Thực trạng chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong thời kỳ hội nhập WTO.doc (Trang 41 - 46)

Việt Nam trên thị trường EU

Thị phần

EU là một trong những thị trường nhập khẩu hàng nông sản chủ chốt của Việt Nam, thị trường này hiện nay chiếm khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của chúng ta.

Tuy nhiên, hàng nông sản Việt Nam vẫn chỉ chiềm một thị phần nhỏ trên thị trường EU đối với hầu hết mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Chẳng hạn, Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang EU, chiếm 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước. Mặc dù cà phê Việt Nam được ưa thích ở thị trường EU nhưng chỉ đáp ứng 4%-5% nhu cầu của người tiêu dùng. Với mặt hàng chè, Việt Nam xuất khẩu sang EU không nhiều, cao nhất là năm 2002 với gần 5.000 tấn, trị giá khoảng 5 triệu USD, chỉ chiếm dưới 2% thị phần và khoảng 10% tổng lượng chè xuất khẩu. Trong khi đó, EU phải nhập khẩu gần như 100% chè uống, khối lượng lên tới 450.000-470.000 tấn/năm. Thống kê của Hiệp hội Chè cho thấy, Việt Nam mới chỉ xuất sang Ba Lan khoảng 2.000 tấn/năm, trị giá 1 triệu USD. Giá chè trung bình xuất vào EU là 2.500-2.600 USD/tấn, còn giá chè xuất khẩu Việt Nam chỉ đạt trên dưới 1.000 USD/tấn, mà nguyên nhân vẫn là do khâu chất lượng.

Một số mặt hàng khác như điều, cao su đều chiếm một thị phần rất nhỏ trên thị trường đầy tiềm năng này. Như vậy, mặc dù EU là một đối tác lớn của chúng ta nhưng thị phần nông sản của chúng ta ở hầu hết các mặt hàng đều không nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta chủ yếu là mặt hàng nông sản của chúng ta chưa đa dạng, chất lượng không cao so với tiêu chuẩn của EU, chi phí vận chuyển của chúng ta cao và việc bảo quản khó khăn trong suốt thời kỳ vận chuyển hàng xâm nhập vào thị trường này.

Như vậy, thị phần hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU còn khiêm tốn, do đó hàng nông sản chúng ta không có sự chi phối trên thị trường này, hàng nông sản của chúng ta sẽ hết sức thiệt thòi vì chúng ta chỉ là những nhà nhập khẩu nhỏ. Trong thời gian tới, hàng nông sản Việt nam cần có những nỗ lực hơn nữa để có thể có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường tiềm năng này.

Số lượng mặt hàng nông sản của chúng ta trên thị trường EU trong thời gian qua đã có những cải tiến đáng kể, đầu mục nông sản đa dạng phong phú hơn. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này bao gồm cà phê, chè, rau quả, cao su, mật ong, hạt có dầu (điều, lạc,vừng).

Tuy nhiên, một điều dễ dàng nhận thấy hầu hết các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của chúng ta vào thị trường này là nông sản thô, chưa qua chế biến, chủng loại hàng chưa đa dạng và chưa phù hợp thị hiếu người tiêu dùng

Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu như vậy làm giảm sức cạnh tranh đối với của Việt Nam. Hàng nông sản chúng ta khi xuất khẩu vào thị trường này hầu như dưới dạng nguyên liệu thô, sau đó được đưa vào hệ thống phân phối bán lẻ của thị trường EU dưới tên nhà nhập khẩu. Điều này khiến giá trị hàng xuất khẩu của chúng ta không cao, lại không có thương hiệu để ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng EU. Hơn nữa, nếu sản phẩm chưa qua chế biến hoặc sơ chế, sẽ không thể giữ nguyên chất lượng trong suốt thời gian bảo quản, làm giảm khả năng cạnh tranh của chúng ta trong các mùa thu hoạch.

Mặt hàng nông sản của chúng ta lại không thực sự đa dạng. So với các nước xuất khẩu tương đối gần gũi như Thái Lan, Trung Quốc, rõ ràng về chủng loại chúng ta thua thiệt. Hiện tại, ngành nông nghiệp phấn đấu nâng dần tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông- lâm sản vào thị trường này nhằm thu được giá trị cao.

Giá cả sản phẩm

Giá cả sản phẩm của chúng ta trên đã có những cải thiện đáng kể từ năm 2000. Một số sản phẩm đạt được mức giá ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh chẳng hạn giá cà phê ở thị trường EU tăng do giá cà phê thế giới nói chung tăng khá mạnh trong thời gian qua. Giá cà phê Robusta xuất khẩu của Việt nam năm 2007 trung bình đạt 1605 USD/tấn (năm 2006 là 1260), trong

khi đó giá cà phê rubusta thế giới năm 2007 là 1718 USD (năm 2006 là 1335).

Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng của chúng ta xuất sang EU đều thấp hơn mức giá của các nước dù chất lượng ngang bằng. Điều này không thể hiện rằng chúng ta có ưu thế cạnh tranh về giá mà đây là một nghịch lý đáng buồn. Nguyên nhân là nông sản Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu và chất lượng không ổn định, chưa tạo được dấu ấn đặc trưng ở thị trường EU.

Chi phí đầu vào của chúng ta lại cao nên khó cạnh tranh bằng giá cả. Chi phí cho mỗi chuyến hàng xuất khẩu vào EU lại tăng, khiến cho giá thành sản phẩm của chúng ta cao, hơn nữa, hàng nông sản của chúng ta chủ yếu là hàng thô nên tốn chi phí bảo quản, hơn nữa, sản xuất nông sản Việt Nam lại nhỏ lẻ nên không tạo được lợi thế về quy mô. Do đó, xét về mức giá chúng ta không có ưu thế lớn. Trong thời gian tới, chúng ta cần phải tăng quy mô sản xuất, hạ giá thành đầu vào và nâng cao chất lượng mới có thể tạo được ưu thế cạnh tranh về giá.

Chất lượng sản phẩm

Thời gian qua, chất lượng hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU đã có những cải thiện đáng kể. Một số mặt hàng đã được người tiêu dùng EU chấp nhận như cà phê, hồ tiêu ...

Nhưng mặc dù hàng nông sản nước ta có kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu, gạo, điều, cao su, cà phê rất đáng kể vào EU nhưng lại đứng hạng cuối nếu xét về năng lực cạnh tranh.

Châu Âu đặt ra các yêu cầu khắt khe về hình thức, chất lượng, điều kiện vệ sinh, môi trường, nhãn mác, bao bì của sản phẩm. Tuy nhiên, hàng nông sản của chúng ta hầu như chưa đáp ứng được các chuẩn mực này.

Thứ nhất, chất lượng sản phẩm của chúng ta chưa được đánh giá cao do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh, kim loại nặng trong sản phẩm nông nghiệp vẫn còn cao. Trong khi quy định mới của EU rất ngặt nghèo, chẳng hạn họ quy định không cho phép có dư lượng thuốc trong chè. Đó là lý do một số công ty chè thuộc EU đã gửi thư cảnh báo chất lượng một số lô chè của nước ta. Pháp cũng yêu cầu hàm lượng chì trong sản phẩm đồ hộp phải dưới 0,1 ppm, trong khi sản phẩm của chúng ta vẫn lường có hàm lượng chì gấp 5 tiêu chuẩn này.

Thứ hai, mẫu mã, bao bì hàng nông sản của Việt Nam vẫn còn quá sơ sài, đơn điệu chưa đáp ứng được thị hiếu và thói quen tiêu dùng hàng chất lượng cao của thị trường EU khó tính.. So với sản phẩm của Thái Lan và Trung Quốc, rõ ràng hình thức sản phẩm của chúng ta còn thua kém. Trong khi người tiêu dùng EU thích các sản phẩm không chỉ ngon, bổ mà phải đẹp mắt.

Thứ ba, chúng ta cũng chưa đáp ứng được thị hiếu thói quen tiêu dùng của họ. Ví dụ, đối với cà phê, người châu Âu thích các sản phẩm đóng gói nhỏ tiên dụng, mỗi lần sử dụng là một đơn vị sản phẩm, do đó chúng ta cần đóng gói sản phẩm nhỏ hơn, trên đó ghi rõ chỉ tiêu chất lượng sản phẩm theo các ngôn ngữ của từng nước nhập khẩu. Điều này chúng ta vẫn chưa làm được.

Thương hiệu sản phẩm

Hàng nông sản Việt Nam không chỉ mới xuất khẩu dạng thô vào thị trường châu Âu mà thương hiệu cũng rất ít được biết đến. Người tiêu dùng chỉ biết tên tuổi của nhà làm ra sản phẩm chứ không quan tâm đến những thứ trong sản phẩm ấy xuất xứ từ đâu. Vì vậy, nếu chỉ mãi xuất khẩu sản phẩm thô sẽ không thể có được thương hiệu.

Mặt khác, ý thức về tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại chưa cao, giới thiệu quảng bá hàng hóa của các doanh nghiệp nước ta nói chung, doanh nghiệp ngành nông nghiệp nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng

mức. Tuy chúng ta có cộng đồng người Việt ở các nước EU khá đông, nhưng chưa tận dụng được lợi thế này để xây dựng mạng lưới thương mại cho hàng nông sản. Khả năng thu thập thông tin, phân tích thị trường của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Các nghiên cứu sâu về thị trường EU đối với hàng nông sản mới chỉ được triển khai có tính chất đơn lẻ, chưa được tập hợp thành các tài liệu tham khảo.

Chính vì thế, thương hiệu “made in Vietnam” gần như không xuất hiện ở các mặt hàng nông sản bày bán ở các siêu thị EU. Điều này giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của chúng ta bởi vì một khi có thương hiệu, định vị được dấu ấn trong lòng người tiêu dùng chúng ta mới có khả năng tăng sức cạnh tranh trên thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong thời kỳ hội nhập WTO.doc (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w