Bài tập 3 - Giải thích

Một phần của tài liệu tích hợp bài nghị luận về một tư tưởn, đạo lí (Trang 54 - 58)

IV. Luyện tập 1. Bài tập vận dụng

4. Bài tập 3 - Giải thích

tưởng” là gì?

- Vai trò: khẳng định lí tưởng là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống của con người.

- Khẳng định câu nói đúng, từ đó mở rộng, bàn bạc.

+ Làm thế nào để sống có lí tưởng?

+ Sống không lí tưởng thì hậu quả sẽ ra sao?

+ Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay là gì?

- Ý nghĩa của câu nói đối với thanh niên hiện nay là gì?

4. Bài tập 3 - Giải thích:

+ Cẩu thả: làm việc thiếu trách nhiệm, vội vàng, hời hợt, không chú ý đến kết quả.

+ Bất lương: không có lương tâm.

những HS có câu trả lời nhanh và hợp lí.

GV gợi ý, chốt ý.

=> Nam Cao phê phán với một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát (dùng câu khẳng định): cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương.

- Phân tích, chứng minh, bàn luận vấn đề:

+ Vì sao lại cho rằng cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương.

Vì:

◦ Trong bất cứ nghề nghiệp, công việc gì, cẩu thả, vội vàng cũng đồng nghĩa với gian dối, thiếu ý thức.

◦ Chính sự cẩu thả trong công việc sẽ dẫn đến hiệu quả thấp kém, thậm chí hư hỏng, dẫn đến những tác hại khôn lường.

- Khẳng định, mở rộng vấn đề:

+ Mỗi người trên bất cứ lĩnh vực, công việc gì cũng

cần cẩn trọng, có lương tâm, tinh thần trách nhiệm với công việc; coi kết quả công việc là thước đo lương tâm, phẩm giá của con người.

+ Đối với thực tế, bản thân như thế nào?

4. Củng cố

- Cách tìm hiểu đề, lập dàn ý

- Cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 5. Dặn dò

- Hoàn thiện các bài tập trong SGK

- Soạn bài “Tuyên ngôn độc lập” - Hồ Chí Minh.

3.6. Kết quả thực nghiệm

Qua quá trình tổ chức dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí theo quan điểm tích hợp, chúng tôi đã tiến hành đánh giá trên những bình diện sau:

- Về mặt nhận thức của HS: Phần lớn các em nắm được nội dung lí thuyết, có hứng thú, hăng say phát biểu xây dựng bài. Điều đó cho thấy việc áp dụng quan điểm tích hợp và dạy học bài này là rất hợp lí.

- Về khả năng vận dụng của HS: Nhìn chung các em đã tiếp nhận đầy đủ nội dung kiến thức, biết vận dụng các kiến thức của Đọc văn, Làm văn và tiếng Việt vào bài học. Bên cạnh đó cũng còn một số HS còn lúng túng trong quá trình tích hợp các kiến thức. Biểu hiện cụ thể của nó chính là việc các em chưa biết chắt lọc ý, sắp xếp ý cho phù hợp khi đối diện với một đề bài cụ thể, một số em còn vận dụng lí thuyết một cách máy móc và gượng gạo, không

đáp ứng được yêu cầu cụ thể của một bài văn nghị luận.

- Về trình độ của HS: Cùng với việc đánh giá nhận thức của HS trong việc tiếp thu lí thuyết và kĩ năng thực hành, thông qua bài học này, nhìn chung, các em đã bước đầu biết cách làm bài khi gặp đề thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Tuy nhiên, vẫn còn số ít các em chưa thực sự thành thạo trong kĩ năng tạo lập kiểu bài này.

Mặc dù phạm vi và nội dung thực nghiệm không rộng và trong khoảng thời gian ngắn, song qua thực nghiệm chúng tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm thiết thực trong quá trình triển khai quan điểm tích hợp vào dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng và dạy các bài Làm văn cho HS THPT nói chung.

Tóm lại, theo quan điểm tích hợp khi dạy bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí chúng ta cần khéo léo kết hợp giữa kiến thức cũ với kiến thức mới, giữa kiến thức ở phân môn này với kiến thức của phân môn kia. Hơn nữa, cần phải biết liên hệ với kiến thức bên ngoài để HS biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống. Đó là khi quan điểm tích hợp đã phát huy được hiệu quả của mình.

Một phần của tài liệu tích hợp bài nghị luận về một tư tưởn, đạo lí (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w