e) Thực hiện ý tưởng độc đáo bất luận nguồn gốc của nó
3.1.3. Ứng dụng công nghệ hiện đại vào chuỗi cung ứng còn hạn chế
Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm luôn là vấn đề được quan tâm, bởi công nghệ thông tin có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thương mại và quản trị doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả vào quản trị chuỗi cung ứng không chỉ giúp các doanh nghiệp giảm được một khoản chi phí đáng kể nhờ vào sự linh hoạt trong sản xuất, do đó giảm thiểu được sai hỏng và việc sản xuất còn tiến hành được một cách nhanh chóng hơn. Hơn nữa, việc ứng dụng này sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các dư liệu lưu trữ, xúc tiến nhanh các đơn hàng và thanh tóan, quản lí nhân viên làm việc lưu động hiệu quả và đưa sản phẩm đến các nhà phân phối và khách hàng được nhanh chóng hơn. Tuy nhiên thực tế tại Việt Nam hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, thậm chí ngay cả ở các doanh nghiệp bán lẻ, vốn là những doanh nghiệp rất cần một hệ thống thông tin hiện đại để điều hành toàn bộ hệ thống cung ứng khổng lồ của mình.
Theo kết quả “nghiên cứu lãnh đạo tòan cầu các chuỗi cung ứng” do IBM thực hiện (Global Chief Supply Chain Officer study) được công bố vào tháng 3 năm 2009: “Thách thức lớn nhất trong việc xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả tại Việt Nam là việc có quá nhiều dữ liệu ở trạng thái manh mún, nhỏ lẻ và việc thiếu khả năng cần thiết để tìm ra ý nghĩa của các thông tin đó.” Điều này có nghĩa là việc ứng dụng hệ thống tin ở Việt Nam còn nghèo nàn và còn nhiều hạn chế. Theo kết quả cuộc khảo sát về việc ứng dụng công nghệ thông tin tại 217 doanh nghiệp của ban chỉ đạo công nghệ thông tin quốc gia gần đây nhất: các doanh nghiệp Việt Nam
mới chỉ đầu tư khoản chi phí rất nhỏ, khỏang 0,05-0,08% doanh thu cho công nghệ thông tin; trong đó tại Mỹ con số trung bình là 1,5%. Chính sách đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Đa phần doanh nghiệp chỉ đầu tư một lần cho hệ thống thông tin và nâng cấp các ứng dụng. Do đó đầu tư thấp và hiệu quả của nó còn thấp hơn. Cuộc khảo khát còn cho thấy đến thời điểm này vẫn có những doanh nghiệp chưa có một ứng dụng công nghệ thông tin nào. Khối doanh nghiệp nhà nước còn 10%, trong khi các thành phần doanh nghiệp khác thì có đến 60% chưa đưa công nghệ thông tin vào công việc của mình. Có khoảng 40% doanh nghiệp chưa đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin vì không đủ nhân viên có trình độ để quản lí và khai thác (John Papatheohari, 2010).
Một doanh nghiêp không có hệ thống thông tin nhanh nhạy và hiện đại sẽ đồng nghĩa với việc cập nhật thông tin về đơn hàng của khách còn chập chạm, không chủ động. Ngoài ra, việc quản lí dữ liệu của doanh nghiệp về khách hàng, nhà cung cấp sẽ không hệ thống, cập nhật và linh hoạt. Điều này sẽ dẫn đến sự phản ứng chậm chạp của công ty với các đối tác, khách hàng cũng như với các diễn biến của thị trường. Vô hình chung, tất cả những điều trên sẽ làm cho toàn bộ chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trở nên chậm chạp, kém hiệu quả và không linh hoạt với diễn biến của thị trường.
Bên cạnh đó, khảo sát trên cũng đã chỉ ra rằng việc nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của công nghệ thông tin cũng như tầm quan trọng của công nghệ là rất hạn chế. Nếu như ở các công ty không chuyên về công nghệ thông tin hay phần mềm, hầu như mỗi công ty đều chỉ có một bộ phận nhỏ chuyên về bảo trì, sửa chữa máy tính. Thậm chí có doanh nghiệp không hề có bộ phận này và hoàn toàn thuê ngoài mỗi khi có hỏng hóc. Tuy nhiên, cũng có một số công ty lớn đã có nhận thức bước đầu về tầm quan trọng của công nghệ thông tin nhưng số lượng các doanh nghiệp có thể khai thác được sâu khả năng của công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở con số rất ít.
Có thể thấy nguyên nhân của vấn đề này một phần là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chưa thực sự nhận thấy được lợi ích lớn lao của công nghệ thông tin, chưa làm quen được với hình thức kinh doanh trong môi trường
thương mại điện tử, chưa am hiểu về công nghệ thông tin với một tầm nhìn chiến lược nên chưa có sự quan tâm cần thiết. Các doanh nghiệp hầu như thiếu kiến thức, kĩ năng quản lí và mới chỉ hướng tới những mục tiêu trước mắt. Chính vì vậy mà họ không sẵn sàng chi trả cho các khoản đầu tư vào công nghệ thông tin.