Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.
Rau Quả
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa nhưng cũng có nhiều vùng khí hậu á nhiệt đới, và ôn đới. Chính điều kiện khí hậu này, cùng với sự đa dạng về đất đai và sông nước nên chúng ta có khả năng trồng nhiều loại rau quả. Rau quả
Việt Nam khá đa dạng, tổng diện tích rau quả năm 2000 của chúng ta là 1 triệu ha, trong đó khoảng 541 ngàn ha là diện tích trồng cây ăn quả.
Rau quả là một trong những mặt hàng nông sản hoàn toàn có khả năng xâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật. Hàng năm, Nhật nhập khẩu tới gần 3 tỷ USD rau quả nhưng Việt Nam mới bán được cho Nhật khoảng 7-8 triệu USD/năm, chiếm chưa đầy 0,3% thị phần.Tiềm năng phát triển các mặt hàng này là rất lớn bởi người Nhật có nhu cầu cao về hành, cải bắp, gừng, ớt, chuối, bưởi, cam, dứa, xoài và đu đủ, những loại được trồng phổ biến ở nước ta. Hai tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 272.000USD nhưng triển vọng sẽ cao hơn trong các tháng tới.
Rau quả Việt nam có một số loại được người Nhật chấp nhận nhưng nhìn chung thì còn nhiều yếu kém về mặt chất lượng và chưa đảm bảo thời hạn giao hàng.
Tất cả các loại rau nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản đều phải đáp ứng các điều khoản của Luật bảo vệ thực vật và Quy định vệ sinh thực phẩm, khi tiêu thụ rau tươi phải dán nhãn quốc gia xuất khẩu theo yêu cầu của Luật về tiêu chuẩn và dãn nhãn hàng lâm sản.
Tuy nhiên, thời gian qua rau quả của chúng ta vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn các quy định của Nhật. Một số loại quả của chúng ta vẫn bị ruồi hại hoa quả, bó cạnh cứng trên lá, nấm mốc. Các loại củ chưa hoàn toàn hết đất.
So với các nước xuất khẩu rau quả chủ yêu sang Nhật là Mỹ, Mê hi cô, Úc, Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan... thì hàng hoá của chúng ta có phần kém về hình thức, bao bì cũng như số lượng hàng có thể đáp ứng. Hiện Nhật Bản nhập khẩu trái cây chủ yếu từ các nước Philippines, Thái Lan, Trung Quốc… do hầu hết hàng hóa các nước này đều tuân thủ theo qui trình xử lý rất chặt chẽ, bắt đầu từ khâu gieo hạt cho đến khi thu hoạch, bảo quản và đóng gói
xuất đi. Qui trình này đã được Chính phủ hai nước thông qua hiệp định công nhận lẫn nhau, nghĩa là hàng nông sản hai nước khi nhập khẩu nghiễm nhiên được chấp nhận.
Đối với trái cây Việt Nam, phía Nhật hiện nay chỉ cho nhập một số loại chính như chuối (còn xanh), sầu riêng, dứa và dừa, nhập khẩu những loại trái cây khác khá hạn chế.
Nguyên do chủ yêu là công nghệ và trang thiết bị xử lý sau thu hoạch để trừ côn trùng, vi sinh vật có hại, bảo vệ chất lượng rau quả cũng như công nghệ bảo quản rau quả tươi của chúng ta chưa được ứng dụng rộng rãi. Kho lạnh ít, nhưng phần lớn đặt không đúng chỗ, ít phát huy tác dụng. Công nghệ sau thu hoạch còn rất kém và đã có rất ít tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực này được chuyển giao đến nông dân. Việc thu hoạch, vận chuyển, đóng gói, bao bì và bảo quản không đúng cách làm cho rau quả bị hư hỏng nhiều (trên 20%). Một số công nghệ bảo quản rau quả tươi mới chỉ dừng ở mức độ áp dụng thử nghiệm nên Việt Nam mới xuất khẩu được số lượng ít trái cây tươi bằng tàu thuỷ sang Nhật Bản gần Việt Nam. Do những hạn chế về công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với rau quả tươi nên giá rau quả trái vụ thường cao hơn rất nhiều lần so với chính vụ.
Do hạn chế về công nghệ xử lý sau thu hoạch nên hầu hết trái cây Việt Nam bị ruồi đục quả, một loại dịch hại cây trồng và là đối tượng kiểm dịch của quốc gia có nhu cầu lớn về trái cây nhiệt đới như Nhật Bản ... Nhật Bản bắt buộc quả tươi phải qua xử lý diệt ruồi đục quả bằng công nghệ hiện đại mới cho nhập khẩu.
Hơn nữa, giá rau quả Việt Nam thường đắt hơn so với rau quả cùng loại của các nước nhiệt đới khác. Trong tháng 12/2001, khi sầu riêng Mongthon hạt lép của Thái Lan giá 0,5 USD/kg, thì sầu riêng trái vụ của ta giá đến 20.000 đ/ kg, đắt gấp 3 lần mà chất lượng so với sầu riêng Thái Lan kém hơn. Giá thành
chuối tươi xuất khẩu được ở các tỉnh ĐBSCL thường ở mức 115-120 USD/tấn chưa kể bao bì và chi phí khác trong khi giá xuất khẩu FOB trong nhiều nằm tại các cảng của Philippine cũng ở mức 110-115 USD/tấn với khối lượng lớn và đồng đều.
Các chi phí dịch vụ cho xuất khẩu, nhất là chi phí vận tải của Việt Nam cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực. Đơn cử, giá cước vận chuyển tàu thuỷ của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực như Thái Lan, Giá cước vận chuyển container của Việt Nam đến Yokohama năm 2003 là 1470 USD/tấn trong khi từ Thái Lan là 1304 USD/tấn.
Gạo
Trong thời gian qua, gạo Việt Nam đã tạo dựng được uy tín trên thị trường Nhật Bản nhờ một số thế mạnh. Năng suất lúa gạo của chúng ta khá cao trong thời gian qua tạo ra một nguồn cung gạo ổn định trên thị trường Nhật Bản và chúng ta trở thành nước xuất khẩu thứ 2 vào thị trường này. Nhờ việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng nhiều giống mới nên Việt Nam đã tạo ra nhiều loại gạo có chất lượng cao.
Hầu hết gạo xuất khẩu của chúng ta sang Nhật là những hợp đồng trúng thầu do chính phủ Nhật tổ chức. Chất lượng gạo xuất khẩu của chúng ta cũng đang tăng rõ rệt, gạo có tỷ lệ tấm 5% là gạo có chất lượng cao tăng từ 0,3% đến hơn 30% trong tổng lượng gạo xuất khẩu, còn gạo có tỷ lệ tấm từ 35 - 40% là gạo chất lượng kém đã giảm mạnh chỉ còn 5% tổng lượng gạo xuất khẩu. Ngoài tỷ lệ tấm, các tiêu thức: tỷ lệ hạt phẩm, tỷ lệ hạt sọc đỏ, tỷ lệ hạt bung, tỷ lệ hạt lẫn, tạp chất cũng đều giảm và có tiến bộ đáng kể, màu sắc và mùi vị tự nhiên cũng như thuỷ phân gạo xuất khẩu càng được cải thiện. Ngoài việc xuất khẩu các loại gạo tẻ hạt dài, Việt Nam còn có tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu gạo đặc sản mà theo đánh giá có hương vị thơm ngon hơn gạo đặc sản Thái Lan.
Một ưu thế lớn nữa của gạo Việt Nam là giá thành sản xuất tương đối thấp. Theo nghiên cứu của Viện kinh tế nông nghiệp, giá thành sản xuất của Thái Lan năm 1998 là 163,9 USD/tấn, trong khi đồng bằng sông Hồng giá thành sản xuất lúa là 106,7 USD/tấn bằng 65,1% giá thành sản xuất lúa ở Thái Lan, còn ở ĐBSCL nơi sản xuất lúa gạo chủ yếu của Việt Nam thì giá thành sản xuất là 89 USD/tấn bằng 54,2% giá thành sản xuất của Thái Lan.
Xét hệ số chi phí nguồn lực nội địa (DRC - Domestic Resource Coeficient). DRC là tỷ lệ thức giữa chi phí nguồn lực trong nước và các yếu tố đầu vào trung gian bất khả thương (tính bằng giá mở) cho việc sản xuất trong nước một sản phẩm nhất định so với số ngoại tệ ròng thu được hay tiết kiệm được do sản xuất ở trong nước. DRC của xuất khẩu gạo Việt Nam là 0,32. Điều đó có nghĩa là chi phí nguồn nội địa của xuất khẩu gạo Việt Nam chỉ chiếm 32% so với giá trị gia tăng tính theo giá thị trường thế giới. So với DRC của Thái Lan là 0,37 thì Việt Nam xuất khẩu gạo hiệu quả hơn trong việc thu ngoại tệ. Do đó Việt Nam có thể hạ giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Biểu 2.6: Giá gạo 15% tấm của Việt Nam và Thái Lan năm 2007
Đơn vị: USD/tấn
Nguồn: Trung tâm thông tin Phát triển Nông nghiệp và nông thôn
250 260 270 280 290 300 310 320 330 1 2 3 5 6 9 11
Gạo Việt Nam Gạo Thái Lan
Gần đây gạo Việt Nam đang dần đáp ứng được những quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật và có giá cá phù hợp nên liên tục trúng thầu các hợp đồng xuất khẩu gạo từ năm 2002 đến nay. Phần lớn gạo của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản là gạo có chất lượng cao. Giá gạo của chúng ta trên thị trường Nhật Bản liên tục được cải thiện, gần đây chúng ta đạt được mức giá 63.433 yên nhật /tấn (tương đương khoảng 528,6 USD/tấn)
Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy là số lượng gạo bán được vào thị trường Nhật vẫn còn khiêm tốn do Nhật không mua nhiều so với số lượng gạo xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam. Nguyên nhân là việc nhập khẩu gạo Việt nam của Nhật diễn ra theo lộ trình của họ, mỗi năm tăng mua thêm một số lượng nhất định chứ không mua ồ ạt với số lượng lớn.
Việc họ không mua ồ ạt với số lượng lớn thứ nhất là do chính phủ Nhật thực hiện bảo hộ rất cao đối với sản xuất lúa gạo trong nước. Thứ hai là do phía Nhật Bản chưa hoàn toàn tin tưởng vào các tiêu chuẩn an toàn chất lượng của chúng ta. Bởi lẽ, sản xuất lúa gạo của chúng ta vẫn chưa khoa học trong việc gieo trồng để triệt tiêu mầm mống sâu bệnh mà vẫn sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu nên sản xuất và chất lượng lúa vẫn bị ảnh hưởng. Chất lượng gạo của chúng ta chưa thực sự được nâng cao, chưa đa dạng, không có loại gạo đặc sản hay chủ lực có thương hiệu trên thị trường. Quy trình xay xát phân loại chọn màu, kích cỡ hạt thiếu hiện đại, gạo của chúng ta còn bị lẫn nhiều và thường chỉ dựa vào tỷ lệ tấm trong gạo để phân loại. Độ trắng của gạo không đồng đều, tỷ lệ thóc còn cao (thường 30 - 50 hạt/kg) và còn lẫn tạp chất, tỷ lệ hạt non, bạc bung còn cao và không đồng đều. Chúng ta chưa có loại gạo 100% hạt nguyên, hay 0% tấm để xuất khẩu như Thái Lan. Công tác Marketing của chúng ta còn yếu, và chưa chú tâm vào việc xây dựng thương hiệu nhằm đặc trưng hoá sản phẩm của chúng ta. Thái Lan có rất nhiều công ty môi giới gạo chuyên nghiệp tìm kiếm khách hàng với hàng
chục văn phòng giao dịch xuất nhập gạo lập tại Nhật Bản, các đại sứ Thái Lan ở nước ngoài đến khuếch trương, cổ động cho việc xuất khẩu gạo, bảo vệ nhãn hiệu và quyền lợi cho doanh nghiệp thì Việt Nam hầu như chưa chú tâm khâu này do thiếu nhân lực cũng như kinh phí. Điều này khiến chúng ta khó có thể cạnh tranh với Thái Lan và các nước xuất khẩu khác trên thị trường lớn như Nhật Bản.
Tuy còn nhiều vấn đề cần khắc phục, nhưng có thể khẳng định gạo là mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao của chúng ta trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường Nhật bản. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục duy trì khả năng xuất khẩu về sản lượng và cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm để gạo chúng ta có thể tiến xa hơn.
2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông
sản Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản