Thị trường tiềm năng

Một phần của tài liệu Thành công của wal mart và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam về quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả (Trang 76)

e) Thực hiện ý tưởng độc đáo bất luận nguồn gốc của nó

3.4.2. Thị trường tiềm năng

Trong báo cáo mới nhất về thị trường bán lẻ Việt Nam, trang mạng Research and Markets khẳng định Việt Nam là một trong năm thị trường bán lẻ sinh nhiều lời nhất trên thế giới. Research and Markets, mạng chuyên cung cấp thông tin tư liệu và nghiên cứu thị trường nhận định, với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,8% trong năm 2010, những thay đổi trong luật định có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và với thực tế ngày càng có nhiều người tiêu dùng hướng tới khái niệm hàng bán lẻ hiện đại, doanh số bán lẻ tại Việt Nam có thể tăng khoảng 23%/ năm trong khoảng thời gian từ năm 2011- 2014 ( Laura Wood, 2011).

Cũng trong báo cáo nghiên cứu “Dự báo thị trường bán lẻ Việt Nam đến năm 2014” viết rằng các kênh bán lẻ hiện đại sẽ đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển trong tương lai tại Việt Nam. Sức mua tăng, cách sống thay đổi và ảnh hưởng của nền văn hóa phương Tây là một số lực đẩy chính đối với sự phát triển kinh tế nước này.

Research and Markets dự đoán rằng trong vài năm tới các công ty bán lẻ nước ngoài sẽ củng cố vị trí của mình và tăng cường thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Thực tế hiện nay, hệ thống phân phối hàng nói chung và các mặt hàng thiết yếu nói riêng của Việt Nam còn yếu. Thời gian qua, mặc dù đã được Nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước quan tâm xây dựng, nhưng do còn thiếu sự liên kết lành mạnh, chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cũng như sự gắn kết giữa các địa phương với nhau và các doanh nghiệp nên

hoạt động phân phối hàng hóa còn qua nhiều cấp trung gian, cơ quan quản lý và bản thân doanh nghiệp khó kiểm soát được giá bán và chất lượng hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ nội địa vẫn còn rất mờ nhạt và thiếu những “ông lớn”. Nhìn vào một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, 4 nhà bán lẻ chiếm doanh số lớn nhất lại thuộc về các công ty nội địa, cho dù Wal- Mark đã vào Trung Quốc hay Carrefour đã vào Indonesia.

Một phần của tài liệu Thành công của wal mart và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ việt nam về quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả (Trang 76)