Đa dạng hoá hình thức phân phối nhằm tăng khả năng xâm nhập vào thị trường EU và Nhật Bản
Đối với một doanh nghiệp, việc nghiên cứu thị trường để đưa ra loại sản phẩm nào, hay định giá thế nào cho phù hợp vẫn chưa đủ mà doanh nghiệp đó
cần xét xem nên đưa sản phẩm đó ra thị trường bằng phương thức nào. Trong Marketing quốc tế, vấn đề phân phối lại càng trở nên quan trọng và đòi hỏi sự đầu tư cẩn thận nghiêm túc của các doanh nghiệp, có thể thực hiện các giải pháp sau:
- Áp dụng nhiều phương thức kinh doanh để thâm nhập vào thị trường EU và Nhật Bản như xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp, liên doanh, đầu tư trực tiếp. Người tiêu dùng EU và Nhật Bản có sở thích và thói quen sử dụng những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng. Do vậy liên doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hóa là biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường này.
- Cần tận dụng và khai thác tối đa những công ty của người Việt Nam ở EU, bởi họ hiểu rất rõ thị trường tiêu dùng đến phương thức tiếp cận và thâm nhập vào các kênh phân phối của EU.
Tạo nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu vào thị trường EU và Nhật Bản
Hàng nông sản có đặc trưng là phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên cung cầu trên thế giới thường xuyên biến động hơn các loại hàng hoá khác. Do đó, cần có những biện pháp để các doanh nghiệp có thể ổn định nguồn hàng cho xuất khẩu, đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng, nâng cao uy tín trên thị trường, từ đó nâng sức cạnh tranh của hàng hoá và thu lợi nhuận lâu dài. Tổ chức liên kết giữa các doanh nghiệp và hộ nông dân, hợp tác xã thông qua các hợp đồng tiêu thụ nông sản để các doanh nghiệp sẽ mua nông sản của người nông dân thông qua hợp đồng với các nội dung quy định rõ ràng các điều kiện về chất lượng, số lượng... và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp vốn, các trợ giúp kỹ thuật công nghệ đầu vào sản xuất, các dịch vụ khác cho người nông dân. Bằng cách này, sẽ nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất khẩu đối với nguồn cung nông sản trên thị trường cũng
như ổn định nguồn cung có thể xuất khẩu vào EU và Nhật Bản
Hoàn thiện các kênh trung chuyển và phân phối trong nước đảm bảo cho kênh phân phối ra thị trường EU và Nhật Bản
- Chuyên nghiệp hoá dịch vụ thu mua nông sản xuất khẩu cho các thị trường này. Nâng cao vai trò của các hợp tác xã, chủ vựa, tư thương có kinh nghiệm, phương tiện như là các đại lý của các doanh nghiệp và được hưởng dịch vụ đại lý. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần xây dựng mạng lưới thu mua ngay tại các nhà kho, các nhà máy xay xát. - Tổ chức lại mạng lưới thu mua hàng nông sản của các công ty và công ty
lương thực quốc doanh, khắc phục tình trạng dựa vào thị trường, đầu lậu như những năm qua, thực hiện thống nhất phương thức và địa điểm thu mua lúa, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân bán lúa cho nhà nước.
- Sau quá trình sản xuất, thu gom hàng nông sản trong nước để xuất khẩu thì việc phân phối, đưa sản phẩm của chúng ta ra thị trường EU và Nhật Bản như thế nào cũng là một bài toán mà nhà nước và các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Do đó, Việt Nam cần xây dựng đồng bộ các loại thị trường, tạo môi trường năng động cho sự vận động của hàng hoá theo hướng cơ chế thị trường có trật tự