Tích hợp thông qua phiếu học tập

Một phần của tài liệu tích hợp bài nghị luận về một tư tưởn, đạo lí (Trang 36 - 38)

Một trong những hình thức tích hợp nữa mà GV có thể áp dụng đó chính là tích hợp thông qua phiếu học tập. Khi sử dụng hình thức này, GV cần

chú ý những bài tập trắc nghiệm có nội dung tích hợp. Những bài tập này có thể ở trên giấy hoặc máy chiếu để HS có thể làm nhanh. Điều này giúp HS có thể củng cố kiến thức ngay ở lớp. Với bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, chúng tôi xin đưa ra hình thức phiếu bài tập là các câu hỏi trắc nghiệm để GV tham khảo.

Câu hỏi: Mục đích quan trọng nhất cần đạt khi nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là gì?

A. Giải thích, chứng minh cho tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

B. Tiếp thu quan niệm tiến bộ, phê phán những quan điểm sai lầm. C. Phân tích rõ cơ sở hiện thực của tư tưởng, đạo lí.

D. Tiếp thu những quan niệm tiến bộ và phê phán quan niệm sai lầm để hướng tới tư tưởng, hành động tích cực.

Câu hỏi: Dòng nào nêu không đúng đặc điểm của đề văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

A. Nội dung bàn về một tư tưởng, quan điểm về cuộc sống, cách sống, …

B. Thường xuất phát từ một danh ngôn, một câu tục ngữ, ca dao,… C. Câu lệnh của đề thường yêu cầu thao tác giải thích.

D. Phạm vi dẫn chứng chủ yếu lấy từ hiện thực cuộc sống.

Câu hỏi: Cho đề văn:

“Có ba điều trong đời không được đánh mất: sự thanh thản, niềm hi vọng và lòng trung thực”. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về những điều đó?

Vấn đề trọng tâm cần làm sáng tỏ trong đề văn trên là gì? A. Ý nghĩa và tầm quan trọng của sự thanh thản.

B. Ý nghĩa và tầm quan trọng của niềm hi vọng. C. Ý nghĩa và tầm quan trọng của đời sống tinh thần. D. Ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng trung thực.

Vì sao có thể nói : “Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn trong quá khứ. Cuộc sống của bạn trong ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn ngày hôm nay”?

Thao tác nghị luận bắt buộc phải sử dụng trong bài văn triển khai cho đề bài trên là gì?

A. Bình luận và so sánh C. So sánh và phân tích B. Giải thích và chứng minh D. Bác bỏ và bình luận

Một phần của tài liệu tích hợp bài nghị luận về một tư tưởn, đạo lí (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w