5. Bố cục khóa luận:
2.1.2. Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn Wal-Mart
Sơ đồ 2.1: Mô hình chuỗi cung ứng của Wal-Mart
Nguồn: Dain Ehring, 2006.
Theo các nhà phân tích kinh tế thì Wal-Mart hoàn toàn có khả năng đạt được vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp bán lẻ bởi tính hiệu quả trong hoạt động quản lí chuỗi cung ứng của mình. Ông Vernon L. Beatty, người có nhiều kinh nghiệm và đã từng làm việc với vai trò từ phụ tá đến vị trí chỉ huy tại Defense Supply Center, Columbus, Ohio phát biểu rằng: ” Nếu quản trị chuỗi cung ứng là việc giao đúng hàng đến đúng khách hàng và vào đúng thời điểm với năng suất cao nhất thì không công ty nào có thể làm điều đó tốt hơn Wal-Mart” (Vernon L. Beatty, 2003).
Với tôn chỉ “cắt giảm chi phí đến mức tối đa”, Wal-Mart luôn chú trọng đến việc giảm thiểu chi phí thu mua để đưa ra được mức giá tốt nhất tới khách hàng của mình. Với khẩu hiệu “luôn luôn giá rẻ”, mọi hoạt động của Wal-Mart đều nhằm mục đích hạ giá thành đến tối đa và tiết kiệm mọi chi phí có thể. Cụ thể là Wal-Mart chỉ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, không chấp nhận trung gian, cò mồi với mục đích là loại bỏ mọi chi phí cho khâu trung gian. Wal-Mart chỉ sẽ mua hàng theo chính sách factory gate pricing nghĩa là Wal-Mart sẽ vận chuyển hàng từ cửa nhà máy. Thêm vào đó, Wal-Mart là một nhà đám phán rất cứng rắn về giá và chỉ giá mà thôi( Wal-Mart có một đội ngũ chỉ nghiên cứu lý thuyết trò chơi trong đàm phán để làm sao giành lợi thế về mình tốt nhất).
Một ví dụ tiêu biểu cho khả năng đàm phán cứng rắn và khôn ngoan của Wal-Mart nhằm giảm chi phí tối đa đó là mỗi khi khai trương một siêu thị mới, Wal-Mart luôn áp dụng một chiêu thức kinh doanh đơn giản nhưng thành công: Giá bán thấp hơn 15% so với sản phẩm cùng loại ở các cửa hàng khác. Để làm được điều này, Wal-Mart phải tận dụng triệt để mọi cơ hội để giảm giá thành đầu vào, bao gồm chi phí vận hành, lương nhân viên và giá thu mua sản phẩm. Một trong những ví dụ kinh điển là Wal-Mart dàn xếp sao cho các công ty cung cấp sản phẩm tính luôn giá bán của các đợt giảm giá nằm trong kế hoạch đã lên từ trước, như dịp Giáng sinh hoặc dịp hè, vào giá bán cả năm. Nói cách khác, các sản phẩm bày bán trong siêu thị của Wal-Mart được giảm giá quanh năm, thay vì giảm tới 50% hoặc hơn thế vào dịp Giáng sinh.
Wal-Mart cũng dành rất nhiều thời gian và rất kiên nhẫn để làm việc với nhà cung cấp và dĩ nhiên chỉ để hiểu cấu trúc chi phí của họ thế nào. Tuy nhiên đến khi kí kết hợp đồng thì Wal-Mart vẫn câu nói quen thuộc đó là: “kí hợp đồng nhé, nhưng với cam kết giảm giá mỗi ngày”. Mặc dù vậy, các nhà cung cấp luôn luôn bị thu hút bởi những chính sách mà Wal-Mart đưa ra. Điều này thể hiện qua việc rất nhiều công ty trong số gần 61.000 công ty cung ứng hàng đầu cho Wal-Mart như P&G hay Hanes đã lập ra những “Wal-Mart team” để chuyên chăm lo những thương vụ làm ăn với Wal-Mart nhằm đảm bảo sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng số 1 của họ. Việc đặt hàng với số lượng khổng lồ, Wal-Mart sẽ giúp các công ty này phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng một các nhanh nhất, ổn định cùng với
những lợi thế theo quy mô.
Ngòai ra, với gần 20 triệu lượt khách hàng mỗi ngày tới các chuỗi cửa hàng của Wal-Mart thì việc bán hàng cho Wal-Mart chắc chắn sẽ giúp các công ty quảng bá, tiếp thị sản phẩm tới người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hơn nữa, theo thống kê của Nihon Keizai với khẩu hiệu “luôn luôn giá rẻ”, Wal-Mart đã giúp người tiêu dùng Mỹ trực tiếp tiết kiệm 20 tỷ USD trong năm 2003 và gián tiếp làm giảm 100 tỷ USD nhờ các nhà phân phối khác phải hạ giá theo. Do vậy, các nhà cung cấp khác cũng như các đối thủ cạnh tranh sẽ gặp phải vô vàn khó khăn trong việc thương lượng về giá, số lượng cũng như xác định mức giá bán trên thị trường.
Và một khi các nhà cung ứng đã cố gắng giảm thiểu chi phí và làm thỏa mãn mình rồi, Wal-Mart sẽ cố gắng hết sức để thiết lập mối quan hệ lâu dài và gắn bó với nhà cung cấp để tạo ra những lợi ích lâu dài cho đôi bên trong công việc hợp tác, kinh doanh. Điều này thể hiện qua việc công ty luôn có những chính sách ưu đãi, ưu tiên nhất định cho những nhà cung ứng địa phương, những nhà cung ứng thân thuộc và cả những nhà cung ứng lớn cho Wal-Mart so với những nhà cung ứng khác. Không chỉ vậy, Wal-Mart sẵn sàng chia sẻ những chiến lược kinh doanh có lợi cho các nhà cung cấp của mình. Wal-Mart đã từng có đề nghị tới các nhà cung cấp sản phẩm khử mùi cơ thể loại bỏ phần hộp đựng bên ngoài bằng giấy. Sáng kiến này giúp cắt giảm được vài xu trên mỗi sản phẩm, trong đó nhà cung cấp được giữ lại một nửa, phần còn lại Wal-Mart chuyển vào tay khách hàng. Đến nay, hầu hết các lọ khử mùi cơ thể đều được bày bán trong một chiếc lọ bằng nhựa hoặc thủy tinh mà không có hộp giấy bên ngoài.
2.1.2.2. Quản trị phân phối
Tại thời điểm hiện tại, Wal-Mart có khỏang 4.688 siêu thị và cửa hàng trên thế giới (trong đó khoảng 80% trong số đó tại Mỹ). Bình quân mỗi ngày có khoảng 20 triệu người đến các siêu thị của Wal-Mart. Tại Mỹ, hơn 80% hộ gia đình mỗi năm mua ít nhất vài sản phẩm từ các cửa hàng của hãng( Quốc Dũng, 2011). Điều này có nghĩa là cứ mỗi hạt( tương đương với quận) ở Mỹ lại có nhiều hơn 1 cửa hàng của Wal-Mart, và phân nửa dân số của nước Mỹ sống gần Wal-Mart (chỉ cách cửa hàng tối đa 5 dặm). Hiện nay với hơn 80.000 mặt hàng các loại được dự trữ trong hơn 40 trung tâm phân phối trên toàn nước Mỹ, Wal-Mart có thể cung ứng
trực tiếp 85% lượng hàng hóa tồn kho so với 50- 65% của đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Theo phỏng đóan, Wal-Mart có thể cung cấp lượng hàng hóa bổ sung trung bình trong vòng hai ngày so với ít nhất là năm ngày của đối thủ. Chi phí vận chuyển của Wal-Mart cũng chỉ chiếm khỏang 3% so với 5% của đối thủ cạnh tranh. Tốc độ quay vòng hàng tồn kho của Wal-Mart là rất cao, khoảng hai tuần một lần đối với hầu hết các mặt hàng. Khoảng 85% hàng hóa trong các nhà kho được chuyển tới các trung tâm phân phối nhằm đảm bảo cho dòng hàng hóa được luân chuyển ổn định và nhanh chóng tới với khách hàng.
Để thực hiện được điều trên, Wal-Mart đã sớm đưa vào sử dụng công nghệ mã vạch phức tạp và hệ thống máy vi tính cầm tay RFID( Radio Frequency Identification) giúp nhận dạng tần số sóng vô tuyến, để việc quản lí các trung tâm trở nên dễ dàng và kinh tế hơn. Công nghệ này cho phép tất cả các nhân viên của công ty đều có quyền truy cập vào hệ thống để kiểm tra lượng hàng tồn kho của sản phẩm. Ngoài ra, ưu điểm nổi bật nhất của hệ thống này đó là khả năng đọc dữ liệu từ xa, bộ nhớ chứa nhiều thông tin hơn, thông tin về sản phẩm có thể sửa đổi và cập nhật một cách nhanh chóng và chính xác mọi thông tin về sản phẩm. Với những thông tin đã được mã hóa và chuyển về máy chủ xử lí, các nhà quản trị qua đó có thể dễ dàng lập kế hoạch tiếp theo cho sản phẩm trong chuỗi cung ứng của mình. Ứng dụng RFID có thể nói đã tiết kiệm được một khoảng thời gian rất lớn cho Wal-Mart trong cả các khâu mua hàng, tồn kho, quản lý kho, giao và vận chuyển hàng hóa…