Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 165 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
165
Dung lượng
1,64 MB
Nội dung
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU i 1. Lý do chọn đề tài i 2. Mục đích nghiên cứu iii 3. Nhiệm vụ của luận án iii 4. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu iv 5. Phương thức tiếp cận v 5.1 Phương pháp nghiên cứu v 5.2. Các bước tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận án viii 6. Tư liệu của luận án viii 7. Ý nghĩa/đóng góp của luận án ix 8. Bố cục của luận án x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1 1.1.1. Khẩu hiệu 1 1.1.2. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn 12 1.2. Những cơ sở lý luận chủ yếu và liên quan được áp dụng để phân tích diễn ngôn khẩu hiệu 14 1.2.1. Những luận điểm cơ bản của Lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán (Critical Discourse Analysis - CDA) 15 1.2.2. Những căn cứ ngôn ngữ học của việc Phân tích Diễn ngôn Phê phán 20 1.2.3. Một vài cơ sở lý luận liên quan khác để phân tích và so sánh - đối chiếu diễn ngôn khẩu hiệu 26 1.3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 30 1.3.1. Về khẩu hiệu quảng cáo 30 1.3.2. Về khẩu hiệu chính trị - xã hội 33 1.4. Tiểu kết chương 1 35 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA DIỄN NGÔN KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TIẾNG ANH DUỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN 37 2.1. Đặt vấn đề 37 2.2. Khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh – một số vấn đề chung 38 2.2.1. Bối cảnh xã hội của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh 38 2.2.2. Nội dung chủ đề của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh 39 2.2.3. Khẩu hiệu chính trị - xã hội - đối tượng nghiên cứu của CDA 41 2.3. Những đặc điểm sử dụng từ ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh theo quan điểm của Lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán 42 2.3.1. Giá trị kinh nghiệm của từ ngữ 42 2.3.2. Giá trị quan hệ của từ ngữ 51 2.3.3. Giá trị biểu cảm của từ ngữ 55 2.3.4 Sử dụng biện pháp ẩn dụ 57 2.4. Những đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh theo quan điểm của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán 62 2.4.1. Giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp 62 2.4.2. Giá trị quan hệ của ngữ pháp 67 2.4.3. Giá trị biểu cảm của ngữ pháp 70 2.4.4. Đặc điểm liên kết câu/ mệnh đề 72 2.5. Các đặc điểm cấu trúc diễn ngôn 75 2.5.1. Độ dài văn bản của diễn ngôn khẩu hiệu 75 2.5.2. Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu 76 2.5.3 Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh . 80 2.6. Tiểu kết chương 2 81 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA DIỄN NGÔN KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT DUỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN 82 3.1. Đặt vấn đề 82 3.2. Khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt – một số vấn đề chung 82 3.2.1. Bối cảnh xã hội của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt 82 3.2.2. Nội dung chủ đề của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt 83 3.3. Những đặc điểm sử dụng từ ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt theo quan điểm của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán 85 3.3.1. Giá trị kinh nghiệm của từ ngữ 85 3.3.2. Giá trị quan hệ của từ ngữ 95 3.3.3. Giá trị biểu cảm của từ ngữ 98 3.3.4. Sử dụng biện pháp ẩn dụ 98 3.4. Những đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt theo quan điểm của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán 100 3.4.1. Giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp 100 3.4.2. Giá trị quan hệ của ngữ pháp 104 3.4.3. Giá trị biểu cảm của ngữ pháp 106 3.4.4. Đặc điểm liên kết câu/ mệnh đề 108 3.5. Các đặc điểm cấu trúc diễn ngôn 111 3.5.1. Độ dài văn bản của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội 111 3.5.2. Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội 112 3.5.3. Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội 115 3.6. Tiểu kết chương 3 116 CHƯƠNG 4: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU CÁC ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN CỦA KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 117 4.1. Đặt vấn đề 117 4.2. Những đặc điểm tương đồng của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh (viết tắt KHTA) và khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt (viết tắt KHTV) 118 4.2.1. Chủ đề 118 4.2.2. Từ ngữ 119 4.2.3. Cấu trúc ngữ pháp 119 4.2.4. Cấu trúc diễn ngôn 120 4.3. Những đặc điểm khác biệt của diễn ngôn KHTA và KHTV 121 4.3.1. Phương thức sử dụng 121 4.3.2. Chủ đề 123 4.3.3. Từ ngữ 127 4.3.4. Cấu trúc ngữ pháp 132 4.3.5. Cấu trúc diễn ngôn 140 4.4 Tiểu kết chương 4 143 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 144 Kết luận 144 Đề nghị 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC i PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội hiện đại, ngôn ngữ được sử dụng để phát huy tối đa các chức năng giao tiếp. Ở những nơi những lúc cần sự tác động đến suy nghĩ, thái độ và hành vi của người tham gia giao tiếp, khẩu hiệu được dùng để cung cấp thông tin, vận động hay thuyết phục người khác. Khẩu hiệu là những thông điệp được soạn thảo với độ chính xác và ý nghĩa biểu cảm của từ ngữ rất cao, với sự lựa chọn cấu trúc ngữ pháp rất tinh tế, gọn nhẹ và với những cấu trúc văn bản phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. Ngôn ngữ sử dụng trong khẩu hiệu được yêu cầu đạt đến độ chuyển tải ý nghĩa cao và tron vẹn. Khẩu hiệu có mục đích hướng dẫn mọi người thực hiện những hành vi giao tiếp một cách chính xác và đúng yêu cầu, cảnh báo trước những tình huống nguy hiểm, hoặc để thông báo những thay đổi, thông tin mới, cung cấp cho mọi người những thông tin cần thiết trong những tình huống cụ thể, và để thuyết phục, vận động mọi người thực hiện một công việc hoặc thay đổi một hành vi, thói quen nào đó. Khẩu hiệu vì thế đóng vai trò quan trọng trong đời sống giao tiếp của xã hội văn minh, đặc biệt là ở nơi công cộng, có sự tham gia giao tiếp của nhiều người. Vì tính chất, phạm vi sử dụng và mục đích của khẩu hiệu khá đa dạng, khái niệm khẩu hiệu được chọn để nghiên cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT- XH) – vấn đề sẽ được định nghĩa và phân tích cụ thể hơn trong các trang chính luận của luận án này. Ở Việt Nam, trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cũng như trong giai đoạn đổi mới hiện nay, vai trò của KH CT-XH đã được khẳng định trong chức năng tác động, dẫn dắt, huy động sức mạnh của thể chế và động viên nguồn lực của toàn dân vì sự nghiệp chung. Bên cạnh đó, quan sát các KH CT-XH được dùng trong các xã hội nói tiếng Anh (tiêu biểu là xã hội Mỹ), chúng tôi nhận thấy cho dù thể chế chính trị có khác nhau, nhưng việc sử dụng khẩu hiệu cũng có những nét chung, bên cạnh những nét khác biệt mang tính đặc thù ngôn ngữ, văn hóa, và cả cách tư duy. Những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng loại văn bản đặc biệt này được thể hiện trong các chiến lược dùng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp hay ii cấu trúc diễn ngôn … và đặc biệt là kết quả đó còn xuất phát từ những nguyên nhân khác biệt hay tương đồng về văn hóa, chính trị, xã hội. Việc chọn hay không chọn một số từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp, các kiểu phát ngôn… trong từng tình huống cụ thể đã giúp cho người phát ngôn khẩu hiệu KH CT-XH ở mỗi nền văn hóa thể hiện thái độ, tư tưởng và những ý đồ phát ngôn khác nhau. Riêng về địa hạt ngôn ngữ học, trong vài thập kỷ qua, khi mà chủ nghĩa cấu trúc luận đang dần bị thay thế bởi đường hướng nghiên cứu mới là chức năng luận với các đại diện như phân tích diễn ngôn, dụng học, ngôn ngữ học tri nhận, ngôn ngữ học xã hội…, quan hệ giữa ngôn ngữ và tư tưởng, tri thức, thái độ, khả năng tri nhận của con người đã dần được quan tâm và nhanh chóng trở thành những lĩnh vực nghiên cứu thú vị. Phân tích diễn ngôn phê phán, một đường hướng phân tích diễn ngôn giúp bộc lộ các mối quan hệ xã hội và hệ tư tưởng của người phát ngôn đã thổi một luồng gió mới vào trong nghiên cứu ngôn ngữ học, đặc biệt là việc đường hướng nghiên cứu này thừa nhận vai trò của ngôn ngữ trong cơ cấu quan hệ quyền lực trong xã hội và góp phần chứng minh ngôn ngữ là một thực tiễn xã hội. Khuynh hướng này đã tạo cảm hứng cho chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu diễn ngôn khẩu hiệu KH CT-XH trên cơ sở sử dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán. Ngoài ra, cho đến thời điểm hiện tại tuy đã có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước phân tích, đối chiếu khẩu hiệu quảng cáo hoặc nghiên cứu về KH CT-XH nhưng hầu hết chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể; hoặc hướng nghiên cứu chỉ dừng lại ở liệt kê, mô tả định lượng, hoặc phân tích theo đường hướng ngữ pháp truyền thống. Thực tế cho thấy vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi theo hướng phân tích các KH CT-XH trên cơ sở phân tích diễn ngôn (thể loại diễn ngôn chính trị - xã hội) theo đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán, và chưa có công trình nào đi sâu phân tích cách mà những tập quán xã hội tác động vào ngôn ngữ KH CT-XH. Với những lý do trên đây, tôi mong muốn tiến hành nghiên cứu đề tài “Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt” (Tên tiếng Anh là “A contrastive analysis of discourse features of slogans in English and Vietnamese”) để thực hiện luận án tiến sĩ của mình. iii 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các đặc điểm diễn ngôn của KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt; tìm ra sự tương đồng và những khác biệt trong các chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn giữa KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt; góp phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của các mặt xã hội đó; giúp những cơ quan, tổ chức hay cá nhân thiết kế KH CT-XH có những chiến lược xây dựng các khẩu hiệu đúng, thuyết phục vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật và có giá trị giao tiếp cao. 3. Nhiệm vụ của luận án Luận án đặt ra những nhiệm vụ sau: + Xác lập khái niệm khẩu hiệu chính trị - xã hội và các nội hàm của khái niệm này để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. + Mô tả một cách hệ thống các đặc điểm ngôn ngữ của khẩu hiệu chính trị - xã hội KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt, sử dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn theo đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán. Các đặc điểm sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn của KH CT-XH sẽ được phân tích theo khung lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống trên cơ sở các siêu chức năng của ngôn ngữ để chứng minh rằng diễn ngôn KH CT-XH là một thực tiễn xã hội và là công cụ để thể hiện tư tưởng, thái độ, thực thi quyền lực của người phát ngôn. Đây cũng chính là nền tảng của nội dung nghiên cứu. + So sánh - đối chiếu KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra những tương đồng và khác biệt trong chiến lược sử dụng. Trên cơ sở đó, luận án đặt mục tiêu giải thích một số nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở các điều kiện lịch sử, chính trị, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia, cũng nhằm chứng minh rằng do các điều kiện khác nhau về chính trị, văn hóa, xã hội và các tập quán, thói quen của hai nền văn hóa Đông - Tây mà các phát ngôn khẩu hiệu của hai ngôn ngữ có những khác biệt nhất định. + Trình bày những nhận xét tổng quát mang tính lý luận về vấn đề nghiên cứu và những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án. iv Trên cơ sở các nhiệm vụ trên, luận án tập trung làm rõ các câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Khẩu hiệu CT-XH tiếng Anh có những đặc điểm từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn nào? (2) Khẩu hiệu CT-XH tiếng Việt có những đặc điểm từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn nào? (3) Khẩu hiệu CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt có những điểm tương đồng và khác biệt nào trong đặc điểm diễn ngôn? Nguyên nhân của những tương đồng và dị biệt đó là gì? 4. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH CT-XH, bao gồm chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn. Phạm vi nghiên cứu là diễn ngôn khẩu hiệu (thể loại KH CT-XH) tiếng Anh và tiếng Việt được sử dụng ở những nơi công cộng như đường phố, công sở - văn phòng, trường học… cho những mục đích giáo dục hay thuyết phục riêng. Nghiệm thể tiếng Anh bao gồm những khẩu hiệu được sử dụng ở Hoa Kỳ trong phạm vi thời gian 50 năm từ khoảng 1960 - 2014. Nghiệm thể tiếng Việt được thu thập trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước Việt nam từ sau 1975 - 2014. Khẩu hiệu được lựa chọn là thể loại khẩu hiệu chính trị - xã hội được các tổ chức, nhóm cá nhân có chung mục đích sử dụng để làm công cụ thực thi quyền lực thông qua việc tuyên truyền, giáo dục, vận động về chính sách và các vấn đề khác trong xã hội. Phạm vi lựa chọn tư liệu bao gồm khẩu hiệu hoặc các biểu ngôn, biểu ngữ chứa khẩu hiệu chính trị - xã hội có thể hiện nhiều cấp độ quyền lực khác nhau của người phát ngôn. Trong phạm vi nghiên cứu đã xác định của luận án, chúng tôi dự định tập trung vào nội dung phân tích diễn ngôn KH CT-XH theo đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán (PTDNPP) để tìm ra những thể hiện của tư tưởng, thái độ và quyền lực của người phát ngôn thông qua cách sử dụng ngôn ngữ, mà cụ thể là chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn. Từ đó, chứng v minh diễn ngôn là một thực tiễn xã hội, phản ánh các mặt của đời sống xã hội và chịu sự tác động trở lại của xã hội đó. 5. Phương thức tiếp cận 5.1 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau: + Phương pháp chủ yếu: - Phương pháp miêu tả ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc diễn ngôn), vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn (theo đường hướng PTDNPP) - Phương pháp so sánh - đối chiếu (để làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nghiệm thể diễn ngôn) + Phương pháp hỗ trợ: thu thập tư liệu, phân tích tư liệu, phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp. Cụ thể, luận án chọn đường hướng PTDNPP chức năng hệ thống do Norman Fairclough [68] khởi xướng với các phương pháp phân tích diễn ngôn dựa trên cơ sở lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của M.A.K Halliday [83] để phân tích các đặc điểm diễn ngôn của KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt bao gồm cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn theo mạng lưới các giá trị trong diễn ngôn như giá trị kinh nghiệm, giá trị quan hệ và giá trị biểu cảm như các câu hỏi gợi ý của Norman Fairclough [68] và thông qua việc lý giải cơ chế họat động của ngôn ngữ gắn với các thực tiễn xã hội có thể liên quan đến các chức năng ý niệm/kinh nghiệm (ideational/experiential), liên nhân (interpersonal) và tạo văn bản (textual). * Vấn đề đối chiếu trong luận án Lý thuyết ngôn ngữ học đối chiếu đã được phát triển về chất lẫn về lượng trong nhiều năm qua cả trong nước và trên thế giới. Nói về so sánh - đối chiếu từ góc độ văn hóa, đối chiếu phạm trù chức năng ngôn ngữ, hay hướng phân tích đối chiếu ứng dụng, Nguyễn Thiện Giáp [10] dẫn các nghiên cứu về đối chiếu trên thế giới của Lehman (1977), James (1980), Lado (2003) hay trong nước như của Nguyễn Văn Chiến (1992), Lê Quang Thiêm (2004)…để minh chứng cho những phạm trù nghiên cứu đối chiếu mà luận án của chúng tôi mong muốn được áp dụng. vi Về vấn đề đối chiếu được sử dụng trong luận án, đối tượng được xác định để đối chiếu của luận án là đối chiếu diễn ngôn. Quan điểm của James (1980) (trích trong [10]) là muốn đối chiếu diễn ngôn, trước hết cần chứng minh sự tồn tại của liên kết trong văn bản. Công việc này cần phải được thực hiện dựa trên việc áp dụng các quan điểm chức năng về cấu trúc câu. Đối chiếu diễn ngôn, theo Nguyễn Thiện Giáp [10], đặt trọng tâm vào tính chức năng của ngôn ngữ. Lê Quang Thiêm [39:195] đã phân loại một số bình diện đối chiếu ngôn ngữ Anh - Việt hay Việt - Anh trong đó có bình diện chức năng với vai trò xem xét ngôn ngữ trong mối tương quan với mục đích và công dụng phát ngôn, hay xem xét cách cấu tạo ngôn ngữ trong từng hoàn cảnh cụ thể với các chức năng xác định. Tác giả này xác định các địa hạt đối chiếu “không còn giới hạn trong kết học mà còn lan sang cả nghĩa học và dụng học”, tức là xem xét hiệu quả giao tiếp của ngôn ngữ trong các mối quan hệ chức năng liên nhân giữa người nói và người nghe. Tương tự, quan điểm của Bùi Mạnh Hùng [21: 217] là việc đối chiếu các ngôn ngữ không còn giới hạn như những hệ thống khép kín “trong bản thân nó và vì nó” (Saussure [129]) mà còn đối chiếu các phương tiện giao tiếp, hành chức trong những ngữ cảnh cụ thể và trong các bối cảnh văn hóa nhất định. Cụ thể trong luận án này, chúng tôi sử dụng quan điểm phân tích đối chiếu diễn ngôn để tìm hiểu những tương đồng và khác biệt trong hệ thống diễn ngôn và những đặc điểm của văn hóa, xã hội thể hiện qua diễn ngôn; đồng thời cũng tiếp cận quan điểm đối chiếu từ góc độ ngữ dụng. Trong thực tế, hướng nghiên cứu này đã được nhiều người quan tâm và đề cao trong xu hướng ngôn ngữ học hiện đại vì nó chú trọng đến “thẩm năng giao tiếp” và vì nó giúp chúng ta tiếp cận công tác đối chiếu từ góc độ giao tiếp cho nên có thể làm rút ngắn “con đường từ miêu tả lý thuyết đến thực tiễn dạy học” các ngôn ngữ (Faerch, 1977- trích trong [22]). Nói khác đi, vấn đề đối chiếu ở đây thuộc phạm trù chức năng và các công việc so sánh đối chiếu đều dựa trên các chức năng giao tiếp trong từng bối cảnh cụ thể của ngôn ngữ thể hiện trong các nghiệm thể. Hai nghiệm thể được sử dụng cho mục đích đối chiếu trong luận án này thuộc hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Đây là hai ngôn ngữ mà nhiều nhà nghiên [...]... tư tưởng và quyền phát ngôn của người phát ngôn khẩu hiệu Chương 3: Các đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt dưới góc nhìn của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán Chương này được tiến hành với các bước và trình tự y hệt như chương 2, nhưng trên tư liệu là KH CTXH tiếng Việt xi Chương 4: So sánh - đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt Đây là... pháp và cấu trúc diễn ngôn (4) So sánh - đối chiếu rồi đi đến kết luận về các tương đồng và khác biệt của KHTA và KHTV 6 Tư liệu của luận án - Phần cơ sở lý luận của luận án được đúc kết thông qua tiếp cận các tài liệu lí luận ngôn ngữ học đại cương, ngôn ngữ học ứng dụng, lí thuyết giao tiếp bằng tiếng Anh và tiếng Việt - Phần phân tích khẩu hiệu được tiến hành trên tư liệu KH CT-XH thu thập được từ tiếng. .. trong và ngoài nước Chương 2: Các đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh dưới góc nhìn của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán Ở chương 2, các đặc điểm sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn của KH CT-XH tiếng Anh được phân tích theo đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán theo mô hình của Norman Fairclough, dựa trên cơ sở của lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của. .. quán xã hội cũng như diễn ngôn phản ánh tập quán xã hội mà nó là một bộ phận Trên cơ sở đó, luận án xem xét KH CT-XH với tư cách là một 14 thể loại diễn ngôn đặc biệt và chọn phân tích diễn ngôn KH CT-XH thông qua áp dụng các phương pháp và nguyên lý của phân tích diễn ngôn để tiến hành phân tích diễn ngôn KH CT-XH chính trị - xã hội tiếng Anh và tiếng Việt Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của. .. tả ở từng thứ tiếng và so sánh - đối chiếu trên từng cặp phạm trù - Theo hướng định tính, chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả và phân tích diễn ngôn (theo đường hướng PTDNPP) để tìm ra các đặc điểm sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn trong diễn ngôn khẩu hiệu; rồi tiến hành đối chiếu các phạm trù trên của KH CT-XH ở cả hai thứ tiếng để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt... cơ sở tiếp thu các định nghĩa trên đây và vì luận án đặt mục tiêu tập trung phân tích diễn ngôn đối với thể loại khẩu hiệu chính trị - xã hội, bản thân tác giả có thể rút ra một định nghĩa khái quát nhất làm cơ sở cho nhiệm vụ nghiên cứu 4 KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt của luận án sau này là Khẩu hiệu chính trị xã hội là thể loại diễn ngôn đặc biệt với lối diễn đạt súc tích, ngắn gọn, dễ nhớ được... biệt của mỗi loại khẩu hiệu, thì cả khẩu hiệu quảng cáo và khẩu hiệu chính trị - xã hội đều được quan tâm nghiên cứu bằng cách sử dụng các lý thuyết khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là theo cách tiếp cận cấu trúc luận Xuất phát từ những luận điểm của học thuyết Saussure coi ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu võ đoán và đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ là hệ thống ngôn ngữ; hay quan điểm của Chomsky coi đối. .. toàn (đối) - Save the world, save yourself (lặp) - Rừng là vàng, chúng ta phải gìn giữ nó như tài sản của mỗi người (thế) 1.1.1.2.2 Ngôn ngữ KH CT-XH Ngôn ngữ khẩu hiệu có một vài đặc điểm chuyên biệt khi phân biệt với ngôn ngữ của các thể loại diễn ngôn khác Riêng khái niệm khẩu hiệu hiểu theo tiếng Hán Việt, thì khẩu là miệng cho nên khẩu hiệu là những câu có tính hô hào bằng miệng Đã là câu hô hào... cấu trúc ngữ pháp và cách thức tổ chức của diễn ngôn giữa KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt; đồng thời lý giải các nguyên nhân của sự lựa chọn đặc điểm ngôn ngữ dựa trên các cơ sở đặc trưng về chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia Việc áp dụng cùng một khung phân tích cho cùng một thể loại trong hai ngôn ngữ (Anh và Việt) có thể dẫn đến nhiều nét tương đồng từ góc độ các nguồn lực ngôn ngữ được sử... sự … Quan trọng và chủ đạo hơn, hướng phân tích đối chiếu diễn ngôn - hướng tiếp cận chính của luận án - sẽ quan tâm đến đối chiếu tính mạch lạc của diễn ngôn (là bình diện vừa có tính phổ quát vừa mang những nét đặc thù của một ngôn ngữ cụ thể), cấu trúc vi mô của diễn ngôn và việc tạo lập văn bản với những khía cạnh xuyên văn hóa Bùi Mạnh Hùng [21:230] phát biểu rằng ở bình diện diễn ngôn, sự khác . trúc diễn ngôn nào? (2) Khẩu hiệu CT-XH tiếng Việt có những đặc điểm từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn nào? (3) Khẩu hiệu CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt có những điểm tương đồng và. ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN CỦA KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 117 4.1. Đặt vấn đề 117 4.2. Những đặc điểm tương đồng của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh (viết. vi mô của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh . 80 2.6. Tiểu kết chương 2 81 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA DIỄN NGÔN KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT DUỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ