Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án - Mục đích của luận án: Làm sáng tỏ vấn đề lý luận về NTD,quyền cơ bản của NTD, nghĩa vụ của các chủ thể khác, quan hệ tiêudùng và pháp luật BVQLN
Trang 1Công trình được hoàn thành tại
Học viện Khoa học xã hội Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THƯ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 62.38.50.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2013
Trang 2Người hướng dẫn khoa học:
1 GS.TS Mai Hồng Quỳ
2 PGS.TS Bùi Nguyên Khánh
Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Thị Mơ
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Như Phát
Phản biện 3: PGS.TS Đinh Dũng Sỹ
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Họcviện họp tại Học viện khoa học xã hội vào hồi… giờ, ngày 30tháng 11 năm 2013
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1 Nguyễn Thị Thư, “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Người tiêu dùng là tất cả chúng ta, với tư cách là con người chúng
ta có quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản Hơn nữa, NTDđóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốcgia, thế nhưng trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinhdoanh thì người tiêu dùng luôn ở vị thế yếu hơn so với nhà sản xuất,kinh doanh và luôn có nguy cơ gánh chịu rủi ro, thiệt hại trong quan hệtiêu dùng sản phẩm, dịch vụ
Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quyềnlợi của NTD ngày càng bị xâm hại nghiêm trọng Vì nhu cầu lợi nhuận,đạo đức kinh doanh suy đồi, không ít nhà cung cấp đã lạm dụng ưu thếcủa mình để khai thác, bóc lột, lừa dối người tiêu dùng bằng rất nhiềuhình thức: sản phẩm không đúng chất lượng, không đủ số lượng, quảngcáo gian dối, và hơn thế nữa, tính mạng, sức khỏe NTD đứng trước sự
đe dọa bởi thực phẩm độc hại, sản phẩm không an toàn
Mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được thông qua và có hiệulực từ ngày 1/7/2011, nhưng cho đến nay quyền lợi của NTD vẫn đangtiếp tục bị vi phạm trầm trọng Luật BVQLNTD đã trao cho NTD ViệtNam nhiều “đặc quyền” hơn so với những quy định của Pháp lệnhBVQLNTD 1999 với sự bổ sung của nhiều quy định quan trọng nhưtrách nhiệm sản phẩm, điều kiện giao dịch chung, một số ngoại lệ khigiải quyết tranh chấp tại tòa án Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau,Luật BVQLNTD năm 2010 vẫn chưa phải là một sản phẩm “hoàn hảo”,
là một công cụ bảo vệ tốt nhất quyền lợi ích hợp pháp của NTD hiệnnay Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luậtBVQLNTD, cũng như thực tiễn thực thi, áp dụng pháp luật BVQLNTD
là hết sức cần thiết, trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp cụ thể
Trang 5nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật BVQLNTD trong giai đoạn hiện nay
có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án
- Mục đích của luận án: Làm sáng tỏ vấn đề lý luận về NTD,quyền cơ bản của NTD, nghĩa vụ của các chủ thể khác, quan hệ tiêudùng và pháp luật BVQLNTD; Đánh giá thực trạng pháp luậtBVQLNTD cũng như việc thực thi pháp luật BVQLNTD sau một nămthực hiện Luật BVQLNTD trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằmhoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Làm rõ cơ sở lý luận NTD,quan hệ tiêu dùng, các quyền của NTD, nghĩa vụ của các chủ thể kháctrong hệ thống pháp luật BVQLNTD cũng như vai trò, vị trí của NTD,pháp luật BVQLNTD trong hệ thống pháp luật Việt Nam; Nghiên cứu
so sánh sự ghi nhận quyền và bảo vệ quyền lợi NTD ở một số quốc giatrên thế giới, những vấn đề pháp lý nảy sinh và rút ra kinh nghiệm choViệt Nam Phân tích thực trạng pháp luật, thực trạng áp dụng pháp luậtBVQLNTD ở Việt Nam, qua đó nêu rõ những bất cập, hạn chế vànguyên nhân của chúng; Phân tích, đánh giá xu hướng vận động củapháp luật BVQLNTD hiện nay trên thế giới, đưa ra định hướng cho việchoàn thiện pháp luật BVQLNTD của Việt trong giai đoạn hội nhập kinh
tế quốc tế Nghiên cứu và đề xuất phương hướng, những giải pháp cụthể nhằm hoàn thiện pháp luật BVQLNTD ở phương diện thực thi cácquyền của NTD có hiệu quả khi tham gia vào các quan hệ tiêu dùng vớicác nhà sản xuất kinh doanh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án: Là những nội dung pháp luật
liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD; thực tiễn xây dựng và thựcthi pháp luật BVQLNTD ở Việt Nam; kinh nghiệm thế giới trong xâydựng pháp luật BVQLNTD Việc so sánh, đối chiếu quy phạm được
2
Trang 6giới hạn ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Mỹ,Canada, EU Đối với các nước đang phát triển, việc so sánh chú trọngtới pháp luật các nước nằm trong khu vực hay các nước có sự tươngđồng với Việt Nam về kinh tế, chính trị, văn hóa
- Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật BVQLNTD là một lĩnh vực rất
rộng lớn, bao gồm rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong nhiềulĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, trong phạm vi một luận án không thểphân tích hết các vấn đề đó Như mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đãtrình bày ở trên, luận án đặt trọng tâm nghiên cứu những vấn đề mangtính lý luận, đánh giá tính phù hợp, thống nhất, hợp lý và khả thi củaLuật BVQLNTD và các văn bản hướng dẫn sau một năm thực thi.Ngoài ra, luận án tập trung nghiên cứu một số quy định mang tính đặcthù của pháp luật BVQLNTD ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế nhằmđưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật BVQLNTD, góp phần giảiquyết triệt để những điểm khuyết trong lý luận cũng như trong thực tiễn
áp dụng của pháp luật BVQLNTD của Việt Nam Những nội dung liênquan đến thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật, luận án sẽ nghiêncứu nhưng giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
4 Những điểm mới của luận án
Thứ nhất: Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống khái niệm về
NTD, quan hệ tiêu dùng, pháp luật BVQLNTD; Phân tích vị trí vai tròcủa NTD cũng như sự cần thiết phải bảo vệ NTD; Làm rõ bản chất củaquan hệ tiêu dùng, vị trí và vai trò của pháp luật BVQLNTD trong hệthống pháp luật, giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề mang tính
lý luận của pháp luật BVQLNTD, đồng thời xác định được những nộidung không thể thiếu được coi là nội hàm mà lĩnh vực pháp luật nàybuộc phải có
Thứ hai: Luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách có hệ
thống và toàn diện thực trạng pháp luật BVQLNTD của Việt Nam Trên
Trang 7cơ sở đó chỉ ra sự khiếm khuyết, bất hợp lý cần sửa đổi, bổ sung củapháp luật BVQLNTD sao cho phù hợp với đòi hỏi khách quan của nềnkinh tế thị trường cũng như phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội vàyêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của Việt Nam trong thời kỳ hộinhập quốc tế.
Thứ ba: Luận giải và đề xuất cụ thể, toàn diện các giải pháp nhằm
đáp ứng được yêu cầu bảo vệ hữu hiệu NTD khi quyền lợi của họ bịxâm phạm khá nghiêm trọng như trong bối cảnh hiện nay; Đưa ra địnhhướng, các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
ở Việt nam hiện nay
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học vàkhá toàn diện những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn làm cơ sởxây dựng, hoàn thiện pháp luật BVQLNTD Là sự đóng góp không nhỏtrong việc hoàn thiện pháp luật BVQLNTD, đảm bảo trật tự và côngbằng xã hội Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụgiảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luậtBVQLNTD nói chung và đạo luật BVQLNTD nói riêng
6 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, luận án gồm 4 chương:
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
BVQLNTD chỉ thực sự được quan tâm vào những năm 60 của thế kỷ
XX, khi tình trạng xâm phạm quyền lợi NTD trở nên nhức nhối Theo đó,
4
Trang 8hàng loạt các công trình ra đời như: W David Slawson với “Standard Form Contracts and Democratic Control of Lawmaking Power”, Vol.
84 Harvard Law Review 529, 529 (1971) ở Mỹ; “Notarielle Verbrauchervertraege” của Britta Carmen Deimel, Nxb Dr Kovac,
2003 Bảo vệ quyền lợi NTD đã trở thành xu thế toàn cầu, nhanh chónglan tỏa đến tất cả các quốc gia trên thế giới Một số nghiên cứu tiêu biểu
như: Gralf-Peter Calliess với “Coherence and Consistency in European Consumer Contract Law: a Progress Report”, Frankfurt am Main, 2003; Sir John Vickers với “Contracts and European consumer law: an OFT perspective”, Oxford 2005; Michael G Faure & Hanneke A.Luth
với “Behavioural Economics in Unfair Contract Terms Cautions and Considerations”, The Author(s) 2011;
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu rất đa dạng như sách tham khảo, bài báo, giáo trình, báo cáo khảo sát thực tế và theo các nhóm vấn đề sau:
- Nhóm công trình nghiên cứu từ góc độ luật cạnh tranh như:
Nguyễn Như Phát “Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9 năm 2000; Ngô Vĩnh Bạch Dương, “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp luật cạnh tranh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11 năm 2000.
- Nhóm nghiên cứu lý luận về pháp luật BVQLNTD: Đề tài cấp
bộ “Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, do TS Đinh Thị Mỹ Loan chủ nhiệm năm 2006; “Giáo trình luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”
của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2012…
- Nhóm các công trình nghiên cứu các thiết chế BVQLNTD như:
Đinh Ngọc Vượng“Quyền của người tiêu dùng và trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước”, báo cáo tại Hội thảo quốc tế tháng 2/2008; Lê Hồng Hạnh, “Thực trạng pháp luật của Việt Nam về các thiết chế bảo
Trang 9vệ quyền lợi người tiêu dùng”, báo cáo tại hội thảo Bảo vệ NTD– kinh
nghiệm từ pháp luật của Đức và liên minh Châu Âu, tháng 7/2010…
- Nhóm công trình nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế như:
Chuyên đề “Cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng: thực tiễn Việt Nam
và kinh nghiệm quốc tế”, tháng 8/2007 của Viện khoa học pháp lý; Tài liệu Hội thảo “Bảo vệ người tiêu dùng- kinh nghiệm từ pháp luật của Đức và liên minh châu âu với Việt nam”, tháng 7/2010.
1.1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Đến nay, chưa có công trình khoa học ở cấp độ tiến sĩ nghiên cứu,đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống vấn đề lý luận của pháp luậtBVQLNTD; thực trạng pháp luật BVQLNTD sau một năm thực hiệnLuật BVQLNTD, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luậtbảo vệ quyền lợi NTD Chính vì vậy, luận án không trùng lặp với bất kỳcông trình nghiên cứu nào đã thực hiện trước đây, việc nghiên cứu đề tàiluận án có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
1.2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Cơ sở lý thuyết
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo vệ con người,BVQLNTD trong giai đoạn hiện nay Lý thuyết về các quyền cơ bảncủa NTD với tư cách là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Lýthuyết về bảo vệ kẻ yếu trong mối tương quan với kẻ mạnh nhằm đảmbảo sự công bằng xã hội Đây là những lý thuyết có ảnh hưởng rất lớntới việc xây dựng pháp luật nói chung, pháp luật BVQLNTD nói riêngcủa các quốc gia, kể cả Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Theo đó, luận án
sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp hệ
6
Trang 10thống, phân tích và tổng hợp, luật học so sánh, khảo sát, phương pháplịch sử cụ thể…Để hoàn thành mục đích nghiên cứu thì có sự kết hợpgiữa các phương pháp trong từng phần của luận án, phương pháp phântích và tổng hợp được sử dụng nhiều nhất trong luận án Đối với mỗimục sẽ được sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo khác nhau.
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN
LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 2.1 Quan niệm về người tiêu dùng
2.1.1 Khái niệm người tiêu dùng
Trên cơ sở nghiên cứu các quan niệm về NTD, luận án đưa ra
khái niệm về NTD như sau: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân” Theo đó,
NTD có các đặc điểm sau: (i) Về chủ thể, NTD phải là cá nhân hay nóicách khác là tự nhiên nhân; (ii) Sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mụcđích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân; (iii) Quan hệ tiêu dùng được xác lậpthông qua hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ hoặc phát sinh trên cơ
sở sử dụng hàng hóa, dịch vụ
2.1.2 Vị trí, vai trò của người tiêu dùng
NTD là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, NTD quyết địnhhàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân sẽ sản xuất, kinh doanh và gópphần quyết định giá cả, số lượng, chất lượng hàng hoá Ngoài ra, NTD
là tất cả chúng ta, là những con người - trung tâm của những mối quantâm về sự phát triển toàn diện và lâu dài, vì thế NTD có quyền đượchưởng một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh, có quyền được hưởngcác sản phẩm an toàn, phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình
2.1.3 Quan hệ tiêu dùng
Trang 11Quan hệ tiêu dùng là quan hệ dân sự được thực hiện trên cơ sởhợp đồng mua bán, theo đó, NTD mua và/hoặc sử dụng hàng hóa, dịch
vụ đó không vì mục đích kinh doanh Quan hệ tiêu dùng có các đặcđiểm sau:(i) Có ít nhất một bên là NTD; (ii) Sử dụng hàng hóa, dịch vụcho mục đích tiêu dùng cá nhân; (iii) Là một quan hệ bất bình đẳng vàNTD khó có quyền tự do khế ước; (iv) NTD luôn bị chèn ép và gánhchịu rủi ro trong hợp đồng mẫu, điều kiện thương mại chung Chính vìcác đặc điểm này mà các quy định của dân luật truyền thống không thể
và không nên áp dụng cho quan hệ tiêu dùng
2.2 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2.2.1 Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Sau khi nghiên cứu, luận án đưa ra khái niệm pháp luật
BVQLNTD như sau: “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là hệ thống các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.
2.2.2 Đặc điểm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Thứ nhất, pháp luật BVQLNTD có “biên giới” với rất nhiều ngành luật khác nhau Hệ thống quy phạm pháp luật BVQLNTD tồn tại
ở nhiều ngành luật khác nhau bao gồm luật dân sự, luật hành chính vàluật hình sự Và nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhautrong lĩnh vực cạnh tranh, quảng cáo, đo lường chất lượng sản phẩm, antoàn vệ sinh thực phẩm
Thứ hai, pháp luật BVQLNTD là một lĩnh vực luật công được dùng để điều chỉnh quan hệ tư giữa thương nhân và NTD Pháp luật
BVQLNTD thể hiện sự can thiệp của nhà nước vào quan hệ pháp luậtdân sự nhằm bảo vệ NTD được xem là “kẻ yếu” trong mối quan hệ vớithương nhân khi thực hiện các giao dịch dân sự
8
Trang 12Thứ ba, pháp luật BVQLNTD có rất nhiều quy định đặc biệt và ngoại lệ so với dân luật truyền thống Đó chính là những ngoại lệ về
miễn tạm ứng án phí, xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc đảo nghĩa vụchứng minh cho NTD…
2.2.3 Vị trí của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hệ thống pháp luật
Trong hệ thống pháp luật BVQLNTD thì Luật BVQLNTD có vaitrò quan trọng đặc biệt, giữ vị trí trọng tâm trong hệ thống pháp luậtBVQLNTD Luật BVQLNTD quy định những vấn đề cơ bản nhất vàmột số chế định đặc thù của pháp luật bảo vệ NTD Những quy địnhkhác liên quan đến bảo vệ NTD mà không được quy định trong LuậtBảo vệ NTD sẽ được dẫn chiếu, thông qua các quy định của pháp luật
về cạnh tranh, quảng cáo, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng đây là xu hướng làm luật của đa sốcác quốc gia trên thế giới
2.3 Mô hình pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2.3.1 Một số mô hình pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới
Qua nghiên cứu mô hình pháp luật của một số quốc gia phát triểnnhư: Hoa Kỳ, Australia, Vương quốc Anh hay các nước trong khu vựcnhư Thái Lan, Indonesia Từ đó, luận án rút ra một số kết luận là kinhnghiệm về phương pháp điều chỉnh pháp luật, có thể tham khảo choViệt Nam như sau: (i) Điều chỉnh pháp luật về BVQLNTD là hiệntượng phổ biến tại các quốc gia; (ii) Hệ thống pháp luật BVQLNTD(trực tiếp và gián tiếp) là khá đa dạng, được quy định tại nhiều văn bảnpháp luật khác nhau Trong đó, đạo luật riêng về BVQLNTD được coi
là trung tâm của chế định pháp luật; (iii) Pháp luật mang tính chất “canthiệp” vào quan hệ tư, ưu tiên BVQLNTD
Trang 132.3.2 Hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam
Quan hệ tiêu dùng có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sốngkinh tế, xã hội, đồng nghĩa với sự xuất hiện của NTD trong tất cả cácquan hệ này.Thế nên hệ thống pháp luật BVQLNTD bao gồm nhiều vănbản luật liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật quảng cáo;Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật đo lường; Luật tiêu chuẩn vàquy chuẩn kỹ thuật; Luật an toàn thực phẩm; Bộ Luật Dân sự và BộLuật Tố tụng dân sự, Luật BVQLNTD Trong đó, Luật BVQLNTD giữ
vị trí trọng tâm, quy định những vấn đề cơ bản nhất và một số chế địnhđặc thù, những vấn đề khác không được quy định trong Luật Bảo vệNTD sẽ được dẫn chiếu, thông qua các quy định của pháp luật về cạnhtranh, quảng cáo, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm…
2.4.Cấu trúc nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
2.4.1 Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng
Hiện nay Liên Hiệp quốc và nhiều nước trên thế giới đã côngnhận NTD có tám quyền sau: (i) Quyền được thỏa mãn những nhu cầu
cơ bản, đó là quyền được tiếp cận với những hàng hoá, dịch vụ thiếtyếu; (ii) Quyền được an toàn, được có những hàng hoá, dịch vụ khônggây nguy hiểm cho sức khoẻ, tính mạng hay tổn hại đến tinh thần; (iii)Quyền được cung cấp những thông tin trung thực, chính xác và đầy đủ
về hàng hoá, dịch vụ; (iv) Quyền lựa chọn hàng hoá, dịch vụ phù hợpvới khả năng và nhu cầu của bản thân; (v) Quyền được lắng nghe, đượcbày tỏ ý kiến đối với cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh doanh trongviệc liên quan đến lợi ích của NTD; (vi) Quyền được khiếu nại và bồithường; (vii) Quyền được giáo dục và đào tạo về tiêu dùng; (viii) Quyềnđược có môi trường sống lành mạnh và bền vững
10