Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thời gian tớ

Một phần của tài liệu Thành công của wal mart và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam về quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả (Trang 74)

e) Thực hiện ý tưởng độc đáo bất luận nguồn gốc của nó

3.4. Định hướng phát triển cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thời gian tớ

Là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong khu vực, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều tập đoàn bán lẻ trên thế giới. Với tiềm năng rất lớn của thị trường bán lẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới đã có kế hoạch tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Trong khi đó, mặc dù là “sân nhà” nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang phải gồng mình để cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải có những định hướng phát triển rõ ràng để có thể tồn tại và phát triển trước sức ép cạnh tranh lớn từ phí những doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.

3.4.1.Cạnh tranh dành thị phần

Cách đây hơn 4 năm khi thị trường bán lẻ Việt Nam chính thức mở cửa theo tiến trình hội nhập WTO thì nỗi lo lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam lúc bấy giờ là các đại gia bán lẻ nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam. Đến nay, qua 4 năm hoạt động cùng với những nỗ lực tạo chỗ đứng cho mình, các doanh nghiệp Việt Nam lại tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam. Với ưu thế về tài chính, kinh nghiệm... các thương hiệu lớn như Big C, Lotte Mart, Metro, Parkson... đang khiến các nhà bán lẻ trong nước lo ngại. Thời gian vừa qua, các thương hiệu này đã rất quyết liệt trong việc mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị trường.

Với ưu thế về tiềm lực vốn, nhu cầu tiêu dùng trong nước đang tăng mạnh là cơ sở để các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường sự có mặt của mình trên thị trường Việt Nam. Đơn cử như Big C, trong năm 2010 thương hiệu này đã khẳng định chỗ đứng vững chắc của mình bằng cách khai trương 5 siêu thị, nâng tổng số siêu thị Big C tại Việt nam lên con số 14. Và mục tiêu của Big C trong thời gian tới là mở rộng ra các tỉnh, thành để phục vụ người tiêu dùng. Tương tự, chỉ trong vòng khoảng 2 năm có mặt tại Việt Nam, Tập đoàn Lotte đã sở hữu 2 siêu thị lớn tại Việt Nam và đang quyết liệt săn lùng mặt bằng để thực hiện mục tiêu mở 30 siêu thị tại Việt Nam cho đến năm 2018. Với loại hình trung tâm thương mại, các doanh nghiệp nước ngoài cũng tạo được tiếng vang lớn khi các thương hiệu lớn đang dần chiếm lĩnh được niềm tin của khách hàng. Các thương hiệu như Parkson, Metro... cũng đang ráo riết khai trương điểm mới để cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.

Đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, mặc dù đang đứng trên sân nhà nhưng do tiềm lực tài chính yếu hơn, kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế lại chưa có nhiều nên trong cuộc đua với các doanh nghiệp nước ngoài họ vẫn sẽ gặp phải nhiều bất lợi hơn rất nhiều. Luật thương mại Việt Nam đã có quy định về kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT, cụ thể là trong Nghị định 23/2007/NĐ- CP ngày 12/2/2007 và Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17/07/2007. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài muốn mở chuỗi siêu thị thì vẫn phải xin giấy phép riêng biệt cho mỗi siêu thị. Sở

Công thương tại các địa phương sẽ căn cứ vào rất nhiều tiêu chí để quyết định có cấp giấy phép cho từng siêu thị hay không. Nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn sử dụng nhiều cách như liên doanh với doanh nghiệp trong nước, nhượng quyền thương mại để nhân nhanh, nhân rộng mạng lưới tại thị trường nội địa. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước đang chịu áp lực rất lớn trước sự cạnh tranh gay gắt này. Bên trong cạnh tranh quyết liệt, bên ngoài đối mặt với sức ép chuẩn bị thâm nhập thị trường nội địa của hàng loạt các tập đoàn bán lẻ trên thế giới. Có thể nói, các doanh nghiệp trong nước đang chịu áp lực rất lớn trong việc giữ vững vị thế của mình trên chính sân nhà.

Một phần của tài liệu Thành công của wal mart và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam về quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w