doanh thuận lợi cho xuất khẩu nông sản vào EU và Nhật Bản
Tăng cường vai trò ngoại giao của nhà nước
Vai trò của nhà nước rất quan trọng trong việc tạo ra mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam – EU và Nhật Bản. Nếu chính phủ Việt Nam có thể tạo ra chính sách thương mại thuận lợi, nâng cao sự hợp tác cấp chính phủ có thể tạo cơ hội ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp EU và Nhật Bản. Để tăng cường khả năng hợp tác giữa hai bên, nhà nước cần:
- Tăng cường công tác ngoại giao và tiếp xúc với các chính phủ thuộc EU và Nhật Bản, các tổ chức quốc tế, thực hiện các ký kết để mở rộng hai thị trường lớn này. Công tác ngoại giao tạo ra mỗi quan hệ chính trị hòa hảo giữa hai bên, và mối quan hệ đó sẽ đặt nền tảng cho các hợp đồng xuất nhập khẩu nông sản.
- Tiến hành đàm phán trực tiếp với các nước nhập khẩu hàng nông sản thuộc khối EU và Nhật Bản để có thể ký kết các hợp đồng liên chính phủ (government-to-government). Tranh thủ các cơ hội giao tiếp quốc tế
thông qua các Hội nghị lớn như Hội nghị thượng đỉnh APEC, Hội nghị Thương đỉnh Lương thực thế giới, Hội nghị kinh doanh hàng nông sản... thông qua các hội nghị như thế này, nhà nước có thể quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam cho các bạn hàng ở EU và Nhật Bản.
- Tăng cường liên minh với các nước xuất khẩu hàng nông sản vào EU và Nhật Bản. Chẳng hạn đối với gạo, Việt Nam có thể hợp tác với Thái Lan để học hỏi kinh nghiêm xuất khẩu gạo, nhất là công nghệ lai tạo giống mới, công nghiệp chế biến và kinh nghiệm thị trường. Gạo Thái Lan rất được yêu thích tại thị trường Nhật Bản. Thay vì cạnh tranh giá gạo như từng xảy ra, hai nước có thể hợp tác về vấn sức sản xuất và thị trường để phát huy sức mạnh chung. Đối với các mặt hàng như cà phê, hạt điều, hạt tiêu, Việt Nam có thể tham gia hiệp hội cà phê, hiệp hội hạt điều thế giới ... để ổn định giá và phòng ngừa rủi ro. Có như thế hàng nông sản chúng ta mới tránh được sự biến động của thị trường xuất khẩu và đạt được hiểu quả cao hơn
Hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Các luật lệ, quy định ban hành đối với việc xuất khẩu nông sản nói chung sẽ tạo ra một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang EU và Nhật Bản hoạt động hiệu quả đồng thời cũng ngăn chặn những doanh nghiệp xuất khẩu sang EU và Nhật Bản có hành vi đầu cơ, chộp giật hoặc thao túng thị trường, ảnh hưởng đến hình ảnh của hàng nông sản Việt Nam. Đối với giải pháp này, nhà nước cần:
- Ban hành các quy định bắt buộc đối với việc kiểm dịch hàng nông sản xuất khẩu đặc biệt là sang EU và Nhật Bản, đảm bảo cho hàng nông sản của chúng ta đáp ứng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu này và không làm ảnh hưởng đến uy tín của hàng nông sản Việt Nam.
năng lực tài chính, năng lực kinh tế ở một mức nhất định dựa trên các tiêu chí về năng lực chế biến, năng lực kho hàng bến bãi, hệ thống đại lý...