e) Thực hiện ý tưởng độc đáo bất luận nguồn gốc của nó
3.1.2. Thiếu sự cộng tác giữa doanh nghiệp với các đối tác trong SCM
Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam thường không có sự liên kết, gắn bó với các nhà cung ứng hay các nhà phân phối. Họ đơn thuần chỉ lo mua hàng hóa cho đủ, bán hàng hóa cho hết, cho kịp với chỉ tiêu kinh doanh của công ty mà không quá chú trọng đến việc thiết lập mối quan hệ cộng tác, gắn bó với nhà cung ứng. Đôi khi, nhiều doanh nghiệp còn tạo ra những rào cản, những đòi hỏi khắt khe về giá cả, tiêu chuẩn với nhà cung ứng của mình nên làm xấu đi mối quan hệ hợp tác giữa hai bên. Điều này trái ngược hẳn với các nhà cung ứng lớn trên thế giới khi họ luôn luôn cố gắng giữ mối quan hệ tốt nhất với các nhà cung ứng để cả hai bên cùng phối hợp hoạt động hiệu quả thông qua hình thức hỗ trợ về kĩ thuật, thông tin và nguồn lực.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện cũng chưa chú trọng nhiều đến việc chăm sóc và cộng tác với khách hàng. Không thể phủ nhận rằng nhiều doanh nghiệp cũng đã chú trọng hơn đến các dịch vụ chăm sóc khách hàng như dịch vụ sau bán hàng, tặng quà sinh nhật, hỏi thăm, khuyến mại, bình luận trực tuyến, gửi phiếu điều tra… tuy nhiên những dịch vụ này vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ và chưa thấy được hiệu quả đáng kể. Nhiều công ty vẫn chỉ thực hiện với tính chất “làm cho có” chứ không
thật sự xuất phát từ nhu cầu của công ty. Nếu công ty có mối quan hệ tốt với khách hàng, công ty hoàn toàn có thể nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng một cách chính xác, nhanh nhạy thông qua những phản hồi chân thành của những khách hàng đó. Ngoài ra, công ty còn có thể thực hiện được những khoản thanh toán của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác hơn, càng tạo được sự thoải mái hơn cho khách hàng. Qua đó, ta thấy được việc cộng tác giữa các bên trong chuỗi cung ứng sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho tất cả các bên.