Thương hiệu là vấn đề mà hàng nông sản Việt nam đặc biệt yếu kém. Một điều đáng buồn là gần 90% hàng Việt Nam trên thi trường EU và Nhật Bản phải mang thương hiệu của nước khác. Chúng ta xuất khẩu nông sản vào thị trường EU và Nhật Bản dưới tên của nhà nhập khẩu hoặc tên nước khác, hoặc chủ yếu chỉ xuất nguyên liệu thô rồi được các nhà nhập khẩu chế biến.
Hiện nay, công tác yểm trợ và xúc tiến thương mại của chúng ta hết sức yếu kém và không có tính chuyên nghiệp, hạn chế rất nhiều khả năng xâm nhập thị trường và sức cạnh tranh của hàng hoá chúng ta trên thị trường các nước này. Một vấn đề then chốt là các doanh nghiệp Việt Nam chưa đánh giá một cách đầy đủ và đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại (promotion) nên công tác này còn nhỏ, lẻ tẻ chưa tạo được hiệu quả cao. Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản chất lượng cao, năng suất tốt nhưng chưa gây được tiếng vang trên thị trường quốc tế do vấn đề xúc tiến thương mại, tiếp thị trong xuất khẩu và trao đổi và xây dựng thương hiệu. Trong khi đó các nước bạn như Thái Lan, Indonesia ...thực hiện rất thành công khâu này. Để hàng nông sản của Việt Nam gây được một dấu ấn riêng và có sức cạnh tranh, chúng ta không chỉ tập trung đến vấn đề chất lượng, giá cả mà còn phải lưu ý đến xúc tiến quảng bá, nghiên cứu thị trường và khách hàng, nghiên cứu xu hướng người tiêu dùng, xây dựng kênh phân phối đa dạng...
Nếu Việt Nam tạo được thương hiệu hàng nông sản thì giá trị xuất khẩu sẽ cao hơn rất nhiều. Muốn tạo được thương hiệu Việt Nam cần có những bước đột phá trong công tác marketing, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Thương hiệu và năng lực cạnh tranh của sản phẩm có sự liên quan tác động lẫn nhau. Một mặt, thương hiệu là một tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm Mặt khác, nếu hàng nông sản của chúng ta có thương hiệu, thì đây là một vũ khí cạnh tranh tương đối hiệu quả trên thị trường EU và Nhật Bản. Do đó, sự cần thiết nâng cao