Nhóm giải pháp xúc tiến thương mại (promotion)

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong thời kỳ hội nhập WTO.doc (Trang 92 - 101)

Xây dựng thương hiệu hàng nông sản để nâng cao giá trị hàng nông sản trên thị trường EU và Nhật Bản là một việc làm cấp thiết, trước mắt để đưa thương hiệu nông sản Việt nam tiến nhanh hơn tới người tiêu dùng EU và Nhật Bản, công tác xúc tiến thương mại cần thực hiện theo các hướng sau:

- Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xác định về năng lực kinh doanh của mình, chịu bỏ sức thực hiện hoạt động quảng bá tiếp cận thị trường

và đổi mới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, vì một khi thương hiệu đã có thì giá trị hàng hóa sẽ được nâng lên cao hơn.

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại nông sản thông qua các hoạt động hội chợ, triển lãm trong và ở EU cũng như Nhật Bản, qua đó quảng bá hàng nông sản của chúng ta và tăng cơ hội tìm kiếm các đơn đặt hàng quốc tế dài hạn, ổn định. Tiến tới xây dựng các trung tâm giao dịch hàng nông sản chuyên nghiệp.

- Quảng bá hình ảnh bằng cách xây dựng thương hiệu hàng nông sản, những mặt hàng có thương hiệu được nhiều người biết như cà phê Trung Nguyên, bưởi Năm Roi cần phải đăng ký nhãn hiệu, để bảo vệ được uy tín thương hiệu của doanh nghiệp. Vấn đề thương hiệu cần được xem xét như một vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ thương mại cần phải thực hiện được mục đích của nó là đầy mạnh việc tiêu thụ nông sản, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, truyền đạt thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm đến người tiêu dùng, kích thích nhu cầu người tiêu dùng, từ đó xây dựng được một hình ảnh thương hiệu nông sản Việt Nam trong lòng người tiêu dùng EU và Nhật Bản..

- Hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý kinh doanh xuất khẩu: như nghiệp vụ và kiến thức kinh doanh, kiến thức về cơ chế thị trường EU và Nhật Bản, về ngoại ngữ, về nghiệp vụ marketing quốc tế, kỹ năng đàm phán.

- Tìm hiểu thị trường EU và Nhật Bản để biết thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó đưa ra các loại sản phẩm phù hợp với các thị trường này.

Các doanh nghiệp cần phải xác định tầm quan trọng của giải pháp xúc tiến để từ đó đưa ra những chiến dịch xúc tiến kịp thời mới có thể tạo sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam, một sự khác biệt có thể mang lại lợi ích cho

người nông dân, các doanh nghiệp tham gia sản xuất xuất khẩu sang EU và Nhật Bản.

Việc tăng cường xuất khẩu nông sản nước ta vào EU và Nhật Bản chỉ có thể thực hiện được khi có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, các ngành, các doanh nghiệp dưới sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ vì lợi ích quốc gia và lợi ích của người sản xuất, kinh doanh nông sản xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Một khi Việt Nam đã tham gia “sân chơi” WTO thì phải chấp nhận những “luật chơi” của WTO, chúng ta sẽ phải hiểu những quy định cam kết của tổ chức này về bảo hộ, trợ cấp nông nghiệp, đồng thời cũng cần phải biết “luật” của các nước nhập khẩu nông sản như EU và Nhật Bản đặt ra cho hàng nông sản xuất vào nước họ. Cạnh đó, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ những nước đã và đang xuất khẩu nông sản thành công vào hai thị trường này, để từ đó phân tích hàng nông sản của chúng ta có những điểm mạnh gì cần phát huy và những hạn chế gì cần khắc phục để có thể xuất khẩu vào EU và Nhật Bản. Việc nghiên cứu thực trạng hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản, nhìn nhận những ưu điểm và khuyết điểm để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm là một việc làm cấp thiết, chính vì thế tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài ““Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong quá trình hội nhập WTO”. Trong suốt quá trình nghiên cứu và phân tích thực trạng hàng nông sản xuất khẩu nông sản Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản, tác giả rút ra những kết luận sau:

EU và Nhật bản là thị trường đầy tiềm năng cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Nhìn một cách tổng thể, hàng nông sản của Việt nam đang từng bước đáp ứng yêu cầu của hai thị trường này, chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, giá cả có tính cạnh tranh hơn cũng như công tác xúc tiến thương mại có những cải tiến đáng kể.

Mặt khác, các đối thủ cạnh tranh “láng giềng” của Việt Nam trên hai thị trường này như Thái Lan, Indonesia, Malaysia cũng ngày càng mạnh, chưa nói đến việc so sánh với các nước phát triển trên thế giới. Cạnh tranh trong hội nhập ngày càng trở nên gay gắt, cơ hội mang lại cho hàng nông sản Việt

Nam trên thị trường EU và Nhật Bản rất nhiều nhưng thách thức đặt ra cũng không phải là nhỏ.

Trên thực tế, thị trường quốc tế muôn hình vạn trạng với những biến động hàng ngày, hàng giờ, các nước muốn đứng vững trong cuộc cạnh tranh đó cần phải thích ứng với sự thay đổi và có những giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, với những ưu thế vốn có về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện khí hậu kết hợp cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nếu các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam áp dụng một cách triệt để và đồng bộ các giải pháp mà luận văn đã đề cập và phân tích, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một thương hiệu “nông sản Việt Nam” trong lòng người tiêu dùng EU và Nhật Bản nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.

Đây là một đề tài tương đối rộng, hơn nữa do sự hạn chế về năng lực cũng như thời gian nghiên cứu, Luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong được sự góp ý chỉ bảo của các giảng viên, bạn đọc và các bạn bè đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thương niên Ngành Nông nghiệp Việt Nam 2007 và Triển vọng 2008(2007), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản (2004), Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam

3. Nguyễn Duy Bột (2000), Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu trong điều kiện tự do hoá thương mại, Đề tài Nghiên cứu KH cấp bộ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. Phạm Thị Thu Hương, Mối quan hệ giữa xuất khẩu nông sản với tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam, Kinh tế và dự báo (9/2007).

6. Niên giám thống kê

7. www.agro.gov.vn

8. www.gso.gov.vn

9. www.hoinongdan.org.vn

Phụ lục

phụ lục 1: Các vấn đề trong dây chuyền giá trị ngành trái cây nhiệt đới Việt Nam

Phụ lục 2: Xuất nhập khẩu hàng hoá nông – lâm – thuỷ sản (tỷ USD)

Nguồn: Trung

tâm thông tin

Phát triển nông nghiệp nông thôn Cá nhân thu mua Chợ đầu mối Thị trường Thị trường nội địa Nhà xuất Khu vực trồng trọt Nhà máy chế biến

Vấn đề trong giai đoạn canh tác:

Giống:

Chưa có giống đăng ký

Phương pháp trồng trọt:

Phi hữu cơ

Kiểm dịch, chất lượng:

Sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu

Năng suất lao động:

Thấp, không ổn định

Vốn và chi phí sản xuất:

Thiếu vốn trong khi các phương pháp canh tác thiếu đổi mới

Kỹ năng quản lý và khả năng đổi mới: Thấp

Trợ giúp kỹ thuật: kém

Vấn đề trong giai đoạn sau thu hoạch:

Hạ tầng: yếu kém, chi phí thu hoạch rẻ nhưng tốc độ chậm Kỹ thuật, công nghệ sau thu hoạch: kém Các vấn đề trong giai đoạn thu mua: Người thu mua phần lớn là các cá nhân nhỏ lẻ, có hiện tượng ép giá nông dân Vấn đề tiếp cận khách hàng quốc tế:

Phương thức thanh toán và thực hiện hợp đồng: Không thuận lợi (chậm thanh toán, bán trả chậm mà thiếu bảo đảm L/C)

Thuế đánh vào đối thủ cạnh tranh nước ngoài: Giảm do tham gia AFTA

Rủi ro do sử dụng trung gian nhập khẩu: bị trung gian ép giá và không biết khách hàng cuối cùng là ai

Rủi ro thị trường: Thiếu thông tin thị trường

Xây dựng thương hiệu: kém

Vận tải: xa và đắt

Rủi ro chung:

Năng lực sản xuất phân tán

Có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, thiếu hợp tác trong giây chuyền giá trị

Thị trường trong nước chưa đủ mạnh làm điểm tựa cho xuất khẩu

- 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 năm T U S D Xuất khẩu Nhập khẩu

Phụ lục 3: Tỷ trọng xuất khẩu nông - lâm - thuỷ sản trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá (%)

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Hàng hoá khác Xuất khẩu nông sản

Phụ lục 4: Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU

10.7 13.3 19.2 21.3 27.3 27.3 0 5 10 15 20 25 30 2001 2002 2003 2004 2005 2006 tr iệ u U S D

Phụ lục 5: sản lượng cà phê thế giới Đơn vị: (nghìn bao) 95,000 100,000 105,000 110,000 115,000 120,000 125,000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số lượng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong thời kỳ hội nhập WTO.doc (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w