dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Làm văn, bởi không phải bài nào cũng có thể áp dụng quan điểm tích hợp thuận lợi như bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Không những thế, ở THPT, tích hợp lại được thể hiện chủ yếu ở tích hợp dọc.

* Dự giờ của GV

Bên cạnh việc phát phiếu thăm dò ý kiến GV, chúng tôi đã tiến hành dự giờ bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí tại lớp 12D2 Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Qua dự giờ, chúng tôi nhận thấy:

- Vì chương trình SGK mới được biên soạn theo quan điểm tích hợp giữa ba phần Đọc văn - Tiếng Việt - Làm văn, nên trong quá trình giảng dạy phải quán triệt tinh thần này. Về điều này, một số GV đã làm được trong quá trình giảng dạy của mình.

- Khi dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, GV đã biết tận dụng các ngữ liệu văn bản văn học, các kiến thức về Làm văn mà HS đã được học để phân tích và rút ra kết luận về cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lớ. Mặc dự vậy, một số GV chưa hiểu rừ về tớch hợp nờn cũn áp dụng máy móc dẫn đến hiệu quả dạy học không cao.

1.2.1.2. Điều tra, khảo sát đối tượng học sinh

Vì học sinh là chủ thể trung tâm của quá trình dạy học nên chúng tôi còn tiến hành điều tra, khảo sát đối tượng HS. Đối tượng điều tra, khảo sát là HS lớp 12, Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.

Chúng tôi tiến hành điều tra về thái độ, không khí học tập, kết quả học tập trước và trong quá trình GV dạy bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí để có cơ sở so sánh.

Phiếu điều tra gồm 50 phiếu phát cho HS Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Nội dung phiếu như sau:

Câu 1: Em có thích Làm văn không? Vì sao?

Câu 2: Em có thích học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí không?

Tại sao em thích? Tại sao không thích?

Câu 3: Khi học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí theo hướng tích hợp, em có suy nghĩ gì?

Nhận xét kết quả điều tra

Câu 1: Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy đa số các em thích học Làm văn. Vì theo các em, môn Làm văn có nội dung kiến thức ngắn gọn, chủ yếu là phân tích ngữ liệu sau đó áp dụng tiến hành làm bài tập, chính bởi vậy kiến thức không cồng kềnh, không gây áp lực và căng thẳng tinh thần như giờ Đọc văn hay Tiếng Việt.

Câu 2: Đa số HS thích học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Điều này được thể hiện rừ bởi tinh thần tớch cực, hăng hỏi tham gia xõy dựng bài của các em.

Đa số HS thích học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí bởi dạng bài này có nội dung kiến thức gần gũi, các em cũng đã được học ở những lớp dưới. Không những thế, đây còn là kiến thức gắn liền với nếp cảm, nếp nghĩ trong đời sống hàng ngày của các em.

Câu 3: Đã có rất nhiều những ý kiến khác nhau nhưng đa phần các em

nhận thấy khi dạy bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí theo hướng tích hợp giúp các em tiếp thu kiến thức, dễ dàng, thuận lợi khi tiến hành liên hệ với thực tiễn cuộc sống.

Qua dự giờ, chúng tôi nhận thấy giờ học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng và các giờ Làm văn nói chung đều có không khí sôi nổi, hào hứng. Ở những giờ lí thuyết, HS hăng hái xây dựng bài. Ở những giờ thực hành, HS làm việc theo nhóm rất tích cực. Điều này đã cho thấy sự chuẩn bị chu đáo của các em đối với bài học. Hơn nữa, chúng tôi còn nhận thấy ở các em không còn hiện tượng học vẹt, học sáo nữa mà vận dụng khá linh hoạt giữa lí thuyết với thực hành. Tuy vậy, cũng nhận thấy rằng HS còn quên kiến thức cũ, GV vẫn phải gợi mở nhiều, khả năng liên các kiến thức, các kĩ năng chưa thực sự thành thạo.

Tóm lại, từ thực tiễn điều tra phía HS, chúng tôi nhận thấy quan điểm tích hợp đã được quán triệt trong việc học tập của HS. Tuy rằng còn nhiều hạn chế và bất cập khi áp dụng quan điểm tích hợp vào dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng và dạy học Làm văn nói chung, nhưng chúng tôi tin chắc rằng với sự định hướng đổi mới phương pháp và sự tìm tòi của GV cũng như HS thì bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng và các bài Làm văn nói chung sẽ trở nên lí thú và bổ ích đối với HS.

1.2.2. Nhận xét chung về hoạt động dạy học bài “Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí” trong SGK Ngữ văn 12

Có thể nói, bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí được đưa vào dạy học với những nội dung còn sơ lược lại ít tài liệu tham khảo cho nên việc dạy học của GV còn nhiều hạn chế. Phần lớn, GV mới chỉ bám sát vào SGK và SGV mà chưa có sự đầu tư, sáng tạo. Hơn nữa, do thời gian dạy học quá ngắn, lượng kiến thức thì nhiều nên GV không có điều kiện đi sâu, đi kĩ vào ngữ liệu.

Về phía HS, nhiều em còn thụ động trong quá trình học tập. Dù rằng

GV đã lựa chọn phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm nhưng HS chưa thực sự tiếp thu bài một cách chủ động. Vẫn còn đó những lối học theo kiểu cũ như nghe, ghi chép, nhớ và tái hiện lại những gì GV cung cấp chứ chưa có sự tích cực, chủ động trong việc khám phá kiến thức.

Từ thực trạng dạy - học của GV và HS như trên ta nhận thấy: Việc HS có thể vận dụng thành thạo những kĩ năng cơ bản cũng như nắm được cách làm, quy trình của một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí còn gặp khó khăn. Để khắc phục tất cả những điều đó thì cần phải có sự tận tình, sáng tạo, thay đổi trong phương pháp dạy học của GV và sự chủ động, tích cực của HS, chỉ có như thế mới nâng cao hiệu quả bài học này nói riêng và trong dạy học Làm văn nói chung.

Chương 2

DẠY HỌC BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 12

THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

2.1. Nội dung dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK

Một phần của tài liệu tích hợp bài nghị luận về một tư tưởn, đạo lí (Trang 20 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w