Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong thời kỳ hội nhập WTO.doc (Trang 39 - 41)

khẩu Việt Nam

Có thể khẳng định rằng trong thời gian qua, năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới có sự cải thiện đáng kể. Điều này thể hiện trước hết là cơ cấu, sản lượng lương thực đã chuyển dịch sang hướng tích cực: vừa đa dạng hoá, vừa tăng chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường các nước. Cùng với việc củng cố các thị trường chủ chốt, nối lại các thị trường với Nga, SNG, nhiều thị trường mới được mở rộng, trong đó có các thị trường châu Phi, Nam Mỹ... Chúng ta đang có chỗ đứng trên thị trường về các mặt hàng cà phê, gạo, hạt điều và tiếp tục tăng cường các mặt hàng như cao su, hàng rau quả, hạt tiêu, thịt lợn.

tích cực đưa những giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, nâng cao chất lượng của những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, hạt điều... Đưa các mặt hàng này vào các thị trường khó tính nhưng hiệu quả kinh tế cao như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ.

Xuất khẩu nông sản không chỉ khởi sắc về mặt lượng mà còn về mặt giá. Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh hàng nông sản của chúng ta đang có dấu hiệu tích cực. Giá tăng không chỉ làm tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn tạo ra sự ổn định yên tâm cho người dân đầu tư sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng trong nước và nước ngoài.

Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới được nâng cao do vẫn còn những hạn chế lớn. Mặc dù sản lượng của chúng ta về một số mặt hàng như gạo, cà phê, hạt điều là khá lớn, nhưng lại chưa ổn định. Điều này khiến nguồn cung của chúng ta trên thị trường thế giới không đều và chưa tạo được uy tín. Chúng ta bị phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và thị trường thế giới rất lớn làm cho sản lượng trong nước cũng như xuất khẩu trở nên bấp bênh.

Hơn nữa, công nghệ chế biến lạc hậu đã làm giảm đáng kể giá trị của mặt hàng xuất khẩu. Nhiều mặt hàng chúng ta xuất khẩu dưới dạng thô, các nước nhập khẩu nông sản của chúng ta về chế biến đặt dưới thương hiệu của họ, và nâng cao giá trị lên rất nhiều. Đây là một điểm mà chúng ta nhận thấy, “xót xa” nhưng vẫn chưa cải thiện rõ rệt.

Vấn đề thương hiệu cũng là một điểm yếu lớn của hàng nông sản nói riêng và hàng hoá Việt Nam nói chung. Không xây dựng được thương hiệu có tiếng, tạo uy tín và dấu hiệu riêng thì hàng hoá chúng ta sẽ bị lấp dưới thương hiệu của nước khác chưa nói đến việc cạnh tranh hay “đối đầu” với các thương hiệu nổi tiếng của thế giới.

của Việt Nam tuy đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ và có nhiều lợi thế cần được khai thác, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại và bất lợi. Những tồn tại và bất lợi này đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau, vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau, đòi hỏi phải được xử lý một cách dứt điểm, đồng bộ và toàn diện.

Nền nông nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển và hòa nhập vào xu thế chung của nông nghiệp các nước trong khu vực và toàn cầu, tuy nhiên tiến trình này về mức độ và hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào bản thân sự cố gắng của phía Việt Nam, mà còn phụ thuộc vào xu thế chung của thị trường hàng hóa nông sản thế giới. Trong định hướng phát triển nông nghiệp của mình vấn đề quan trọng được đặt ra là khả năng thực sự về mức độ đáp ứng của sản xuất - xuất khẩu đối với nhu cầu thế giới đến đâu, không chỉ về số lượng mà còn yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đẹp về hình thức, phong phú và đa dạng về chủng loại và giá cả hợp lý nhằm tăng sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Do vậy, nâng cao khả năng sản xuất, phát huy các lợi thế cạnh tranh của nông sản hàng hóa Việt Nam trên thị trường là vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển nông nghiệp hướng ra xuất khẩu

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong thời kỳ hội nhập WTO.doc (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w