Ở phần 3: HS được củng cố kiến thức thông qua phần “Ghi nhớ” và giải bài tập phần “Luyện tập”.
2.2. Những căn cứ để vận dụng quan điểm tích hợp khi dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí luận về một tư tưởng, đạo lí
2.2. Những căn cứ để vận dụng quan điểm tích hợp khi dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí luận về một tư tưởng, đạo lí THPT. Đây là kiến thức đã được SGK Ngữ văn 9 trình bày khá chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những vấn đề lí thuyết, nó cung cấp cho các em những vấn đề chung nhất về dạng bài này như khái niệm, mục đích, yêu cầu và cách tạo lập văn bản. SGK Ngữ văn 12 không trình bày lại những kiến thức ấy mà đi sâu vào việc củng cố những kĩ năng viết bài và cách làm một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cho học sinh. Vì thế, để củng cố nhận thức về loại bài văn này, GV cần phải tích hợp với những lí thuyết mà học sinh đã được trang bị từ trước đó. Đó là cơ sở để chúng ta có thể thực hiện tích hợp dọc khi dạy học bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK Ngữ văn 12.
Ngoài ra, chúng ta có thể kết hợp với những kiến thức của đời sống xã hội mà HS đã tích lũy được để tích hợp khi dạy học bài này. Những kiến thức đó là: quan niệm về đạo đức, phẩm chất của con người, những tư tưởng về lối sống, thói quen làm ảnh hưởng tới đời sống, và thông qua những kiến thức đó, rèn luyện và cung cấp cho HS những nhận thức tốt đẹp để bồi dưỡng và giáo dục con người HS.
2.2.2. Những kĩ năng có liên quan
Đến lớp 12, HS đã được học rất nhiều các kiến thức có liên quan đến bài học này như lập dàn ý, tìm ý, các thao tác lập luận... Đó chính là những