Dưới đây là một vàiđịnh nghĩa về chuỗi cung ứng: Nếu xét về mặt cấu trúc, có thể hiểu chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức tham gia vào các giai đoạn, các hoạt động khác nhau xu
Trang 11.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng 3
1.1.2 Phân loại chuỗi cung ứng 5
1.1.2.1 Chuỗi cung ứng đẩy 5
1.1.2.2 Chuỗi cung ứng kéo 6
1.1.2.3 Chuỗi cung ứng kéo- đẩy 7
1.1.3 Cấu trúc của chuỗi cung ứng 9
1.2 Quản trị chuỗi cung ứng 12
1.2.1 Khái quát chung về quản trị chuỗi cung ứng 12
1.2.1.1 Lịch sử phát triển của quản trị chuỗi cung ứng 12
1.2.1.2 Định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng 14
1.2.1.3 Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng trong kinh doanh 16
1.2.2 Nội dung chính của quản trị chuỗi cung ứng 17
1.2.2.1 Quản trị thu mua 17
1.2.2.2 Quản trị phân phối 18
1.2.2.3 Quản trị hàng tồn kho 19
1.2.2.4 Quản trị hệ thống thông tin 19
1.2.3 Những nguyên tắc cốt lõi để quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả 20
1.2.4 Xu hướng của SCM 21
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
2.1 Mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Wal-Mart 24
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Wal-Mart 24
2.1.2 Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn Wal-Mart 28
Trang 22.1.2.2 Quản trị phân phối 30
2.1.2.3 Quản trị vận tải 31
2.1.2.4 Quản trị tồn kho 36
2.2 Đánh giá mô hình quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn Wal-Mart 38
2.2.1 Những yếu tố tạo nên thành công của Wal-Mart 38
2.2.1.1 Nhà lãnh đạo đầy tài năng 38
2.2.1.2 Chiến lược giảm chi phí ở mức tối đa 42
2.2.1.3 Xây dựng thành công hệ thống “cross- docking” 45
2.2.1.4 Ứng dụng thành công hệ thống CNTT hiện đại 46
2.2.1.5 Chính sách nhân công chặt chẽ 48
2.2.2 Hạn chế 49
2.2.2.1 Chính sách nhân công “độc tài” 49
2.2.2.2 Khó áp dụng được cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 52
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SCM TẠI VIỆT NAM TỪ BÀI HỌC KINH NGHIỆM MÔ HÌNH SCM CỦA WAL-MART
53
3.1 Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam 53
3.1.1 Việc dự báo nhu cầu và xác định mức độ sản xuất trong các doanh nghiệp còn chưa hiệu quả 53
3.1.2 Thiếu sự cộng tác giữa doanh nghiệp với các đối tác trong SCM 54
3.1.3 Ứng dụng công nghệ hiện đại vào chuỗi cung ứng còn hạn chế 55
3.1.4 Việc phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất tới các kênh phân phối còn gặp nhiều khó khăn, sức cạnh tranh kém 57
3.2 Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam từ mô hình SCM của Wal-Mart
58
3.2.1 Nâng cao sự cộng tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng 58
3.2.2.Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại vào chuỗi cung ứng 60
3.2.4 Chú trọng hơn đến dịch vụ chăm sóc khách hàng 61
3.3 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp Việt Nam 62
Trang 33.3.1.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông vận tải và hệ thống logistics62
3.3.1.2 Xây dựng hệ thống cung cấp và cập nhật thông tin về quản trị chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp 63
3.3.1.3 Xây dựng hành lang pháp lí, các hiệp hội về logistics và SCM tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành có định hướng để phát triển 64 3.3.2 Giải pháp vi mô 65
3.3.2.1 Đào tạo nguồn nhân lực có năng lực 65
3.3.2.2 Đầu tư có hiệu quả vào hệ thống công nghệ thông tin 66
3.3.2.3 Xây dựng hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả SCM 67
3.4 Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thời gian tới
68
3.4.1.Cạnh tranh dành thị phần 68
3.4.2 Thị trường tiềm năng 69
3.4.3 Phương án liên doanh “đôi bên cùng có lợi” 70
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4I Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản 10
Sơ đồ 1.2: Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng 10
Sơ đồ 1.3: Những sự kiện lịch sử chính của chuỗi cung ứng 13
Sơ đồ 1.4: 5 tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng 16
Sơ đồ 1.5 : Mô hình chuỗi cung ứng năm 2016 22
Sơ đồ 2.1: Mô hình chuỗi cung ứng của Wal-Mart 28
Sơ đồ 2.2: Dòng chảy của hàng hóa với kĩ thuật cross- docking 33
Sơ đồ 2.3: Nhà kho đa chức năng trong hệ thống Cross- docking 34
II Hình ảnh Hình 1.1: Chuỗi cung ứng kéo- đẩy 8
Hình 2.1: logo& slogan của WalMart 26
III Bảng Bảng 2.1:Danh sách 5 công ty lớn nhất thế giới theo tạp chí Fortune năm 2011. 25
IV Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Doanh thu bán hàng của Wal-Mart trong năm 2010- 2011 26
Trang 5STT Viết tắt Nội dung Giải thích
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 CRM Customer Relationship Management Quản trị quan hệ khách hàng
3 DWT Deadweight Tải trọng tổng cộng
4 EDI Electronic data interchange Trao đổi dữ liệu điện tử
5 ENT Economic need test Kiểm tra nhu cầu kinh tế
6 ERP Enterprise Resource Planning Hệ thống hoạch định nguồn lực
7 FAQs Frequently Asked Question(s) Những câu hỏi thường gặp
8 GCI Global Commerce Initiative Ủy ban sáng kiến thương mại toàn cầu
9 IMF International Monetary Fund Tổ chức tiền tệ thế giới
10 JIT Just in time Sản xuất đúng lúc
11 MPP Massively Parallel Processing Hệ thống xử lý máy tính
12 MRP Manufacturing Resource Planning Hoạch định nguồn lực sản xuất
13 POS Point-Of-Sales Máy chấp nhận thanh toán thẻ
14 R&D Research & Development Tìm kiếm và phát triển
15 RFID Radio Frequency Identification Nhận dạng tần số sóng vô tuyến
16 SCM Supply chain management Quản trị chuỗi cung ứng
17 TQM Total Quality Management Quản lí chất lượng tòan diện
18 UFCW United Food and Commercial workers Công đoàn Hoa Kỳ
19 UN United nations Liên Hợp quốc
20 VDA Vietnam Distribution Association Hiệp hội phân phối Việt Nam
21 VOF Voice-based order filling Hệ thống chỉ dẫn bằng giọng nói
22 WTO World trade organisation Tổ chức thương mại thế giới
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian gần đây, lĩnh vực kinh doanh phân phối và bán lẻ tại Việt Namluôn nhận được rất nhiều chú ý của Chính phủ, nhà đầu tư và giới truyền thôngtrong nước Thậm chí có rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu trên thế giới đã có
kế hoạch sẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới Theo số liệuthống kê của hãng tư vấn danh tiếng Mỹ A.T Kearney năm 2008, Việt Nam là thịtrường bản lẻ hấp dẫn nhất thế giới Điều này chứng tỏ tại Việt Nam, hình thức kinhdoanh theo mô hình bán lẻ của các siêu thị đang dần chiếm ưu thế so với những hìnhthức kinh doanh truyền thống khác Mặc dù hình thức “chợ truyền thống” vẫn là nềntảng để phát triển thị trường bán lẻ, tuy nhiên chúng ta không thể phủ định sự xuấthiện và “lấn sân” ngày càng nhiều của các siêu thị Việt Nam lẫn của nước ngoài
Có rất nhiều yếu tố quyết định sự thành công của các doanh nghiệp tronglĩnh vực bán lẻ so với hình thức “chợ truyền thống” Trong đó nhiệm vụ quan trọngnhất của các doanh nghiệp bán lẻ là phải làm thế nào để hàng hóa có thể lưu thôngmột cách thuận lợi nhất, qua ít khâu trung gian nhất mà vẫn giữ được chất lượngcao nhất để kịp thời đến được với người tiêu dùng Đây chính là nội dung của quảntrị chuỗi cung ứng hiệu quả
Trên thế giới, đã có rất nhiều các doanh nghiệp bán lẻ có được sự thành côngtrong việc quản trị chuỗi cung ứng Trong đó phải kể đến Wal-Mart, là tập đòan bán
lẻ lớn nhất nước Mỹ và liên tiếp đứng đầu trong danh sách những tập đoàn lớn nhấtthế giới trong nhiều năm trở lại đây (theo xếp hạng của tạp chí Fortune 500)
Thông qua khóa luận, em rất muốn được tìm hiểu cách thức mà Wal-Mart đãthực hiện thành công việc quản trị chuỗi cung ứng của mình Qua đó có thể rút rađược những bài học bổ ích cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam Vì vậy, em đã
lựa chọn đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình đó là “Thành công của Wal-Mart và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam về quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả.”
Trang 7- Đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp và Nhà nước để tạo điềukiện phát triển hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Wal-Mart
và họat động quản trị chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị chuỗi
cung ứng của Wal-Mart cũng như hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008- 2011
4 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê số liệu, so sánh, phân
tích trên cơ sở lý luận và thực tiễn
5 Bố cục khóa luận:
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục chữ viết tắt
và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3 chương, đó là:
Chương 1: Khái quát chung về quản trị chuỗi cung ứng
Chương 2: Họat động quản trị chuỗi cung ứng của Wal-Mart
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển SCM tại Việt Nam từ bài học
kinh nghiệm của mô hình SCM của Wal-Mart
Em xin được cám ơn sự tận tình chỉ bảo của cô giáo Thạc sỹ Nguyễn ThịThu Trang, đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận
Trang 8CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng
1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng
Với xu hướng toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tếthế giới và đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin, cơ hội của thị trườngquốc tế sẽ ngày càng được mở rộng hơn cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, cácdoanh nghiệp cũng phải đối mặt với những thách thức thậm chí còn khốc liệt hơnrất nhiều so với trước đây Họ không chỉ phải đối mặt với những đối thủ trong nước
mà còn gặp phải sự cạnh tranh trên nhiều phương diện cũng như trên nhiều lĩnh vựccủa các doanh nghiệp nước ngòai, mà hầu hết là những “ông lớn” của nền kinh tếthế giới Họ luôn phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu, mất thị phần hay thậm chí là bị
“nuốt chửng” hoặc bị phá sản Do vậy, nếu chỉ kinh doanh theo phương thức truyềnthống và đơn thuần thì sẽ là không đủ để tạo ra cho họ một năng lực cạnh tranhriêng biệt Họ phải tự tìm ra cho mình một phương thức mà tại đó chất lượng củasản phẩm, dịch vụ được nâng cao đồng thời phải có những biện pháp giảm giá thànhsản phẩm Họ phải đảm bảo quá trình cung ứng được nhanh chóng, thuận lợi nhấtđến với người tiêu dùng cuối cùng, vừa phải có quan hệ mật thiết với những nhàcung ứng để đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định, với giá cả hợp lí.Chính sự trao đổi thông tin hai chiều: giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng, giữadoanh nghiệp và khách hàng đã ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việctạo ra lợi thế cạnh tranh, và là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đếnthành công của các doanh nghiệp
Dưới thuật ngữ chuyên ngành thì mối quan hệ hai chiều này được biết đếnvới tên gọi là: chuỗi cung ứng Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị trường toàncầu hiện nay, việc giới thiệu sản phẩm mới với vòng đời sản phẩm càng ngày càngngắn hơn, cùng với mức độ kì vọng ngày càng cao của khách hàng, đã thúc đẩy cácdoanh nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều hơn vào chuỗi cung ứng của mình Hầuhết các công ty lớn trên khắp thế giới đều đã sớm nhận thức được tầm quan trọng
Trang 9của chuỗi cung ứng và qua đó đã tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng biệt dựa vào chuỗicung ứng ; mặc dù việc áp dụng là rất đa dạng và khác biệt đối với từng công ty,lĩnh vực cụ thể Cho đến nay, càng ngày càng có nhiều nhà quản lí cũng như cáchọc giả trên toàn thế giới đã và đang nghiên cứu về lĩnh vực này Do đó mà nhữngkhái niệm về chuỗi cung ứng được biết tới cũng rất phong phú Dưới đây là một vàiđịnh nghĩa về chuỗi cung ứng:
Nếu xét về mặt cấu trúc, có thể hiểu chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức tham gia vào các giai đoạn, các hoạt động khác nhau xuôi chiều theochuỗi liên kết hoặc ngược chiều liên kết đó nhằm tạo ra giá trị cho sản phẩm, dịchvụ; thỏa mãn nhu cầu của khách hàng( Hartmut Stadtler & Christoph Kilger, 2009).Các tổ chức này có thể tham gia một cách trực tiếp như nhà cung ứng, nhà sảnxuất…hoặc gián tiếp vào việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp như các công tyvận tải, công ty kinh doanh dịch vụ kho bãi, các đại lý…
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường”( Lambert, Stock & Elleam; 1998)
Một khái niệm khác về chuỗi cung ứng đó là: “Chuỗi cung ứng baogồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầukhách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp màcòn bao gồm cả nhà vận chuyển, kho bãi, người bán lẻ và bản thân khách hàng”.( Chopra Sunil & Peter Meindl, 2001)
Tuy có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về chuỗi cung ứng, nhưng chúng ta
có thể rút ra được: chuỗi cung ứng bao gồm những vấn đề liên quan trực tiếp hoặcgián tiếp từ một hay nhiều nhà cung ứng đến khách hàng Và khách hàng luôn làyếu tố quyết định của chuỗi cung ứng Mục tiêu mà một chuỗi cung ứng hướng tới
là việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó.Hoạt động của chuỗi cung ứng bắt đầu với một yêu cầu của khách hàng và kết thúckhi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cảitiến mức độ phục vụ thì các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến
sự tương tác với khách hàng ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng
1.1.2 Phân loại chuỗi cung ứng
Dù họat động trong lĩnh vực nào thì các doanh nghiệp luôn nỗ lực để giảm
Trang 10thiểu tối đa những chi phí phát sinh, qua đó có thể giảm được giá thành sản phẩm;đồng thời yêu cầu nâng cao mức độ dịch vụ với khách hàng cũng luôn được duy trìsong song Tuy nhiên thực tế, doanh nghiệp rất khó có thể cùng một lúc đạt được cảhai mục tiêu này Lấy ví dụ như doanh nghiệp muốn giảm chi phí bằng cách duy trìmột mức tồn kho thấp thì doanh nghiệp lại ngay lập tức gặp khó khăn trong việcđáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng Ngược lại, nếu doanh nghiệp duy trìmức tồn kho lớn nhằm đáp ứng tối đa và nhanh nhất nhu cầu của khách hàng thì sẽdẫn đến chi phí họat động lớn Đây chính là cơ sở để phân loại chuỗi cung ứngthành hai loại chuỗi cung ứng đẩy và chuỗi cung ứng kéo Ngoài ra, để duy trì đượcmột chuỗi cung ứng hiệu quả, các doanh nghiệp đã rất linh hoạt trong việc phối hợpnhịp nhàng hai mô hình chuỗi cung ứng trên, từ đó hình thành nên loại chuỗi cungứng thứ ba: chuỗi cung ứng kéo- đẩy.
1.1.2.1 Chuỗi cung ứng đẩy
Chuỗi cung ứng đẩy liên quan đến việc doanh nghiệp phải đưa được sảnphẩm, dịch vụ trực tiếp đến với khách hàng thông qua bất kì phương tiện nào đểđảm bảo rằng khách hàng biết được thông tin về sản phẩm, dịch vụ và muốn muahoặc sử dụng nó
Đối với chuỗi cung ứng đẩy, dự báo dài hạn về nhu cầu là yếu tố then chốt
để doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên quan đến sản xuất và phân phối Việc dựbáo như cầu chủ yếu dựa vào các đơn đặt hàng được cung cấp bởi các nhà bán lẻ.Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, các yếu tố của môi trường kinh doanh thườngxuyên thay đổi, đặc biệt là nhu cầu của khách hàng, bởi vì vòng đời sản phẩm càngngày càng được rút ngắn, trong khi đó thì có rất nhiều sản phẩm dịch vụ mới đượcsinh ra cạnh tranh với các sản phẩm dịch vụ sẵn có của doanh nghiệp Do vậy, mộtnguy cơ lớn đối với các doanh nghiệp sử dụng chuỗi cung ứng đẩy đó là khả năngđáp ứng sự thay đổi nhu cầu của thị trường ở mức thấp cùng với sự quản lý hàngtồn kho kém hiệu quả, mà nguyên nhân chính là do chuỗi cung ứng đẩy luôn mấtmột khỏang thời gian dài để phản ứng lại với sự thay đổi của thị trường
Một hiện tượng thường thấy trong khi sử dụng chuỗi cung ứng đẩy đó là hiệuứng Bullwhip Đây là hiện tượng mà ở đó một thay đổi nhỏ trong nhu cầu ở khâubên dưới của chuỗi cung ứng có thể gây ra một sự thay đổi rất lớn ở các khâu bên
Trang 11trên của chuỗi( Tập thể tác giả trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng, 2007).Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này chính là vì nhu cầu đối vớisản phẩm là dựa trên dự báo nhu cầu từ các công ty, thay vì nhu cầu tiêu dùng thực
tế Điều này đã dẫn đến việc sử dụng nguồn lực không hiệu quả, dự báo sai lệch vềnhu cầu thực tế sản phẩm dẫn đến việc hoạch định sản xuất thiếu chính xác, tồn kho
ở mức cao quá mức tồn kho an toàn cho phép…từ đó kéo theo hàng họat những sailệch của những hoạt động sau đó của toàn chuỗi cung ứng Và rõ ràng nó ảnh hưởngrất lớn đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp Do đó, các doanh nghiệp phải hiểu
rõ hiệu này để có thể giảm thiểu nó Một trong những cách thức để giảm được hiệuứng Bullwhip là doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về nhucầu của khách hàng cho mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng Từ đó, mỗi giai đoạncủa chuỗi cung ứng sẽ sử dụng dữ liệu nhu cầu của khách hàng để thực hiện dự báonhu cầu chính xác hơn
Có thể thấy việc áp dụng mô hình chuỗi cung ứng đẩy có những ưu điểmnhất định Khi áp dụng mô hình chuỗi cung ứng đẩy, doanh nghiệp chú trọng vàoviệc nghiên cứu thị trường, thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đếnnhững thay đổi trong nhu cầu thị hiếu của khách hàng, xu hướng phát triển chungcủa các doanh nghiệp cùng ngàng Do đó doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh hơnvới sự biến động của thị trường, đồng thời cũng có thể đưa ra những chiến lược phùhợp và tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài trong tương lai Tuy nhiên nếu chỉ áp dụngchuỗi cung ứng đẩy thì doanh nghiệp cũng gặp phải khó khăn, đặc biệt là chi phíthực hiện dự báo nhu cầu, nghiên cứu thị trường … cũng là một thách thức đối vớidoanh nghiệp trong khi rất nhiều chi phí khác cần doanh nghiệp giảm bớt một cáchhợp lí
1.1.2.2 Chuỗi cung ứng kéo
Chuỗi cung ứng kéo liên quan đến việc khuyến khích và thúc đẩy kháchhàng tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
Ngược lại với chuỗi cung ứng đẩy, trong chuỗi cung ứng kéo, doanh nghiệphoạch định sản xuất dựa trên nhu cầu thực sự của khách hàng chứ không dựa trên
dự báo nhu cầu Do đó, doanh nghiệp chỉ sản xuất khi có và theo đơn đặt của khách
Trang 12hàng, vì vậy đã giảm được một chi phí rất lớn cho doanh nghiệp bởi mức tồn khotối thiểu Ngay từ những năm 1970, khi việc giảm chi phí trở thành vấn đề đượcquan tâm hàng đầu thì chuỗi cung ứng kéo đã trở thành một mô hình phổ biến Đặcbiệt phải kể đến lí thuyết hệ thống sản xuất đúng lúc JIT( Just in time ) của tiến sĩ
W Edwards Deming đã góp phần rất lớn vào xu hướng này
Ưu điểm của chuỗi cung ứng kéo là việc giảm đáng kể của mức tồn kho củatoàn hệ thống, sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, từ đó tiết kiệm được nhữngchi phí liên quan, giảm được hiệu ứng Bullwhip Tuy nhiên việc áp dụng chuỗi cungứng kéo vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định Thứ nhất, khi thời gian đặt hàngquá lâu sẽ dẫn đến khó khăn trong việc đáp ứng những nhu cầu của khách hàng.Thứ hai, chính sự khó khăn trong việc hoạch định xa về thời gian và việc đáp ứngcác thông tin về nhu cầu của khách hàng như vậy dẫn đến khó khăn trong việc tậndụng lợi thế kinh tế theo quy mô bởi quá trình sản xuất và phân phối chỉ được tiếnhành khi có các đơn hàng
1.1.2.3 Chuỗi cung ứng kéo- đẩy
Khi mỗi mô hình chuỗi cung ứng đẩy và chuỗi cung ứng kéo đều bộc lộnhững ưu điểm và nhược điểm nhất định thì các nhà quản trị tất yếu sẽ tìm ra mộtcách thức mới, vừa tận dụng được những ưu điểm của từng mô hình, vừa giảm bớtdẫn đến loại bỏ đi những nhược điểm còn tồn tại không nên có Chính vì lí do này
mà chuỗi cung ứng đẩy ra đời Trong chiến lược áp dụng chuỗi cung ứng đẩy, việc kết hợp linh hoạt hai chuỗi cung ứng đẩy, kéo dựa trên ranh giới kéo- đẩy
kéo-Ở giai đoạn đầu (phía trước ranh giới này), doanh nghiệp thường thực hiện chuỗicung ứng đẩy, trong khi đó, giai đoạn sau sẽ sử dụng chuỗi cung ứng kéo
Trang 13Hình 1.1: Chuỗi cung ứng kéo- đẩy
Nguồn: Vivek Sehgal, 2009.
Ở giai đoạn đầu, doanh nghiệp thực hiện việc quản lí các linh kiện tồn kho được quản lý dựa trên dự báo nhu cầu , ở các giai đoạn sau sẽ hoàn thiện sản phẩm
theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng hay theo đơn đặt hàng cụ thể Tức là sau khi
đã có được dự báo nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tiến hành trước tiênviệc hòan thiện sản phẩm dựa trên những yêu cầu của khách hàng Nếu làm ngượclại quy trình này thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặp phải những tổn thất rất lớn, nhất
là việc ứ đọng hàng tồn kho, không tiêu thụ được bởi lí do không phù hợp với nhucầu của khách hàng
Ưu điểm của chuỗi cung ứng kéo- đẩy đó chính là việc giảm tồn kho an tòan.Các linh kiện là bộ phận cấu thành nên các sản phẩm hoàn thiện Việc dự báo nhucầu của sản phẩm hoàn chỉnh có thể gặp phải những sai lệch rất lớn do nhu cầu, thịhiếu của khách hàng thay đổi hoặc những lí do khác thì sai lệch về dự báo nhu cầulinh kiện sẽ nhỏ hơn rất nhiều Do vậy, việc duy trì chuỗi cung ứng này dẫn đếnviệc duy trì mức tồn kho an toàn Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thận trọngkhi áp dụng chuỗi cung ứng đẩy, bởi hiệu ứng Bullwhip rất dễ gặp phải và nếu xảy
ra thì sẽ gây ra những tổn hại nhất định cho doanh nghiệp
Trang 14Mỗi chiến lược chuỗi cung ứng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, cácdoanh nghiệp cần dựa vào các yếu tố chủ quan bên trong doanh nghiệp cũng nhưcác yếu tố khách quan bên ngoài doanh nghiệp để cân nhắc việc áp dụng chuỗi cungứng loại nào vào những những giai đoạn nào trong hoạt động của mình Khi tínhchắc chắn của nhu cầu càng cao, theo đó việc dự báo nhu cầu càng chính xác thìdoanh nghiệp nên áp dụng chuỗi cung ứng đẩy; còn khi tính chắc chắn của nhu cầuthấp, thị hiếu của khách hàng khó có thể nhìn nhận chính xác được thì giai đoạn nàyviệc doanh nghiệp áp dụng chuỗi cung ứng kéo sẽ hợp lí hơn
1.1.3 Cấu trúc của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc thỏa mãnnhu cầu của khách hàng, do vậy chuỗi cung ứng sẽ bao gồm tất cả các chức năng từnghiên cứu nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm, phân phối và thực hiện cácdịch vụ khách hàng… Như vậy tham gia vào một chuỗi cung ứng không chỉ có mộtmình nhà sản xuất hay nhà cung cấp dịch vụ Thông thường thì một chuỗi cung ứng
sẽ bao gồm những đối tượng: nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà sản xuất, nhà phânphối, đại lí, người bán lẻ, khách hàng cuối cùng, ngoài ra còn có các nhà cung cấpdịch vụ cho các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng Khi có đầy đủ các đối tượngnày sẽ tạo ra một chuỗi cung ứng mở rộng Tuy nhiên các đối tượng trên không nhất thiếtphải cùng hiện diện trong tất cả các chuỗi cung ứng Ví dụ trong trường hợp của Dell,chuỗi cung ứng của Dell trong một thời gian dài không xuất hiện người bán lẻ hay nhàphân phối mà Dell đã lựa chọn mô hình bán hàng trực tiếp (Direct sales) và sản xuất theođơn hàng (Build to order) Dell đã khai thác sự phát triển vượt bậc của công nghệ thôngtin và internet để đạt được sự thành công trong mô hình này Mọi hoạt động tương tácvới khách hàng đều được diễn ra qua mạng (online) mà không cần tiếp xúc trực tiếp(face to face) với khách hàng Khách hàng có thể truy cập vào website của Dell làwww.dell.com để tìm hiểu về sản phẩm, nhận sự tư vấn từ các nhân viên của Dell, kiểmtra sự sẵn có của sản phẩm và ra quyết định những đặc tính của sản phẩm mà họ mongmuốn, từ đó Dell sẽ hoàn thành sản phẩm và cung cấp trực tiếp cho khách hàng Do vậytrong một chuỗi cung ứng đơn giản sẽ chỉ bao gồm ít nhất ba yếu tố: nhà cung cấp, nhàsản xuất và khách hàng
Trang 15Sơ đồ 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản
Tuy nhiên trong xu thế hiện nay, khi mà cạnh tranh giữa các doanh nghiệptrên thị trường càng ngày càng trở nên gay gắt hơn, vòng đời sản phẩm càng ngắn
đi, khách hàng càng ngày càng trở nên thông thái và “khó tính” hơn trong việc lựachọn hàng hóa, dịch vụ; chính vì thế mà các doanh nghiệp thường tập trung vào cácchức năng cốt lõi của mình, còn lại sẽ sử dụng các dịch vụ thuê ngoài Những doanhnghiệp sống sót và thịnh vượng trên thị trường là những doanh nghiệp biết kinhdoanh bằng phương pháp hiệu quả hơn đối thủ- giảm chi phí kinh doanh trong khivẫn đảm bảo chất lượng cao của hàng hóa hay dịch vụ
Vì vậy mà hiện nay có rất ít các doanh nghiệp có thể duy trì chuỗi cung ứngđơn giản Hầu hết chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sẽ là chuỗi cung ứng mởrộng Chuỗi cung ứng này bao gồm những thành viên: nhà cung cấp, nhà phân phối,nhà sản xuất, nhà bán lẻ, khách hàng( cuối cùng) và nhà cung cấp dịch vụ Mô hìnhsau đây mô tả về chuỗi cung ứng mở rộng:
Sơ đồ 1.2: Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng
Nguồn: Nguyễn Công Bình, 2008, trang 30.
Trang 16Nhà cung cấp dịch vụ trong chuỗi cung ứng mở rộng là những công ty cung
cấp dịch vụ cho các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà sản xuất, nhà phân phối,nhà bán lẻ và khách hàng Họ có thể là nhà cung cấp dịch vụ logistics, nhà cung cấpdịch vụ tài chính, nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin… Họ phát triển chuyênmôn và các kỹ năng đặc biệt nhằm tập trung vào một hoạt động đặc thù mà chuỗicung ứng cần Nhờ đó mà họ có thể cung cấp các dịch vụ hiệu quả hơn ở một mứcgiá tốt hơn các nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ hay khách hàng nếu tự thực hiện
Nhà cung cấp là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ của mình chính là
nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh như vật liệu thô,linh kiện, bán thành phẩm cho nhà sản xuất Còn các công ty cung cấp dịch vụ chosản xuất, kinh doanh được gọi là nhà cung cấp dịch vụ
Nhà sản xuất hay nhà chế biến là các công ty làm ra sản phẩm, hàng hóa và
dịch vụ để cung cấp cho khách hàng Nhà sản xuất sử dụng nguyên vật liệu, dịch vụđầu vào và áp dụng các quy trình sản xuất nhất định để tạo ra sản phẩm cuối cùng.Mặc dù sản phẩm này để đến được tay người tiêu dùng hay khách hàng cuối cùngthì còn rất nhiều giai đoạn, tuy nhiên việc nhà sản xuất có thể quản lí tất cả cácthành phần của chuỗi cung ứng hiệu quả và tối ưu hay không là yếu tố then chốt Từ
đó họ có thể tăng được hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất và giảm chiphí hoạt động để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình
Nhà phân phối là các công ty mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất
và chịu trách nhiệm đưa các sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng Các nhàphân phối còn được gọi là các nhà bán sỉ Thông thường họ sẽ bán cho các công tykhác một lượng sản phẩm lớn hơn rất nhiều so với lượng mua của người tiêu dùngthông thường Họ điều phối các dao động về nhu cầu sản phẩm cho các nhà sản xuấtbằng cách tích trữ hàng tồn kho và thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh để tìmkiếm và phục vụ khách hàng
Nhà bán lẻ là người tiếp nhận lượng tồn kho từ phía nhà phân phối để đưa
trực tiếp sản phẩm tới khách hàng với số lượng nhỏ, thường là theo nhu cầu và đơnđặt hàng của khách hàng Nhà bán lẻ cũng thực hiện các nghiệp vụ như nắm bắt nhucầu thị hiếu của khách hàng, từ đó có những quyết định đặt hàng từ nhà phân phối
Trang 17cho phù hợp Các nhà bán lẻ sử dụng các chiến lược về giá cả, chủng loại hàng hóa,dịch vụ… nhằm thu hút khách hàng.
Khách hàng luôn là đối tượng phục vụ hàng đầu của bất kì một doanh
nghiệp nào Khách hàng có thể là công ty hoặc cá nhân mua và sử dụng sản phẩm
Họ có thể mua sản phẩm để kết hợp nó với sản phẩm khách và sau đó sẽ bán lại chokhách hàng khác Hoặc họ có thể là người sử dụng cuối cùng sản phẩm, mua sảnphẩm chỉ với mục địch là sử dụng Nhu cầu và thị hiếu của đối tượng này là yếu tốquyết định đối với doanh nghiệp Nhiệm vụ của doanh nghiệp là làm công tácnghiên cứu thị trường để nắm bắt được những thay đổi trong nhu cầu và thị hiếu củakhách hàng để có thể đưa ra quyết định nhằm đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu củakhách hàng
Có thể nói mỗi thành phần trong chuỗi cung ứng tựa như một mắt xích quantrọng để vận hành toàn bộ máy chuỗi cung ứng Để cho bộ máy này có thể vận hànhđược trơn tru được thì phải có dự kết hợp chặt chẽ với nhau giữa các mắt xích này.Mục đích của chuỗi cung ứng là tạo ra sự cân bằng giữa năng lực sản xuất củadoanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng; qua đó có thể cung cấp những sản phẩm,dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách nhau của khách hàng, với giá cả hợp lí, tại nhữngđịa điểm phù hợp, với số lượng phù hợp và vào đúng thời điểm Do vậy, họat độngcủa một tổ chức không chỉ phụ thuộc vào một mình tổ chức đó mà còn phụ thuộcvào các tổ chức khác cùng nằm trong chuỗi cung ứng của họ Các tổ chức này vì thế
mà không nên chỉ tập trung phát triển hoạt động nội bộ mà còn phải biết phối hợphiệu quả với các mắt xích khác trong chuỗi cung ứng Có vậy, hiệu quả của chuỗicung ứng mới có thể phát huy được tối đa tác dụng của nó
1.2 Quản trị chuỗi cung ứng
1.2.1 Khái quát chung về quản trị chuỗi cung ứng
1.2.1.1 Lịch sử phát triển của quản trị chuỗi cung ứng
Vào những năm đầu của thế kỉ 20, việc thiết kế và phát triển sản phẩm mớidiễn ra chậm chạp và còn lệ thuộc rất nhiều vào nguồn lực nội bộ Việc chia sẻ côngnghệ và chuyên môn thông qua sự cộng tác chiến lược giữa người mua và người
Trang 18bán rất hiếm khi được bắt gặp vào giai đoạn này
Sơ đồ 1.3: Những sự kiện lịch sử chính của chuỗi cung ứng
Nguồn: Tập thể tác giả trường Đại học kinh tế- Đại học Đà Nẵng, 2007, trang11.
Cho đến thập niên 50, 60 của thế kỉ 20, các công ty lớn trên thế giới đã bắtđầu áp dụng công nghệ sản xuất hàng loạt để cắt giảm chi phí và cải tiến năng suất.Song họ lại ít chú ý đến mối quan hệ với nhà cung cấp, cải thiện việc thiết kế quytrình, tính linh hoạt cũng như chất lượng của sản phẩm
Trong thập niên 70, hệ thống hoạt định nhu cầu nguyên vật liệuMRP( Manufacturing Resource Planning) và hệ thống hoạch định nguồn lực sảnxuất ERP( Enterprise Resource Planning) được phát triển Do đó mà tầm quan trọngcủa quản trị hiệu quả vật liệu ngày càng được khẳng định Các nhà sản xuất nhậnthức được tác động của mức độ tồn kho cao đến chi phí sản xuất và chi phí lưu giữtồn kho Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính, đãlàm gia tăng tính tinh vi của các phần mềm kiểm soát tồn kho và làm giảm đượcđáng kể chi phí tồn kho trong khi vẫn tiến hành cải thiện truyền thông nội bộ về nhucầu của các chi tiết cần mua, cũng như nguồn cung đầu vào
Thập niên 80 được xem như bản lề của quản trị chuỗi cung ứng( Supply
Trang 19chain management- SCM) Thuật ngữ SCM lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi trêncác tờ báo, cụ thể là ở tạp chí Outlook vào năm 1982 (O R Keith& M D Webber,
1982) Cạnh tranh trên thị trường toàn cầu trở nên khốc liệt vào những năm đầu
thập niên 1980(và tiếp tục đến ngày nay) gây áp lực đến các nhà sản xuất phải cắtgiảm chi phí song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Cáchãng sản xuất vận dụng JIT và chiến lược quản trị chất lượng toàn diện TQM( TotalQuality Management) nhằm cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả sản xuất.Trong môi trường sản xuất ứng dụng JIT, với việc sử dụng mức tồn kho tối thiểulàm đệm cho lịch trình sản xuất và thời gian giao hàng, các doanh nghiệp bắt đầunhận thức được tầm quan trọng chiến lược giữa mối quan hệ giữa người mua- nhàcung cấp- khách hàng
Từ thập niên 1990, cạnh tranh khốc liệt cùng với việc gia tăng chi phí hậucần, tồn kho; cũng như khuynh hướng toàn cầu hóa nền kinh tế đã tạo ra cho doanhnghiệp thách thức phải cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ khách hàng,thiết kế và phát triển liên tục các sản phẩm mới để đáp ứng với nhu cầu thị trườngthay đổi từng ngày Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất bắt đầu mua các sảnphẩm từ nhà cung cấp chất lượng cao, có danh tiếng và đã được chứng thực Hơnnữa, các doanh nghiệp sản xuất còn kêu gọi, khuyến khích các nhà cung cấp thamgia vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng như góp ý kiến để cải thiện vànâng cao chất lượng dịch vụ Rất nhiều liên minh như vậy đã giúp cho nhà sản xuấtbằng cách cam kết mua hàng từ các nhà cung cấp tốt nhất cho hoạt động kinh doanhcủa mình, thì họ đã có được sự tăng doanh số thông qua sự cải tiến chất lượng, phânphối và thiết kế sản phẩm cũng như cắt giảm chi phí nhờ vào việc quan tâm nhiềuhơn đến tiến trình, nguyên vật liệu và các linh kiện được sử dụng trong hoạt độngsản xuất
1.2.1.2 Định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng
Từ đầu những năm 1980, các thuật ngữ vận chuyển, phân phối và quản trịnguyên vật liệu đã bắt đầu được hợp nhất trong một thuật ngữ, đó là quản trị chuỗicung ứng Thuật ngữ này được sử dụng một cách phổ biến vào những năm 1990.Trước đó, các doanh nghiệp sử dụng các thuật ngữ như “logistics” hay “quản trị tác
Trang 20nghiệp” để thay thế Vai trò của SCM càng ngày được khẳng định như một vũ khíchiến lược mà các nhà quản trị đều mong muốn tận dụng những lợi ích mà nó manglại Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về SCM
Có ý kiến cho rằng SCM là sự hợp tác chiến lược có hệ thống của những chức năng kinh doanh truyền thống và những phương thức khác trong mộthoặc nhiều công ty trong một chuỗi cung ứng, vì mục đích cải thiện kết quả của cáccông ty hay toàn chuỗi cung ứng (John T Mentzer, 2001)
Viện quản trị cung ứng mô tả về SCM là việc thiết kế và quản lí các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự củakhách hàng cuối cùng Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ
là việc then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công( Viện quản trị cungứng, 2000)
Một định nghĩa đơn giản hơn của tiến sĩ Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington được nêu ra trong một bài báo nghiên cứu thì SCM như là việctích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới phân phối nhằm tạo ranguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sảnphẩm hòan thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệthống phân phối( H.L Lee & C Billington, 1995, trang 41- 63)
Nói một cách đơn giản, chúng ta có thể hiểu SCM là việc doanh nghiệp tạo
ra những ảnh hưởng nhất định vào sự vận hành của chuỗi cung ứng để đạt đượcnhững kết quả như mong muốn Cụ thể là doanh nghiệp phải hiểu được vai trò củacác khâu trong chuỗi cung ứng và phải tìm được sự phối hợp hợp lí giữa các khâunày SCM nhấn mạnh đến việc định vị các tổ chức theo cách thức không chỉ có lợicho mình mà còn giúp cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng đều được lợi.Bởi sự thành công của mỗi thành viên đều mang lại những lợi ích nhất định cho cácthành viên còn lại Vì thế SCM một cách hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào mức độtin tưởng, sự hợp tác giữa các thành viên
Trang 211.2.1.3 Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng trong kinh doanh
Một mô hình chuỗi cung ứng không thể áp dụng hòan hảo được cho tất cảcác doanh nghiệp Do vậy mà mỗi chuỗi cung ứng đều có một kiểu nhu cầu thịtrường và các yêu cầu kinh doanh riêng Nhưng các vấn đề về cơ bản thì đều giốngnhau trong một chuỗi cung ứng: đó là các công ty trong bất kì một chuỗi cung ứngnào cũng phải quyết định riêng và chung trong 5 lĩnh vực, cũng là 5 tác nhân chínhthúc đẩy chuỗi cung ứng
Sơ đồ 1.4: 5 tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng
Nguồn: Nguyễn Kim Anh, 2006, trang 13.
Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản
phẩm Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phầnnày Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cânbằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất củadoanh nghiệp
Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào Chính
yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Nếu tồn kho
ít tức là sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấynhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp ở mức cao và lợi nhuậnđạt mức tối đa
Trang 22 Địa điểm trả lời câu hỏi doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn nguyên vật
liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu
tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung ứng Định vị tốt sẽ giúp quy trìnhsản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn
Vận tải là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu,
cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng Ở đây, sự cân bằnggiữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựachọn phương thức vận chuyển Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản:đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường ống và dạng điện tử
Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của doanh
nghiệp Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩnxác Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tácdụng Doanh nghiệp cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắngthu thập nhiều nhất lượng thông tin cần thiết
1.2.2 Nội dung chính của quản trị chuỗi cung ứng
1.2.2.1 Quản trị thu mua
Mỗi doanh nghiệp đều luôn luôn tìm kiếm những đối tác tin cậy, đặc biệt lànhững nhà cung ứng đầu vào cho mình Bởi nếu chưa đề cập đến quá trình sảnphẩm được phân phối rồi cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng thì chất lượng củasản phẩm, dịch vụ chính là giá trị cốt lõi nhất mà doanh nghiệp rất coi trọng Trongmôi trường kinh doanh mà mọi thứ đều thay đổi từng ngày và sự cạnh tranh ngàycàng khốc liệt, doanh nghiệp không thể đầu tư dàn trải vào quá nhiều hoạt động màchỉ nên tập trung vào những năng lực cốt lõi của mình, đồng thời doanh nghiệpcũng cần phải đưa ra những tiêu chuẩn chặt chẽ trong việc lựa chọn nhà cung ứngcho mình Để tạo ra chuỗi cung ứng hiệu quả, các doanh nghiệp thường có nhữngchính sách tạo mối quan hệ lâu dài với các nhà cung ứng đồng thời có những chínhsách phù hợp để cắt giảm chi phí nhờ vào việc giảm bớt số lượng nhà cung ứng.Tức là chỉ tập trung quan hệ kinh doanh với những nhà cung ứng uy tín và phù hợpvới những chính sách của công ty nhất
Trang 23Quản trị mua hàng hay nói cách khác chính là quản trị nhà cung ứng ở doanhnghiệp là một quá trình từ lúc doanh nghiệp lựa chọn nhà cung ứng cho từng loạihàng hóa, dịch vụ đầu vào cho đến lúc hoàn tất quá trình sản xuất kinh doanh, đưasản phẩm dịch vụ của mình đến khách hàng, dựa vào các tiêu chí của mình để đánhgiá tính hiệu quả của các nhà cung ứng cũng như các sản phẩm mà họ cung cấp.Thường đối với các doanh nghiệp lớn, có tuy tín trên thị trường thì sẽ có nhiềuthuận lợi hơn trong việc lựa chọn nhà cung ứng, họ có quyền đề ra nhiều tiêu chuẩnhơn đối với những nhà cung ứng của mình.
Việc quản trị thu mua hiệu quả còn thể hiện ở việc hợp tác giữa công ty vàcác nhà cung ứng của mình để tạo ra một mối quan hệ bền vững lâu dài và đầy tínhtrách nhiệm Các thông tin giữa nhà cung ứng và doanh nghiệp được chia sẻ mộtcách đầy đủ và thông suốt về hàng tồn kho, năng lực sản xuất, dự báo nhu cầu, sựbiến động trên thị trường…Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lớn cũng có chínhsách định kì cử chuyên gia sang để đào tạo và hỗ trợ cho nhà cung ứng để giúp họnâng cao hiệu quả công việc, tăng cường trách nhiệm của nhà cung ứng đồng thờicũng để nhà cung ứng có thể hiểu rõ hơn về quy trình họat động của doanh nghiệp
Có như vậy thì doanh nghiệp và nhà cung ứng mới có thể cùng nhau phản ứng kịpthời với những biến động phức tạp của thị trường cũng như có thể phản ứng nhanhchóng với các sự cố xảy ra với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm thiểu đượcrủi ro
1.2.2.2 Quản trị phân phối
Các hoạt động logistics và phân phối có một vai trò quan trọng trong toàn bộhoạt động của chuỗi cung ứng Hoạt động này góp phần làm cho chuỗi cung ứngđược thông suốt Cụ thể là đưa các sản phẩm đầu vào từ nhà cung ứng đến doanhnghiệp và đưa các sản phẩm từ doanh nghiệp đến với khách hàng Nếu hoạt độngnày được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả thì nó sẽ giúp giảm thiểu chi phícủa toàn chuỗi cung ứng đồng thời sẽ tác động tích cực đến những phản hồi củakhách hàng đối với doanh nghiệp Một doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều hìnhthức phân phối khác nhau, phụ thuộc vào chính sách của doanh nghiệp trên cơ sở đãnghiên cứu kĩ thông tin về khách hàng
Trang 24Mỗi phương thức vận tải, phân phối đều có những điểm mạnh và điểm yếukhác nhau Để giảm được chi phí hoạt động của toàn chuỗi, các doanh nghiệp buộcphải cân nhắc kết hợp các loại hình phân phối, các phương phức vận tải phù hợpdựa trên chính sách cũng như tình hình hoạt động cụ thể của doanh nghiệp mình.Với xu hướng duy trì mức tồn kho thấp như hiện nay, hệ thống phân phối càng phảirất linh hoạt để có thể đảm bảo sự hoạt động ổn định của toàn chuỗi cung ứng.
1.2.2.3 Quản trị hàng tồn kho
Quản trị hàng tồn kho là một trong những yếu tố quyết định đến việc SCMhiệu quả Với quan niệm trước đây, các doanh nghiệp có thể cảm thấy an tâm khi sởhữu được một kho hàng lúc nào cũng đầy ắp, bởi họ sẽ không phải đối mặt với sựthiếu hụt trong sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên ngày nay quan niệm này đã thay đổiđặc biệt vào giai đoạn lí thuyết về mô hình sản xuất tinh giản (lean manufacturing)
ra đời Việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho lúc này lại thể hiện sự yếu kém củadoanh nghiệp trong việc dự báo nhu cầu và biến động của thị trường Đồn thời nócũng thể hiện sự hạn chế của doanh nghiệp trong việc quản lí rủi ro
Thật vậy, trong lí thuyết SCM, việc duy trì lượng hàng tồn kho lớn khiến chodoanh nghiệp phải chịu rất nhiều chi phí như chi phí quản lí tồn kho, chi phí khobãi, chi phí hàng hỏng hóc, tốc độ thu hồi vốn chậm… Tuy nhiên do một số nguyênnhân mà doanh nghiệp vẫn cần phải giữ hàng tồn kho Ví dụ như: nhu cầu củakhách hàng thường xuyên thay đổi, do tính không chắc chắn về số lượng và chấtlượng của nguồn cung cấp, thời hạn giao hàng không được đảm bảo… Chính vìvậy, các doanh nghiệp không thể loại bỏ hoàn toàn hàng tồn kho; thay vào đó cácdoanh nghiệp cần nghiên cứu các phương pháp nhất định để luôn duy trì đượclượng hàng tồn kho hợp lí Một trong những phương pháp mang lại hiệu quả caovới nhiều doanh nghiệp đó chính là nghiên cứu và dự báo nhu cầu cũng như thị hiếucủa khách hàng trong ngắn và dài hạn
1.2.2.4 Quản trị hệ thống thông tin
Trong thời đại bùng nổ về công nghệ thông tin hiện nay, việc áp dụng côngnghệ thông tin vào mọi hoạt động của doanh nghiệp đã trở thành một việc hết sứcbình thường và phổ biến Công nghệ thông tin được coi như một cuộc cách mạng
Trang 25của toàn thế giới Nó làm thay đổi cách thức làm việc, thói quen của tất cả mọingười trên thế giới Và trong hoạt động của doanh nghiệp, công nghệ thông tin đãtrở thành một trợ thủ đắc lực giúp cho việc quản lí doanh nghiệp trở nên đơn giản
và dễ dàng hơn
Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của cả chuỗi cung ứng đóchính là việc thông tin được cập nhật và chia sẻ thường xuyên giữa các thành phầntrong chuỗi cung ứng, từ nhà cung ứng, nhà sản xuất, nhà phân phối và khách hàng.Những thông tin về thói quen, nhu cầu của khách hàng do các điểm bán hàng thuthập được cộng với những phản hồi trực tiếp từ phía khách hàng sẽ giúp cho doanhnghiệp có những dự đoán chính xác hơn về nhu cầu của chính khách hàng, cũngnhư phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi trong trị hiếu của khách hàng Từ đó,doanh nghiệp sẽ đưa ra được những dự báo chính xác hơn về nhu cầu sản phẩm,giúp cho nhà cung ứng có những quyết định sản xuất tốt hơn
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn được hưởng nhiều lợi ích hơn nữa từviệc ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Cụ thể và tiêu biểu nhất đó là việc áp dụng hệ thống mã vạch hay hiện đại hơn làcông nghệ nhận dạng bằng sóng radio RFID( Radio Frequency Identification), giúpcho hoạt động quản lí tồn kho trở nên đơn giản, chính xác và hiệu quả hơn trướcđây rất nhiều
1.2.3 Những nguyên tắc cốt lõi để quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả
Theo hai chuyên gia Shoshanah Cohen và Joseph Roussel, có 5 nguyên tắccốt lõi, đóng vai trò hướng dẫn chủ đạo cho việc quản trị chuỗi cung ứng một cáchhiệu quả Quan điểm này của hai ông đã nhận được rất nhiều phản hồi tốt, thậm chí
từ cả lãnh đạo những tập đoàn nổi tiếng trên thế giới như Dell, Cisco…( ShoshanahCohen và Joseph Roussel, 2004) Những nguyên tắc này gồm:
Nhìn nhận chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình như một tài sản chiến lược, đồng thời phát triển một chiến lược chuỗi cung ứng hỗ trợ chiến lượckinh doanh tổng thể và làm nền tảng cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp
Phát triển một cấu trúc quy trình tổng thể và quản lý kinh doanh cũng như các hệ thống thông tin hỗ trợ của doanh nghiệp để liên tục, linh hoạt giải quyết
Trang 26những nhu cầu.
Thiết kế cơ cấu tổ chức để đạt được hiệu quả hoạt động, và đảm bảo Doanh nghiệp sẽ có kỹ năng cần thiết để phát triển và quản lý các chuỗi cung ứngphức tạp trong tương lai
Xây dựng mô hình cộng tác đúng, và cải tiến liên tục mối quan hệ với các đối tác chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
Sử dụng các bộ đo lường để hướng tới thành công trong kinh doanh,
và quản lý quá trình cải tiến không ngừng trong cuỗi cung ứng
1.2.4 Xu hướng của SCM
Với những thảm họa thiên nhiên xảy ra ngày càng nhiều và liên tục tại khắpnơi trên thế giới, vấn đề biến đổi khí hậu đang là thách thức lớn lao cho toàn nhânloại SCM trong tương lai, để ứng phó với bài toán toàn cầu nan giải trên, đòi hỏiphải có những phương cách giải quyết chưa hề có tiền lệ trong quá khứ
Mới đây, Ủy ban sáng kiến thương mại toàn cầu GCI( Global CommerceInitiative) và công ty tư vấn hàng đầu về công nghệ và thuê ngoài Capgemini đãcông bố báo cáo về chuỗi cung ứng thế giới năm 2016, trong đó báo cáo đã đưa ranhững sáng kiến mang tính định hướng cho chuỗi cung ứng toàn cầu trong tươnglai( Đồng tác giả thuộc GCI hợp tác với công ty tư vấn Capgemini, 2008, trang 5-8)
Khái niệm phát triển bền vững( Sustainable development) được nhắc đến rất
nhiều trong thế kỷ 21 Người tiêu dùng phương Tây ngày càng ý thức hơn về vấn đềmôi trường và hành động bằng cách chỉ sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thânthiện với môi trường Người tiêu dùng từ các thị trường mới nổi như Brazil, Nga,
Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi,… cũng đang học hỏi xu hướng tiêu dùng phươngTây và sẽ trở thành những thị trường tiêu dùng chính trong tương lai Xu hướng đôthị hóa mạnh mẽ( theo báo cáo của Liên hiệp quốc hiện nay có trên 50% dân số thếgiới sinh sống tại các thành phố và con số này sẽ còn tăng đến mốc 60% vào năm2030) (Noel McKeegan, 2007) sẽ làm nhiều người cảm nhận áp lực từ cuộc sốngngột ngạt ở các đô thị lớn (ô nhiễm môi trường, ồn ào, tắc nghẽn giao thông, vệ sinh
an toàn thực phẩm…) và đòi hỏi nâng cao chất lượng cuộc sống trở nên bức thiếthơn bao giờ hết Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa một cách bền vững là một nhu cầu
Trang 27đang ngày càng phát triển mạnh lên trên thế giới.
Mô hình chuỗi cung ứng năm 2016
Từ sau hội nghị về biến đổi khí hậu ở Bali – Indonesia năm 2007, Ủy bansáng kiến thương mại toàn cầu đã khởi xướng các nghiên cứu để ứng phó với nhữngthách thức của tương lai Lãnh đạo của 24 tập đoàn về bán lẻ và hàng tiêu dùng lớnnhất thế giới ( như P&G, Unilever, Nestle, Colgate-Palmolive, Philips, Metro, Wal-mart…) cùng công ty tư vấn Capgemini đã cùng tham gia vào dự án “Chuỗi cungứng năm 2016” để thảo luận, chia sẻ thông tin và đề ra các giải pháp mang tính độtphá cho chuỗi cung ứng trong tương lai Mô hình của chuỗi cung ứng tương laiđược mô tả trong hình dưới đây
Sơ đồ 1.5 : Mô hình chuỗi cung ứng năm 2016
Trang 28Nguồn: Ủy ban sáng kiến toàn cầu GCI, 2007
Những đặc điểm chính của chuỗi cung ứng tương lai vào năm 2016 :
Thông tin về nhu cầu tiêu dùng sẽ được chia sẻ rộng rãi giữa các thành phần thamgia trong chuỗi cung ứng: người tiêu dùng( tín hiệu tiêu dùng phát đi từ nhà hoặc từ cửahiệu bán lẻ), nhà phân phối, nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ logistics và nhà bán lẻ
Sau khi được sản xuất, hàng hóa sẽ được chuyển đến các nhà kho chung( nhiều nhà sản xuất cùng sử dụng chung một nhà kho)
Các phương tiện vận chuyển chung sẽ chuyển hàng từ nhà kho chung nói trênđến các trung tâm phân phối chung cho cả một thành phố hoặc các vùng nông thôn
Các trung tâm phân phối chung, nằm ở ngoại ô của các thành phố, sẽ tậpkết hàng và dùng phương thức lưu chuyển hàng liên tục (cross-docking) để tiếtkiệm thời gian, trước khi chuyển hàng đến các điểm bán lẻ
Các vùng nông thôn cũng sẽ có các trung tâm phân phối với vai trò tương
tự như các trung tâm phân phối ở thành phố
Các điểm phân phối sẽ được bố trí rất thuận tiện để đưa hàng đến ngườitiêu dùng nhanh nhất, chẳng hạn giao hàng đến tầng trệt của một chung cư cao tầng,giao về các cửa hàng bán lẻ nhỏ trong một khu dân cư…
Với mô hình trên, rõ ràng chuỗi cung ứng tương lai sẽ giúp chúng ta vượtqua được những thách thức từ môi trường thông qua mối quan hệ cộng tác chặt chẽ.Thông tin tiêu dùng được truyền đi liên tục trong chuỗi cung ứng giúp nhà sản xuấtnắm bắt chính xác nhu cầu thị trường và không bị tồn kho Các nhà kho thay vìphân tán rải rác (mỗi doanh nghiệp đang sở hữu nhà kho riêng, với quy mô dànhcho riêng doanh nghiệp mình) được hợp nhất thành các nhà kho trung tâm, giảmđược rất nhiều chi phí về đất đai, xây dựng, nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ quy mô
và nâng cao tính thân thiện với môi trường Các phương tiện vận tải chung sẽ giảmlượng lưu thông, tiết kiệm năng lượng, giảm kẹt xe và khí thải Các trung tâm phânphối sẽ rất gần người tiêu dùng giúp giảm thời gian chờ trong chuỗi cung ứng
Kịch bản về chuỗi cung ứng năm 2016 có thể chưa trở thành hiện thực trongnăm 2016, hoặc có thể chưa được triển khai áp dụng trên phạm vi toàn cầu ngay lậptức, nhưng nó phản ánh một xu thế cốt lõi và tất yếu: con người phải hợp tác vớinhau nhiều hơn, tin cậy nhau để xây dựng một thế giới bền vững Nếu không, thế hệ
Trang 29mai sau sẽ không còn được chứng kiến những điều tốt đẹp như chúng ta đang đượcthụ hưởng ngày nay
CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA WAL-MART
2.1 Mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Wal-Mart
2.1.1 Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Wal-Mart
Wal-Mart là một công ty cổ phần công khai của nước Mỹ Công ty được SamWalton thành lập vào năm 1962 bằng việc mở một cửa hàng bán lẻ tại Rogers, bangArkansas của Mỹ Đến năm 1969 công ty Wal-Mart Stores Inc chính thức được rađời và hai năm sau(1970) cổ phiếu của Wal-Mart đã chính thức được niêm yết trênthị trường chứng khóan New York Trong giai đoạn 1970- 1980, doanh thu củaWal-Mart tăng từ 313 triệu USD lên 1,2 tỷ USD, và số cửa hàng của công ty nàycũng tăng lên 8,5 lần Từ đó, Wal-Mart không ngừng phát triển và lớn mạnh Đếnnăm 1990 Wal-Mart đã trở thành tập đòan bán lẻ số 1 ở Mỹ (Genghiskhan, 2007)
Không chỉ bó hẹp tại thị trường nội địa, năm 1991, Wal-Mart bắt đầu thâmnhập các thị trường khác trên thế giới với việc mở siêu thị ở Mexico Từ đó, Wal-Mart không ngừng bành trướng hoạt động trên cả thị trường Mỹ lẫn ở nước ngòai.Tháng 12 năm 1993 là mốc đáng nhớ trong lịch sử của Wal-Mart khi doanh thu mỗituần của hãng lần đầu tiên vượt mức 1 tỷ USD Năm 1997, Wal-Mart trở thành tậpđoàn thuê nhiều lao động nhất ở Mỹ với gần 570.000 người Cũng trong năm nàythì tổng doanh số của hãng đã vượt 100 tỷ USD Đến năm 1999, Wal-Mart trở thànhtập đoàn lớn nhất thế giới về nhân sự với gần 1.140.000 người và đến năm 2008 thìcon số này đã lên tới gần 2.100.000 người
Tính đến hết năm 2010, Wal-Mart đạt doanh số bán hàng trên 405 tỷ USD
Và nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ này có khỏang 8500 cửa hàng với trên dưới 55biểu ngữ khác nhau ở 15 quốc gia và với một số lượng nhân công khỏang 2 triệungười( Fran Daniel, 2010) Wal-Mart vẫn tiếp tục “bành trướng thế lực” của mìnhkhông chỉ ở các lục địa Mỹ- Á- Âu mà còn cả ở “lục địa đen” Cuối năm 2010, Wal-
Trang 30Mart công bố kế hoạch xâm nhập vào Châu Phi bằng cách thực hiện một đề nghị sơ
bộ có giá trị khỏang 4,25 tỷ USD để mua Massmart Holdings Ltd, có trụ sở tạiOhannesburg, Nam Phi( Annie D’innocenzio, 2010) Massmart là một trongnhững nhà phân phối hàng tiêu dùng lớn nhất trên lục địa châu Phi Nếu thànhcông ở thị trường Nam Phi, Wal-Mart sẽ có một bước đệm lớn để thâm nhậphoàn toàn thị trường của châu lục này Ngoài ra, Wal-Mart còn liên tục nhiềunăm liền đứng đầu trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới theo bình chọncủa tạp chí Fortune Năm 2011, với doanh thu đạt 421, 849 tỷ USD( tăng 3,23 %
so với 2010) và lợi nhuận ròng sau thuế là 16,389 tỷ USD( tăng 12,53 % so với2010) (Fortune 500, 2011)
B ng 2.1: Danh sách 5 công ty l n nh t th gi i theo t p chí Fortune ớn nhất thế giới theo tạp chí Fortune ất thế giới theo tạp chí Fortune ế giới theo tạp chí Fortune ớn nhất thế giới theo tạp chí Fortune ạp chí Fortune
năm 2011
Trang 31Biểu đồ 2.1: Doanh thu bán hàng của Wal-Mart trong năm 2010- 2011
Nguồn: Fortune 500, 2011
Qua biểu đồ ta thấy được sự chênh lệch rõ rệt giữa doanh thu của Wal-Mart
so với các đối thủ khác Tính đến hết năm tài chính 2011, doanh thu bán hàng củaWal-Mart đạt 421, 849 tỷ USD; eBay là 9, 156 tỷ USD, Amazon là 34, 204 tỷ USD
và Bestbuy là 49, 694 tỷ USD; đồng nghĩa với việc doanh thu của Wal-Mart trongnăm này gấp khoảng 46, 12 và 9 lần so với eBay, Amazon và Bestbuy Qua đó ta cóthể thấy được sức mạnh khổng lồ của tập đòan Wal-Mart so với các tập đoàn kháctrên thế giới nói chung và các nhà bán lẻ nói riêng, một sức mạnh mà không phảibất kì tập đoàn nào có thể theo kịp
Thành công của Wal-Mart
được mọi người biết đến chính là nhờ
chính sách luôn luôn bán giá thấp
( Always low prices) Để đạt được
mục tiêu này, công ty đã phải cắt giảm
chi phí ở toàn bộ các khâu trong kinh
doanh và trở thành nhà cung cấp giá
thấp nhất thị trường
Hình 2.1: logo& slogan của WalMart
Trang 32Nguồn: walmart stores, Inc.
Trang 33Toàn bộ lợi nhuận mà công ty thu được chính là nhờ vào việc mở rộng cáclĩnh vực bao gồm logistics, phân phối, quảng cáo, định vị thương hiệu kinh doanh,thiết kế cửa hàng và đề ra các chiến lược giá, cung ứng Wal-Mart cũng hợp tác chặtchẽ với các nhà cung ứng để có được nhiều chiết khấu trong quá trình mua bán và
vô hình chung, những lợi ích của việc chiết khấu đó đều được chia sẻ với các nhàcung ứng Nhờ vậy mà mỗi ngày Wal-Mart thu hút được hơn 20 triệu lượt kháchhàng tới các chuỗi siêu thị của mình với doanh thu bán hàng mỗi ngày lên đến hàng
tỷ USD( Noldoaran, 2004)
Những mốc phát triển đáng chú ý của Wal-Mart (Jona, 2008)
1962: Wal-Mart mở cửa hàng đầu tiên tại Arkansas, Mỹ.
1970: Cổ phiếu của Wal-Mart chính thức niêm yết trên thị trường chứng khóan.
1980: Logo của Wal-Mart được công bố và sử dụng cho đến nay.
1985: Tạp chí Forbes xếp hạng Sam Walton là người giàu có nhất nước Mỹ.
1990 : Wal-Mart trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới.
1991: Cửa hàng Wal-Mart đầu tiên ở nước ngoài được mở tại Mexico.
1997: Wal-Mart đạt lợi nhuận 100 tỷ USD/ năm.
1999: Wal-Mart có 1.140.000 nhân viên, trở thành tập đoàn có số lượng
nhân viên lớn nhất thế giới
2006: Tạp chí Fortune công bố Wal-Mart lần thứ 4 liên tiếp đứng đầu
danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới và là công ty được ngưỡng mộ nhất nước
Mỹ với tổng số nhân viên là 2.055.000 nhân viên, doanh thu là 378,799 tỷ USD, lợinhuận 12,731 tỷ USD
2009: Wal-Mart vẫn đạt được mức lợi nhuận khổng lồ là 13, 400 tỷ USD
trong năm khủng hoảng 2008- 2009 của kinh tế thế giới
2010 & 2011: Wal-Mart tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong top 500 công ty
lớn nhất thế giới do tạp chí Fortune bình chọn
2.1.2 Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn Wal-Mart
Trang 34Sơ đồ 2.1: Mô hình chuỗi cung ứng của Wal-Mart
Nguồn: Dain Ehring, 2006.
Theo các nhà phân tích kinh tế thì Wal-Mart hoàn toàn có khả năng đạt được
vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp bán lẻ bởi tính hiệu quả trong hoạt độngquản lí chuỗi cung ứng của mình Ông Vernon L Beatty, người có nhiều kinhnghiệm và đã từng làm việc với vai trò từ phụ tá đến vị trí chỉ huy tại DefenseSupply Center, Columbus, Ohio phát biểu rằng: ” Nếu quản trị chuỗi cung ứng làviệc giao đúng hàng đến đúng khách hàng và vào đúng thời điểm với năng suất caonhất thì không công ty nào có thể làm điều đó tốt hơn Wal-Mart” (Vernon L.Beatty, 2003)
2.1.2.1 Quản trị thu mua
Với tôn chỉ “cắt giảm chi phí đến mức tối đa”, Wal-Mart luôn chú trọng đến
Trang 35việc giảm thiểu chi phí thu mua để đưa ra được mức giá tốt nhất tới khách hàng củamình Với khẩu hiệu “luôn luôn giá rẻ”, mọi hoạt động của Wal-Mart đều nhằmmục đích hạ giá thành đến tối đa và tiết kiệm mọi chi phí có thể Cụ thể là Wal-Martchỉ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, không chấp nhận trung gian, cò mồi với mụcđích là loại bỏ mọi chi phí cho khâu trung gian Wal-Mart chỉ sẽ mua hàng theo
chính sách factory gate pricing nghĩa là Wal-Mart sẽ vận chuyển hàng từ cửa nhà
máy Thêm vào đó, Wal-Mart là một nhà đám phán rất cứng rắn về giá và chỉ giá
mà thôi( Wal-Mart có một đội ngũ chỉ nghiên cứu lý thuyết trò chơi trong đàmphán để làm sao giành lợi thế về mình tốt nhất)
Một ví dụ tiêu biểu cho khả năng đàm phán cứng rắn và khôn ngoan củaWal-Mart nhằm giảm chi phí tối đa đó là mỗi khi khai trương một siêu thị mới,Wal-Mart luôn áp dụng một chiêu thức kinh doanh đơn giản nhưng thành công: Giábán thấp hơn 15% so với sản phẩm cùng loại ở các cửa hàng khác Để làm đượcđiều này, Wal-Mart phải tận dụng triệt để mọi cơ hội để giảm giá thành đầu vào,bao gồm chi phí vận hành, lương nhân viên và giá thu mua sản phẩm Một trongnhững ví dụ kinh điển là Wal-Mart dàn xếp sao cho các công ty cung cấp sản phẩmtính luôn giá bán của các đợt giảm giá nằm trong kế hoạch đã lên từ trước, như dịpGiáng sinh hoặc dịp hè, vào giá bán cả năm Nói cách khác, các sản phẩm bày bántrong siêu thị của Wal-Mart được giảm giá quanh năm, thay vì giảm tới 50% hoặchơn thế vào dịp Giáng sinh
Wal-Mart cũng dành rất nhiều thời gian và rất kiên nhẫn để làm việc với nhàcung cấp và dĩ nhiên chỉ để hiểu cấu trúc chi phí của họ thế nào Tuy nhiên đến khi
kí kết hợp đồng thì Wal-Mart vẫn câu nói quen thuộc đó là: “kí hợp đồng nhé, nhưng với cam kết giảm giá mỗi ngày” Mặc dù vậy, các nhà cung cấp luôn luôn bị
thu hút bởi những chính sách mà Wal-Mart đưa ra Điều này thể hiện qua việc rấtnhiều công ty trong số gần 61.000 công ty cung ứng hàng đầu cho Wal-Mart nhưP&G hay Hanes đã lập ra những “Wal-Mart team” để chuyên chăm lo nhữngthương vụ làm ăn với Wal-Mart nhằm đảm bảo sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng
số 1 của họ Việc đặt hàng với số lượng khổng lồ, Wal-Mart sẽ giúp các công ty nàyphân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng một các nhanh nhất, ổn định cùng vớinhững lợi thế theo quy mô
Trang 36Ngòai ra, với gần 20 triệu lượt khách hàng mỗi ngày tới các chuỗi cửa hàngcủa Wal-Mart thì việc bán hàng cho Wal-Mart chắc chắn sẽ giúp các công ty quảng
bá, tiếp thị sản phẩm tới người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả Hơnnữa, theo thống kê của Nihon Keizai với khẩu hiệu “luôn luôn giá rẻ”, Wal-Mart đãgiúp người tiêu dùng Mỹ trực tiếp tiết kiệm 20 tỷ USD trong năm 2003 và gián tiếplàm giảm 100 tỷ USD nhờ các nhà phân phối khác phải hạ giá theo Do vậy, các nhàcung cấp khác cũng như các đối thủ cạnh tranh sẽ gặp phải vô vàn khó khăn trongviệc thương lượng về giá, số lượng cũng như xác định mức giá bán trên thị trường
Và một khi các nhà cung ứng đã cố gắng giảm thiểu chi phí và làm thỏa mãnmình rồi, Wal-Mart sẽ cố gắng hết sức để thiết lập mối quan hệ lâu dài và gắn bóvới nhà cung cấp để tạo ra những lợi ích lâu dài cho đôi bên trong công việc hợptác, kinh doanh Điều này thể hiện qua việc công ty luôn có những chính sách ưuđãi, ưu tiên nhất định cho những nhà cung ứng địa phương, những nhà cung ứngthân thuộc và cả những nhà cung ứng lớn cho Wal-Mart so với những nhà cung ứngkhác Không chỉ vậy, Wal-Mart sẵn sàng chia sẻ những chiến lược kinh doanh cólợi cho các nhà cung cấp của mình Wal-Mart đã từng có đề nghị tới các nhà cungcấp sản phẩm khử mùi cơ thể loại bỏ phần hộp đựng bên ngoài bằng giấy Sáng kiếnnày giúp cắt giảm được vài xu trên mỗi sản phẩm, trong đó nhà cung cấp được giữlại một nửa, phần còn lại Wal-Mart chuyển vào tay khách hàng Đến nay, hầu hếtcác lọ khử mùi cơ thể đều được bày bán trong một chiếc lọ bằng nhựa hoặc thủytinh mà không có hộp giấy bên ngoài
2.1.2.2 Quản trị phân phối
Tại thời điểm hiện tại, Wal-Mart có khỏang 4.688 siêu thị và cửa hàng trênthế giới (trong đó khoảng 80% trong số đó tại Mỹ) Bình quân mỗi ngày có khoảng
20 triệu người đến các siêu thị của Wal-Mart Tại Mỹ, hơn 80% hộ gia đình mỗinăm mua ít nhất vài sản phẩm từ các cửa hàng của hãng( Quốc Dũng, 2011) Điềunày có nghĩa là cứ mỗi hạt( tương đương với quận) ở Mỹ lại có nhiều hơn 1 cửahàng của Wal-Mart, và phân nửa dân số của nước Mỹ sống gần Wal-Mart (chỉ cáchcửa hàng tối đa 5 dặm) Hiện nay với hơn 80.000 mặt hàng các loại được dự trữtrong hơn 40 trung tâm phân phối trên toàn nước Mỹ, Wal-Mart có thể cung ứngtrực tiếp 85% lượng hàng hóa tồn kho so với 50- 65% của đối thủ cạnh tranh cùng
Trang 37ngành Theo phỏng đóan, Wal-Mart có thể cung cấp lượng hàng hóa bổ sung trungbình trong vòng hai ngày so với ít nhất là năm ngày của đối thủ Chi phí vận chuyểncủa Wal-Mart cũng chỉ chiếm khỏang 3% so với 5% của đối thủ cạnh tranh Tốc độquay vòng hàng tồn kho của Wal-Mart là rất cao, khoảng hai tuần một lần đối vớihầu hết các mặt hàng Khoảng 85% hàng hóa trong các nhà kho được chuyển tới cáctrung tâm phân phối nhằm đảm bảo cho dòng hàng hóa được luân chuyển ổn định
và nhanh chóng tới với khách hàng
Để thực hiện được điều trên, Wal-Mart đã sớm đưa vào sử dụng công nghệ
mã vạch phức tạp và hệ thống máy vi tính cầm tay RFID( Radio FrequencyIdentification) giúp nhận dạng tần số sóng vô tuyến, để việc quản lí các trung tâmtrở nên dễ dàng và kinh tế hơn Công nghệ này cho phép tất cả các nhân viên củacông ty đều có quyền truy cập vào hệ thống để kiểm tra lượng hàng tồn kho của sảnphẩm Ngoài ra, ưu điểm nổi bật nhất của hệ thống này đó là khả năng đọc dữliệu từ xa, bộ nhớ chứa nhiều thông tin hơn, thông tin về sản phẩm có thể sửa đổi
và cập nhật một cách nhanh chóng và chính xác mọi thông tin về sản phẩm Vớinhững thông tin đã được mã hóa và chuyển về máy chủ xử lí, các nhà quản trịqua đó có thể dễ dàng lập kế hoạch tiếp theo cho sản phẩm trong chuỗi cungứng của mình Ứng dụng RFID có thể nói đã tiết kiệm được một khoảng thờigian rất lớn cho Wal-Mart trong cả các khâu mua hàng, tồn kho, quản lý kho,giao và vận chuyển hàng hóa…
2.1.2.3 Quản trị vận tải
Một trong những điểm mấu chốt trong chuỗi cung ứng của Wal-Mart là hệthống vận tải nhanh chóng và đáp ứng kịp thời Wal-Mart có được sự thuận lợi nhấtđịnh từ chi phí vận chuyển khá rẻ so với đối thủ cạnh tranh do Wal-Mart sở hữu hệthống vận chuyển của riêng mình với gần 3800 chiếc xe tải, 6.500 máy kéo và hơn55.000 xe móc cùng một lực lượng nhân viên lái xe dày dặn kinh nghiệm( những lái xecủa Wal-Mart được biết là phải có lịch sử hành nghề lái 300.000 dặm không gây tai nạn)( Chris Burritt, Carol Wolf và Matthew Boyle, 2010) Hệ thống này giúp Wal-Mart phânphối hàng hóa từ trung tâm phân phối tới những cửa hàng khác nhau trong vòng 48 tiếng
và bổ sung hàng hóa trên các kệ hàng hai lần mỗi tuần Chi phí vận chuyển của Mart ước tính xấp xỉ 3% tổng giá trị sản phẩm so với mức 5% của các đối thủ cạnh tranh
Trang 38Wal-Việc sở hữu một hệ thống vận chuyển cho riêng mình giúp cho Wal-Mart có thể lấp đầycác tủ hàng của mình nhanh hơn đối thủ gấp 4 lần, qua đó tạo lợi thế cạnh tranh choriêng mình về khâu quản trị vận tải trong chuỗi cung ứng.
Việc thông tin qua lại giữa Wal-Mart với các nhân viên lái xe cũng rất đượccoi trọng Wal-Mart không hề bỏ qua bất kì một cơ hội nào cho sự thiếu sót gây ảnhhưởng đến giá và cũng như chất lượng dịch vụ Những nhân viên lái xe của Wal-Mart thông thường sẽ chở các lô hàng từ trung tâm phân phối tới các cửa hàng bán
lẻ của các trung tâm phân phối Các cửa hàng này được xem như là các khách hàngtrung tâm phân phối Hàng ngày, những nhân viên này phải báo cáo về thời gianlàm việc của họ cho các điều phối viên Sau đó, các điều phối viên sẽ sắp xếp lịchtrình các chuyến đi cụ thể dựa trên sự ước tính thời gian di chuyển từ các trung tâmphân phối tới các cửa hàng bán lẻ Đồng thời, các điều phối viên cũng sẽ thông báocho họ biết về lịch trình của chính họ cho dù họ đang ở tại trung tâm phân phối hayđang trên đường trở về từ các cửa hàng bán lẻ Nhờ vậy mà những nhân viên này cóthể chủ động nắm bắt công việc được hiệu quả hơn
Thêm vào đó, để giảm thiểu chi phí ở mức thấp nhất trong quá trình vậnchuyển, Wal-Mart đã có một sáng kiến hết sức độc đáo Đó là trang bị cho các nhânviên lái xe một hệ thống thông tin liên lạc bằng vô tuyến Khi các nhân viên chởhàng từ trung tâm phân phối đến một cửa hàng của Wal-Mart thì họ sẽ được thôngtin tiếp tục( qua hệ thống liên lạc) đến một nhà sản xuất gần đó, nhân tiện lấy hàng
và mang về trung tâm Như vậy họ sẽ tiết kiệm được một chuyến xe về không, tiếtkiệm được chi phí vận chuyển mà lẽ ra họ phải trả cho nhà sản xuất Wal-Mart cũngtrang bị cho những nhân viên lái xe này tai nghe có phát giọng nói được lập trìnhsẵn Tai nghe này cho phép họ có thể biết được những chỉ dẫn trong công việc vàquan trọng hơn, nó sẽ nhắc nhở họ đang làm nhanh hay làm chậm hơn so với tiến
độ đề ra thông qua giọng nói Không chỉ có vậy, Wal-Mart còn đưa ra công cụ
“máy đo lường năng suất” để kiểm tra năng suất lao động của họ Thực chất đó
là một hệ thống máy tính kiểm tra số lượng hàng được chất lên xe tải trong mỗigiờ làm việc của công nhân tại trung tâm trước khi chở đến các cửa hàng củaWal-Mart Từ đó, Wal-Mart có thể giám sát công việc lái xe cũng như các nhânviên khác được tốt hơn
Trang 39Để quá trình phân phối diễn ra hiệu quả hơn, Wal-Mart còn sử dụng một kĩthuật logistics khác có tên là cross- docking, phương thức lưu chuyển hàng liên tục.Wal-Mart cũng chính là công ty tiên phong ứng dụng kĩ thuật này Với hệ thốngnày, các sản phẩm cuối cùng được vận chuyển từ nhà máy sản xuất của nhà cungcấp, phân loại rồi cung ứng trực tiếp tới tay người tiêu dùng Hệ thống này đã gópphần đáng kể giảm thiểu được các chi phí cho việc xử lí, lưu trữ hàng hóa và hầunhư loại trừ được vai trò của các trung tâm phân phối và các cửa hàng bán lẻ.
Hình dưới đây minh họa cho chúng ta thấy dòng chảy của hàng hóa khikhông có và có sử dụng kĩ thuật cross- docking Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấyvới việc sử dụng cross docking, Wal-Mart đã có thể cắt giảm đi ít nhất hai khâu,qua đó chi phí sẽ được giảm đi rất nhiều
Sơ đồ 2.2: Dòng chảy của hàng hóa với kĩ thuật cross- docking
Trang 40Sơ đồ 2.3: Nhà kho đa chức năng trong hệ thống Cross- docking
Nguồn: Jean-Paul Rodrigue, 2008.
Hiện tại, Wal-Mart đang áp dụng 5 phương thức lưu chuyển hàng liên tụccross- docking ( Lorita Kelly, 2010), đó là:
Opportunistic cross- docking
Điều cần thiết trong phương pháp này là những thông tin chính xác vềviệc hàng hóa sẽ được thu mua từ đâu, vận chuyển tới đâu và số lượng chính xác
ra sao Phương pháp này cho phép Wal-Mart vận chuyển hàng hóa trực tiếp tớitay người tiêu dùng mà không cần dự trữ và không phải qua quá nhiều trạm vậnchuyển trung gian
Flow- through cross- docking
Trong phương pháp này, luôn luôn có một lượng hàng ổn định đi ra và đi vàotrung tâm phân phối Phương pháp này thích hợp nhất cho những mặt hàng dễ hỏnghóc, có thời gian cho phép trước khi sử dụng ngắn hoặc khó lưu trữ trong kho.Phương pháp này cũng được sử dụng khá phổ biến ở các siêu thị và các cửa hàngbán lẻ giảm giá, đặc biệt là đối với những mặt hàng dễ hư hỏng
Distributor cross- docking
Trong phương pháp này, các nhà sản xuất sẽ phân phối trực tiếp hàng hóa