5. Bố cục khóa luận:
1.2.2.3. Quản trị hàng tồn kho
Quản trị hàng tồn kho là một trong những yếu tố quyết định đến việc SCM hiệu quả. Với quan niệm trước đây, các doanh nghiệp có thể cảm thấy an tâm khi sở hữu được một kho hàng lúc nào cũng đầy ắp, bởi họ sẽ không phải đối mặt với sự thiếu hụt trong sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên ngày nay quan niệm này đã thay đổi đặc biệt vào giai đoạn lí thuyết về mô hình sản xuất tinh giản (lean manufacturing) ra đời. Việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho lúc này lại thể hiện sự yếu kém của doanh nghiệp trong việc dự báo nhu cầu và biến động của thị trường. Đồn thời nó cũng thể hiện sự hạn chế của doanh nghiệp trong việc quản lí rủi ro.
Thật vậy, trong lí thuyết SCM, việc duy trì lượng hàng tồn kho lớn khiến cho doanh nghiệp phải chịu rất nhiều chi phí như chi phí quản lí tồn kho, chi phí kho bãi, chi phí hàng hỏng hóc, tốc độ thu hồi vốn chậm… Tuy nhiên do một số nguyên nhân mà doanh nghiệp vẫn cần phải giữ hàng tồn kho. Ví dụ như: nhu cầu của khách hàng thường xuyên thay đổi, do tính không chắc chắn về số lượng và chất lượng của nguồn cung cấp, thời hạn giao hàng không được đảm bảo… Chính vì vậy, các doanh nghiệp không thể loại bỏ hoàn toàn hàng tồn kho; thay vào đó các doanh nghiệp cần nghiên cứu các phương pháp nhất định để luôn duy trì được lượng hàng tồn kho hợp lí. Một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao với nhiều doanh nghiệp đó chính là nghiên cứu và dự báo nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng trong ngắn và dài hạn.