Giúp HS: Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm. Về nghệ thuật, nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích.
Ngữ văn 11 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Nguyễn Tuân) KẾT QUẢ CẦN ĐẠT Kiến thức Cảm nhận được vẻ đẹp nhiều mặt của nhân vật Huấn Cao, hình tượng lý tưởng trong tác phẩm. Thông qua đó thấy được cảm hứng ngợi ca tôn vinh cái đẹp, sự ngưỡng mộ trân trọng trước tài hoa nghệ sĩ và tình yêu đối với những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Thấy được tài ba nghệ thuật hiếm có của nhà văn, văn phong vừa cổ kính vừa hiện đại trong cách kể chuyện, dựng và tả cảnh, xây dựng tình huống, khắc họa tính cách nhân vật. Kĩ năng Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản truyện ngắn, phân tích hình tượng nhân vật trong tác phẩm. A. KIẾN THỨC I. GIỚI THIỆU CHUNG 1. Tác giả: • Tiểu sử: + Nguyễn Tuân (1910 – 1987). + Quê ở làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm (nay thuộc quận Thanh Xuân) Hà Nội. + Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo khi Hán học đã suy tàn. Chính vì thế, những dấu ấn của một thời đã qua, cũng như nỗi niềm luyến tiếc một thời đã qua vẫn còn đọng mãi trong những trang viết của Nguyễn Tuân. • Sự ngiệp: - Ông là nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. - Viết về nhiều thể loại, song đặc biệt thành công ở thể loại truyện ngắn và tuỳ bút. - Chia làm 2 giai đoạn: Mỗi giai đoạn đều có những tác phẩm có giá trị. + Trước cách mạng: Tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” Trước cách mạng, Nguyễn Tuân chủ yếu viết về 3 đề tài: Chủ nghĩa xê dịch (đi đây đó, không mục đích, tìm cảm giác lạ) Đời sống truỵ lạc (bế tắc thoát ly trong rượu, đàn hát, thuốc phiện) Vang bóng một thời (bất mãn, thiếu hụt niềm tin với hiện tại, tìm vẻ đẹp quá khứ). + Sau cách mạng: Tuỳ bút “Sông Đà” (1960). Nguyễn Tuân là một nhà văn, một người nghệ sĩ phóng túng, tài hoa và uyên bác. Ông là người có cá tính độc đáo. Văn chương Nguyễn Tuân mang đậm phong cách riêng. - Phong cách Nguyễn Tuân: + Nội dung: Nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Tuân được nhìn từ góc độ tài hoa nghệ sĩ. Đời sống được nhìn từ góc độ văn hoá nghệ thuật. Dù viết về quá khứ hay hiện tạo, Nguyễn Tuân vẫn thể hiện cảm hứng tìm về với cái đẹp. + Nghệ thuật: Là một nhà văn lãng mạn, Nguyễn Tuân sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập. Ngôn từ tinh tế, trau chuốt, giàu tính tạo hình. Giọng văn hơi văn vừa đĩnh đạc cổ kính vừa hiện đại. 2. Tác phẩm: • “Vang bóng một thời”: Gồm 11 truyện ngắn. - Nội dung: Viết về một thời đã xa, nay chỉ còn vang bóng. Ấy là cái thời phong kiến đã qua nhưng dư âm vẫn còn vang vọng lại. Điều này bắt nguồn từ thực tại cuộc sống: nhà Nguyễn suy tàn, thực dân Pháp xâm lược nước ta, xã hội Tây Tàu nhố nhăng, những giá trị đạo đức tinh thần truyền thống bị đảo lộn. Những nhà nho cuối cùng của thời đại cảm thấy phẩm uất bất mãn trước thực tại nên quay trở về tìm lại vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục tập quán ứng xử tốt đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc, thưởng hoa, đánh cờ, uống trà, chơi chữ, thả thơ Hoặc tìm cách phản kháng chống đối lại trật tự xã hội buổi giao thời ấy. - Ý nghĩa: + Bày tỏ thái độ bất mãn, bất hoà nhập sâu sắc với xã hội đương thời. + Trân trọng và tự hào trước những giá trị tinh thần truyền thống trong quá khứ của dân tộc. + Thái độ đề cao và ngợi ca những nhà nho tài hoa bất đắc chí, tuy thua cuộc nhưng vẫn không chịu làm lành với xã hội thực dân, không chịu vứt bỏ lương tâm, chạy theo danh lợi, mà cố giữ cho được cái “thiên lương”, “sự trong sạch của tâm hồn”. • “Chữ người tử tù” + Là tác phẩm tiêu biểu nổi bật, đáng chú ý nhất trong tập “Vang bóng một thời” thể hiện khá rõ, tập trung những đặc điểm của tập “Vang bóng một thời” cũng như phong cách văn chương Nguyễn Tuân. + Tác phẩm xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao, khác với các nho sĩ khác, Huấn Cao chẳng những là một nhân vật tài hoa nghệ sĩ mà còn là một trang anh hùng dũng liệt, một người có khí phách ngang tàng, tư thế hiên ngang bất khuất, một thiên lương trong sáng. + Nhan đề: “Chữ người tử tù”. Người tử tù là người phạm tội theo quy định của pháp luật hiện thời và bị xử án tử hình. Người tử tù ở đây thì chúng ta đã rõ, đó là nhân vật Huấn Cao. Song tác giả lại đặt nhan đề: “Chữ người tử tù” điểm nhấn mạnh ở đây không phải là người tử tù mà là chữ của người tử tù. Tại sao nét chữ lại trở nên quan trọng như vậy? Điều này liên quan tới nghệ thuật thư pháp xưa. Nói tới nghệ thuật thư pháp là nói tới nghệ thuật viết chữ đẹp: Loại chữ viết ở đây là chữ Hán (hay còn gọi là chữ Nho) được viết bằng bút lông và mực tàu. Là loại chữ tượng hình, mỗi chữ nằm trong một khối vuông, song người viết có thể thảo những nét đạm nhạt khác nhau, uốn lượn, vờn vẽ tuỳ theo cảm hứng. Song điều quan trọng của nghệ thuật thư pháp không phải chỉ ở bề mặt hình thức chữ viết mà là thế giới tinh thần ẩn sâu vào bên trong. Người viết chữ đẹp phải là người có nhân cách phẩm chất tốt đẹp, có tâm hồn thanh sạch, biết cảm nhận, thưởng thức và tái tạo cái đẹp Như vậy, nghệ thuật viết chữ đẹp là một thú chơi cao nhã, tinh tế mang giá trị văn hoá và thẩm mỹ cao của các nho sĩ, tao nhân mặc khách ngày xưa. Nói chữ người tử tù là muốn nói tới cái đẹp sự tài hoa và nét đẹp của tâm hồn người tử tù nhân tố trung gian đưa những những người tri kỷ. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN Vào một buổi chiều, viên quản ngục Tỉnh Sơn nhận được phiếu trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường về việc chuẩn bị tiếp quản 6 tên tù án chém. Trong số đó, có một người làm quản ngục hết sức băn khoăn suy nghĩ. Đó là Huấn Cao một người mà danh tiếng đã được lưu truyền rộng rãi. Và sau đó, với lòng mến trọng tài năng khí phách với sự biệt nhỡn liên tài và sở nguyện có được những dòng chữ đẹp, Quản Ngục đã tìm mọi cách biệt đãi Huấn Cao và những người bạn chiến đấu của ông. Chưa hiểu tấm lòng Quản Ngục, Huấn Cao khinh bạc đến điều. Song, sau nghe thầy thơ lại kể, cảm động trước tâm hồn và sở nguyện chân thành của Quan Ngục, Huấn Cao đồng ý cho chữ. Một cảnh tượng xưa nay chưa tùng có đã diễn ra tại chốn ngục tù. Người tử tù đã dồn hết tài năng và tâm huyết, trải tâm hồn để thổi sức sống vào nét chữ, trao tặng và khuyên bảo quản ngục. Truyện kết thúc bằng hình ảnh quản ngục cảm động, bái lĩnh trước Huấn Cao. Có Cốt truyện lôi cuốn tình huống truyện độc đáo. Nhân vật có tính cách có cá tính. 1. Tình huống truyện: Tình huống: Một sự việc trong diễn biến câu chuyện rất trớ trêu, éo le, gay cấn khó xử đòi hỏi phải giải quyết: Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và Quản ngục trong một tình thế hoàn cảnh trớ trêu. * Về phương diện chính trị xã hội (địa vị xã hội): + Quản ngục: viên quan trông coi việc caiquản các tù nhân đại diện cho quyền uy, pháp luật của chế độ đương thời, bảo vệ duy trì trật tự xã hội. + Huấn Cao: kẻ tử tù, tù nhân sắp bị hàng quyết vi phạm pháp luật, chống phá chế độ. Đối lập nhau, đối nghịch nhau. * Xét ở phương diện nghệ thuật: + Quản ngục: thích chữ đẹp, có sở nguyện là một ngày kia có được chữ Huấn Cao yêu thích cái đẹp, trân trọng và tìm cách lưu giữ cái đẹp. + Huấn Cao: là người viết chữ đẹp sáng tạo và lưu truyền cái đẹp. Gặp gỡ: yêu quý, trân trọng cái đẹp. Nghĩa là họ đều là những người có tâm hồn đẹp, nhân cách đẹp. * Môi trường, hoàn cảnh: chốn ngục tù Chốn ngục tù: Nơi kẻ tử tù, người quản tù bắt buộc phải thể hiện rõ vị thế chỗ đứng của mình, xét từ phương diện chính trị xã hội. Nơi tối tăm bẩn thỉu, bức bối ngột ngạt về tinh thần khó tạo điều kiện để (con người sáng tạo và thưởng thức cái đẹp) cái đẹp nảy sinh và tồn tại. Trong môi trường đó, diễn biến quan hệ giữa Quản ngục và Huấn Cao ngày càng đầy kịch tính. Và cũng chính nhờ cái tình huống đầy kịch tính này, tính cách nhân vật ngày càng biểu hiện rõ hơn làm phát lộ những phẩm chất tâm hồn thanh cao và đáng quý. 2. Nhân vật Huấn Cao. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao hiện lên với một vẻ đẹp rực rỡ ngời sáng. Đó là vẻ đẹp của 3 phẩm chất: - Tài hoa. - Thiên lương trong sáng. - Khí phách ngang tàng, tư thế hiên ngang bất khuất. a/ Một nho sĩ tài hoa: Ông nổi tiếng là một người viết chữ đẹp. - Người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết rất nhanh và rất đẹp Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao đã được nhân dân lưu truyền như một huyền thoại. - Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời. Và nếu không xin chữ được thì ôm hận suốt đời Mức độ quý hiếm của chữ người tử tù. - Nét chữ vuông vắn tươi tắn, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời người, không chỉ là vẻ đẹp hình thức nét chữ mà chữ người tử tù còn giàu nội dung ý nghĩa. - Khiến cho Quản ngục phải tự cúi mình, bất chấp nguy hiểm, liều mạng xin chữ khao khát của bao người. Không trực tiếp mô tả tài hoa nghệ sĩ. Mà thông qua những lời đối thoại ý nghĩa và diễn biến thái độ và hành động của nhân vật khác. Chân thực và khách quan hơn phẩm chất nho sĩ tài hoa của Huấn Cao. b/ Một anh hùng dũng liệt: + Rỗ gông: “Chúc mũi gông, khom mình thúc mạnh” bất chấp lời đe doạ của lính áp giải với những roi lèo sẵn sàng quất vào người bất cứ lúc nào, thản nhiên xem như không hề có sự tồn tại của chúng Khinh thường quyền uy của giai cấp thống trị, biểu thị tư tưởng tự do, phá vỡ những rào cản cố hữu trói buộc áp bức thống trị con người. + Đứng đầu bọn phản nghịch là kẻ thủ xướng, có tài bẻ khoá và vượt ngục. Là một nho sĩ tài hoa, Huấn Cao chắc chắn phải được đào luyện trong môi trường phong kiến. Song ông lại không trung thành với đạo thánh hiền mà cơ bản là trung với vua, đi làm giặc triều đình. Phải chăng Huấn Cao là một kẻ nghịch tặc muốn hiểu được điều này phải xuất phát từ hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ: Đó là thời nhà Nguyễn suy tàn cấu kết cả thực dân Pháp áp bức bóc lột dân ta. Xuất phát từ quyền lợi của nhân dân, từ ý thức trách nhiệm với cuộc đời, Huấn Cao đã đứng lên chống lại trật tự thiết chế xã hội Điều đó chứng tỏ Huấn Cao là người có bản lĩnh khí phách kiên cường. + Thản nhiên nhận rượu thịt Khinh bạc đến điều dù lường trước hậu quả. Mỉm cười dù biết trước cái chết sắp kề bên là người có tư thế hiên ngang, bất khuất, ung dung tự tại, xem thường và làm chủ hoàn cảnh. Người ta thường nói “Hùm thiêng khi đã sa cả cũng hèn” nhưng ở đây trong cảnh thất thế Huấn Cao vẫn sống những tháng ngày ung dung tự do, thanh thản. Điều này chứng tỏ: anh hùng hào kiệt phi thường qua việc làm, hành động, lời nói của chính nhân vật. c/ Một thiên lương trong sáng: + Tính ông vốn khoảnh, ít chịu cho chữ, trừ chỗ tri kỷ Ta nhất sinh Đời ta Rất ý thức và coi trọng giá trị cái đẹp, khinh thường vật chất lợi nhuận thông thường. + Khi hiểu tấm lòng Quản ngục, Huấn Cao nói “Ta cảm lòng trong thiên hạ”xúc động, cảm kích và vui lòng cho chữ. Điều này thể hiện Huấn Cao là con người bao dung độ lượng, rất giàu tình cảm, trọng nghĩa tình, trân trọng những tâm hồn cao đẹp. + Khuyên bảo quản ngục “về quê mà ở ” quan tâm đến cuộc sống người khác, bảo vệ và nâng niu cái đẹp, luôn ý thức giữ gìn cái đẹp. Nếu như cái tài của Huấn Cao làm cho quản ngục thèm muốn ước ao, cái khí phách Huấn Cao làm cho quản ngục phải kiêng nể, thì cái tâm của Huấn Cao làm cho quản ngục phải bái phục, kính trọng. Bằng cái tài, cái tâm cái khí phách của mình Huấn Cao đã thực sự khơi dậy cảm hoá được một tâm hồn cao đẹp đang bị vùi dập trong bóng đen chốn ngục tù. Trong khung cảnh đen tối của nhà tù, Huấn Cao hiện lên cao lớn lạ thường, vươn lên trên những cái thấp hèn dung tục chung quanh. Vẻ đẹp của Huấn Cao như vầng dương xua đi bóng đêm tăm tối, u ám, toả rạng nơi chốn ngục. Tù. Gợi ta liên tưởng tới Cao Bá Quát (1805 – 1885). Ông là một danh sĩ lừng lẫy đời nhà Nguyễn, nổi tiếng là một nho sĩ tài hoa. Văn chương lỗi lạc, viết chữ rất đẹp, là một người đức độ, giàu lòng yêu thương cảm thông với nhân dân. Ông là một lãnh tụ cầm đầu cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương chống lại triều đình Tự Đức nhưng cuối cùng thất bại. Lúc sinh thời, Cao Bá Quát từng nói “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Một đời chỉ biết vái lạy trước hoa mai). Nhà văn Nguyễn Tuân lấy Cao Bá Quát làm nguyên mẫu để sáng tạo nên một hình tượng lung linh vượt vẻ đẹp toàn diện lý tưởng. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung: - Huấn Cao là một người văn võ song toàn, một nho sĩ tài hoa, cốt cách thanh cao, một người anh hùng khí phách kiên cường bất khuất “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (giàu sang không thể quyến rũ, nghèo hèn không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục). Đây là một nhân vật mang vẻ đẹp toàn diện: tài hoa, khí phách, nhân tâm. Huấn Cao là hình mẫu của một nhân vật lãng mạn lý tưởng. - Thông qua nhân vật Huấn Cao, nhà văn thể hiện lòng trân trọng tự hào trước những nếp sống văn hoá, những giá trị tinh thần truyền thống cao đẹp của dân tộc, ý thức đề cao ca ngợi những nhà nho tài hoa bất đắc chí tuy thua cuộc nhưng vẫn giữ được khí phách kiên cường và thiên lương trong sáng. 2. Nghệ thuật: Bằng bút pháp lãng mạn, lý tưởng hoá, nhà văn sử dụng thủ pháp phóng đại kết hợp với những chi tiết miêu tả cụ thể, chính xác, giàu chất tạo hình (rỗ gông), nghệ thuật đối lập con người và hoàn cảnh, tương phản nhân vật và nhân vật, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công nhân vật người tử tù Huấn Cao. B. BÀI TẬP Câu 1: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Câu 2: Cảm nhận của em về nhân vật quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Câu 3: Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân thể hiện một quan niệm thẩm mỹ độc đáo của tác giả. Em hãy làm sáng tỏ? (Trần Diễm Hằng) . tử hình. Người tử tù ở đây thì chúng ta đã rõ, đó là nhân vật Huấn Cao. Song tác giả lại đặt nhan đề: Chữ người tử tù điểm nhấn mạnh ở đây không phải là người tử tù mà là chữ của người tử. đáo trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Câu 2: Cảm nhận của em về nhân vật quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Câu 3: Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân thể. trang anh hùng dũng liệt, một người có khí phách ngang tàng, tư thế hiên ngang bất khuất, một thiên lương trong sáng. + Nhan đề: Chữ người tử tù . Người tử tù là người phạm tội theo quy định