Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong thời kỳ hội nhập WTO.doc (Trang 54 - 58)

trên thị trường Nhật Bản

2.2.2.1.Thực trạng chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.

Thị phần

Nhật Bản là một trong những nước có tỷ lệ nhập khẩu nông sản cao trên thế giới, và cũng là một trong những thị trường nhập khẩu nhiều hàng nông sản của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật tăng tương đối khá trong những năm gần đây. Chúng ta chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông sản như hạt điều, đu đủ, xoài, ổi và hành tỏi. Đặc biệt là các mặt hàng rau quả được người tiêu dùng Nhật Bản ưa thích.

Tuy nhiên, nhìn chung thị phần hàng nông sản của chúng ta trên thị trường Nhật Bản còn khiêm tốn. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta mới đạt khoảng 0,3-0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản trong khi đó mỗi năm, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 30 tỷ USD, gồm thịt các loại, rau quả, chè, cà-phê. Thị phần như thế không thể tạo ra một sức cạnh tranh về quy mô, và tầm ảnh hưởng của chúng ta đối với thị trường nông sản của Nhật Bản gần như là không có. Con số của chúng ta quá nhỏ so với tiềm năng có thể xuất khẩu sang Nhật Bản nên Việt Nam cần phải có những chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như khả năng xâm nhập vào thị trường để mở rộng thị phần hơn nữa.

Cơ cấu sản phẩm

Trong thời gian qua, số lượng mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản đã tăng đáng. Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam được thị trường Nhật Bản chấp nhận như gạo, rau quả, cà phê, hạt điều ...

Tuy nhiên, xét về cơ cấu thì hàng nông sản Việt Nam chưa có sức cạnh tranh. Dù số lượng mặt hàng đã tăng lên nhưng vẫn chưa đa dạng và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nhiều hàng nông sản của thị trường Nhật Bản. Hơn nữa, mặc dù chúng ta đã xuất khẩu được rau quả tươi, thực phẩm chế biến sang thị trường Nhật Bản, nhưng mặt hàng nông sản của chúng ta sang Nhật Bản còn đơn giản, trong đó trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm mới qua sơ chế nên giá trị thu về tương đối thấp. Hơn nữa, cơ cấu mặt hàng như thế này khiến chúng ta bị phụ thuộc vào mùa vụ, khí hậu thời tiết, cũng như tốn chi phí vận chuyển, bảo quản. Vì sản phẩm thô hoặc sơ chế nếu không xuất ngay hoặc

không bảo quản tốt trong quá trình vận chuyển sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng.

Nhìn chung, mặt hàng của chúng ta chưa đa dạng và cơ cấu chưa có tính cạnh tranh.Nếu chúng ta muốn đạt được giá trị xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Nhật Bản cao hơn nữa thì chúng ta cần phải cải thiện cơ cấu xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa mặt hàng và nâng cao tỷ lệ chế biến.

Chất lượng sản phẩm

Cũng như EU, Nhật Bản là quốc gia yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là nông sản. Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng được phép nhập khẩu vào Nhật bản miễn là đảm bảo an toàn thực phẩm, không gây hại tới sức khoẻ con người. Thực phẩm vào Nhật Bản phải có chứng chỉ JAS. Hàng nông sản cần phải đáp ứng đầy đủ các quy định kiểm tra nghiêm ngặt mới được phép nhập khẩu vào Nhật Bản. Ví dụ như rau quả, trái cây, ngũ cốc không được chứa côn trùng gây bệnh.

Hàng hoá Việt Nam bước đầu đã đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhật. Tuy nhiên, chất lượng của chúng ta vẫn còn nhiều vẫn đề. Trong hai năm qua, mặt hàng nông sản của chúng ta thường xuyên bị Nhật Bản phát hiện vi phậm luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật. Một số lô gạo của chúng ta xuất sang Nhật bị phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu, cạnh đó một số loại quả của chúng ta rất ngon như thanh long, xoài và nhãn đã đuợc xuất sang một số nước như EU và Mỹ, thương hiệu được nhiều người biết đến nhưng chúng ta chưa thể xuất sang Nhật Bản do các quả này còn chưa một số loại côn trùng gây hại xuất phát từ khâu trồng và bảo quản của ta còn yếu. Nguyên nhân là công nghệ máy móc xử lý chất gây hại có trong rau quả của chúng ta còn yếu, chúng ta xuất các lô hàng vào Nhật bản theo từng thời vụ, từng hơp đồng nhỏ lẻ chứ chưa có chiến lược đầu tư dài hạn.

Đài Loan đã được chính phủ Nhật cấp giấy chứng nhận JAS. Đặc biệt, hiện nay Thái Lan cũng rất quan tâm đến chế độ này và 8 nhà xuất khẩu của Thái đã được chính phủ Nhật cấp giấy chứng nhận cho 27 chủng loại thực phẩm. Rõ ràng Thái Lan đã đi trước chúng ta trong vấn đề này, sớm hay muộn các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần theo các chuẩn mực mà Nhật Bản đặt ra để có thể có chỗ đứng cạnh tranh.

Giá cả sản phẩm

Nhật Bản là quốc gia có thu nhập rất cao, chính vì thế mà hàng nông sản của chúng ta xuất vào Nhật thường được giá hơn so với thị trường khác. Chính vì thế mà chúng ta có lợi thế tương đối về giá cả khi cạnh tranh với các nước khác.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một chiến lược giá hợp lý do đó không tận dụng được lợi thế cạnh tranh về giá. Chúng ta định giá mặt hàng theo giá bán lẻ tại thị trường Nhật Bản mà không có các chiến lược dài hạn, định giá theo thị hiếu của người tiêu dùng Nhật bản.

Vì hàng nông sản xuất vào thị trường Nhật Bản dưới dạng thô, không có thương hiệu nên doanh nghiệp Việt Nam bị ép giá, trong khi sản xuất trên quy mô nhỏ, chi phí đầu vào cao nên doanh nghiệp không thể đưa ra một chiến lược giá linh hoạt và có tính cạnh tranh lâu dài.

Thương hiệu

Một số hàng nông sản của chúng ta tạo được thương hiệu tốt trên thị trường Nhật Bản như xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Chín Hóa, bưởi da xanh, bưởi năm roi, nhãn xuồng cơm vàng... Đây đều là những loại trái cây đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, có chất lượng thơm ngon và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, khả năng cung cấp cho thị trường của những loại trái cây này rất hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu. Phần lớn các nông sản còn lại của

chúng ta gần như không có thương hiệu mà chỉ xuất vào thị trường Nhật Bản dưới tên của nhà nhập khẩu.

Hơn nữa, đối với các sản phẩm nông sản nhập khẩu vào nước mình, Nhật Bản yêu cầu phải cung cấp thông tin về tên và loại sản phẩm, đất nước sản xuất, tên nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, số lượng bên trong, kích cỡ sản phẩm...

Người tiêu dùng Nhật Bản cũng rất coi trọng đến hình thức, các sản phẩm không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh mà còn phải có mẫu mã bắt mắt. Tuy nhiên, mẫu mã bao bì sản phẩm của chúng ta còn chưa thực sự bắt nhịp với thị trường. Bao bì sản phẩm nông sản xuất khẩu của chúng ta đơn điệu, không bắt mắt, hợp với cảm quan thẩm mỹ của người Nhật Bản, không những không tăng được giá trị của hàng nông sản thậm chí còn làm mất đi tính cạnh tranh của sản phẩm

Vấn đề thương hiệu hàng nông sản trên thị trường Nhật Bản thường xuyên được nhắc đến trong các hội thảo liên quan đến Nhật Bản, tuy nhiên, Việt nam cần phải có một sự đột phá về vấn đề thương hiệu trong thời gian tới mới có thể nâng cao hơn sức cạnh tranh. Việc gia tăng giá trị xuất khẩu vào thị trường này cần phải dựa trên việc xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng chế biến, mẫu mã, đồng thời mở rộng các thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến quảng bá thương mại, mở trung tâm bán hàng, phát triển các hình thức phân phối hàng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong thời kỳ hội nhập WTO.doc (Trang 54 - 58)