1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng anh và tiếng việt (TT)

56 680 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu chính trị-xã hội KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt; tìm ra sự tương đồng và những k

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khẩu hiệu chính trị-xã hội là công cụ tuyên truyền của xã hội hiện đại, nhằm giáo dục vận động, thuyết phục người dân trong một cộng đồng Nhận thấy đây là loại hình diễn ngôn đặc biệt và với mong muốn khám phá mối quan hệ giữa ngôn ngữ- quyền lực-hệ tư tưởng trong diễn ngôn khẩu hiệu ở tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi chọn thực hiện đề tài nghiên cứu “Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt”

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu chính trị-xã hội (KH CT-XH) tiếng Anh và tiếng Việt; tìm ra sự tương đồng và những khác biệt trong các chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn giữa KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt; góp phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn là sự thể hiện của các mặt xã hội đó; giúp những cơ quan, tổ chức hay cá nhân thiết kế KH CT-

XH có những chiến lược xây dựng các khẩu hiệu đúng, thuyết phục vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật và có giá trị giao tiếp cao

3 Mục tiêu nghiên cứu

4 Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH CT-XH, bao gồm chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn Phạm vi nghiên cứu là diễn ngôn khẩu hiệu (thể loại KH CT-XH) tiếng Anh và tiếng Việt được sử dụng ở những nơi công cộng như đường phố, công sở - văn phòng, trường học… cho những mục đích giáo dục hay thuyết phục riêng Đối tượng nghiên cứu tiếng Anh (500 mẫu) bao gồm những khẩu hiệu được sử dụng ở Hoa Kỳ trong phạm vi thời gian 50 năm từ khoảng 1960 - 2014 Đối tượng tiếng Việt (500 mẫu) được thu thập trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước Việt nam từ sau 1975 - 2014

5 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp chủ yếu:

- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc diễn ngôn), vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn (theo đường hướng PTDN Phê Phán)

- Phương pháp so sánh - đối chiếu (để làm nổi bật những điểm tương đồng

và khác biệt giữa hai nghiệm thể diễn ngôn)

+ Phương pháp hỗ trợ: thu thập tư liệu, phân tích tư liệu, phương pháp

thống kê, phương pháp quy nạp

Trang 2

Cụ thể, luận án chọn đường hướng PTDNPP chức năng hệ thống do Norman Fairclough [68] khởi xướng với các phương pháp PTDN dựa trên cơ sở lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của M.A.K Halliday [83] để phân tích các đặc điểm diễn ngôn của KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt bao gồm cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn theo mạng lưới các giá trị trong diễn ngôn như giá trị kinh nghiệm, giá trị quan hệ và giá trị biểu cảm như các câu hỏi gợi ý của Norman Fairclough [68] và thông qua việc lý giải cơ chế họat động của ngôn ngữ gắn với các thực tiễn xã hội có thể liên quan đến các chức năng ý niệm/kinh nghiệm (ideational/ experiential), liên nhân (interpersonal) và tạo văn bản (textual)

6 Tư liệu của luận án

7 Ý nghĩa/ đóng góp mới của luận án

- Mô tả đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt trên cơ sở của lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống, tức là xem ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, là tập quán xã hội và chịu sự tác động của các điều kiện chính trị, văn hóa xã hội

- Tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cách thức tổ chức của diễn ngôn giữa KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt; đồng thời lý giải các nguyên nhân của sự lựa chọn đặc điểm ngôn ngữ dựa trên các cơ sở đặc trưng về chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia Đặc điểm của thể chế chính trị, văn hóa xã hội sẽ góp phần quy định quyền phát ngôn và kiểu phát ngôn ở mỗi khẩu hiệu Và luận án có nhiệm vụ làm rõ sự phản ánh này

- CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Khẩu hiệu

1.1.1.1 Khái niệm khẩu hiệu (slogan)

Khái niệm khẩu hiệu (tiếng Việt) hay “slogan” (tiếng Anh) tồn tại trong nhiều ngôn ngữ và nền văn hóa trên thế giới Theo từ điển

Merriam-Webster [111], từ slogan được cho là biến thể của từ slogorn - xuất phát từ tiếng Xen-tơ của người Xcốt-len là sluagh-ghairm (trong đó sluagh là “army/ war” (quân đội/chiến tranh) còn ghairm là “cry” (khóc/ kêu la) Trong từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary of Current English [63:1201], Crowther đã định nghĩa rằng “Khẩu hiệu là một từ hoặc một cụm từ dễ nhớ để thu hút sự chú ý của người khác hoặc đề xuất một ý kiến nhanh chóng” Có thể nói cách định nghĩa có tính bao hàm nhất

Trang 3

là của Từ điển American Heritage Dictionary, nơi mà khẩu hiệu được định

nghĩa là “một cụm từ/ngữ thể hiện mục đích hoặc bản chất của một cơ quan, đoàn thể hoặc một ứng cử viên”; “là câu nói được dùng đi dùng lại nhiều lần trong các chiến dịch quảng cáo hay quảng bá”; “là câu nói đặc biệt và có chủ đề, dễ thu hút người khác, được dùng trong quảng cáo, chính trị để vận động cho một sản phẩm, ứng viên hay một nguyên do nào

đó Trong khi đó, ở Việt Nam, khái niệm khẩu hiệu trong Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý có nghĩa là “câu ngắn gọn, thôi thúc hành động nhiều người” [43:894], ví dụ: “Hãy cùng nhau chung tay vì cộng đồng”

Tùy vào những mục đích cụ thể, khẩu hiệu được định nghĩa theo nhiều cách Ví như trong quảng cáo thương mại, khẩu hiệu thương mại của một công ty được xem là một câu nói hay đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục về một thương hiệu Bên cạnh khẩu hiệu quảng cáo, với mục đích tuyên truyền các chính sách xã hội

và mục tiêu chính trị, khẩu hiệu chính trị - xã hội (KH CT-XH) được xem là những “tuyên ngôn” của các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quyền lực nhà nước hay các nhóm cá nhân mong muốn thể hiện quyền thuyết phục, vận động người khác làm theo những đường lối, ý muốn của họ

Trên cơ sở tiếp thu các định nghĩa trên đây và vì luận án chỉ tập trung phân tích diễn ngôn thể loại khẩu hiệu chính trị - xã hội, bản thân tác giả có thể rút ra một định nghĩa khái quát nhất làm cơ sở cho nhiệm vụ nghiên cứu KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt của luận án sau này là

“Khẩu hiệu chính trị - xã hội là thể loại diễn ngôn đặc biệt với lối diễn đạt súc tích, ngắn gọn, dễ nhớ được dùng bởi các tổ chức chính trị - xã hội và các nhóm cá nhân để kêu gọi, tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục người khác làm theo các đường hướng, chính sách của họ nhằm thay đổi hiện trạng sống hay các thực tiễn chính trị - xã hội ở các quốc gia.”

1.1.1.2 Tiêu chí để xác định khẩu hiệu

Tiêu chí hình thức của khẩu hiệu - căn cứ vào các chức năng, vai trò,

ý nghĩa nói trên - là các phát ngôn ngắn gọn, có tính cố định để thực hiện chức năng hô hào, vận động và đảm bảo tính dễ nghe, dễ nhớ

1.1.1.2.1 Kết cấu ngữ pháp

(a) Diễn ngôn đơn (văn bản một câu)

(b) Diễn ngôn phức (văn bản từ hai đến bốn câu)

(c) Dạng thức kết cấu đặc biệt

1.1.1.2.2 Ngôn ngữ khẩu hiệu

Khái niệm khẩu hiệu hiểu theo tiếng Hán Việt, thì “khẩu” là miệng cho nên khẩu hiệu là những câu có tính hô hào bằng miệng Đã là câu hô

Trang 4

hào bằng miệng thì nhất thiết phải ngắn gọn để dễ phát ngôn và đồng thời

để cho người nghe dễ nắm bắt, dễ nhớ dẫn đến dễ tác động, dễ kêu gọi Ngôn ngữ khẩu hiệu thường ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ; súc tích, cô đọng

để có tính trọng tâm, và có tiêu điểm thông tin; được cụ thể hóa dưới dạng hành động ngôn từ cụ thể và mang chức năng liên nhân

1.1.1.2.3 Chức năng của khẩu hiệu

Một trong những mục đích rõ rệt nhất của khẩu hiệu là đưa thông điệp của người phát ngôn đến với cộng đồng, làm cho mọi người nhớ và trở nên quen thuộc với thông điệp Vì thế, với tư cách là một công cụ hoặc sản phẩm

tuyên truyền, khẩu hiệu cần có 2 chức năng chủ yếu là thông tin và tác động 1.1.1.2.4 Chủ đề của khẩu hiệu

Rất nhiều nhà nghiên cứu về tuyên truyền và truyền thông cho rằng đối với khẩu hiệu cần thiết nhất vẫn là tính chủ đề hay tính thời sự (topical) Chủ đề của khẩu hiệu phản ánh tác động của điều kiện chính trị - xã hội của mỗi quốc gia đến cách vận động, thuyết phục người dân

1.1.1.3 Phân loại khẩu hiệu

Có hai dạng khẩu hiệu chủ yếu, đó là khẩu hiệu quảng cáo và khẩu hiệu chính trị - xã hội Cần phân biệt rõ giữa khẩu hiệu quảng cáo và KH CT-XH về mặt vai trò, ý nghĩa, và chức năng Nếu khẩu hiệu quảng cáo

là những câu nói tác động vào đối tượng người tiêu dùng để họ nhớ tới sản phẩm - dịch vụ của nhà sản xuất … thì KH CT-XH là những câu nói thuộc dạng “tuyên ngôn” của các tổ chức chính trị - xã hội Ngôn ngữ khẩu hiệu CT- XH cần thiết phải ngắn gọn nhưng phải trau chuốt, có tính vận động-tuyên truyền cao, và có khả năng tác động trực tiếp vào tinh thần thái độ, nhiệm vụ, tính tự giác, tính cộng đồng của người dân

1.1.2 Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn

1.2 Những cơ sở lý luận chủ yếu và liên quan được áp dụng để phân tích diễn ngôn khẩu hiệu

1.2.1 Những luận điểm cơ bản của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn Phê phán (Critical Discourse Analysis- CDA)

Khuynh hướng phát triển của các trường phái ngôn ngữ học kể từ những năm 50 đến cuối thể kỷ 20 đã có nhiều chuyển biến đáng kể, đặc biệt là việc chủ nghĩa cấu trúc luận với đối tượng nghiên cứu là hệ thống ngôn ngữ và tri năng (competence) đã lộ rõ khiếm khuyết là ít quan tâm đến khía cạnh sử dụng của ngôn ngữ đã dần nhường bước cho xu hướng chức năng luận với các đại diện chủ yếu là phân tích diễn ngôn; dụng học, ngữ nghĩa học, ngôn ngữ học chức năng và phân tích diễn ngôn phê phán Từ việc ra đời của Phân tích Diễn ngôn (PTDN) trong

Trang 5

môi trường chức năng luận, đường hướng Phân tích Diễn ngôn phê phán (PTDNPP)- Critical Discourse Analysis (CDA) (là một đại diện của Khoa học phê phán-) đã được hình thành từ những năm 70 của thế kỷ 20 trên nền tảng của Ngữ pháp chức năng và được xem là “một hướng tiếp cận,

hệ lý luận, giải quyết các vấn đề xã hội, hệ tư tưởng, thái độ…” [17:14] Các nhà ngôn ngữ học chủ yếu đã có công trong việc đặt nền tảng cho đường hướng này cũng như về sau đã thảo luận và tạo ra mạng lưới các nhà nghiên cứu Diễn ngôn phê phán là Kress & Hodge [97], van Dijk [142], Fairclough [68] và Wodak [154] Các nhà ngôn ngữ học thuộc đường hướng CDA chịu nhiều ảnh hưởng bởi lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday, nên các xu hướng chủ yếu của CDA từ đó trở về sau đều dựa trên cơ sở 3 siêu chức năng của ngôn ngữ Luận án chọn áp dụng phương pháp phân tích diễn ngôn theo đường hướng PTDN phê phán, dựa trên mô hình của Norman Fairclough [68] bao gồm hệ thống các câu hỏi phân tích về chức năng kinh nghiệm, liên nhân và tạo văn bản của từ ngữ, ngữ pháp và các cấu trúc diễn ngôn

1.2.2 Những căn cứ ngôn ngữ học của việc PTDNPP

1.2.2.1 Lý thuyết Ngữ pháp Chức năng Hệ thống (Systemic Functional Grammar- SFG)

Theo Halliday M.A.K, phân tích ngữ pháp là một quan điểm 3 bình diện, là phân tích nghĩa theo 3 cấp độ Đối với Halliday, ngữ pháp được xem là hệ thống, chứ không phải là các quy tắc Ông quan niệm rằng, ngôn ngữ là một nguồn lực về nghĩa Ông đồng hóa nghĩa với chức năng

và ông sử dụng cú như là một đơn vị cơ sở để giải thích chức năng ngôn ngữ Ông khẳng định ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp, và phải thực hiện 03 chức năng (siêu chức năng)

(a) Chức năng kinh nghiệm

(b) Chức năng liên nhân

(c) Chức năng tạo văn bản

1.2.2.2 Ngữ nghĩa học tri nhận (cognitive semantics)

Một trong những xu hướng chính của ngữ nghĩa học nhận thức là cách tiếp cận kinh nghiệm, thông qua việc miêu tả nghĩa theo hướng thực tế và kinh nghiệm để tái hiện những gì xảy ra trong đầu người phát ngôn và người tiếp nhận, gắn với kinh nghiệm của họ về thế giới bên ngoài Điều này khá giống với cách mô tả thế giới kinh nghiệm trong lý thuyết SFG của Halliday Tuy nhiên, việc nhận thức về thế giới kinh nghiệm có khi còn mang nhiều yếu tố chủ quan Nhờ thế, cách tiếp cận này được vận dụng để phân tích sự thể hiện tư tưởng, thái độ hay chính kiến của người tạo diễn ngôn

Trang 6

1.2.2.3 Cách tiếp cận dụng học (pragmatics)

 Lý thuyết hành động ngôn từ (Speech acts theory)

 Nguyên tắc cộng tác của Paul Grice

1.2.3 Một vài cơ sở lý luận liên quan khác để phân tích diễn ngôn khẩu hiệu

1.2.3.1 Quan niệm về Thể diện và Thuyết Lịch sự

1.2.3.2 Khái niệm quyền lực và hệ tư tưởng trong diễn ngôn

Vì tính chất và phương pháp phân tích CDA có những đặc thù riêng, nên việc xác định khái niệm quyền lực cũng như hệ tư tưởng - những nền tảng xã hội của công tác CDA - khi thực hiện CDA có ý nghĩa quan trọng Lịch sử phát triển của xã hội văn minh đã chứng minh rằng quyền lực là một phạm trù cơ bản nhất của chính trị học Thực tế cũng đã cho thấy nhiều xã hội có giai cấp đã sử dụng ngôn ngữ để đấu tranh nhằm mục đích duy trì hay bảo vệ quyền lực của mình Tuy nhiên khái niệm quyền lực (hay quyền thế) trong diễn ngôn được hiểu trên nền tảng xã hội học và ngôn ngữ học là một khái niệm có những phạm trù nghĩa rất rộng lớn, chứ không chỉ gói gọn trong phạm vi quyền lực chính trị Van Dijk đồng nghĩa hóa quyền lực với khả năng tiếp cận và sở hữu nguồn lực có giá trị cao trong xã hội như của cải, địa vị, sức mạnh hay tri thức Theo ông, quyền lực xã hội bao hàm sự kiểm soát của một nhóm xã hội này đối với một nhóm xã hội khác trên các phương diện hành động hay suy nghĩ,

và vì thế mà giới hạn sự tự do hành động của người khác hoặc tác động đến tri thức, thái độ và hệ tư tưởng của họ Fairclough [68] và Bachrach

& Botwinick [48] cũng đã chia sẻ với van Dijk về những nhận định này Fairclough [68] xem khái niệm diễn ngôn là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội và cho rằng việc tái tạo các quan hệ quyền lực qua diễn ngôn rất phức tạp và có khi chỉ được ngầm định tiến hành bởi các bên tham gia Và Fairclough còn quan niệm “việc kiểm soát các trật tự diễn ngôn của những người nắm giữ quyền lực chính là yếu tố quan trọng trong việc xác lập và gìn giữ quyền lực của họ” [68: 24,37]

1.3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.3.1 Về khẩu hiệu quảng cáo

1.3.2 Về khẩu hiệu chính trị - xã hội

Từ những năm 30 của thế kỷ XX đã có các bài viết đề cập mục đích

và các đặc trưng nổi bật của khẩu hiệu, trong môi trường văn hóa-xã hội Hoa Kỳ Bernstein [52] đã khảo sát rất nhiều bài diễn văn của các chính trị gia và đi đến kết luận khẩu hiệu chính trị xã hội cần được xác định

Trang 7

mục đích kêu gọi và thuyết phục công chúng bằng ngôn ngữ đặc biệt Lu [106] đã sử dụng mô hình mối quan hệ giữa hệ tư tưởng và biểu tượng chữ viết để nghiên cứu cách sử dụng các khẩu hiệu chính trị của Đảng cộng sản Trung Hoa từ những năm 60 đến những năm 80 Bên cạnh các nghiên cứu về khẩu hiệu chính trị, còn có các nghiên cứu về khẩu hiệu xã hội Barton [50] đã khảo sát yếu tố “lặp” trong diễn ngôn bằng cách miêu

tả các chức năng đa dạng của cách dùng lặp đi lặp lại các khẩu hiệu để chứng minh chức năng truyền đạt thông tin và chức năng tương tác giữa các thành viên trong nhóm Marlow [107] đã phân tích cách tạo ra các khẩu hiệu có ý nghĩa về mặt ngôn từ để không chỉ hô hào “suông”, mà có thể hiểu được bản chất vấn đề nỗ lực học tập trong các trường trung học để

từ đó, viết được những khẩu hiệu thực sự giúp kích hoạt sự tự thân vận động và khám phá bản thân của học sinh trong trường học Từ lịch sử vấn

đề nghiên cứu về khẩu hiệu nói trên, chúng tôi nhận thấy vẫn còn vấn đề

bỏ ngỏ liên quan đến khẩu hiệu tạo điều kiện để đi sâu nghiên cứu đó là:

Phân tích diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt theo đường hướng Phân tích diễn ngôn phê phán để nhận diện cơ chế sử dụng quyền lực trong diễn ngôn và việc thể hiện tư tưởng, thái độ của những người soạn thảo và ban hành khẩu hiệu cũng như những vấn đề chính trị-xã hội phản ánh thông qua diễn ngôn, từ đó giúp người phát ngôn kiến tạo những khẩu hiệu đảm bảo các chức năng và độ thuyết phục về mặt ngôn ngữ, đồng thời phát huy được các chức năng của ngôn ngữ để làm thông điệp tuyên truyền hiệu quả trong đời sống chính trị-xã hội của mỗi quốc gia

- CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA DIỄN NGÔN KHẨU HIỆU

CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG ANH DUỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ

THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN

2.1 Đặt vấn đề

2.2 KH CT-XH tiếng Anh- một số vấn đề chung

2.2.1 Bối cảnh xã hội của KH CT-XH tiếng Anh

2.2.2 Nội dung chủ đề của KH CT-XH tiếng Anh

Bảng 2.1 Một số chủ đề chính của KH CT-XH tiếng Anh

Trang 8

4 An toàn giao thông-Tác hại của bia rượu 58 11,6

2.3 Những đặc điểm sử dụng từ ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị xã hội tiếng Anh theo quan điểm của LT PTDNPP

2.3.1 Giá trị kinh nghiệm của từ ngữ

Khẩu hiệu CT-XH tiếng Anh tập trung phản ánh những vấn đề chính

trị-xã hội đang được quan tâm nên trường diễn ngôn là các vấn đề chính trị-văn hóa-xã hội Bảng 2.2 chỉ ra các trường từ vựng chính trị-xã hội ở mỗi chủ đề của KH CT-XH tiếng Anh

Bảng 2.2 Trường từ vựng của một số chủ đề khẩu hiệu CT-XH TA

trị-xã hội-văn hóa

Tần suất (*)

1 Environment-Energy

(Môi trường và năng lượng)

water, conserve, save, recycle, energy, power, earth, waste, trash, turn off the lights, electricity, cut trees , protect,

4 Road safety-Drinking (An toàn

giao thông và tác hại của uống bia

rượu đến việc lái xe)

driving, drinking, drunk, live, accident, kill,

alcohol/alcoholic/alcoholism, drug

60/57

Trước hết, đối với vấn đề môi trường-năng lượng, nỗi lo về tác hại của

ô nhiễm môi trường, sự thiếu hụt nguồn năng lượng từ thiên nhiên và năng lượng dự trữ cho tương lai đã trở nên thường trực trong quốc sách của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là một nước phát triển như Hoa Kỳ Khẩu hiệu về lĩnh vực này có khá nhiều các từ ngữ phản ánh sự quan tâm của

con người đối với vấn đề này như water, conserve, save, recycle, energy, power, earth, waste, trash, turn off the lights, electricity, cut trees , protect, better Trong đó, hai khái niệm water (nước) và conserve (bảo tồn) được sử

dụng với tần suất rất cao Qua đây cũng có thể thấy lăng kính phản ánh các vấn đề thuộc chủ đề môi trường và năng lượng của Hoa Kỳ chỉ ra rằng bên cạnh những vấn đề chung khác về bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn năng lượng thì vấn đề ưu tiên nhất của họ vẫn là sự thiếu hụt nguồn nước

Trang 9

sạch và sự cần thiết phải tiết kiệm nước Bên cạnh đó, chủ đề chính trị- vận động bầu cử lại là một lĩnh vực khá thú vị Có nhiều từ ngữ thuộc trường

diễn ngôn ở lĩnh vực này như change (thay đổi), people (người dân), power (quyền lực), believe (tin, lòng tin), leader (lãnh đạo), empire (đế chế), the rich (người giàu), the poor (người nghèo), Black (người da đen), Red (cộng sản), agree (đồng ý), vote (bỏ phiếu), overtake (lật đổ), war (chiến tranh), tên các ứng viên bầu tổng thống (Roosevelt, Clinton, Obama), tên các nước

(America, Australia, Scotland…) Ở Hoa Kỳ, bầu cử một người đứng đầu một đảng phái hay nhà nước là một quá trình tranh cử công khai, kéo dài với nhiều chiến dịch rầm rộ, quy mô và với sự đầu tư thích đáng

Trong quá trình giúp bộc lộ các giá trị kinh nghiệm của đời sống văn hóa-chính trị xã hội, KH CT-XH tiếng Anh đặc biệt phản ánh đúng bức tranh

về thế giới của xã hội Hoa Kỳ với nhóm các chủ đề rất thời sự trong một thời gian dài, bao gồm anti-racism (Chống phân biệt chủng tộc), anti-terrorism & gun boycott (Chống khủng bố- tẩy chay súng đạn) và anti-trafficking & illegal immigration (Chống buôn người và di dân bất hợp pháp) Các từ ngữ

giúp phản ánh đúng bức tranh này là terrorism, gun, religion, violence, security, stop, risk, protest (chủ đề chống khủng bố và tẩy chay súng đạn); race, racism, racial, racist, color, discrimination, fight (chủ đề chống phân biệt chủng tộc) và human, traffick, illegal, immigrate (chủ đề chống buôn

người và di dân bất hợp pháp)

2.3.2 Giá trị quan hệ (liên nhân) của từ ngữ

Bảng 2.3 Giá trị quan hệ của từ ngữ thể hiện qua cách dùng uyển ngữ và

từ ngữ trang trọng hoặc thiếu trang trọng- Một số ví dụ

Protest against the spectacular

exterior and inner emptiness

Ẩn dụ từ vựng, hàm ý phê phán

sự trái ngược giữa cái được hô hào và thực chất công cuộc chống khủng bố của Hoa Kỳ

Everyone should be colorblind to see

the beauty of people

Laundry is the only thing that should

be separated by color

Ẩn dụ từ vựng-ngữ nghĩa để kêu gọi chống chia rẽ sắc tộc, chống sự kì thị đối với người da màu, mà chủ yếu

Hey, Hey, LBJ, how many kids you

kill today? Dùng từ hô gọi “hey” và từ ngữ “giết” là cách nói thiếu trang trọng để thể

hiện sự coi thường đối với Lyndon B Johnson - tổng thống thứ 36 của Hoa

kì và chống đối cuộc chiến tranh của

Trang 10

ông tại Việt Nam

thế hiện sự không tôn trọng đối với nhóm người giàu ở xã hội Mỹ

In Your Guts, You Know He's Nuts Dùng lối nói nhại từ câu "In Your

Heart, You know He's Right" thể hiện sự thiếu trang trọng, coi thường đối với Thượng nghị sĩ Mỹ Barry Goldwater, ứng cử viên tổng thống

Mỹ năm 1964 Tiếp đến, giá trị liên nhân của từ ngữ còn được thể hiện thông qua cách dùng các từ tình thái quan hệ và tình thái biểu cảm với các trợ từ tình thái như “should” (6 lượt) để cho lời khuyên, “must” (3 lượt) để thể hiện sự bắt buộc của một hành động, “can/could” (64 lượt) để diễn tả sự cho phép hoặc khả năng có thể xảy ra của sự việc, hay “may/ might” (8 lượt)… để thể hiện mức độ có thể xảy ra của sự việc… là những phương tiện để (1) thể hiện tính lịch sự thông qua yếu tố giả định cách (subjunctive); (2) thể hiện quyền lực của người phát ngôn; và (3) diễn tả các yếu tố cho phép hay cấm đoán trong diễn ngôn khẩu hiệu

2.3.3 Giá trị biểu cảm của từ ngữ

Giá trị biểu cảm của từ ngữ thể hiện sự đánh giá của con người đối với vấn đề chính trị-xã hội có thể thông qua các từ ngữ hiển ngôn hoặc hàm ngôn, nhưng tất cả đều mang tính tư tưởng Khảo sát diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh, có thể thấy một số từ ngữ thể hiện sự đánh giá của người sử dụng diễn ngôn cũng như qua đó thể hiện thái độ đối với các vấn đề chính trị-xã hội của các nước nói tiếng Anh như sau:

- Turn in your arms The government will take care of you

- Donation shows appreciation

- Cruelty is one fashion statement we can do without

Trong hai ví dụ đầu, từ ngữ “take care” (chăm sóc) và “appreciation” (cảm kích, biết ơn) mang nghĩa đánh giá tích cực; trong khi đó trong các

ví dụ tiếp theo, khẩu hiệu lại sử dụng hình thức từ ngữ mang nghĩa đánh giá tiêu cực (cruelty- tàn bạo; disease- căn bệnh, wild-điên cuồng, not working-không hiệu quả)… Những cách lựa chọn từ ngữ ở cả hai thái cực như vậy một mặt giúp thể hiện sự đánh giá tích cực hay tiêu cực đối với vấn đề; mặt khác, còn là hình thức ngôn ngữ thuyết phục nhằm làm

Trang 11

cho người nghe ngẫm nghĩ, thuyết phục họ có cái nhìn phản biện (critical look) đối với vấn đề chính trị-xã hội đang được vận động

2.3.4 Sử dụng biện pháp ẩn dụ

Trong CDA, ẩn dụ là cách để diễn đạt một khía cạnh kinh nghiệm dưới dạng một khái niệm khác, chứ không nhất thiết phải là cách diễn ngôn theo nghĩa đen của nó; và mỗi kiểu ẩn dụ khác nhau đều tạo ra những hệ quả tư tưởng khác nhau tương ứng ([68], [98]) Lakoff & Johnson [98] nhận xét ẩn dụ không những làm cho những suy nghĩ của con người càng thêm sâu sắc và thú vị mà chúng còn giúp định hình những nhận thức và hiểu biết của họ Chính vì thế nghiên cứu khía cạnh

sử dụng ẩn dụ trong diễn ngôn và cách sử dụng ẩn dụ để bộc lộ hệ tư tưởng và thái độ là hoàn toàn phù hợp trong CDA Khẩu hiệu là một thể loại diễn ngôn thuyết phục công chúng Khẩu hiệu hướng tới chức năng tác động trong khi ẩn dụ ý niệm, đặc biệt là các ẩn dụ cấu trúc (structural metaphors) có chức năng tác động rất lớn Cho nên việc sử dụng các ẩn

dụ ý niệm có tác dụng to lớn trong việc kêu gọi, vận động người khác

Ví dụ trong khẩu hiệu vận động tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm

1936 “Sunflowers die in November” (Hoa hướng dương tàn vào tháng 11), việc dùng hiện tượng ẩn dụ với các từ ngữ sunflower, die, November

có ý nghĩa ẩn dụ rất sâu sắc Trong ẩn dụ ý niệm, ý niệm “die” (chết, tàn)

là một hiện tượng tự nhiên Hoa hướng dương (hay bất kì loại hoa nào khác và xa hơn là bất kỳ sinh vật nào khác) thường có chu kì, hết nở lại tàn; cũng như đời người được sinh ra, lớn lên và rồi cũng sẽ qua đời Nhưng nếu xét về tình hình chính trị - xã hội của Hoa Kỳ lúc bấy giờ, có thể thấy những người ủng hộ ứng cử viên Franklin D Roosevelt đang cố gắng vận động tranh cử cho người của mình bằng cách nói về đối thủ Alf Landon, người sinh ra và lớn lên ở bang Kansas, và bang này đang chọn hoa hướng dương làm biểu tượng hoa của bang Tháng 11 năm đó lại là thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Cho nên ý nghĩa ẩn dụ của khẩu hiệu này là

ý niệm về cuộc đời - diễn tả một sự việc được cho là thuận theo lẽ tự nhiên

là quy luật sinh - tử của đời người

Tần suất của các kiểu ẩn dụ này chiếm 8% của 500 mẫu diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh Việc dùng các kiểu ẩn dụ này trong diễn ngôn đã ít nhiều giúp người phát ngôn thể hiện “quyền lực” một mặt để bày tỏ thái

độ, tư tưởng của mình; mặt khác đạt giá trị biểu cảm và giá trị quan hệ (liên nhân) rất cao, giúp cho họ đạt được các mục tiêu giao tiếp trong tuyên truyền của khẩu hiệu

Trang 12

2.4 Những đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị xã hội tiếng Anh theo quan điểm của LT PTDNPP

2.4.1 Giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp

Kết quả phân tích các quan hệ chuyển tác trong KH CT-XH tiếng Anh,

có thể thấy các kiểu quá trình chủ yếu được sử dụng để làm nổi bật tính tư tưởng là quá trình vật chất và quan hệ Kết quả khảo sát 897 cú phức thuộc

500 mẫu diễnngôn KH CT-XH tiếng Anh cho kết quả như sau:

Bảng 2.4 Tóm tắt kết quả khảo sát các kiểu quá trình của các câu có quan hệ chuyển tác trong KH CT-XH tiếng Anh

Kiểu quá trình Số lượng

là ba kiểu quá trình chính trong hệ thống chuyển tác tiếng Anh

Theo kết quả khảo sát, các kiểu cấu trúc câu chủ yếu là loại kết cấu S+V hoặc S + V + O để thể hiện quá trình vật chất “ai làm gì” (gần 50%) hoặc một số ít diễn đạt quá trình tinh thần Tiếp đến, kết cấu S+V +

C để chỉ các kiểu quá trình quan hệ “ai là gì” hay “ai thế nào” (gần 25%) với các nội dung mô tả tính chất, phẩm chất, đặc điểm hoặc xác định kiểu dạng (identity) của sự vật-hiện tượng làm chủ ngữ

Cuối cùng, việc sử dụng các cấu trúc câu chủ động và bị động trong KH CT-XH tiếng Anh cũng cho thấy nhiều yếu tố thuộc thế giới kinh nghiệm của loại hình diễn ngôn này Trong số 805 cú phức của 500 mẫu khẩu hiệu tiếng Anh được khảo sát, có 97.14% câu chủ động và chỉ

có 2.86% câu bị động

- Terrorism has no religion (tác nhân là “sự khủng bố”)

- Killing for recreation is obscene (tác nhân là “Việc giết động vật

cho mục đích tiêu khiển”)

Trang 13

2.4.2 Giá trị quan hệ của ngữ pháp

Kết quả khảo sát 593 câu thuộc 500 diễn ngôn khẩu hiệu cho thấy các kiểu phát ngôn chủ yếu của KH CT-XH tiếng Anh là câu mệnh lệnh, câu trần thuật và câu hỏi tu từ, với tỉ lệ như sau:

Bảng 2.5 Các kiểu phát ngôn chủ yếu trong khẩu hiệu tiếng Anh Kiểu phát

activity

Thiết lập quan hệ giữa người nói và người nghe; đó là cung cấp thông tin để giáo dục về hành động cần làm để chống khủng bố

Cầu

khiến

203 34,23 Kill the cigarrettes

before they kill you

Thiết lập quan hệ giữa người nói và người nghe; đó là kêu gọi, thuyết phục dừng hút thuốc

lá để tránh tổn hại sức khỏe

Câu

hỏi tu

từ

22 3,70 If you know you

are driving to your death - would you still drive so fast?

Thiết lập quan hệ hoặc thuyết phục hoặc giáo dục bằng hình thức câu hỏi mà không cần trả lời

Để xem xét giá trị quan hệ của các hiện tượng ngữ pháp, Fairclough [68] còn đề nghị khảo sát lượt sử dụng các đại từ I/ We/ You (Tôi/ chúng tôi/ chúng ta/ các bạn) trong diễn ngôn để thấy mối quan hệ giữa người nói và người nghe Trong 500 mẫu diễn ngôn khẩu hiệu, có 60 lượt sử

dụng đại từ I/We (chiếm 12%) và 132 lượt sử dụng đại từ you (chiếm

26,4%) Cụ thể, đại từ “I” là để xác định tính chịu trách nhiệm cũng như thể hiện chính kiến của người nói (đặc biệt là trong các kiểu quá trình tinh thần như I think, I believe…) Còn đại từ “We” có thể diễn đạt hai kiểu ý đồ của người phát ngôn để tạo lập quan hệ: một là we- chúng tôi, với ý nghĩa tương tự như đại từ “I”, ngoại trừ khả năng gia tăng số lượng người cùng chịu trách nhiệm và mang tính tập thể hơn; hai là we- chúng

ta, với ý nghĩa liên nhân là một sự ràng buộc giữa người phát ngôn và nhóm người tiếp nhận phát ngôn

2.4.3 Giá trị biểu cảm của ngữ pháp

Với Fairclough, giá trị biểu cảm của ngữ pháp thường tập trung vào tính tình thái biểu cảm, và trong một số trường hợp cũng cần phân biệt rõ với tình thái quan hệ [68:128] Fairclough còn cho rằng muốn thể hiện quan điểm tư tưởng trong cấu trúc ngữ pháp, thông thường chúng ta hay dùng các biểu hiện tình thái, thông qua phương tiện các động từ, trợ động

Trang 14

từ hay trạng từ tình thái như: may/ might, must/have to, can/could… Tuy nhiên, việc tìm hiểu các hệ tư tưởng và thái độ người phát ngôn tiềm ẩn bên trong cần phải được chính người tiếp nhận diễn ngôn khám phá Trong trường hợp của khẩu hiệu chính trị- xã hội tiếng Anh, có 12,8% lượt sử dụng các từ tình thái để thể hiện quan điểm về các vấn đề chính trị-xã hội đang được quan tâm

Cuối cùng, cấu trúc biền ngẫu (paralellism) cũng đã được sử dụng thường xuyên để nâng cao giá trị biểu cảm của các cấu trúc câu trong diễn ngôn khẩu hiệu Cấu trúc này cho phép người sử dụng ngôn ngữ nhấn mạnh về nghĩa thông qua việc lặp lại các mẫu câu hoặc các mẫu câu

đối ngẫu KH CT-XH tiếng Anh sử dụng 12% cấu trúc dạng này, ví dụ: -

No compassion, No peace Know Compassion, Know Peace

2.4.4 Đặc điểm liên kết diễn ngôn phức

Các phương tiện liên kết có thể mang tính nội văn bản hoặc quy chiếu ngoài văn bản Khi ở bên trong văn bản, các phương tiện liên kết hay các đặc điểm liên kết có thể có nhiều hình thức khác nhau Trước tiên, xét

về mặt các liên ngữ logic, kết quả khảo sát 500 mẫu diễn ngôn khẩu hiệu với cú phức cho thấy, các liên ngữ logic được sử dụng làm phương tiện liên kết là “and” (và) với 36 lượt, “nhưng” (but) với 20 lượt, “because” với

4 lượt, “so” (vì thế) với 7 lượt và “or” (hoặc) với 6 lượt sử dụng Các phép quy chiếu, phép thế, phép tỉnh lược, phép nối, phép lặp… được sử dụng như các phương tiện liên kết trong và ngoài văn bản chỉ được khảo sát trong phạm vi 304 cú phức của 259 diễn ngôn phức

Bảng 2.6 Một số đặc điểm liên kết câu và mệnh đề trong KHTA Các đặc điểm

liên kết 304 N= Tỉ lệ (%) Ví dụ

Phép tỉnh lược 12 3,94 Cruelty is one fashion statement we can

do without (without cruelty)

Phép lặp 62 20,39 You don’t fight racism with racism, the

best way to fight racism is with solidarity

Phép quy chiếu 82 26,97 Religion should be used to bring people

together Not blow them apart

Phép thế 4 1,31 Man made global warming, the biggest

scam in the history of mankind to fulfill his

greediness? Understand this Or Nature

will teach you

Phép đối (biền

ngẫu) 37 12,17 No safety- know pain Know safety- no pain

Phép nối 107 35,19 Your health is in your own hands, so be

Trang 15

sure to wash them

2.5 Các đặc điểm cấu trúc diễn ngôn

2.5.1 Độ dài văn bản của diễn ngôn khẩu hiệu

- Hầu hết diễn ngôn khẩu hiệu CT-XH tiếng Anh đều có độ dài không đáng kể, với đa số là khẩu hiệu 1 câu

2.5.2 Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu

Trong phân tích cấu trúc nội tại của văn bản khẩu hiệu, chúng tôi phân tích hai yếu tố để tạo tính mạch lạc cho thể loại diễn ngôn đặc biệt này,

đó là liên kết chủ đề (liên kết hướng ngoại) và cấu trúc đề-thuyết Trong thực tế giao tiếp, mỗi văn bản thường xoay quanh một chủ đề Chủ đề trong liên kết chủ đề được hiểu như đề tài - vật - việc được nói đến; và liên kết chủ đề được xem như là sợi dây nối kết hợp lý giữa những vật, việc được nói đến trong các câu có liên kết với nhau Trường hợp này còn được gọi là liên kết ngoài văn bản khi mà từng diễn ngôn khẩu hiệu đơn

lẻ trong hệ thống mỗi nhóm chủ đề chung đều có sự liên kết về mặt ngữ nghĩa với những diễn ngôn khác trong cùng chủ đề, thể hiện trong bảng 2.7 dưới đây

Bảng 2.7 Các yếu tố thể hiện tính liên kết chủ đề của một số nhóm KH

CT-XH tiếng Anh

1 Anti-terrorism

and gun boycott

terrorism, terror, terrorist 7/15

color, colorful, colorblind, white, black,

race, racism, racist, superiority, inferiority, discrimination

12/16 Thứ tự xuất hiện của các phần trong một văn bản/ diễn ngôn làm nên cấu trúc nội tại của diễn ngôn đó và trật tự này không được quy định theo một ước lệ nào cả Vận dụng lý thuyết thông tin cũ-mới của ngữ pháp chức năng Halliday vào phân tích giá trị tạo văn bản của khẩu hiệu, chúng tôi nhận thấy cấu trúc nội tại của diễn ngôn khẩu hiệu còn được thể

Trang 16

hiện thông qua việc sử dụng đầu đề, câu dẫn và cả cấu trúc thông tin hay cấu trúc đề ngữ-thuyết ngữ Khảo sát 500 mẫu diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh chúng tôi nhận thấy yếu tố nội dung chủ đề của khẩu hiệu được thể hiện trong phần đề ngữ chiếm tỉ lệ khoảng 56,27% và 43,73% là nội dung chủ đề được giới thiệu trong phần thuyết ngữ Tuy nhiên, khi xét về yếu tố thông tin cũ - mới và liên hệ với hai chức năng chủ yếu của khẩu hiệu, chúng tôi nhận thấy rằng có 60,04% khẩu hiệu mang chức năng thông tin và 39,96% khẩu hiệu mang chức năng thuyết phục Vậy việc đặt thông tin phản ánh nội dung chủ đề trong phần đề ngữ- thuyết ngữ của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh không có sự phân hóa rõ ràng, mà còn tùy thuộc vào chức năng của từng thể loại khẩu hiệu hay mục đích phát ngôn nhằm thỏa mãn sự mong đợi của người đọc

2.5.3 Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh

Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh thể hiện tính đơn giản bởi tính chất đặc điểm của thể loại diễn ngôn đặc biệt này Với mục đích tuyên truyền vận động, giáo dục thuyết phục, khẩu hiệu buộc phải đảm bảo tính ngắn gọn nên cấu trúc tổ chức vi mô của thể loại diễn ngôn này một mặt cũng tuân thủ những quy định về liên kết, trật tự văn bản, cấu trúc đề-thuyết; mặt khác thể hiện tính tư tưởng của người phát ngôn trong việc chọn mô hình kết cấu diễn ngôn đơn giản, ngắn gọn và trực tiếp thông qua kiểu tổ chức thông tin cũ-mới

- CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA DIỄN NGÔN KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT DUỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ

THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN

3.1 Đặt vấn đề

3.2 KH CT-XH tiếng Việt_một số vấn đề chung

3.2.1 Bối cảnh xã hội của KH CT-XH tiếng Việt

3.2.2 Nội dung chủ đề của KH CT-XH tiếng Việt

Bảng 3.1 Chủ đề chính của KH CT-XH tiếng Việt –Một số ví dụ

3 Xây dựng và bảo vệ đất nước, củng cố các

Trang 17

6 Tệ nạn xã hội (phòng-chống ma túy) 36 7,2%

3.3 Những đặc điểm sử dụng từ ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị xã hội tiếng Việt theo quan điểm của lý thuyết PTDNPP

3.3.1 Giá trị kinh nghiệm của từ ngữ

Khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt chủ yếu phản ánh những vấn

đề xã hội và việc thực thi pháp luật, cũng như những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta… nên trường diễn ngôn là các vấn đề chính trị-văn hóa - xã hội Có thể thấy ở mỗi chủ đề cụ thể, có nhiều từ vựng thuộc về lĩnh vực chủ trương-chính sách, pháp luật hay các vấn đề xã hội đang được quan tâm Ví dụ đối với vấn đề môi trường, khẩu hiệu có nhiều

từ ngữ phản ánh kinh nghiệm về thế giới của các tham thể về lĩnh vực này

như các khái niệm môi trường, trái đất, đại dương, di sản thiên nhiên, sự sống, cuộc sống, sức khỏe, bền vững, tài nguyên biển, rừng, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển, kinh tế ít các bon…

Bảng 3.2 Tần suất xuất hiện của các từ ngữ thuộc trường từ vựng

về môi trường và năng lượng Stt Từ ngữ Số lần xuất hiện (*) Tỉ lệ phần trăm

Trang 18

đây (2012-2014) xuất hiện các khái niệm mới (với từ ngữ tương ứng) thuộc

các chủ đề có tính thời sự cao như “trẻ em dân tộc”, “sinh đủ hai con”,

“biển - ngư dân - chủ quyền”… chính là một sự phản ánh trung thực và

tức thời những giá trị kinh nghiệm về sự thay đổi của thế giới

3.3.2 Giá trị quan hệ của từ ngữ

Fairclough [68:116] cho rằng, xác định giá trị quan hệ của từ ngữ là sự lựa chọn từ sử dụng trong diễn ngôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hay duy trì các mối quan hệ xã hội giữa các thành viên tham gia giao tiếp Trong ngôn ngữ khẩu hiệu, quan hệ xã hội giữa người phát ngôn và người tiếp nhận phát ngôn cũng đã được thể hiện trong cách chọn sử dụng từ ngữ

Ví dụ từ trước đến nay, khẩu hiệu về an toàn giao thông thường có các dạng:

mệnh lệnh hoặc nghiêm cấm như “Cấm phóng nhanh, vượt ẩu”, “Nghiêm cấm chạy quá tốc độ” Gần đây, chiến lược sử dụng từ ngữ của khẩu hiệu đã

có thay đổi với thông điệp “mềm hóa” khi hướng đến tinh thần trách nhiệm trong lòng mỗi người, tác động đến tình cảm và văn hóa của người dân như

“Lái xe bằng cả trái tim”, “Đằng sau tay lái là gia đình, người thân”,

“Một người có ý thức chấp hành Luật Giao thông đem lại hạnh phúc cho nhiều người”.Với cách sử dụng từ ngữ thể hiện sự tôn trọng người nghe,

người đọc trong các khẩu hiệu như vậy, người phát ngôn đã tác động vào mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, giữa người ban hành và người tiếp nhận “mệnh lệnh” Giá trị quan hệ của từ ngữ còn thể hiện ở việc

có hơn 15% lượt dùng phụ từ “hãy” Đây chính là công cụ kết nối mối quan

hệ liên nhân và sự cam kết đồng lòng giữa người nói và người nghe trong lời kêu gọi của khẩu hiệu

3.3.3 Giá trị biểu cảm của từ ngữ

Trong ngôn từ của khẩu hiệu, giá trị thuyết phục của ngôn ngữ là chức năng trọng tâm Do yêu cầu vận động, tuyên truyền các giá trị văn hóa, xã hội cho cộng đồng nên người biên soạn khẩu hiệu cần quan tâm nhiều đến ngôn ngữ thuyết phục (persuasive language) Fairclough [68:199] cho rằng những người chú ý đến ngôn ngữ thuyết phục sẽ có thể giúp diễn đạt các giá trị biểu cảm của từ ngữ Để đạt được điều đó, việc lựa chọn từ ngữ cho khẩu hiệu cần đạt được những giá trị biểu cảm cao để dễ đi vào lòng người dân, tác động vào tâm tư tình cảm và nhận thức của họ, thông qua khả năng biểu đạt sự đánh giá của người sử dụng ngôn ngữ Một số ví dụ dùng ngôn ngữ biểu cảm:

- Phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn là tội ác

- Hiểm họa giao thông, hãy dừng lại ngay

- Tai nạn giao thông hàng năm cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người

3.3.4 Sử dụng biện pháp ẩn dụ

Trang 19

Ẩn dụ là phương tiện thể hiện khía cạnh kinh nghiệm bằng một hình thức khác, và thông qua đó người phát ngôn có thể thể hiện tư tưởng và thái độ của mình Vì thế sử dụng nhiều kiểu ẩn dụ khác nhau có thể giúp đem lại các giá trị tư tưởng khác nhau trong diễn ngôn Nhiệm vụ của người làm CDA là tìm ra các biểu thức mỹ từ (ẩn dụ) trong diễn ngôn, để hiểu được những ý định, suy nghĩ, thái độ của người phát ngôn Ngôn ngữ của khẩu hiệu là ngôn ngữ dành cho công chúng, nên giá trị thuyết phục càng phải chịu nhiều tác động của sự đánh giá từ nhiều phía đối tượng tiếp nhận Chính vì thế, KH CT-XH tiếng Việt dùng khá nhiều các kiểu ẩn dụ từ vựng như:

- Bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình [V81]

- Phía trước tay lái là cuộc sống Nhanh một phút, chậm cả đời [V147]

- Rừng là vàng Nếu chúng ta biết bảo vệ thì rừng rất quý [V248]

Tần suất của các hiện tượng ẩn dụ này chiếm 11,2 % của 500 mẫu

diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt

3.4 Những đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị xã hội tiếng Việt theo quan điểm LT PTDNPP

3.4.1 Giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp

Có thể thấy các kiểu quá trình chủ yếu được dùng trong khẩu hiệu là

quá trình vật chất, hành vi và quan hệ Kết quả khảo sát 624 cú phức

thuộc 500 mẫu diễnngôn khẩu hiệu cho kết quả như sau:

Bảng 3.3 Tóm tắt kết quả khảo sát các kiểu quá trình của các câu có

quan hệ chuyển tác trong KH CT-XH tiếng Việt

Kiểu quá trình Số lượng

N = 624

Tỉ lệ phần trăm (%)

Trang 20

hành vi cũng là cách thể hiện sự ứng xử của xã hội đối với các vấn đề chính

trị-xã hội đang diễn ra

Bên cạnh quan hệ chuyển tác, giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp còn được thể hiện trong việc sử dụng các hiện tượng danh hóa trong khẩu hiệu và việc sử dụng các cấu trúc câu chủ động và bị động trong khẩu hiệu Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát hiện các nguồn lực tạo nghĩa.Trong số 624 cú phức của 500 mẫu khẩu hiệu, có 97.92% câu chủ động và chỉ có 2.08% câu bị động Thông qua cách dùng tuyệt đại đa số các câu chủ động, khẩu hiệu tỏ rõ tác nhân

hành động của những lời kêu gọi

3.4.2 Giá trị quan hệ của ngữ pháp

Kết quả khảo sát 541 câu thuộc 500 diễn ngôn khẩu hiệu cho thấy hai kiểu phát ngôn chủ yếu của khẩu hiệu là câu mệnh lệnh và câu trần thuật Có 60,62% kiểu phát ngôn mệnh lệnh và 39,38% kiểu phát ngôn trần thuật Ví dụ:

- Gia trưởng là nguyên nhân chính dẫn đến bạo hành trong gia đình

- Không kết hôn sớm, kết hôn cận huyết thống để đảm bảo hạnh phúc gia đình và tương lai của các con

Hơn nữa, tuy việc xưng hô “chúng tôi”- “các bạn”, “chúng ta” không xuất hiện phổ biến trong khẩu hiệu với tỉ lệ là 3,2% lượt dùng đại từ “chúng ta”/“chúng tôi” và 4,6% lượt dùng từ “bạn”/“các bạn”, nhưng mối quan

hệ giữa người phát ngôn với người tiếp nhận không vì thế mà trở nên kém hiệu quả thuyết phục, do sự thân tình còn được thể hiện trong việc

dùng phụ từ “hãy” trong cấu trúc hô gọi ở khẩu hiệu (15,2 % lượt) Cấu trúc này với phụ từ “hãy” đã tỏ rõ sự cam kết trách nhiệm và kết nối

“chúng tôi” với “các bạn”, tạo nên sự đồng cảm và cho thấy người phát

ngôn đã kết nối với cộng đồng để cùng nhau gánh vác trách nhiệm thực hiện các vấn đề xã hội

3.4.3 Giá trị biểu cảm của ngữ pháp

Fairclough [68: 128] cho rằng phân tích giá trị biểu cảm của các hiện tượng ngữ pháp chính là chú trọng vào các giá trị tình thái biểu cảm (expressive modality) của ngôn ngữ Trong các hiện tượng ngữ pháp

được sử dụng trong khẩu hiệu, cấu trúc câu cầu khiến với phụ từ hãy

được sử dụng lặp lại trong rất nhiều diễn ngôn khẩu hiệu, với tần suất là hơn 15% Ngoài ra, cấu trúc biền ngẫu cũng được khai thác để nâng cao giá trị biểu cảm của các cấu trúc câu trong diễn ngôn khẩu hiệu KH CT-

XH tiếng Việt sử dụng khoảng 3% cấu trúc dạng này, ví dụ:

- An toàn là bạn Tai nạn là thù

Trang 21

- Thi đua là yêu nước Yêu nước thì phải thi đua

- An toàn mọi lúc- Hạnh phúc mọi nơi

3.4.4 Đặc điểm liên kết diễn ngôn phức

Liên kết câu/mệnh đề xét trong lý thuyết CDA được nghiên cứu từ quan điểm chức năng chứ không phải từ quan điểm cấu trúc Halliday và Hasan [84:2] đã từng xác định thực chất của văn bản là hoàn toàn khác với thực chất câu-văn bản không phải khác với câu về độ lớn, mà là khác

về chủng loại Kết quả khảo sát mức độ liên kết câu/ mệnh đề trong 500 khẩu hiệu, các phương thức liên kết cụ thể có thể được thực hiện bằng phép quy chiếu, phép thế, phép tỉnh lược, phép nối, phép lặp Dựa trên các quan điểm và lý thuyết nói trên, chúng tôi chỉ chọn khảo sát 122 diễn ngôn phức của khẩu hiệu:

Bảng 3.4: Một số đặc điểm liên kết diễn ngôn phức

Phép lặp 56 45,9 -Việc làm là cơ hội thoát nghèo, lập thân, lập nghiệp

- Xanh biển-xanh rừng-xanh đất nước

Phép quy

chiếu 3 2,4 - Bác Hồ là vị cha già dân tộc Người sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta

Phép thế 1 0,8 - Môi trường có trong lành hơn hay không, điều

đó tùy thuộc ở bạn

Phép đối 16 13,11 - An toàn là bạn, tai nạn là thù

Phép nối 26 21,31 - Vì sức khỏe cộng đồng, hãy rửa tay với xà phòng

Theo số liệu ở bảng thống kê, có thể thấy rằng KH CT-XH tiếng Việt có xu hướng diễn đạt đầy đủ, trọn vẹn ý nên biện pháp tỉnh lược chỉ chiếm tỉ lệ khiêm tốn Thêm vào đó, người Việt chuộng lối nói hoa mỹ, diễn đạt dài, vòng vo nên khẩu hiệu tiếng Việt có khuynh hướng sử dụng các phép liên kết từ vựng nhiều nhất với các hình thức đồng nghĩa, trái nghĩa, lặp từ hay phối hợp từ ngữ, ví dụ như ngữ đồng vị (collocation)

3.5 Các đặc điểm cấu trúc diễn ngôn

3.5.1 Độ dài văn bản của diễn ngôn khẩu hiệu

Khoảng 90% diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt có độ dài văn bản là 1 câu

3.5.2 Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu

Bảng 3.9 yếu tố thể hiện tính liên kết chủ đề của một số nhóm khẩu hiệu

Từ ngữ Tần suất lặp lại

Trang 22

quyền biển, biển đảo 7/9

biên giới, biên cương, lãnh thổ 7/9

đề của khẩu hiệu có khuynh hướng được thể hiện trong phần đề ngữ (với tỉ lệ lên đến 77,6%) và số còn lại (22,4%) là chủ đề được giới thiệu trong phần thuyết ngữ Nếu xét về độ mới của thông tin, thì có một thực tế là hầu hết các khẩu hiệu chứa nội dung chủ đề trong phần đề ngữ là khẩu hiệu giáo dục (kiến thức, nhận thức), với các thông tin cũ được chọn làm tiêu điểm thông tin và thường đứng đầu câu; trong khi đó, tuyệt đại đa số các khẩu hiệu chứa nội dung chủ đề trong phần thuyết ngữ là những khẩu hiệu tuyên truyền vận động (về hành vi)

3.5.3 Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn khẩu hiệu

Mở đầu mỗi diễn ngôn khẩu hiệu phức hoặc là trong phần đề ngữ của các diễn ngôn đơn (1 câu), người ta có thể thấy đơn vị thông tin quan trọng cần giáo dục cho người dân hay vấn đề cần phải thuyết phục họ (tỉ lệ đưa yếu tố nội dung chủ đề vào ngay trong câu đầu tiên của văn bản là 54,2%) Ví dụ:

“Bất bình đẳng- gốc rễ của bạo lực gia đình” hay “Thi đua là yêu nước Yêu nước là phải thi đua!” Yếu tố nội dung chủ đề khi được ưu tiên đề cập ở phần

đầu của văn bản nhằm mục đích thu hút sự chú ý của người tiếp nhận khẩu hiệu Tuy nhiên, con số còn lại 45,8% khẩu hiệu có yếu tố nội dung chủ đề nằm ở câu thuyết cũng là một con số thuyết phục



CHƯƠNG 4: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU CÁC ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN CỦA KHẨU HIỆU CT-XH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 4.1 Đặt vấn đề

Trang 23

4.2 Những đặc điểm tương đồng của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt (KHTV) và KH CT-XH tiếng Anh (KHTA)

4.2.1 Chủ đề

Cả KH CT-XH tiếng Anh (KHTA) và tiếng Việt (KHTV) đều phản ánh một diện rộng các chủ đề mang tính thời sự chính trị-xã hội cao Ngoài các lĩnh vực quan trọng của đất nước, chính quyền, khẩu hiệu còn phản ánh các chủ đề thuộc quan tâm của các cơ quan, đoàn thể hay các tổ chức, nhóm cá nhân có mang tính đại diện cao Điểm giống nhau nổi bật nhất về tính chủ đề của khẩu hiệu là 4 nhóm khẩu hiệu có số lượng nhiều nhất ở cả hai thứ tiếng đều tương tự nhau về cả nội dung chủ đề lẫn thứ tự

ưu tiên về số lượng của mỗi nhóm khẩu hiệu cùng chủ đề

4.2.2 Từ ngữ

Trong chiến lược sử dụng từ ngữ, cả KHTA và KHTV đều thể hiện

sự khéo léo để đạt được các giá trị kinh nghiệm, quan hệ, và biểu cảm Cả hai đều sử dụng nhiều chiến lược từ ngữ khác nhau để mô tả kinh nghiệm của người phát ngôn về thế giới tự nhiên và xã hội cùng những sự việc xảy ra chung quanh họ; mô tả mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia giao tiếp, các giá trị biểu cảm tình thái… bao gồm sử dụng trường từ vựng thể hiện chủ đề, từ đồng nghĩa/ trái nghĩa, các hiện tượng ẩn dụ… nhằm giúp người phát ngôn đạt được các giá trị kinh nghiệm, quan hệ và biểu cảm của từ ngữ trong giao tiếp và qua đó, thể hiện được tính tư tưởng, thái độ và chính kiến cũng như quyền lực của người phát ngôn

4.2.3 Cấu trúc ngữ pháp

Cấu trúc ngữ pháp, xét trong tương quan của phạm trù ngữ pháp chức năng và quan điểm của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán chính là xem xét các kiểu quá trình và tham thể chủ yếu được sử dụng trong diễn ngôn; yếu tố tác nhân có rõ ràng không thông qua các hiện tượng danh hóa hay cấu trúc câu bị động/ chủ động; các yếu tố tình thái, các kiểu phát ngôn Đây chính là những công cụ giúp người phát ngôn bộc lộ hệ tư tưởng

và thái độ Cả hai đối tượng đều có cấu trúc ngữ pháp được thể hiện thông các giá trị kinh nghiệm, liên nhân và tạo văn bản của các cấu trúc ngữ pháp như Halliday đã đề xuất

4.2.4 Cấu trúc diễn ngôn

Xét về cấu trúc diễn ngôn, cả KHTA và TV đều có chung một số đặc điểm như có độ dài văn bản không đáng kể (từ 1 đến 4 câu/ mỗi văn bản), có yếu tố tạo nên mạch lạc chủ đề, sử dụng một số phương thức liên kết cơ bản trong các diễn ngôn phức, và việc đưa các yếu tố nội dung chủ

đề vào đầu mỗi văn bản khẩu hiệu với những ý đồ khác nhau …

Trang 24

4.3 Những đặc điểm khác biệt của diễn ngôn KHTA và KHTV 4.3.1 Phương thức sử dụng

KHTA và KHTV có nhiều điểm khác nhau về phương thức sử dụng, cơ quan ban hành và người phát ngôn Trước hết nói về cơ quan quản lý và ban hành, nếu ở KHTA, vai trò này phân bố đều cho các cơ quan của nhà nước, chính phủ, các tổ chức như tập đoàn, hội, nhóm chung lợi ích, trường học… và

cả cá nhân trong các cuộc biểu tình, tuần hành tự phát… thì ở KHTV, có đến 99% khẩu hiệu là do các cơ quan thông tin truyền thông từ cấp trung ương đến địa phương ban hành, theo chỉ thị của các tổ chức đoàn thể, chính quyền… Thứ hai là nói đến phương thức sử dụng khẩu hiệu Ở Hoa Kỳ, khẩu hiệu được nhiều cơ quan, tổ chức và cả cá nhân chịu trách nhiệm biên soạn và sử dụng

KH cho mục đích thuyết phục vận động của riêng họ Trong khi đó, người Việt thường hay sử dụng KH CT-XH do cơ quan nhà nước ban hành qua nhiều cấp Những hiện tượng khác nhau này một phần do thói quen và văn hóa thuyết phục khác nhau ở mỗi nước Nhưng phần lớn là do các điều kiện chính trị xã hội khác nhau quy định Từ đây, có thể thấy quyền phát ngôn trong khẩu hiệu ở hai nền văn hóa là có sự khác biệt

1 Môi trường - Năng lượng

2 Safety (An toàn lao động) 2 Chăm sóc sức khỏe - Bảo hiểm y tế

3 Politics - Election (Chính trị - bầu cử) 3 Xây dựng và bảo vệ đất nước, củng cố

các tổ chức chính trị - xã hội

4 Road safety - Drinking (An toàn giao

thông và tác hại của uống bia rượu đến

việc lái xe)

4 An toàn giao thông

5 Anti-smoking (Tác hại của thuốc lá) 5 Gia đình - Hôn nhân - Bình đẳng giới

6 Animal rights (Quyền động vật) 6 Tệ nạn xã hội (phòng-chống ma túy)

7 Relations - Family & Friends (Quan hệ

4.3.3 Từ ngữ

Trang 25

Trong thể hiện chức năng kinh nghiệm của từ ngữ, KHTV có xu hướng dùng nhiều cặp từ trái nghĩa để thể hiện hệ tư tưởng và diễn đạt các chức năng kinh nghiệm và sử dụng nhiều từ đồng nghĩa trong cùng một nhóm chủ đề hơn KHTA Điều này là do trong hệ thống tiếng Việt có nhiều từ ngữ và diễn đạt các khái niệm đồng nghĩa và trái nghĩa phong phú hơn trong tiếng Anh Xét về các giá trị quan hệ của từ ngữ thể hiện qua cách dùng uyển ngữ

và các từ ngữ không trang trọng (informal) trong khẩu hiệu, kết quả khảo sát cho thấy KHTA khai thác giá trị này bằng lối nói giảm (nhờ vào hiện tượng ẩn dụ) và lối dùng từ thiếu trang trọng nhiều hơn hẳn so với KHTV Trong khi đó, đa số KHTV không phải do người dân hay cá nhân tự viết ra

mà tiếng nói của người phát ngôn là đại diện cho cả tập thể nên trong KHTV không có nhiều phương tiện thể hiện tư tưởng và thái độ của người phát ngôn bằng phương tiện uyển ngữ hay từ ngữ trang trọng/ thiếu trang trọng Trái lại, KHTV lại có lối khai thác giá trị quan hệ của từ ngữ độc đáo hơn KHTA Đó là sử dụng các từ ngữ tác động vào tâm lý người nghe (tâm lý tiêu dùng, tâm lý gia đình…) để đạt mục đích thuyết phục và phát huy tác dụng của từ ngữ thuyết phục thông qua mối quan hệ giữa người nói

và người nghe

4.3.4 Cấu trúc ngữ pháp

Xét về cấu trúc ngữ pháp theo quan điểm ngữ pháp chức năng, KHTA và KHTV tuy cùng chia sẻ hai vị trí chủ chốt về các kiểu quá trình chủ yếu là vật chất và quan hệ, nhưng số lượng khẩu hiệu của hai loại quá trình này ở mỗi nền văn hóa là khác nhau KHTA có nhiều cấu trúc thể hiện quá trình vật chất hơn KHTV (52,86% so với 42,46%) Trong khi

đó, KHTV có nhiều kiểu quá trình quan hệ hơn so với KHTA (31,57% so với 24,2%) Một khác biệt nữa là trong khi ở KHTA số kiểu quá trình hành vi khá khiêm tốn (6,88%) thì ở KHTV nó chiếm một vị trí đáng kể

và trở thành quá trình tiềm năng thứ ba trong các kiểu quá trình (13,78%)

Về quan điểm thể hiện hay che dấu yếu tố tác nhân và sử dụng hiện tượng danh hóa, bị động nhằm thực hiện mục đích này trong KHTA và KHTV không có nhiều khác biệt Hiện tượng danh hóa và cấu trúc câu bị động chỉ chiếm một phần không đáng kể trong khẩu hiệu của cả hai thứ tiếng Trong trường hợp khẩu hiệu, quan hệ giữa người phát ngôn với người tiếp nhận và việc thể hiện thế giới kinh nghiệm cần được làm rõ thông qua việc chỉ rõ tác nhân hành động

Trong khi xem xét giá trị quan hệ của các hiện tượng ngữ pháp, lý thuyết CDA đề xuất khảo sát các kiểu phát ngôn để thể hiện tư tưởng Có hai sự

Trang 26

khác biệt lớn trong các kiểu phát ngôn giữa KHTA và KHTV Thứ nhất, nếu KHTA có 35% kiểu câu cầu khiến và 60% kiểu câu trần thuật thì con số này

là hoàn toàn ngược lại ở trong KHTV (với kiểu câu cầu khiến chiếm khoảng hơn 60% và kiểu câu trần thuật là khoảng 40%) Khác biệt thứ hai là trong khi không hề có kiểu phát ngôn câu hỏi trong KHTV thì lại có khoảng gần 5% kiểu câu hỏi tu từ trong KHTA Có thể hiểu điểm khác biệt thứ nhất bằng hai cách Thứ nhất là do sự lựa chọn về mục đích giao tiếp của khẩu hiệu Việc sử dụng kiểu phát ngôn trần thuật chủ yếu là để tuyên truyền, giáo dục nhận thức, còn kiểu phát ngôn cầu khiến là để thực hiện chức năng thuyết phục sự thay đổi trong hành vi Thứ hai, cũng có thể hiểu thông qua sự khác biệt trong giao tiếp giữa hai nền văn hóa Trong quan hệ giao tiếp của người Việt, việc một cơ quan quyền lực yêu cầu cấp dưới hay người dân thực thi một mệnh lệnh hay yêu cầu nào đó là thuộc lẽ thường Trong văn hóa phương Tây việc yêu cầu, áp đặt hoặc ra lệnh cho người khác sẽ có nguy cơ làm mất thể diện và vi phạm sự tự do cá nhân của họ

Trong các giá trị liên nhân của hiện tượng ngữ pháp, kết quả so đối chiếu còn cho thấy KHTV dùng ít từ ngữ tình thái quan hệ (Ví dụ: phải, nên- 3%) hơn KHTA (ví dụ: must, should, might/ may, can/ could-

sánh-12,8%) Trường hợp tương tự xảy ra với cách sử dụng đại từ I/ we/ you

trong diễn ngôn để thiết lập mối quan hệ giữa người nói và người nghe Nếu trong diễn ngôn KHTV chỉ có 7,8% lượt sử dụng các đại từ này thì ở

KHTA, có đến 38,4% (trong đó đại từ You đã chiếm đến 26,4%) Điều

này được giải thích dựa trên quan điểm chịu trách nhiệm về thông tin phát ngôn mà Hinds và một số tác giả khác đã nghiên cứu

Cuối cùng hiện tượng liên kết diễn ngôn phức và sử dụng cấu trúc biền ngẫu trong khẩu hiệu ở cả hai thứ tiếng cũng có nhiều khác biệt Vì người Việt chuộng lối nói hoa mỹ, diễn đạt dài, vòng vo nên KH CT-XH tiếng Việt có khuynh hướng sử dụng các phép liên kết từ vựng nhiều hơn

cả Thêm vào đó, tỉ lệ dùng từ đồng nghĩa trong KH CT-XH tiếng Việt còn cao hơn trong tiếng Anh bởi hệ thống tiếng Việt có nhiều từ đồng nghĩa và lối diễn đạt đồng nghĩa hơn trong tiếng Anh

4.3.5 Cấu trúc diễn ngôn

Liên hệ các lý thuyết về kiểu tư duy của những nền văn hóa khác nhau có thể dẫn đến tổ chức cấu trúc diễn ngôn khác nhau giữa các ngôn ngữ ([87], [123], [132]) để so sánh và đối chiếu cấu trúc vi mô diễn ngôn của KHTV và KHTA, có thể thấy sự khác nhau trong việc đưa yếu tố phản ánh nội dung chủ

đề khẩu hiệu vào phần đề ngữ hay câu đề (trong diễn ngôn phức) giữa hai đối tượng nghiên cứu, đó là: KHTA có xu hướng đưa yếu tố phản ánh chủ đề vào

Trang 27

phần đề ngữ trong diễn ngôn đơn hoặc câu đề trong diễn ngôn phức nhiều hơn

so với KHTV (68% so với 54%) Sự khác biệt này đã phần nào được giải thích

do thói quen người Việt (hay người châu Á) thường ít đề cập đến nội dung chính của vấn đề cần phát ngôn mà thường để lại cho các phần sau của văn bản hoặc tránh lối nói quá trực tiếp sợ gây mất thể diện Tuy nhiên, sự khác biệt này là không quá lớn Chức năng của khẩu hiệu là thuyết phục, vận động, cung cấp thông tin để giáo dục, hoàn toàn khác với chức năng của thi ca hay văn học, nên việc “giấu” yếu tố nội dung chính và “để dành” cho đến cuối văn bản không những không có tác dụng kích thích trí tưởng tượng và lòng mong đợi của người đọc (như trong thi ca, văn học) mà còn có thể có tác dụng ngược gây thiếu hiểu biết, hiểu lầm hoặc nản lòng làm giảm khả năng thuyết phục

KẾT LUẬN

Từ kết quả khảo sát, phân tích diễn ngôn và so sánh- đối chiếu KH

CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt, luận án đi đến các kết luận sau:

1 KH CT-XH TA và TV là thể loại diễn ngôn chính trị-xã hội đặc biệt với độ dài văn bản tương đối ngắn gọn và với lối diễn đạt súc tích, dễ nhớ được các tổ chức chính trị-xã hội thiết kế và sử dụng nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục người khác làm theo các đường hướng, chính sách của họ Đối tượng của sự vận động, giáo dục này chủ yếu

là công chúng với số lượng đông đảo hoặc một số tổ chức chính trị- xã hội chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia Hai chức năng chính của khẩu hiệu là giáo dục và thuyết phục, tuy nhiên lại được cụ thể hóa bằng các chức năng như thông tin -thông báo, vận động- thuyết phục, cảnh báo-khuyến cáo, hô hào - kêu gọi, động viên- khuyến khích, khẳng định các giá trị chân-thiện-mỹ… dưới dạng các hành động ngôn từ tại lời

2 KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt đều có những điểm giống nhau trong một số lĩnh vực như (1) cách lựa chọn các chủ đề; (2) việc phản ánh các giá trị kinh nghiệm, liên nhân và tạo văn bản của ngôn ngữ khẩu hiệu; (3) các chiến lược sử dụng từ ngữ để thể hiện những tư tưởng đối lập; (4) các chiến lược sử dụng cấu trúc ngữ pháp để diễn đạt thế giới xung quanh thông qua lăng kính diễn ngôn khẩu hiệu như quan hệ chuyển tác thông qua các kiểu cấu trúc câu chủ yếu của hai quá trình vật chất và quan hệ như

“Ai làm gì?” và “Ai là gì?” hoặc “Ai thế nào?”; hiện tượng danh hóa; cấu trúc câu chủ động/ bị động; kiểu phát ngôn chủ yếu để thiết lập quan hệ giữa các bên tham gia giao tiếp, sử dụng cấu trúc sóng đôi nhằm tạo hiệu ứng biểu cảm; (5) sử dụng một số lượng vừa phải các phép liên kết để tạo văn bản hay nói cụ thể hơn là tạo sự mạch lạc cho văn bản diễn ngôn khẩu hiệu và giúp thể hiện mối quan hệ đẳng lập và có ý nghĩa về mặt tư tưởng;

Trang 28

(6) các đặc điểm cơ bản của cấu trúc diễn ngôn như độ dài văn bản, cách tạo mạch lạc bằng yếu tố liên kết chủ đề; đưa yếu tố nội dung chủ đề vào phần đề ngữ của diễn ngôn đơn hay câu đề của các diễn ngôn phức

3 Tùy vào điều kiện lịch sử, chính trị, văn hóa và xã hội của mỗi nước

mà KHTV và KHTA có những sự khác biệt trong chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp hay cấu trúc diễn ngôn thể hiện trên các giá trị kinh

nghiệm, liên nhân và tạo văn bản Một số khác biệt giữa diễn ngôn KHTV và

KHTA được so sánh theo quan điểm ngữ pháp chức năng bao gồm (1) phương thức sử dụng, điều kiện sử dụng và chủ thể phát ngôn khẩu hiệu; (2) các chủ đề

ưu tiên trong các cuộc vận động; (3) chiến lược sử dụng từ ngữ để thể hiện các giá trị kinh nghiệm, liên nhân và tạo văn bản, cụ thể là số lượng từ trái nghĩa/ đồng nghĩa để phản ánh tư tưởng, các biểu thức mỹ từ, số lượng từ ngữ để thiết lập mối quan hệ liên nhân, số lượng từ ngữ ẩn dụ và số lượng từ ngữ thuộc về cách gieo vần, chơi chữ… Sự khác biệt này được giải thích trên cơ sở điều kiện khác nhau về chính trị, văn hóa, xã hội và các tập quán, thói quen … của hai nền văn hóa Đông- Tây; (4) chiến lược sử dụng các cấu trúc ngữ pháp để đạt được các giá trị kinh nghiệm, liên nhân và tạo văn bản, thể hiện trong kết quả khảo sát các quan hệ chuyển tác, các kiểu phát ngôn và số lượng mỗi kiểu, cách dùng đại từ xưng hô và một số phụ từ khác để thiết lập quan hệ giữa chủ thể phát ngôn và chủ thể tiếp nhận, cách khai thác các kiểu cấu trúc đặc biệt để tạo giá trị biểu cảm; (5) số lượng yếu tố tạo mạch lạc văn bản và liên kết chủ

đề, cũng như số lượng diễn ngôn KHTA và TV đưa yếu tố nội dung chủ đề vào phần đề ngữ của diễn ngôn đơn hay vào câu đề của diễn ngôn phức để thu hút sự chú ý của người đọc

4 Kết quả phân tích diễn ngôn khẩu hiệu đã cho phép chúng tôi đi đến kết luận về vai trò của ngôn ngữ trong đời sống vật chất và xã hội của

con người Diễn ngôn không những là một tập quán xã hội mà còn là sự thể hiện các mặt của xã hội đó, của nền văn hóa gắn liền với xã hội đó

Sự quan hệ hỗ tương giữa chức năng của ngôn ngữ trong mối tương tác với xã hội với sự tác động trở lại của ngôn ngữ lên các mối quan hệ này đã chứng tỏ rằng ngôn ngữ không thể tách rời và là một bộ phận của thực tế xã hội, cũng như các tập quán xã hội ngày càng có xu hướng dựa vào ngôn ngữ.” Ngoài ra

đóng góp chủ yếu của luận án là làm rõ mối quan hệ giữa đặc điểm ngôn ngữ diễn ngôn chính trị - xã hội với thể chế chính trị và truyền thống văn hóa để từ

đó có thể tìm ra cách dùng ngôn ngữ để thực thi hoặc điều chỉnh quyền lực trong xã hội Một đóng góp khác nữa là việc sử dụng lý thuyết CDA để tìm ra những tương đồng và khác biệt giữa hai nguồn lực ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt trong việc thể hiện tư tưởng và quyền lực thông qua diễn ngôn khẩu

Ngày đăng: 17/08/2015, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w