Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam từ mô hình SCM của Wal-Mart

Một phần của tài liệu Thành công của wal mart và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam về quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả (Trang 65)

e) Thực hiện ý tưởng độc đáo bất luận nguồn gốc của nó

3.2. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam từ mô hình SCM của Wal-Mart

Xuất phát từ thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam và qua việc phân tích mô hình quản trị chuỗi cung ứng của tập đòan bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart, chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xây dựng và triển khai chuỗi cung ứng hiệu quả cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Đó là cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm hiện đại vào quá trình sản xuất; chú trọng đến việc xây dựng mối quan hệ gắn bó với các nhà cung ứng, nhà phân phối cũng như khách hàng để tạo ra sự liên hệ mật thiết hai chiều với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc nâng cao trình độ và phát triển nguồn nhân lực trong việc quản trị chuỗi cung ứng cũng là điều cần thiết hơn bao giờ hết.

3.2.1. Nâng cao sự cộng tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng

Từ thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, có thể nói việc làm cần thiết trước tiên của các doanh nghiệp đó là nâng cao sự cộng tác, chia sẻ thông tin với các nhà cung ứng để hai bên cùng có thể hoạch định và dự báo nhu cầu sản xuất tốt nhất. Việc cộng tác giữa các nhà cung ứng thể hiện qua việc chia sẻ thông tin về đơn đặt hàng của khách hàng, về nhu cầu thị trường thông qua mạng thông tin kết nối giữa hai bên. Sự cộng tác này cũng thể hiện qua việc giúp đỡ, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong công tác đặt hàng, quản lí hàng hóa trong quá trình phân phối. Trên thực tế, những nhà sản xuất nhiều khi có những bất đồng, mâu thuẫn trong quan hệ mua bán với những nhà cung ứng. Trong khi nhà sản xuất thì luôn muốn mua nguyên vật liệu từ những nhà cung ứng với giá thấp thì nhà cung ứng nguyên vật liệu, phụ kiện thì lại luôn muốn bán hàng hóa của mình với giá cao. Do đó, cả hai bên đều cùng phải có thiện chí để cùng xây dựng mối quan hệ lâu dài, bỏ qua những mâu thuẫn trong kinh doanh, tìm ra hướng giải quyết xung đột trong mâu thuẫn để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp, bền vững

cho cả hai bên.

Bên cạnh việc cộng tác chặt chẽ với các nhà cung ứng, các doanh nghiệp sản xuất Việt nam cũng cần có sự phối hợp hiệu quả với các nhà phân phối. Các nhà sản xuất phải thường xuyên đến kiểm tra để đánh giá xem tình hình hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng phân phối như thế nào, hiệu quả ra sao. Ngoài ra, nhà sản xuất cũng nên có các hình thức động viên, khuyến khích các nhà phân phối bằng cách thêm hoa hồng, thưởng doanh thu nếu tình hình hoạt động kinh doanh tốt. Hơn nữa, việc giúp đỡ về mặt kĩ thuật và cử chuyên gia đào tạo cho các đại lí phân phối cũng là việc làm hết sức cần thiết. Điều này thúc đẩy các nhà phân phối hoạt động hiệu quả hơn, mặt khác tạo quan hệ gắn bó hơn giữa hai bên; từ đó giúp chính các sản phẩm của nhà sản xuất được phân phối tốt hơn trên thị trường.

Ngoài sự liên kết giữa nhà sản xuất với nhà phân phối, nhiều nhà phân phối trong nước cũng nên liên kết lại với nhau để mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường nguồn vốn, nguồn lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong phân phối hàng hóa. Trên thực tế, mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp phân phối không phải là mới, tuy nhiên việc thực hiện sự liên kết của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự tạo ra được hiệu quả và lợi ích thiết thực. Đặc biệt năm 2007,

đánh dấu sự kiện bốn nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam bao gồm Satra, Hapro, Saigon Co.op và Phu Thai group liên kết lại với nhau để thành lập công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam VDA nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các đại gia bán lẻ trên thế giới. Có thể nói, việc kí kết giữa bốn doanh nghiệp trên để thành lập nên một công ty phân phối rộng khắp cả nước, với khả năng tài chính mạnh là dấu hiệu đang mừng cho ngành bán lẻ của Việt Nam trong thời kì đầu hội nhập, đồng thời cũng là hướng đi và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác thực hiện theo.

3.2.2.Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại vào chuỗi cung ứng

Thông qua thành công của Wal-Mart, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất để quản trị chuỗi cung ứng là một trong những yếu tố quyết định để quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Để tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại vào chuỗi cung

ứng thì việc làm đầu tiên cần phải làm là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công nghệ đối với doanh nghiệp. Tại Việt Nam, còn nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng bỏ ra nguồn vốn lớn để chi trả cho các khoản đầu tư vào công nghệ. Chính vì vậy, cần phải làm cho các doanh nghiệp thấy được những lợi ích lâu dài mà công nghệ đem lại cho hoạt động sản xuất, phân phối thông qua các cuộc hội thảo, diễn đàn về công nghệ thông tin… Bên cạnh đó, các hội thảo cũng nên đưa ra những tấm gương điển hình về các doanh nghiệp tiên phong và thành công trong ứng dụng công nghệ hiện đại để các doanh nghiệp khác làm theo.

Việc tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng cho hệ thống thông tin cũng là một trong những việc làm vô cùng cần thiết của các doanh nghiệp. Hiện tại, hạ tầng thông tin ở các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nghèo nàn, các phần mềm ứng dụng ở các doanh nghiệp còn quá lạc hậu so với thế giới. Chính vì thế, mỗi doanh nghiệp nên trang bị đầy đủ hệ thống máy tính với ít nhất là các phần mềm ứng dụng phổ thông và kết nối internet cho các nhân viên để tăng cường hiệu quả làm việc. Các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ hay các doanh nghiệp lớn thì bền cạnh việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thì cũng nên chú trọng đầu tư vào các phần mềm hiện đại hơn như RFID, ERP, CRM,… để tăng cường hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng.

3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành nghề SCM

Hiện tại, đội ngũ lao động làm việc trong các doanh nghiệp phân phối được chia làm 2 nhóm chính, đó là : cán bộ quản lí điều hành và nhân viên kinh doanh. Trong đó, nhóm cán bộ quản lí điều hành giữ vai trò quyết định đối với quá trình cạnh tranh giữa doanh nghiệp Việt nam với các doanh nghiệp phân phối nước ngoài.

Trên thực tế, tại Việt Nam chưa có một trường đại học nào có chuyên ngành đào tạo về SCM, có chăng cũng chỉ là chuyên ngành logistics tại một số ít các trường. Chính vì thế mà doanh nghiệp lại càng phải chú trọng đầu tư đến việc nâng cao kiến thức, nghiệp vụ và kĩ năng cho đội ngũ nhân viên SCM qua các khóa đào tạo tại công ty, qua thực tiễn công việc hoặc của nhân viên ra nước ngoài đào tạo. Các trung tâm đào tạo, hay các tổ chức nghiên cứu về SCM cũng nên đưa ra nhiều

khóa học nâng cao kiến thức về SCM cho các nhân viên đang làm việc trong ngành SCM. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể chủ động tạo ra được một nguồn nhân lực cho chính mình, một nguồn nhân lực được đào tạo bài bản cho lĩnh vực SCM chứ không phải thụ động đi tìm những nguồn nhân lực ít ỏi cho ngành nghề còn khá khan hiếm về nhân sự này.

3.2.4. Chú trọng hơn đến dịch vụ chăm sóc khách hàng

Để có thể quản trị được chuỗi cung ứng hiệu quả thì một trong những yếu tố không thể không nhắc đến đó chính là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Bởi dù cho doanh nghiệp có nỗ lực đến đâu thì khách hàng mới chính là người đưa ra quyết định cuối cùng. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng được các doanh nghiệp rất quan tâm. Bởi doanh nghiệp cần có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn để duy trì mối quan hệ gắn bó lâu dài với khách hàng. Dịch vụ khách hàng tốt sẽ giúp cho khách hàng có niềm tin hơn và trung thành hơn với sản phẩm cũng như với công ty. Dịch vụ khách hàng tốt cũng giúp các nhà sản xuất, phân phối có được sự phản hồi chân thành và thường xuyên từ phía khách hàng, từ đó công ty sẽ có được những điều về sản phầm, dịch vụ và sản xuất cho phù hợp với nhu cầu khách hàng. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng đã và đang ngày càng trú trọng hơn đến dịch vụ khách hàng thông qua các hình thức khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng, tổ chức hội chợ, triển lãm… Tuy nhiên các hình thức này chưa thực sự tạo ra được sự cộng tác hai chiều giữa nhà sản xuất với khách hàng. Muốn nhận được sự phản ứng chân thành từ phía khách hàng, trước tiên doanh nghiệp phải phục vụ khách hàng tốt từ ngay khâu bán hàng như cung cách phục vụ, trưng bày gian hàng, thái độ bán hàng… Sau đó, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo chắc chắn rằng các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng của công ty luôn tốt. Thêm nữa, doanh nghiệp cũng nên tạo ra các hình thức tương tác hai chiều giữa khách hàng với doanh nghiệp thông qua FAQs, forum, bình luận trực tuyến, gọi điện hỏi thăm khách hàng, phiếu điều tra… để hiểu được nhu cầu của khách hàng một cách gần gũi hơn.

3.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp Việt Nam

Có thể nói, chuỗi cung ứng đã theo chân các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam trong quá trình hội nhập. Cũng vì lí do này, việc quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá non nớt so với các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành. Việc học hỏi và tiếp thu của chính bản thân các doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể bỏ qua sự trợ giúp, tạo điều kiện từ phía Nhà nước nhằm phát triển công việc quản trị chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thành công của wal mart và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam về quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w