Ứng dụng thành công hệ thống CNTT hiện đại

Một phần của tài liệu Thành công của wal mart và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam về quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả (Trang 53)

e) Thực hiện ý tưởng độc đáo bất luận nguồn gốc của nó

2.2.1.4. Ứng dụng thành công hệ thống CNTT hiện đại

Ứng dụng công nghệ hiện đại xuyên suốt chuỗi cung ứng là một đặc điểm nổi bật trong việc quản trị chuỗi cung ứng của Wal-Mart. Chúng ta có thể thấy rõ ràng, mặc dù khẩu hiệu là luôn tìm mọi cách để giảm chi phí, tuy nhiên Wal-Mart không ngần ngại trích một khỏan tiền khổng lồ để đầu tư vào hệ thống tin của công ty. Bởi chính sự hiệu quả mà hệ thống này mang lại sẽ giúp Wal-Mart quay trở lại, quản trị chuỗi cung ứng ngày một hiệu quả hơn, do đó giá thành sản phẩm sẽ càng được cải thiện.

Với sự mở rộng càng ngày càng nhanh chóng, việc Wal-Mart đầu tư một khoản tiền rất lớn để xây dựng hệ thống giao tiếp và thông tin là vô cùng cần thiết. Vì vậy mà Wal-Mart đã tự lắp đặt cho mình một hệ thống giao tiếp qua vệ tinh ( satilite system) vào năm 1983. Wal-Mart đã giảm được lượng hàng tồn kho không cần thiết bằng cách cho phép những cửa hàng có thể tự quản lí hàng hóa của mình, giảm được kích thước các kiện hàng và qua đó giảm giá ở một số sản phẩm. Thay vì cắt giảm lượng tồn kho qua các khâu, Wal-Mart lại tận dụng tối đa khả năng về công nghệ thông tin của mình để làm cho hàng tồn kho đó trở nên sẵn có hơn trong trường hợp khách hàng yêu cầu. Như vậy, Wal-Mart vừa vẫn có thể giảm được lượng hàng tồn kho xuống, trong khi vẫn đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu cần thiết của khách hàng.

Wal-Mart trang bị cho nhân viên của mình những dụng cụ điện tử hiện đại và vô cùng hữu ích cho công việc đặc thù của mỗi vị trí công việc. Những nhân viên ở các cửa hàng được trang bị một “chiếc đũa thần” ( Magic wand), là một máy tính cầm tay được liên kết với cửa hàng thông qua tần số radio. Điều này có thể giúp họ biết được gần như chính xác lượng hàng còn tồn trong kho, hàng được chuyển đi, hàng dự trữ… còn ở trong các trung tâm phân phối. Trong khi đó, sự quản lí những

đơn đặt hàng và sự cung cấp hàng hóa được hỗ trợ đắc lực dựa vào sự giúp đỡ của những chiếc máy tính thông qua hệ thống Point-of-Sales( POS). Thông qua hệ thống này, những nhà quản lí có được những thông tin về doanh số và lượng hàng hóa còn ở trên các kệ hàng trong kho. Đặc biệt vào năm 1998, Wal-Mart đã tiến hành lắp đặt hệ thống chỉ dẫn bằng giọng nói VOF( Voice-based order filling) tại tất cả các trung tâm phân phối của mình. Trách nhiệm của mỗi người cho việc lấy những yêu cầu của khách hàng đã được cung cấp một bộ ống nghe điện đài, được kết nối với toàn hệ thống VOF được cài ở ngay bên thắt lưng của họ. Họ sẽ được chỉ dẫn bằng giọng nói địa điểm của những mặt hàng trong trung tâm phân phối. Hệ thống cũng xác nhận số lượng hàng được lấy đi và có trách nhiệm phản hồi lại ngay lập tức thông tin của những sản phẩm được cung cấp; bao gồm chủng loại, giá… Bằng việc lắp đặt hệ thống VOF, Wal-Mart đã giảm được sự nhầm lẫn trong việc chuyển những hàng hóa đi và giảm được chi phí dán nhãn sản phẩm vì hệ thống không bắt buộc phải có những danh sách giấy tờ kèm theo hay những nhãn hàng hóa phải có ở trên sản phẩm. Thêm nữa, hệ thống liên lạc bằng vô tuyến có kèm với tai nghe đã đem lại hiệu quả rất nhiều trong việc quản trị vận tải của Wal-Mart. Hệ thống này giúp cho các lái xe nắm được lịch trình đi một cách chắc chắn, và cũng tiết kiệm cho Wal-Mart một khoản chi phí không nhỏ. Cụ thể là, sau khi các lái xe chở hàng của công ty trở hàng hóa đến các cửa hàng của Wal-Mart( sau khi nhận hàng từ các nhà cung ứng), ngay lập tức, thông qua hệ thống liên lạc tiên tiến này sẽ cho các lái xe biết được vị trí của nhà cung cấp gần đó để đến nhận hàng. Như vậy, Wal-Mart đã tiết kiệm được một chuyến xe hàng không đi về trung tâm và đồng thời cắt giảm được chi phí vận chuyển mà lẽ ra họ phải trả cho các nhà cung cấp.

Một trong những công nghệ khác được Wal-Mart ứng dụng tiên phong và thành công nổi bật đó là RFID. Trong nỗ lực ứng dụng công nghệ tiên tiến để giảm chi phí cũng như tăng tính hiệu quả, Wal-Mart đã yêu cầu 100 nhà cung cấp uy tin nhất của mình cùng sử dụng hệ thống RFID vào tháng 1 năm 2005. Wal-Mart tin rằng với sự thay thế này sẽ làm giảm chi phí quản lí chuỗi cung ứng và hơn nữa nó sẽ mang lại hiệu quả còn cao hơn trước. Bởi việc ứng dụng RFID, nhân viên của Wal-Mart không còn phải tốn công sức để thực hiện công việc scan mã hàng hóa để nhập liệu vào các kho hay các trung tâm phân phối nữa, qua đó cũng tiết kiệm được

chi phí dán nhãn và tiết kiệm được thời gian. Ngoài ra, ưu điểm dễ nhận thấy nhất của hệ thống RFID so với hệ thống mã vạch là khả năng đọc dữ liệu từ xa, bộ nhớ chứa nhiều thông tin hơn, thông tin sản phẩm có thể sửa đổi và cập nhật một cách nhanh chóng, được lưu lại đảm bảo tính chính xác. Nhờ dung lượng bộ nhớ cao, thẻ RFID cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm như chủng loại, tên sản phẩm, ngày nhập kho, giá, vị trí trong kho, thời hạn sử dụng…, hoặc những thông tin cần thiết khác mà nhà quản trị có thể lập trình. Với những thông tin sản phẩm được mã hóa và chuyển về máy chủ xử lý, công ty có thể dễ dàng lập kế hoạch tiếp theo cho sản phẩm trong dây chuyền cung ứng của mình. Nhờ vậy mà việc sử dụng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả thông qua RFID sẽ góp phần rất lớn làm giảm chi phí hoạt động của Wal-Mart.

Có thể nói, Wal-Mart không chỉ nổi bật với chiến lược giảm chi phí mà chiến lược vận dụng công nghệ thông tin cũng là một điểm sáng trong cách thức vận hành chuỗi cung ứng của Wal-Mart. Để ứng dụng một cách hiệu quả các tiến bộ công nghệ thông tin vào bộ máy không phải là ứng dụng dàn trải mà không hề có chọn lọc. Ngược lại, Wal-Mart đã có cả một quá trình nghiên cứu và thử nghiệm để ứng dụng các tiến bộ này vào vận hành bộ máy, để các tiến bộ này có thể hài hòa với nhau, cùng nhau phối hợp để vận hành bộ máy chuỗi cung ứng một cách trơn tru và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Thành công của wal mart và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam về quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w