Chọn nội dung tích hợp

Một phần của tài liệu tích hợp bài nghị luận về một tư tưởn, đạo lí (Trang 30 - 31)

Đây là công việc quan trọng đối với một giờ dạy theo quan điểm tích hợp. Từ bản chất của quan niệm tích hợp, khi dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, chúng ta có thể lựa chọn các nội dung tích hợp như sau:

- Tích hợp với Đọc văn: Lựa chọn các văn bản, các đoạn trích mà HS đã học để làm ngữ liệu cho việc tiếp nhận các kiến thức về kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Ví dụ, các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT như: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh),

Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng), Về luân lí xã hội ở nước ta

(Phan Châu Trinh)… Đây là những văn bản quen thuộc, HS ít nhiều nắm được về tác giả, hoàn cảnh sáng tác nội dung tác phẩm giúp HS tích cực tham gia vào việc tiếp nhận những kiến thức mới của Làm văn.

- Tích hợp với Làm văn: Vì đây là kiểu bài HS đã được làm quen ở lớp dưới, nên khi dạy GV có thể tận dụng những kiến thức các em đã được giới thiệu. Đó là các kiến thức về khái niệm, mục đích, yêu cầu, cách làm một bài văn về một tư tưởng, đạo lí, và các kĩ năng cơ bản. Ở đây, không dạy lại các kiến thức đó mà cần giúp HS hiểu, biết cách lập dàn ý, vận dụng các kiến thức đó vào tạo lập văn bản, biết cách chuyển ý, chuyển đoạn, quan trọng là các em nắm được quy trình cần thực hiện khi tạo lập văn bản này.

- Tích hợp với Tiếng Việt: Đây cũng là một công việc khá cần thiết trong một giờ dạy Làm văn. Với bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí chúng ta có thể tích hợp với tiếng Việt ở việc áp dụng một số kiểu câu như câu nghi

vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và một số biện pháp tu từ như so sánh, nói quá, thành ngữ, điệp ngữ,… để lựa chọn được cách diễn đạt thuyết phục nhất.

Một phần của tài liệu tích hợp bài nghị luận về một tư tưởn, đạo lí (Trang 30 - 31)