1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Hoàn thiện quản lý nhà nước của bộ công thương về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở việt nam (có file đính kèm)

207 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 207
Dung lượng 4,61 MB
File đính kèm luanantiensi.rar (2 MB)

Nội dung

Để quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn cần có sự phối hợp đồng bộcủa các thành phần tham gia như: cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội về bảo vệquyền lợi người tiêu dùng, c

Trang 1

tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” để nghiên cứu.

1.2 Về thực tiễn

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vấn đề mới không chỉ tại Việt Nam Vấn

đề này chính thức được Đảng và Nhà nước quan tâm từ năm 1999 bằng việc Ủy banthường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27tháng 4 năm 1999[7] Pháp lệnh quy định rõ các quyền, nghĩa vụ của người tiêudùng, trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ, các quyềnkhiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng và gần đây Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 8 đãthông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2011

Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế theo nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986, từ đó đến nay nền kinh tế Việt Nam luônđạt tốc độ tăng trưởng cao, sản phẩm sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầutrong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài Bên cạnh những tích cực nền kinh

tế thị trường cũng xuất hiện những mặt trái như: tình trạng kinh doanh hàng nhái,hàng giả, hàng kém chất lượng, không đủ điều kiện về tiêu chuẩn, quy chuẩn.Tình trạng này đã xuất hiện tại hầu hết các địa phương trong cả nước vi phạmđến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, đồng thời cũng gây hại cho doanhnghiệp sản xuất kinh doanh chân chính Thời gian gần đây các phương tiện thông

Trang 2

tin đại chúng đã đưa ra công luận rất nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng quyềnlợi người tiêu dùng như: Vụ xăng pha acetone, Vụ nước tương nhiễm chất 3-MCPD- Vụ việc phở nhiễm phormol, Xe máy Honda loạn giá, Vụ việc Công tyVedan thả nước thải ra Sông Thị Vải và gần đây là vụ Công ty cổ phần thanh toánđiện tử Vietpay đã dùng mạng di động Mobiphone để lừa đảo người tiêu dùng hàng

tỉ đồng Đây chỉ là minh họa của một số vụ việc điển hình xâm hại quyền và lợi íchhợp pháp của người tiêu dùng Có thể nói rằng, người tiêu dùng Việt Nam đang phảisống trong một môi trường không an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạmnghiêm trọng

Để quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ tốt hơn cần có sự phối hợp đồng bộcủa các thành phần tham gia như: cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội về bảo vệquyền lợi người tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ,

cơ quan truyền thông báo chí và chính người tiêu dùng Trong đó, cơ quan quản lý nhànước giữ vai trò chủ đạo, vừa định hướng, vừa quyết định các bộ phận khác trong xãhội thực hiện Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùngchưa được quan tâm đúng mức, chưa huy động được sức mạnh của toàn xã hộitham gia vào công tác bảo vệ người tiêu dùng Tại nhiều địa phương việc thànhlập tổ chức bảo vệ người tiêu dùng chưa được triển khai, hoặc kết quả còn nhiềuhạn chế

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành là hành lang pháp lý quantrọng để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng Đây là bước tiến lớn trong việc luậthóa các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng Mặc dù, Luật bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng đã có nhiều bước tiến mới so với pháp lệnh bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề hạn chế mà tại thời điểm ban hành luật, donhận thức chung của toàn xã hội cũng như điều kiện phát triển kinh tế đất nước chưathể hoàn thiện để đưa vào luật Dưới góc độ khoa học, tác giả đi nghiên cứu thực tiễntrên thế giới, đặc biệt thực tiễn của một số nước có tổ chức quản lý nhà nước tốt nhấttrên thế giới như Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan để làm cơ sở định hướng đề xuất kiếnnghị cho Việt Nam Theo Luật BVQLNTD, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà

Trang 3

nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ,ngành, tổ chức, cá nhân khác để thực hiện các nội dung quản lý nhà nước vềBVQLNTD Trong quá trình thực thi nhiệm vụ này của Bộ Công Thương đã bộc lộmột số hạn chế

Đề tài sẽ làm rõ về vị trí, chức năng, vai trò, nhiệm vụ và những nội dung quản

lý nhà nước của Bộ Công Thương trong triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêudùng để thấy được những đóng góp của Bộ Công Thương trong thời gian qua, nhữnghạn chế cần khắc phục, đồng thời đề xuất các giải pháp thực thi tốt hơn các nội dungquản lý trong thời gian tới

Hơn nữa, cuối năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ được thành lập, theo lộtrình hội nhập kinh tế khu vực ASEAN, Ủy ban bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng củaASEAN sẽ ban hành luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong khu vực Do vậy, việchoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công Thương

là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu và lộ trình của quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế giới

Vì vậy, việc nghiên cứu tìm các giải pháp có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện quản

lý nhà nước của Bộ Công Thương về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam làcần thiết, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày càng tốt hơn Với những lý

do trên, tôi lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về

công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu

luận án Tiến sĩ kinh tế

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm kiếm các giải pháp có luận cứ khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất cácgiải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng ở Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện những nhiệm

vụ chủ yếu sau:

Trang 4

- Tổng quan các công trình khoa học đã thực hiện liên quan đến quản lý nhànước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những vấn đề đã được nghiên cứu, xácđịnh những vấn đề chưa được nghiên cứu, hoặc nghiên cứu chưa sâu để tập trungnghiên cứu.

- Hệ thống hóa và tìm kiếm giải pháp có luận cứ khoa học về quản lý nhànước nói chung và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng nền kinh tế

- Đánh giá thực tiễn thực thi nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêudùng của Bộ Công Thương, những thành công, tồn tại, nguyên nhân và những vấn

đề đặt ra cần giải quyết theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm có thể tham khảo vận dụng cho ViệtNam

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của những dự báo về xu hướng xâm phạmquyền lợi người tiêu dùng, những định hướng hoàn thiện công tác bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng, tác giả sẽ kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhànước của Bộ Công Thương về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước của Bộ CôngThương đối với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:

Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nước đối với bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng; Nghiên cứu thực tiễn triển khai các nội dung quản lý nhà nướccủa Bộ Công Thương về BVQLNTD với tư cách là cơ quan dược Chính phủ giaothống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo luật BVNTD

ở Việt Nam, và đề xuất các giải pháp hoàn thiện

- Thời gian nghiên cứu:

Trang 5

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệquyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công Thương từ năm 2007 đến nay và đề xuấtcác giải pháp áp dụng đến năm 2025.

- Không gian nghiên cứu:

Trên lãnh thổ Việt Nam, tập trung khảo sát ở một số địa phương điển hình,nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới có mô hình tương đồng và cóhiệu quả để định hướng cho Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành công trình nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng các phươngpháp nghiên cứu sau:

4.1 Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp

Bên cạnh việc nghiên cứu lý luận tại bàn về các vấn đề liên quan đến côngtác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tác giả còn tiến hành khảo sát điều tra thực tếnhư: trao đổi với chuyên gia trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực bảo vệquyền lợi người tiêu dùng và trực tiếp trao đổi những cán bộ thực thi công tác bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Trung ương, địa phương, các Hội Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng, tiến hành điều tra xã hội học với đối tượng là các Sở Công Thương

và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể như:

Trao đổi trực tiếp với các chuyên gia và cán bộ thực thi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các địa phương

- Trao đổi trực tiếp với các chuyên gia của tổ chức JICA của Nhật Bản vềkinh nghiệm triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đối tượng trao đổi: Chuyên gia thường trú của Nhật Bản tại Cục Quản lý

cạnh tranh, Bộ Công Thương

Câu hỏi là: Để công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đạt hiệu quả cao

cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được hoàn thiện theo hướng nào? Cơquan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương có vaitrò như thế nào với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trang 6

Kết quả: Để công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu quả thì cơ

quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có quyền lực, cótính độc lập cao, phải thành lập hệ thống xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.Bên cạnh cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Trungương, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các địaphương có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng chính sách và thực thi chínhsách tại các địa phương

- Trao đổi trực tiếp với các chuyên gia hoạt động ở trong nước trong lĩnh vựcbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như TS.Vũ Thị Bạch Nga – Trưởng Ban Bảo vệngười tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, PGS.TS.Bùi NguyênKhánh – Viện phó Viện Nhà nước và Pháp luật, Ông Đỗ Gia Phan- Nguyên TổngThư ký, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

Nội dung câu hỏi:

Khó khăn lớn nhất trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của ViệtNam hiện nay là gì?

Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng tại Việt Nam là gì?

Kết quả:

Nhận thức của toàn xã hội về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưacao, cần thành lập hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng từ Trung ương đến địa phương, trao thêm thẩm quyền cho cơ quan này,cần bổ sung nguồn nhân lực và vật lực cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêudùng

- Điều tra, khảo sát cán bộ thực thi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

và hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các địa phương như: Hà Nội, HảiPhòng, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, HàNam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,

Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Đak Lak, Gia Lai, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Long An, TâyNinh, Bến Tre, Cà Mau, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tầu, Lai Châu, Điện Biên

Trang 7

Đối tượng trao đổi: Cán bộ trực tiếp triển khai công tác bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng tại Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nội dung câu hỏi: Khó khăn của địa phương trong triển khai công tác bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng là gì? Có đề xuất gì để nâng cao hiệu quả công tác này?

Kết quả:

Chưa có bộ phận chuyên trách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chưanhận được sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo địa phương, thiếu kinh phí hoạtđộng cho các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Kiến nghị là Bộ Công Thương cần phối hợp với Bộ Nội vụ sớm ban hànhthông tư liên tịch quy định rõ con người, đơn vị chịu trách nhiệm thực thi công tácbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các Sở Công Thương Cần có cơ chế chínhsách hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngcác địa phương hoạt động

Điều tra xã hội học

Đối tượng khảo sát: Phát 230 phiếu điều tra tới cán bộ của 45 Hội bảo vệ

người tiêu dùng, cán bộ của 63 Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trong cả nước

Nội dung câu hỏi và kết quả khảo sát:

Sau khi thu thập các phiếu điều tra tác giả đã tổng hợp, phân tích và đánh giácác dữ liệu thông qua máy tính để đưa ra các nhận định theo từng nội dung khảo sátthu được kết quả như sau:

-Tại cơ quan anh chị có những hoạt động nào nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Kết quả thu được là thành lập văn phòng giải quyết khiếu nại; Tuyên truyềnphổ biến pháp luật; Kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ; Tư vấn cho người tiêudùng

- Khó khăn của các cơ quan tổ chức trong việc triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là gì?

Trang 8

Kết quả thu được là: Nhận thức của người tiêu dùng còn hạn chế; Ý thức củadoanh nghiệp chưa tốt; Thiếu sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý nhà nước; Thiếu cơ sởpháp lý để thực hiện; Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chưa tốt.

- Nhiệm vụ nào là nhiệm vụ trọng tâm khi triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Kết quả thu được là tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng

- Người tiêu dùng hay bị vi phạm trong lĩnh vực nào là nhiều nhất?

Kết quả thu được theo thứ tự là: An toàn vệ sinh thực phẩm; hàng hóa, dịch

vụ kém chất lượng; Hàng nhái, hàng giả; Cung cấp thông tin sai sự thật cho ngườitiêu dùng; Trách nhiệm bảo hành sản phẩm

- Có nên thành lập bộ phận chuyên trách và giao thêm thẩm quyền cho cơ quan này ở Bộ Công Thương và Sở Công Thương các tỉnh hay không?

Hơn 90 % ý kiến cho rằng nên thành lập và nên trao thêm thẩm quyền cho cơquan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Thực trạng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như thế nào?

Kết quả cho thấy chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả, rõ ràng, việc phối hợpchỉ mang tính hình thức, kém hiệu quả

- Khó khăn của các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang gặp phải là gì?

Kết quả cho thấy là chưa nhận được sự quan tâm của toàn xã hội và thiếukinh phí, nguồn lực cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Tác giả thu thập các văn bản pháp luật, các công trình khoa học, đề tài, bàibáo, sách, thông tin liên quan đến quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nướctrong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng để nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra chéo

Trang 9

Nhằm kiểm chứng tính chính xác của thông tin được thu thập, tác giả đã sửdụng phương pháp điều tra chéo để đưa ra số liệu, thông tin được sát thực với thực

tế

- Chọn lọc, phân tích, đánh giá và tổng hợp

Lựa chọn nguồn số liệu và điều tra trong số các đối tượng được khảo sát đểtiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp nhằm đưa ra các nhận định, đánh giá và đềxuất giải pháp

- Phương pháp mô tả thống kê

Căn cứ trên báo cáo của các địa phương, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêudùng tác giả đã đưa ra các tiêu chí và tổng hợp số liệu làm cơ sở cho các nhận định

và đề xuất các giải pháp cho đề tài

Trang 10

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1 Các nghiên cứu của nước ngoài

Http://www.answers.com/Q/

trên, đã nêu vai trò của Chính phủ trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như là:Ban hành các quy định pháp luật để điều chỉnh những hành vi cạnh tranh khônglành mạnh nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Ngoài ra, Chính phủ còn tuyêntruyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về quyền lợi chính đáng của họ

Tại website của cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Canada:

http://settlement.org/sys/faqs_detail.asp?

tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả và cạnh tranh bình đẳng giữa nhàsản xuất, đơn vị kinh doanh và người tiêu dùng Chính phủ cũng phải chịu tráchnhiệm về an toàn của sản phẩm Vấn đề an toàn bao gồm cả dán nhãn và quảng cáosản phẩm Chính phủ tiến hành kiểm tra an toàn không chỉ thực phẩm, mà còn cảthực vật và động vật tại biên giới của Canada Nhiệm vụ này Chính phủ giao choCục kiểm dịch thực phẩm Canada

Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh doanh tại cácđịa phương, điều kiện về cấp phép kinh doanh cũng như các vấn đề về an toàn côngcộng Những dịch vụ được cung cấp trên địa bàn của địa phương sẽ do cơ quanquản lý địa phương quy định về điều kiện kinh doanh

IOCU (1992), Cunsumers and the Environment, published by International Organization of Consumers Unions Penang, Malaysia [70] Đây là cuốn sách viết về

cách thức tiêu dùng để bảo vệ môi trường, do tổ chức quốc tế về bảo vệ người tiêudùng Malaysia xuất bản Cuốn sách nêu nên tầm quan trọng của ý thức người tiêudùng trong việc bảo vệ môi trường, cách thức thay đổi thói quen nhằm bảo vệ môitrường trong điều kiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt Muốnvậy cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng cần:

Trang 11

Tăng cường giáo dục cho người tiêu dùng về tiêu dùng bền vững, thay đổiquan điểm và lựa chọn sản phẩm năng lượng tự nhiên như gió, ánh sáng mặt trời

Cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho người tiêu dùng về hàng hóa dịch

vụ sử dụng năng lượng thay thế, cũng như các cách thức để quảng bá, nhân rộng đốitượng sử dụng sản phẩm này

Chỉ ra những lợi ích của người tiêu dùng có được khi tiêu dùng hướng tớimôi trường ở các hội thảo quốc gia và quốc tế

Ban hành chính sách khuyến khích về thuế để hưởng ứng và hỗ trợ việc sảnxuất và tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ vì môi trường

Sẵn sàng phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động vì sự phát triển của xãhội, môi trường bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu

Chính phủ cần phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức có liênquan để đảm bảo việc cung cấp hàng hóa dịch vụ nhằm đảm bảo phát triển bềnvững, bảo vệ môi trường

- Richard M.Alderman (2006), Know your rights, Taylor Trade Publishing

Lanham, New York, Boulder, Toronto, Oxford [71] Đây là cuốn sách viết về quyềncủa người tiêu dùng gồm 19 chương Cuốn sách viết về các lĩnh vực khác nhau nhưcho vay vốn, di cư, khiếu nại tại tòa án rút gọn, thủ tục li hôn, trình tự bắt đầu kinhdoanh, luật tiêu dùng, quyền và nghĩa vụ của người cho thuê nhà và người thuê nhà.Cuốn sách nhấn mạnh và đề cao vai trò của luật sư trong việc giúp đỡ người tiêudùng trong các hợp đồng ký kết với các đơn vị sản xuất kinh doanh, nơi mà phápluật được thực hiện rất tốt như Mỹ, Anh, Canada

- CUTS (2004), Is it really safe, CUTS Publications, India [68] Cuốn sách

“nó có thực sự an toàn” do tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Ấn Độ viết

vào năm 2004 gồm 6 chương, hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch

vụ an toàn: Từ các đồ chơi trẻ em, đồ mỹ phẩm đến sử dụng dịch vụ chăm sóc sứckhỏe, sử dụng thực phẩm, di chuyển trên các phương tiện giao thông Cuốn sáchđưa ra các chỉ dẫn cho người tiêu dùng sử dụng các hàng hóa, dịch vụ trong cuộcsống sao cho an toàn và đạt được mục tiêu sử dụng

Trang 12

- Mudah Murah & Cepat (2008), Tribunal for consumer claims, Published by

Tribunal for consumer claims, Malaysia [69] Cuốn sách giới thiệu về phương thứcgiải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp nhanh chóng và tốn ítchi phí đó là tòa án rút gọn tại Malaysia Đồng thời cuốn sách cũng hướng dẫnngười tiêu dùng cách thức viết đơn khiếu nại, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại,thủ tục điều trần, các phán quyết của tòa án rút gọn

Nội dung các trang web, các cuốn sách, bài viết đều khẳng định vai trò Chínhphủ trong việc banh hành chính sách và thực thi chính sách, tạo lập môi trường cạnhtranh lành mạnh, an toàn nhằm đảm bảo quyền lợi của cả doanh nghiệp và ngườitiêu dùng hướng tới phát triển ổn định và bền vững của xã hội, điều đó cũng hoàntoàn tương đồng với các quy định pháp luật của Việt Nam Ở một số quốc gia pháttriển đã có nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu, thậm chí có các luật sư chuyênnghiên cứu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2 Các nghiên cứu ở trong nước

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số 97-78-082 (1999), Luận cứ khoa

học của tổ chức thị trường và lưu thông một số mặt hàng thiết yếu theo yêu cầu bảo

hộ sản xuất trong nước và bảo vệ người tiêu dùng, do PGS.TS Đinh Văn Thành,

Viện Nghiên cứu Thương mại làm chủ nhiệm đề tài [12]

Đề tài được thực hiện năm 1999 tập trung vào tổ chức và lưu thông mặt hàngthiết yếu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và bảo vệ người tiêu dùng Đây là đề tàikhoa học cấp bộ đầu tiên đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Vấn

đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong đề tài này được đặt trong mối quan hệvới bảo hộ sản xuất trong nước Đề tài đã đề cập đến một số vấn đề ảnh hưởng đếnquyền lợi người tiêu dùng như: chống nâng giá, ép giá, được sử dụng hàng hóa cóchất lượng, được bảo hành, được cung cấp đầy đủ thông tin về công dụng, quy cáchphẩm chất của hàng hóa, dịch vụ do mình mua

Đề tài được tiến hành trong khi vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ởViệt Nam vẫn rất mới, hoàn toàn sơ khai, khuôn khổ pháp lý chưa được hoàn thiện,

Trang 13

bởi trong thời gian này Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường đang xây dựng Pháplệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Đoàn Văn Trường (2002), Nghiên cứu người tiêu dùng - những vấn đề về

việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà

Nội [33]

Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên viết về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng, cuốn sách được xuất bản ngay sau khi Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng được ban hành năm 1999 Tác giả đã đưa ra được những vấn đề chungnhất về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Khái niệm về người tiêu dùng, cácyếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng; Các quyền cơ bản của ngườitiêu dùng theo hướng dẫn của Liên hiệp quốc; Giới thiệu về hoạt động bảo vệ ngườitiêu dùng của một số nước trên thế giới như Úc, Pháp, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông,Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan; Vai trò của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng; Các hoạt động thương mại thường gây thiệt hại đến quyền lợi vàlợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, cuối cùng là tác giả đưa ra một số giải phápchính sách để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam

Đây là một cuốn sách mô tả tương đối khái quát về các vấn đề bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng Việt Nam, là một cuốn sách hữu ích với người tiêu dùng ViệtNam Tác giả đã vẽ ra một bức tranh khái quát về người tiêu dùng, về các quyền củangười tiêu dùng, những hành vi gây hại đến quyền lợi người tiêu dùng, vai trò củaChính phủ, của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam

- Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại (2006), Sổ tay công tác bảo vệ

người tiêu dùng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội [17].

Cuốn sách tập trung vào ba phần, phần I giới thiệu khái quát về sự cần thiếtphải bảo vệ người tiêu dùng, hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trên thế giới, lịch sửngày Quyền của người tiêu dùng trên thế giới, các hoạt động bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng của cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức xã hội, một số vấn đề đặt

ra Phần II của cuốn sách giới thiệu về hướng dẫn của Liên hiệp quốc về công tác

Trang 14

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Phần III cuốn sách giới thiệu về các văn bản phápluật hiện hành liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cuốn sổ tay công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã cung cấp chongười đọc những kiến thức cơ bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo hướngdẫn của Liên hiệp quốc và các văn bản pháp luật có liên quan

- TS Đinh Thị Mỹ Loan (2007), Hỏi – đáp về quyền lợi người tiêu dùng, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội [28].

Đây là cuốn sách được soạn thảo công phu với các câu hỏi và trả lời vềnhững nhóm đối tượng trực tiếp liên quan đế công tác bảo vệ quyền lợi người tiêudùng như quyền, trách nhiệm của người tiêu dùng, trách nhiệm của các tổ chức, cánhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhànước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạmtrong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số 2006-78-013 (2007), Hoàn thiện

pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở VN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, do TS Đinh Thị Mỹ Loan - Cục Quản lý cạnh tranh làm chủ nhiệm đề tài,

Đây là đề tài tương đối công phu, nghiên cứu về sự bất cập của các văn bảnpháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước thực tiễn phát triểnkinh tế của đất nước, tác giả đã phân tích kinh nghiệm xây dựng của các nước tiêntiến trên thế giới để đề xuất xây dựng luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũngnhư những nội dung cần đạt được trong luật

Trang 15

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mã số 048.RD/HĐ-KHCN (2009),

Nghiên cứu giải pháp bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường, do ThS

Hoàng Thanh Tùng – Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ươnglàm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội [13]

Đề tài tập trung vào ba nhóm vấn đề chính là: Tổng quan các vấn đề bảo vệquyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường; Thực trạng bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng của Việt Nam những vấn đề đặt ra; Các giải pháp và kiến nghị vềcác biện pháp bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường

Tại phần tổng quan các vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tác giả đãkhái quát về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập kinh tếthế giới, các quy định pháp luật của Việt Nam và Thế giới về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng, kinh nghiệm một số nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Tuy nhiên, trong phần này tác giả chưa đề cập đến các vấn đề như các hình thứcgiải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóadịch vụ, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức

xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinhdoanh hàng hóa dịch vụ

Trong phần thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tác giả đã đưa raviệc quyền lợi người tiêu dùng đang bị xâm hại nghiêm trọng, thực trạng trongtuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thựctrạng của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

và cuối cùng là những vấn đề đặt ra

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2009), Trách nhiệm sản phẩm của

doanh nghiệp – công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng, do GS.TS Lê Hồng Hạnh,

Viện Khoa học pháp lý làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội [9]

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề: Tổng quan về trách nhiệm sản phẩmcủa doanh nghiệp với người tiêu dùng; Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng pháp luật

về trách nhiệm sản phẩm của một số hệ thống pháp luật trên thế giới về bảo vệquyền lợi người tiêu dùng, thực trạng pháp luật về chế định trách nhiệm sản phẩm ở

Trang 16

Việt Nam và tình hình thực thi trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp Trên cơ sởcác phân tích trên tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý về trách nhiệmsản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam.

Đề tài đã tập trung nghiên cứu về một trong bốn nhóm đối tượng mà luật bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng đưa ra, đó là trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệpvới người tiêu dùng Trong đó, tác giả đã khái quát các quy định của pháp luật ViệtNam và thế giới của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, những kẽ hở pháp luậtcần hoàn chỉnh để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường mã số LH-2010-03/ĐHL-HN

(2011), Nghiên cứu vai trò của hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc bảo

vệ người tiêu dùng ở Việt Nam, do TS Nguyễn Thị Vân Anh – Giảng viên đại học

Luật làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội [8]

Đề tài phân tích khái quát về các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ViệtNam, những nhiệm vụ của hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (như tuyên truyềnphổ biến pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, tư vấn, giải quyết khiếu nại người tiêudùng, thực hiện chức năng phản biện với các quyết định, chủ trương chính sách củanhà nước, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng), nhữngkhó khăn, tồn tại mà các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gặp phải, đề xuất đểcác tổ chức xã hội hoạt động tốt hơn

Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu về các hội bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng tại Việt Nam, trong đó đã chỉ ra đầy đủ chức năng nhiệm vụ của các hộibảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các hoạt động của hội trong thời gian qua, nhữngkhó khăn, tồn tại cũng như đề xuất để hội phát huy vai trò trong thời gian tới

- Đề tài cấp Bộ mã số 24.12.RD/HĐ-KHCN (2012), Nghiên cứu các phương

thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và cá nhân, tổ chức kinh doanh để thực thi luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, do TS Vũ Thị Bạch Nga, Cục Quản

lý cạnh tranh làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội [11]

Đề tài tập trung nghiên cứu các phương thức giải quyết khiếu nại của ngườitiêu dùng tại Việt Nam, thực trạng giải quyết khiếu nại tại Việt Nam những tồn tại

Trang 17

vướng mắc Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu một số mô hình giải quyết khiếu nạihiệu quả trên thế giới để áp dụng tại Việt Nam Trên cơ sở thực tiễn tại Việt Nam,kinh nghiệm thế giới và quy định của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tác giảđưa ra các đề xuất để giải quyết tốt hơn khiếu nại của người tiêu dùng trong thờigian tới.

3 Những vấn đề đã được nghiên cứu, khoảng trống chưa được nghiên cứu

Những vấn đề đã được nghiên cứu

Theo quy định trong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nay là luậtbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có 4 nhóm đối tượng được điều chỉnh là: Ngườitiêu dùng; tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ; cơ quan quản lýnhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; các phương thức giải quyết khiếu nại

về người tiêu dùng; Các bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 đã có những đề tài côngtrình đề cập đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng chỉ đến năm 2000trở đi mới có công trình khoa học thực sự nghiên cứu chuyên sâu về các đối tượngtham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Hội bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng, trách nhiệm bảo hành sản phẩm của các tổ chức cá nhân kinhdoanh hàng hóa dịch vụ, các phương thức giải quyết tranh chấp người tiêu dùng,hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Về người tiêu dùng, các đề tài trước đây đã nêu ra những quyền theo quyđịnh của Liên hiệp quốc cũng như giải thích nội dung của những quyền đó là gì Docác đề tài này được nghiên cứu trước khi luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nênchưa đề cập đến nghĩa vụ của người tiêu dùng

Về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ đã đượcnghiên cứu dưới góc độ là trách nhiệm bảo hành sản phẩm, tuy nhiên đây chỉ là mộttrong những trách nhiệm của tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ Theo quy địnhcủa luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóadịch vụ có rất nhiều trách nhiệm như trách nhiệm cung cấp thông tin, trách nhiệm

Trang 18

bảo hành, trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật, trách nhiệm bồi thường hànghóa có khuyết tật gây ra…

Về các tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được nghiêncứu dưới góc độ các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Về khía cạnh các hộiđược nghiên cứu khá kỹ, tuy nhiên chưa đề cập đến các tổ chức xã hội khác khôngphải là hội nhưng cũng tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưcâu lạc bộ tiêu dùng nữ, các tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngđược thành lập tại các đài truyền hình, báo, các doanh nghiệp

Về các hình thức giải quyết khiếu nại, đây là Đề tài nghiên cứu của CụcQuản lý cạnh tranh Đề tài đã khái quát các phương thức giải quyết khiếu nại củangười tiêu dùng, những tồn tại, kết quả trong công tác giải quyết khiếu nại củangười tiêu dùng, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm giúp người tiêu dùngtrong quá trình giải quyết tranh chấp với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóađược hiệu quả hơn

Các đề tài, tài liệu trên đây mặc dù không trực tiếp viết về hoàn thiện quản lýnhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bộ Công Thương, nhưng đềuviết về các đối tượng tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của ViệtNam Do vậy các kết quả nghiên cứu của các đề tài, tài liệu nêu trên đều là nhữngtài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu đề tài luận án và có thể kế thừa phát triểnthêm các kết quả nghiên cứu đã có

Khoảng trống chưa được nghiên cứu

- Kinh nghiệm thế giới trong việc xây dựng cơ quan quản lý nhà nước về bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng, hiện nay trên thế giới có các loại mô hình nào, ưuđiểm nhược điểm của từng loại mô hình, mô hình nào có thể áp dụng cho Việt Namtrong quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế đất nước trong quá trình hội nhậpnền kinh tế thế giới;

- Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam trongthời gian qua, cần đưa ra cái nhìn tổng quan về quản lý nhà nước, nội dung quản lýnhà nước, mục tiêu và vai trò của quản lý nhà nước nói chung và lĩnh vực bảo vệ

Trang 19

quyền lợi người tiêu dùng nói riêng Vị trí, vai trò của Bộ Công Thương trong việcthực hiện chức năng là cơ quan được Chính phủ giao thống nhất quản lý nhà nước

về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước, những kết quả đã đạtđược, hạn chế, tồn tại cần khắc phục Từ thực trạng thực thi các nội dung quản lýnhà nước cần đưa ra dự báo tình hình vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, địnhhướng hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thờigian tới về nội dung quản lý, về tổ chức quản lý, về cơ chế phối hợp các Bộ ngành,

về giải pháp nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp và ý thức tự bảo vệ chínhmình của người tiêu dùng cũng như đề xuất kiến nghị với Chính phủ để nâng caohiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian tới

4 Các câu hỏi nghiên cứu của luận án

1 Tại sao quản lý nhà nước là quan trọng đối với công tác bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng? Những mục tiêu, nội dung, công cụ và tổ chức quản lý nhà nước

về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là gì?

2 Trong triển khai các nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng thời gian qua có kết quả, tồn tại và nguyên nhân là gì? Từ đó những vấn

đề đặt ra cần giải quyết là gì?

3 Các mô hình tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng trên thế giới có những ưu điểm, nhược điểm gì, bài học kinh nghiệm có thể ápdụng cho Việt Nam?

4 Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng của Bộ Công Thương như thế nào?

Trang 20

PHẦN NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ CỦA QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường

1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng, quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

1.1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng

Người tiêu dùng là bất cứ ai trong chúng ta khi mua hàng hóa dịch vụ hoặcđược cho, tặng hàng hóa dịch vụ để sử dụng vì mục đích tiêu dùng cho cá nhân hoặc

hộ gia đình Trên thế giới luật bảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia cũng đều

quy định người tiêu dùng với những nội dung cơ bản như: “Người tiêu dùng là cá

nhân mua sử dụng hàng hóa dịch vụ, không vì mục đích kinh doanh”

Theo Chỉ thị số 1999/44/EC của nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âungày 25/5/1999 định nghĩa người tiêu dùng như sau:

Người tiêu dùng là bất kỳ người nào thực hiện việc mua hàng theo hợp đồng được quy định bởi Chỉ thị này, thực hiện vì mục tiêu không liên quan đến thương mại, kinh doanh hay nghề nghiệp.

Theo luật bảo vệ người tiêu dùng Malaysia năm 1999 thì người tiêu dùngđược định nghĩa như sau:

Người tiêu dùng là người nhận hàng hóa hoặc dịch vụ để sử dụng cho mục đích cá nhân, sử dụng trong hộ gia đình, sử dụng hoặc tiêu dùng và không sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ vào mục đích thương mại, tiêu dùng cho quá trình sản xuất.

Theo luật bảo vệ người tiêu dùng của Singapore hay luật thương mại bìnhđẳng của Singapore năm 2003, người tiêu dùng được định nghĩa như sau:

“Người tiêu dùng là cá nhân nhận hoặc có quyền nhận hàng hóa và dịch vụ

từ người cung cấp hoặc có nghĩa vụ thanh toán cho người cung cấp đối với hàng

Trang 21

hóa, dịch vụ mình đã mua tặng cho cá nhân khác và các hoạt động tiêu dùng đó không nhằm mục đích kinh doanh”

Theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, ngườitiêu dùng được hiểu như sau:

Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.

Như vậy, người tiêu dùng không chỉ là các cá nhân mà còn là tổ chức mua,

sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà không nhằm mục đích bán lại hoặc cho thuê Người

tiêu dùng là các tổ chức có“vị trí yếu thế” hơn so với các tổ chức cá nhân kinh

doanh hàng hóa dịch vụ về tài chính, thông tin, tính chuyên nghiệp nên việc bảo vệcác tổ chức với tư cách là người tiêu dùng cũng là cần thiết

1.1.1.2 Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

Chapter 1 Quyền của người tiêu dùng

Nhằm tạo ra một sự thống nhất cho các nước trên thế giới trong việc bảo vệquyền lợi người tiêu dùng, ngày 9 tháng 4 năm 1985, Đại hội đồng Liên hợp quốcphê chuẩn bản hướng dẫn của liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng, công nhậnngày 15 tháng 3 hàng năm là ngày người tiêu dùng Thế giới Bản hướng dẫn là kếtquả của nhiều thập kỷ đấu tranh, thuyết phục của Quốc tế người tiêu dùng và các tổchức người tiêu dùng toàn thế giới Bản hướng dẫn đưa ra nguyên tắc 8 quyền củangười tiêu dùng và vạch ra những nguyên tắc khung để tăng cường các chính sáchbảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia

Việc phê chuẩn này đã khẳng định quyền của người tiêu dùng đã được đưalên vị trí hợp pháp và được quốc tế thừa nhận Ngày nay, 8 quyền cơ bản của ngườitiêu dùng đã được liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế và Chính phủ các nước thừanhận và đưa vào các văn bản pháp luật của mình để bảo vệ quyền lợi người tiêudùng

8 quyền của người tiêu dùng theo quy định của Liên hiệp quốc là:

- Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản;

- Quyền được an toàn;

Trang 22

- Quyền được thông tin;

- Quyền được lựa chọn;

- Quyền được lắng nghe;

- Quyền được khiếu nại bồi thường;

- Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng;

- Quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững

Những quyền này là cơ sở để các nước xây dựng chính sách bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng cũng như hoạt động của các tổ chức quốc tế về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng

Tại Việt Nam, trên tinh thần tiếp thu và học hỏi những tiến bộ trên thế giới

và đúc kết kinh nghiệm sau hơn 10 năm thực thi pháp lệnh bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng, ngày 17 tháng 11 năm 2011, Quốc hội khoá XII kỳ họp thứ 8 đã thôngqua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [5], trong đó tại Điều 8 quy định cácquyền của người tiêu dùng như sau:

Trong 8 quyền theo bản hướng dẫn của liên hiệp quốc có quyền được thỏamãn những nhu cầu cơ bản và quyền được có môi trường sống lành mạnh và bềnvững đã được quy định cụ thể trong Bộ Luật dân sự năm 2005, và Hiến pháp năm

1992 sửa đổi và bổ sung năm 2013, nên Luật này không quy định thêm mà cụ thể 6quyền còn lại thành 8 quyền sau:

- Được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các quyền, lợi íchhợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cánhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ cung cấp;

- Được cung cấp các thông tin chính xác và đầy đủ;

- Được Lựa chọn hàng hoá, dịch vụ;

- Được góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

- Được tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về BVQLNTD;

- Được yêu cầu bồi thường thiệt hại;

- Được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện;

- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ

Trang 23

Như vậy, theo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì ngườitiêu dùng Việt Nam cũng có những quyền như những người tiêu dùng tại các quốcgia khác trên thế giới

Lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng

Theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngoài việcđược bảo vệ 8 quyền nêu trên, người tiêu dùng còn được bảo vệ lợi ích hợp pháptrong giao dịch với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên lãnh thổViệt Nam

Lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là gì? Lợi ích hợp pháp của người

tiêu dùng được hiểu là lợi ích có được trong giao dịch với các tổ chức, cá nhân kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ đúng quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ theo quy định tại khoản 2Điều 3, của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tổ chức, cá nhân thực hiệnmột, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụhàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:

- Thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;

- Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng kýkinh doanh

Cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở đây được hiểu là cácthương nhân theo quy định của luật thương mại, các cá nhân hoạt động thương mạiđộc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh Như vậy, tất cả các cá nhân,

tổ chức tham gia vào quá trình kinh doanh hàng hóa dịch vụ bao gồm nhà sản xuất,nhà nhập khẩu, người bán buôn, người bán lẻ khi tham gia cung ứng hàng hóa, dịch

vụ trên thị trường đều chịu sự điều chỉnh của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng

Lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là lợi ích có được khi giao dịch với các

tổ chức, kinh doanh hàng hóa dịch vụ Việc bảo vệ lợi ích hợp pháp đó đồng nghĩavới việc bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch với các tổ chức, cá nhân kinhdoanh thông qua việc yêu cầu các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Trang 24

thực hiện đúng các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng nhưcác tiêu chuẩn, quy chuẩn của đơn vị đó đã công bố.

Trách nhiệm của tố chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ theo quyđịnh của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm: Trách nhiệm bảo vệ thôngtin của người tiêu dùng; Trách nhiệm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng (vềgiá, nhãn mác, cảnh báo khả năng nguy hiểm, linh phụ kiện thay thế, điều kiện bảohành, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung); Trách nhiệm liên đới của bênthứ ba; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyếttật

Trong trường hợp các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khôngthực hiện đúng các trách nhiệm trên gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của ngườitiêu dùng, thì người tiêu dùng được pháp luật bảo vệ

Nghĩa vụ của người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng là cần thiết, vì sự phát triển, tiến bộ của xã hội tuynhiên không phải vậy mà bảo vệ người tiêu dùng thái quá gây ảnh hưởng đến doanhnghiệp sản xuất kinh doanh chân chính Với quan điểm như trên, trong Luật Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng đã đưa ra những nghĩa vụ bắt buộc với người tiêu dùng.Người tiêu dùng phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, phải tự bảo vệ mình,phải có kiến thức khi tiêu dùng, phải có trách nhiệm tố giác hành vi sai trái ảnhhưởng đến người tiêu dùng, không được lợi dụng pháp luật về bảo vệ người tiêudùng để làm ảnh hưởng đến uy tín danh dự của các tổ chức cá nhân kinh doanhchân chính cũng như quyền và lợi ích chính đáng của nhà nước Người tiêu dùng cócác trách nhiệm như sau:

- Người tiêu dùng không được lợi dụng các quy định về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng để xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước và các tổ chức, cánhân khác

- Người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ;thực hiện đúng và đầy đủ các hướng dẫn về phương pháp sử dụng hàng hóa, dịch vụ;

Trang 25

không tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ gây tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong

mũ tục, gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và cộng đồng

- Người tiêu dùng phải thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi pháthiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không đảm bảo an toàn, gây thiệt hạihoặc đe dọa gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản cho người tiêu dùng, hành

vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền lợi hợppháp của người tiêu dùng

Chapter 2 Sự cần thiết phải bảo vệ người tiêu dùng

Người tiêu dùng là khái niệm rất rộng, bao gồm bất kỳ cá nhân, hộ gia đình

sử dụng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế Khái niệm của ngườitiêu dùng được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau, do đó việc sử dụng và ýnghĩa của thuật ngữ này có thể khác nhau

Trong thuật ngữ kinh tế và marketting: "Người tiêu dùng" là người tiêu thụ

hàng hoá và dịch vụ Như vậy, người tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong

hệ thống kinh tế của một quốc gia, bởi vì trong trường hợp không có nhu cầu thìnền kinh tế hầu như sụp đổ Mahatma Gandhi đã nói rằng khách hàng là ngườikhách quan trọng nhất trong nhà xưởng của chúng ta Khách hàng không phụ thuộcvào chúng ta mà chúng ta phải phụ thuộc vào khách hàng Khách hàng không làmgián đoạn quá trình sản xuất của chúng ta mà khách hàng là mục tiêu của chúng ta

Nếu xét trong xã hội về khía cạnh tạo giá trị cho cuộc sống sẽ có hai bên đốilập về quyền lợi nhưng lại thống nhất nhau cùng tồn tại là nhà sản xuất và ngườitiêu dùng, nhà sản xuất sản xuất ra để người tiêu dùng sử dụng, nếu như thời baocấp hàng hóa thiếu thì sản xuất là rất quan trọng nhưng khi khoa học công nghệ pháttriển hàng hóa sản xuất ra nhiều hơn nhu cầu tiêu dùng thì người tiêu dùng dần dầnđược nâng lên thượng đế, được lựa chọn cái mình thích với giá phù hợp Như vậy,không có người tiêu dùng thì xã hội không phát triển được sản xuất, sẽ không cóhàng hóa, sản phẩm mới cung cấp ra thị trường

Từ năm 1962, tại một cuộc họp của Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ, Tổng thống

Hoa Kỳ John Kennedy đã phát biểu: "Người tiêu dùng theo định nghĩa, bao gồm

Trang 26

toàn thể chúng ta Họ là nhóm người đông đảo nhất, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của hầu hết các quyết định về kinh tế, dù là của nhà nước hay tư nhân Vậy

mà họ là nhóm người quan trọng độc nhất mà quan điểm của họ thường không được chú ý tới "[17].

Như vậy, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là bảo vệ tất cả chúng ta Bảo vệquyền lợi của người tiêu dùng là một việc làm có ý nghĩa thiết thực liên quan đếnmọi khía cạnh của đời sống xã hội; đảm bảo quyền của người tiêu dùng góp phầnvào công cuộc chống bất bình đẳng trong xã hội

Bên cạnh quan hệ giữa các nhà sản xuất với nhau, quan hệ kinh tế chủ yếutrong xã hội là quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, kinh doanh, phân phốihàng hoá, dịch vụ Tuy là số đông, nhưng người tiêu dùng không được tổ chức lạinên họ khó có sức mạnh, tiếng nói đơn lẻ của họ cũng rất ít được lắng nghe So vớinhững nhà sản xuất, những nhà chuyên môn, thì ở những lĩnh vực nhất định, ngườitiêu dùng kém hiểu biết hơn Bởi vậy, trong mối quan hệ giữa họ với các nhà sảnxuất kinh doanh, người tiêu dùng luôn đứng ở thế yếu và chịu nhiều thiệt thòi Điềunày thực sự đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội

Từ nhiều năm nay, các nước đều dành ưu tiên cao cho công tác bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng, tôn trọng các quyền của người tiêu dùng, chống lại sự lạm dụngcủa những nhà sản xuất kinh doanh và những bất công trong xã hội Đa số các nướctrên thế giới đều thiết lập cơ quan chuyên trách phụ trách công tác này Công tácbảo vệ người tiêu dùng cũng được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, đặc biệt làLiên hiệp quốc với việc Đại hội đồng đã thống nhất thông qua Hướng dẫn của Liênhiệp quốc về bảo vệ người tiêu dùng từ năm 1985

Ở Việt Nam, có thể nói rằng, cho đến những ngày trước “đổi mới”, hầu như

quyền lợi của người tiêu dùng nói chung và bộ máy bảo vệ quyền lợi của người tiêudùng nói riêng chưa được chú ý một cách thích đáng, kể cả từ góc độ người sảnxuất, kinh doanh hàng hoá và cung ứng dịch vụ lẫn nhận thức của toàn xã hội Điềunày có nguyên nhân sâu xa từ những năm tháng chiến tranh khốc liệt, chúng ta phảitập trung cho sự nghiệp giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc cũng như giai đoạn phục

Trang 27

hồi sau đó, mọi nhu cầu tiêu dùng đều ở mức tối thiểu Chính vì vậy, vấn đề bảo vệquyền lợi của người tiêu dùng chưa được chú trọng trong thời kỳ này phần nào donhững nguyên nhân khách quan nhất định.

Bước vào thời kỳ đổi mới, nước ta đã chuyển mạnh từ nền kinh tế kế hoạchhoá tập trung sang cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa Cũng từ đây,quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá vàdịch vụ với một bên là người bỏ tiền ra mua hàng hoá và dịch vụ để phục vụ chosinh hoạt, tiêu dùng của cá nhân, gia đình và tổ chức (được gọi chung là người tiêudùng) đã được xác lập với vai trò của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao

Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì càng làm nẩy sinh nhiều vấn đềliên quan đến người tiêu dùng Với việc hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầuhóa trên thế giới, bên cạnh những cơ hội mới trong việc thoả mãn những nhu cầu cơbản như quyền tiếp cận với nhiều sản phẩm và dịch vụ với chất lượng đảm bảo vàgiá cả thích hợp, người tiêu dùng cũng đứng trước những nguy cơ mới Việc kiểmsoát an toàn, chất lượng của hàng hoá nhập khẩu trở nên khó khăn, thị trường sẽngày càng xuất hiện nhiều hành vi gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùngnhư buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng Các hành vi vi phạm đếnquyền lợi của người tiêu dùng cũng tinh vi và phức tạp hơn Nhiều phương thứckinh doanh, hành vi kinh doanh gian dối gây thiệt hại tới lợi ích người tiêu dùng.Những hành vi như vậy không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn có thểgây ảnh hưởng tiêu cực đối với tình hình kinh tế xã hội nói chung Chính vì vậy,trong cơ chế thị trường, vấn đề người tiêu dùng và bảo vệ người tiêu dùng càngcàng trở nên quan trọng

Như vậy, có thể thấy người tiêu dùng là rất đông, là tất cả chúng ta, nhưngquyền lợi chưa được bảo vệ thích đáng Tình trạng vi phạm quyền lợi bị xẩy rathường xuyên, trong khi đó việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa được sựquan tâm thích đáng của toàn xã hội Chính vì vậy, làm sao quyền lợi người tiêudùng được bảo vệ tốt hơn trong nền kinh tế thị trường là điều cần thiết

Trang 28

1.1.2 Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh

tế thị trường

1.1.2.1 Đối với toàn bộ nền kinh tế

Với bất kể phương thức sản xuất nào từ cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô

lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và hiện nay là kinh tế thị trường đều thể hiện tínhlịch sử, quá trình phát triển tất yếu của nhân loại Nền kinh tế thị trường là mộtthành tựu phát triển chung của nhân loại, là một bước tất yếu của nền kinh tế ở mỗiquốc gia cần phải trải qua, tuy nhiên bất kể phương thức sản xuất nào cũng chứatrong mình những hạn chế nhất định Với nền kinh tế thị trường có sự quản lý củaNhà nước, Nhà nước sẽ quản lý để hạn chế các mặt trái của kinh tế thị trường nhưviệc đảm bảo phát triển bền vững, giảm khoảng cách giàu nghèo, tạo điều kiện bảo

vệ môi trường xanh sạch đẹp, đảm bảo phát triển đồng đều giữa các vùng miềntrong cả nước Việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng không nằm ngoài mụctiêu nhằm giảm bớt mặt trái của nền kinh tế thị trường, bảo vệ người tiêu dùng tốtthể hiện sự văn minh, phát triển của xã hội, thể hiện sự có trách nhiệm của thế hệ đitrước với thế hệ đi sau thông qua sản xuất sản phẩm an toàn, tiết kiệm nhiên liệu,không phá hoại môi trường Những vấn đề này đến nay không chỉ là vấn đề của mộtquốc gia mà là vấn đề toàn cầu

1.1.2.2 Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ

Sản xuất và tiêu dùng là hai vế đối lập nhưng thống nhất với nhau trong hoạtđộng kinh tế, sản xuất không có tiêu dùng thì sản xuất không phát triển, và tiêudùng nhiều không có sản xuất thì cũng không có sản phẩm để sử dụng Nếu nhưtrước thế kỷ 19 không có sản phẩm để sử dụng thì hiện nay sản xuất đại côngnghiệp phát triển, hàng hóa được sản xuất nhiều hơn, người tiêu dùng đã có nhiềuquyền để lựa chọn sản phẩm Lúc này người tiêu dùng được lựa chọn sản phẩm tốt,

an toàn với giá cả hợp lý Người tiêu dùng ngày nay đã được tôn vinh là thượng đế,

là đối tượng để các nhà sản xuất kinh doanh quan tâm và chăm sóc

Quan điểm và nhận xét của người tiêu dùng có tính quyết định đến sự thànhbại của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng như tấm gương

Trang 29

phản chiếu chân thật nhất kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếudoanh nghiệp được người tiêu dùng ưa thích đồng nghĩa với việc sản phẩm của họtốt, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng và môi trường

Việc quan tâm đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đồng nghĩa với việc giữcho chiếc gương phản chiếu các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh sáng, rõ Nhưvậy các doanh nghiệp sẽ không dám sản xuất, cung cấp sản phẩm kém chất lượng rathị trường mà phải cạnh tranh để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm giáthành sản phẩm, cung cấp sản phẩm tốt hơn, an toàn hơn với môi trường, khi đó lợiích của xã hội sẽ được nâng lên

1.1.2.3 Đối với chính người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường là đảm bảo cho ngườitiêu dùng thực thi những quyền lợi chính đáng của mình, thể hiện sự tiến bộ của xãhội, góp phần khắc phục những mặt trái của nền kinh tế thị trường Khi người tiêudùng được đảm bảo quyền lợi theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng cũng như các quy định quốc tế khác đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước vàcác cấp đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng Người tiêu dùng được đảmbảo quyền lợi cũng thể hiện việc phát triển bền vững và ổn định của xã hội, tuân thủtheo các cam kết quốc tế và khu vực

1.1.3 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội.Công tác bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong đời sốngkinh tế xã hội của đất nước, tại tất cả các vùng miền địa phương trong cả nước.Chính vì vậy, để công tác bảo vệ người tiêu dùng có hiệu quả cần phải có sự chungtay góp sức của các đối tượng liên quan trong xã hội, mỗi đối tượng có một nhiệm

vụ riêng trong việc góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng

1.1.3.1 Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trang 30

Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng là đưa các chủ chương, chính sách của Nhà nước về bảo vệ người tiêu dùngvào đời sống kinh tế- xã hội của đất nước nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp củangười tiêu dùng.

1.1.3.2 Trách nhiệm của các tổ chức xã hội

Bên cạnh cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội đóng vai trò rất quantrọng trong việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảoquyền lợi người tiêu dùng được thực hiện tốt, đóng vai trò như một tổ chức phảnbiện các chính sách của nhà nước Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng có những nội dung hoạt động cơ bản sau:

- Hướng dẫn giúp đỡ, tư vấn cho người tiêu dùng khi có yêu cầu;

- Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích côngcộng;

- Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hànghóa, dịch vụ;

- Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chấtlượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng

về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnhbáo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật

về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kếhoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng;

- Hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước giao

1.1.3.3 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ

Tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ là đối tượng điều chỉnh chủyếu trong luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Trách nhiệm của các tổ chức cá

Trang 31

nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ từ việc cung cấp thông tin về hàng hóa dịch vụcho người tiêu dùng đến việc bảo hành, bảo dưỡng, bồi thường thiệt hại, thu hồihàng hóa khuyết tật và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng Luật bảo vệquyền lợi người tiêu dùng ở các nước đều có quy định yêu cầu các tổ chức cá nhânkinh doanh hàng hóa dịch vụ phải thực hiện nghiêm các quy định nhà nước về chấtlượng hàng hóa, về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các quy định khác nhằmbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Việc yêu cầu các tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ thực hiệnnghiêm chỉnh các quy định của nhà nước một phần nhằm bảo vệ quyền lợi củangười tiêu dùng, một phần thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật Đây là cách tốtnhất tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế các doanh nghiệp làm ăn bấtchính trên thị trường

1.1.3.4 Trách nhiệm của người tiêu dùng

Người tiêu dùng cần tìm hiểu thông tin trước giao dịch, kiểm tra hàng hóa,xuất xứ, thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện vi phạm trên thịtrường, đồng thời bản thân người tiêu dùng cũng cần thường xuyên bồi dưỡng, nângcao kiến thức khi mua và sử dụng hàng hóa, cần tìm hiểu kiến thức cơ bản để có thể

tự bảo vệ chính mình, phấn đấu trở thành người tiêu dùng thông minh

1.1.3.5 Trách nhiệm của cơ quan truyền thông

Với chức năng đưa thông tin chính xác tới đông đảo quần chúng người tiêudùng, cơ quan truyền thông báo chí là một lực lượng, một công cụ hữu hiệu để đưachủ chương đường lối Nhà nước đến với nhân dân Cơ quan truyền thông báo chí cótrách nhiệm tuyên truyền chủ chương của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng đến các đối tượng chịu sự tác động, đồng thời tiên phong trong việc phát hiện,

tố giác, thông báo cho người tiêu dùng biết các địa điểm cơ sở vi phạm nghiêmtrọng quyền lợi người tiêu dùng để người tiêu dùng tránh không sử dụng sản phẩmhàng hóa dịch vụ của cơ sở đó Bên cạnh việc tố giác, cảnh báo người tiêu dùng vềcác tổ chức cá nhân vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan truyền thông cũngcần kịp thời biểu dương những tổ chức cá nhân có nhiều sản phẩm hàng hóa dịch vụ

Trang 32

tốt đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng, tiết kiệm nhiên liệu, đảm bảo an toàn môitrường Tất cả thông tin được đưa đến với người tiêu dùng cần đúng, kịp thời đểngười tiêu dùng có quyết định đúng đắn.

1.2 Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1.2.1 Lý luận chung về quản lý nhà nước

1.2.1.1 Khái niệm, vai trò và mục tiêu quản lý nhà nước

a Khái niệm Nhà nước

Lịch sử nhân loại có 4 loại hình Nhà nước đó là: Nhà nước chiếm hữu nô lệ,Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Dù bất kỳ nhànước theo hình thức nào thì nhà nước luôn là công cụ đắc lực và có hiệu quả nhất đểthực hiện và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị hay lãnh đạo của giai cấpthống trị hay lực lượng cầm quyền, cũng như để tổ chức và quản lý xã hội nhằmthiết lập trật tự và sự ổn định cho xã hội

Có nhiều định nghĩa về nhà nước, nhưng theo tôi định nghĩa sau đây về nhànước là đầy đủ hơn cả và lựa chọn định nghĩa này cho nghiên cứu của mình:

“Nhà nước là tổ chức quyền lực công của quốc gia, nhờ có pháp luật

vànhững phương tiện cưỡng chế hợp pháp nên có khả năng tổ chức và quản lý dân

cư trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm thực hiện mục đích, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền và nhằm thiết lập, giữ gìn trật tự xã hội; nhà nước là đại diện chính thức cho quốc gia, dân tộc trong các quan hệ đối nội, đối ngoại và là chủ thể độc lập trong quan hệ quốc tế” [26].

Theo giáo trình quản lý hành chính nhà nước:

“Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực

Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy

Trang 33

trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ

tổ quốc XHCN” [21]

Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước,được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội Quản lý nhànước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và

có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt Quản lý nhà nước có thể được hiểutheo hai nghĩa

Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhànước từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp

Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp

Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhànước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động ban hànhcác văn bản pháp luật, đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của các đối tượng bịquản lý và vấn đề tư pháp với đối tượng quản lý cần thiết của nhà nước

c Vai trò của Nhà nước

Nhà nước xã hội chủ nghĩa giữ vai trò đặc biệt quan trọng mang tính quyếtđịnh trong hệ thống chính trị Nó quyết định sự ra đời, tồn tại, phát triển của hệthống chính trị; quyết định bản chất, đặc trưng, vai trò của hệ thống chính trị Nhànước xã hội chủ nghĩa là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện quyền lực của nhândân lao động Nhà nước xã hội chủ nghĩa chi phối tất cả các tổ chức trong hệ thốngchính trị Nó có thể cho phép thành lập cũng như có thể làm mất đi một thành tố nào

đó trong hệ thống chính trị Nó có thể điều hòa được quan hệ giữa các lực lượngchính trị trong xã hội [26]

d Mục tiêu của quản lý nhà nước

Kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm như: đảm bảo cho nền kinh tế có năngsuất, chất lượng và hiệu quả cao, hàng hóa dịch vụ đa dạng về số lượng, phong phú

về chủng loại, giàu tính năng động, luôn luôn đổi mới mặt hàng mẫu mã, công nghệ,các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn…

Trang 34

Tuy nhiên nội tại nền kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật như:

- Chỉ chú ý đến những nhu cầu có khả năng thanh toán Vì thế có những nhucầu cơ bản của xã hội không được quan tâm chú ý, đáp ứng vì không đem lại lợinhuận như mong muốn

- Đặt mục tiêu lợi nhuận lên đầu nên dễ dẫn đến hậu quả xấu về môi trường,

an ninh quốc gia và những vấn đề xã hội

- Có sự khác biệt trong thu nhập, dẫn đến phân hóa giàu nghèo, gây ra bấtcông, xung đột trong xã hội

Với mục tiêu phát huy tối đa những tích cực của nền kinh tế thị trường, hạnchế những tiêu cựu, thể hiện ưu điểm của Nhà nước Việt Nam, Đảng ta đã chủtrương xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý nhà nước Theo đó Nhà nướcbằng quyền lực hành chính của mình phát huy tối đa tích cực của nền kinh tế thịtrường, đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất những tiêu cực của nền kinh tế thịtrường gây ra

1.2.1.2 Nội dung và công cụ của quản lý nhà nước

a Nội dung của quản lý nhà nước

Nội dung của quản lý nhà nước là tổ chức ra bộ máy quản lý, sắp xếp nhân

sự, điều hành công việc quốc gia, sử dụng nguồn tài chính và công sản để thực hiệnnhững chính sách của đất nước Đó là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh

tế - xã hội, đưa pháp luật vào đời sống nhằm giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phục vụlợi ích của công dân, đảm bảo dân sinh và giải quyết các vấn đề xã hội và sử dụng

có hiệu quả nguồn tài chính và công sản để phát triển đất nước một cách toàn diện

Với tư cách là cơ quan hành chính cao nhất, Chính phủ nắm quyền thốngnhất quản lý các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh

và đối ngoại của Nhà nước; quản lý hệ thống thống nhất của bộ máy hành chính nhànước từ Trung ương đến cơ sở trong khuôn khổ hệ thống chính trị hiện hành

b Công cụ của quản lý nhà nước

Công cụ quản lý là tất cả các phương tiện chủ thể quản lý sử dụng để tácđộng lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Để thực hiện mục tiêu

Trang 35

quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý sử dụng các công cụ chủ yếu như sau: Công

sở, công sản, quyết định quản lý hành chính

Công sở: là trụ sở cơ quan, là nơi làm việc của cơ quan, là nơi cán bộ lãnh

đạo, công chức và nhân viên thực thi công vụ, ban hành các quyết định hành chính

và tổ chức thực hiện các quyết định, là nơi giao tiếp đối nội, đối ngoại

Công sản: là tài sản công là vốn (kinh phí) và cán bộ, công chức và các điều

kiện, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ

Quyết định quản lý hành chính: là sự biểu hiện ý chí của Nhà nước như Hiến

pháp, Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ thị, Công văn Là kết quảthực hiện quyền hành pháp mang tính mệnh lệnh đơn phương của quyền lực nhànước [25]

1.2.1.3 Tổ chức quản lý nhà nước

Tổ chức bộ máy nhà nước của một quốc gia là một hệ thống các cơ quan nhànước có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn và cơ cấu tổ chức, quan hệ mậtthiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất Được tổ chức và hoạt động theo nhữngnguyên tắc chung do pháp luật quy định, trong đó Hiến pháp là luật cơ bản, có giátrị pháp lý cao nhất của quốc gia

Bộ máy nhà nước có 3 nhiệm vụ chính là: xây dựng văn bản pháp luật, thihành luật và xét xử các vi phạm pháp luật Nhà nước tiến hành các hoạt động đó

dựa trên ba quyền lực khác nhau mà Nhà nước có được: quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Sự phân bổ quyền lực đó cho các cơ quan nhà nước sẽ khác nhau

giữa các quốc gia

Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung, không có sựphân chia nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan được trao quyền đểthực thi ba loại quyền lực trên

Quyền lập pháp (ban hành văn bản pháp luật) được trao cho Quốc hội Như

vậy, Quốc hội vừa là cơ quan quyền lực cao nhất vừa là cơ quan duy nhất có quyềnlập hiến và lập pháp Hội đồng nhân dân được quy định là cơ quan quyền lực nhànước ở địa phương nhưng không có quyền lập pháp

Trang 36

Quyền tư pháp được trao cho hệ thống các cơ quan thuộc Tòa án và Viện

kiểm soát

Quyền hành pháp được trao cho hệ thống các cơ quan tạo nên bộ máy hành

chính nhà nước Quyền hành pháp là quyền thi hành pháp luật do cơ quan lập phápban hành và tổ chức thực hiện những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại củaquốc gia, quyền điều hành công việc chính sự hằng ngày của quốc gia Quyền hànhpháp được thực thi thông qua bộ máy hành pháp Tại Việt Nam cơ quan hành phápcao nhất là Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng

Bộ máy cơ quan hành pháp tại Trung ương là Chính phủ đứng đầu là Thủtướng chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý theo ngành và lĩnh vực Tại địaphương là Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu là Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh, giúp việc Chủ tịch tỉnh quản lý trên địa phương là các

a Khái niệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Hiện nay chưa có khái niệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng, tuy nhiên dựa trên định nghĩa về quản lý nhà nước, chức năng nhiệm vụ củaquản lý nhà nước, khái niệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngđược hiểu như sau:

Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là việc cơ quan quản lý nhà nước sử dụng các công cụ quản lý như pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hệ thống bộ máy nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở đây baogồm: ở Trung ương là Bộ Công Thương và các Bộ, ban ngành có liên quan, ở địaphương là UBND các cấp, Sở Công Thương và các Sở Ban ngành có liên quan

Trang 37

Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm các văn bản điều chỉnhtrực tiếp hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (luật bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng và các văn bản hướng dẫn) và các văn bản chuyên ngành (luật và các vănbản hướng dẫn nằm ở các Bộ, ban ngành khác quản lý)

b Vai trò của của quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nhà nước đóng vai trò trung tâm và định hướng trong mọi hoạt động bảo vệngười tiêu dùng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xãhội, trong đó vai trò của cơ quan nhà nước là mang tính trung tâm và định hướngcho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện theo Với chức năng là cơ quan xâydựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật và chỉ đạo thựcthi các văn bản pháp luật đó, cơ quan nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

có chức năng định hướng hoạt động của các bộ phận khác trong xã hội, từ khâu banhành chính sách, thực thi chính sách đến thanh tra kiểm tra các hoạt động đó trong

xã hội

Nhà nước đóng vai trò trung tâm và định hướng bởi chỉ riêng có cơ quan nhànước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới có các quyết định gây ảnh hưởng đếncác thành phần khác trong xã hội, có quyền cho thành lập, hoạt động và chấm dứthoạt động

c Mục tiêu của quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Mục tiêu chung của quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng cũng không nằm ngoài mục tiêu chung của quản lý nhà nước đốivới toàn bộ nền kinh tế của đất nước là dùng quyền lực của nhà nước để bảo vệquyền lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, bảo vệ các tổ chức cá nhân kinh doanhchân chính, đồng thời kêu gọi sự hưởng ứng và hành động của toàn xã hội đối vớicông tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm khắc phục những mặt trái của nềnkinh tế thị trường, đưa nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, ổn định và bềnvững

Có ba mục tiêu là:

Trang 38

Thứ nhất: Cân bằng lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và lợi ích toàn xã hội

Do trong các giao dịch giữa người tiêu dùng với các tổ chức, cá nhân kinhdoanh hàng hóa dịch vụ, người tiêu dùng thường là bên yếu thế hơn về tiềm lực tàichính, về kiến thức chuyên môn Với lý do đó, luật bảo vệ quyền lợi người tiêudùng đã quy định trách nhiệm của doanh nghiệp với người tiêu dùng, trong đó đặcbiệt nhấn mạnh tại Điều 16 là những trường hợp điều khoản giao kết với người tiêudùng sẽ vô hiệu nếu doanh nghiệp cố tình đưa điều khoản đó vào hợp đồng ký kếtvới người tiêu dùng Những nội dung vô hiệu đó là:

Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đốivới người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng;

Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thayđổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc,quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sửdụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;

Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương xácđịnh người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ;

Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thayđổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồngtrong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau;

Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụtrong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cungứng dịch vụ thông qua bên thứ ba;

Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cánhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình;

Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giaoquyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý

Trang 39

Ngoài ra luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định Điều 10 lànhững hành vi cấm đối với doanh nghiệp đó là:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫncho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thôngtin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:

+ Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cungcấp;

+ Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổchức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

+ Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhânkinh doanh hàng hóa, dịch vụ

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùngthông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lầntrở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bìnhthường của người tiêu dùng

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùngthông qua việc thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đếntính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng;

+ Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai,dịch bệnh để ép buộc giao dịch

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hoạt động xúctiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có nănglực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu dùngthanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với ngườitiêu dùng

- Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,

tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người

Trang 40

tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,

cá nhân khác

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng hoàn cảnh khókhăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa,dịch vụ không bảo đảm chất lượng

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượnggây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng

Điều quan trọng hơn cả đó là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quyđịnh: trong các trường hợp có các cách hiểu khác nhau về nội dung của hợp đồngthì tổ chức cá nhân tiến hành giải quyết tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêudùng sẽ giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng

Xác định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là quan trọng nhưng không cónghĩa bảo vệ thái quá, không thể để các tổ chức cá nhân lợi dụng việc bảo vệ ngườitiêu dùng để làm hại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính

Do vậy, luật đã quy định trong Điều 11 với các cá nhân tổ chức lợi dụng việcbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gây hại cho doanh nghiệp thì tùy theo mức độ viphạm mà xử lý, từ xử phạt hành chính đến rút giấy phép kinh doanh, nặng hơn làtruy tố trách nhiệm hình sự

Với người tiêu dùng bên cạnh việc quy định những quyền được bảo vệ, luậtcũng quy định trách nhiệm của người tiêu dùng nhằm cân bằng lợi ích giữa ngườitiêu dùng và doanh nghiệp

Thứ hai: Xã hội hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nhằm kêu gọi đóng góp và sự vào cuộc của toàn xã hội với công tác bảo vệquyền lợi người tiêu dùng, trong luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã giành 01chương quy định về các quyền nghĩa vụ của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệquyền lợi người tiêu dùng Đặc biệt để giảm tải cho cơ quan quản lý nhà nước luật

đã quy định một số nhiệm vụ mà cơ quan quản lý nhà nước có thể giao cho các tổchức xã hội thực hiện thay như:

Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;

Ngày đăng: 30/06/2015, 11:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w