Nâng cao trình độ khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong thời kỳ hội nhập WTO.doc (Trang 25 - 26)

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra sức ép hữu hình thúc đẩy quá trình sản xuất và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, phát huy lợi thế riêng có của chúng ta như tài nguyên sinh học đa dạng, nguồn lao động rẻ và dồi dào của nông thôn.

Việc gia nhập WTO khiến cánh cửa đầu tư của chúng ta thông thoáng hơn, và do đó, các doanh nghiệp nước ngoài mạnh dạn thực hiện đầu tư vào Việt Nam. Do đó chúng ta có thể tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý và nâng cao trình độ khoa học công nghệ của nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

Như vậy, quá trình hội nhập tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao công nghệ thông qua các dự án đầu tư, các chương trình hỗ trợ kỹ thuật khi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế với tư cách là một nước nghèo và chậm phát triển, hay các chương trình hợp tác khoa học song phương. Việt Nam cũng có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các quốc gia qua trao đổi chuyên gia, tham dự các khoá đào tạo quốc tế. Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách lạc hậu về công nghệ, đặc biệt là công nghệ chế biến, khai thác hiệu quả các tiềm năng vốn có về tài nguyên thiên nhiên nhiệt đới, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Quá trình này cũng giúp chúng ta nâng cao trình độ khoa học công nghệ và trình độ quản lý của cán bộ kỹ thuật trong ngành nông nghiệp. Đồng thời để nhận được tài trợ cho các dự án, Việt Nam buộc phải cải tổ cơ chế của nền kinh tế nói chung và trong ngành nông nghiệp nói riêng, thúc đẩy chuyển dịch sang nền sản xuất hàng hoá một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong thời kỳ hội nhập WTO.doc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w