1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luân án tiến sĩ hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

24 699 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 380,34 KB

Nội dung

1 CHƯƠNG 1- GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn Đề tài Trong nền kinh tế hiện đại, với sự phát triển của thị trường vốn, các công ty niêm yết (CTNY) và thông tin tài chính của CTNY được công khai theo luật định trên thị trường chứng khoán (TTCK) là không thể thiếu. Các nhà đầu tư, chính phủ hay bất kỳ người quan tâm nào khi tiến hành đầu tư vào các CTNY đều xem xét tới những thông tin về chiến lược kinh doanh, về tình hình tài chính của các công ty đó. Những thông tin KTTC của các CTNY đư ợc các công ty kiể m toán, soát xét và đưa ra ý kiến về sự trung thực, hợp lý. Bên cạnh đó, những thông tin này còn được các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và các ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) kiểm tra, giám sát. Do đó, khi đầu tư vào các CTNY những nhà đầu tư cảm thấy độ an toàn cao hơn những công ty chưa niêm yết nhưng mức độ tin cậy của thông tin vẫn đang có những điểm hoài nghi. Theo Agrawal (2005), Brown.J. (2010), làn sóng của các vụ bê bối kế toán xuất hiện gần đây trong cộng đồng tài chính quốc tế đã đặt ra những vấn đề về chất lượng BCTC [44,58]. Sự đổ vỡ lan rộng do việc công bố thông tin tài chính và số liệu kế toán không trung thực đã đặt ra sự cần thiết tăng cường chất lượng thông tin KTTC và kiểm soát thông tin bằng cách thiết lập cấu trúc quản trị công ty [54,59,74,92,104]. Tại Việt Nam, khủng hoảng xảy ra ở Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết và Tập đoàn Vinashin là những ví dụ điển hình của sự yếu kém trong quản trị công ty và công bố thông tin KTTC của công ty. Hệ lụy từ việc gian lận trong công bố thông tin ảnh hưởng đến các nhà đầu tư nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung dẫn đến yêu cầu cấp thiết của kiểm soát chất lượng thông tin KTTC của các CTNY. Kiểm soát được xét trên các bình diện khác nhau nhằm đảm bảo sự kiểm soát toàn diện, bao gồ m kiểm soát nội bộ (KSNB) của CTNY - chủ thể lập và trình bày thông tin KTTC và kiểm soát bên ngoài – kiểm soát của nền 2 kinh tế, trong đó KSNN có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thông tin KTTC các công bố của CTNY. Do đó, đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất lượng thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam” là mang tính cấp thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của Luận án là tập trung vào nghiên cứu và giải quyết các mối quan hệ giữa tổ chức KSNB và KSNN với chất lượng thông tin KTTC của CTNY nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin ngày càng cao của các nhà đầu tư. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu tổ ng quát: Tổ chức kiểm soát toàn diện như thế nào nhằm tăng cường chất lượng thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của tổ chức kiểm soát (gồm KSNB và KSNN) đối với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, từ đ ó đưa ra những đề xuất hoàn thiện tổ chứ c kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng thông tin KTTC của các CTNY này. Luận án tập trung thu thập dữ liệ u về thông tin KTTC của các CTNY phi tài chính tại SGDCK TPHCM và thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2012. 1.5. Những đóng góp mới của Luận án (1) Luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp và mô hình đo lường các tiêu chuẩn của chất lượng thông tin KTTC các CTNY. (2) Luậ n án đã xác định sự ảnh hưởng thuận chiều của kiểm soát trong nội bộ CTNY đối với chất lượng thông tin KTTC của CTNY. (3) Luậ n án đã chỉ ra tác động của tổ chức KSNN tới chất lượng thông tin KTTC củ a CTNY. (4) Luận án đã tổng hợ p đánh giá thực trạng về chất lượng thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam hiện nay (thông qua ý kiến 3 kiểm toán độc lập về các BCTC của CTNY phi tài chính trên SGDCK TPHCM). (5) Luận án đã sử dụng phương pháp định tính trong xác định mối liên hệ, nhữ ng tác độ ng ban đ ầu và đư a ra mô hình nghiên cứu. Phư ơ ng pháp định lượng được sử dụng nhằm kiểm định mối liên hệ giữa tổ chứ c KSNB và KSNN với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY (sử dụng phần mềm phân tích Eviews). 1.6. Kết cấu của Luận án Luận án gồm 6 chương: Chương 1- Giới thiệu đề tài Chương 2 - Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về tổ chức kiểm soát nhằm tă ng cường chất lượng thông tin KTTC các CTNY trên TTCK Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu tổ chức kiểm soát đối với chất lượng thông tin KTTC các CTNY trên TTCK Việt Nam Chương 4 - Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ chức kiểm soát đối với chất lượng thông tin KTTC các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt Nam Chương 5 – Phân tích kết quả nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất lượng thông tin KTTC các CTNY trên TTCK Việt Nam Chương 6 - Kết luận Kết luận chương 1 Luận án đã xác định đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của tổ chức KSNB và KSNN đối với chất lượng thông tin KTTC của CTNY phi tài chính. Phạm vi nghiên cứu là các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt Nam tại SGDCK TPHCM, thời gian nghiên cứ u từ năm 2008 đ ến năm 2012. Mục tiêu tổng quát của Luận án là tập trung vào nghiên cứu và xác định các mối quan hệ giữa tổ chức KSNB và KSNN với chất lượng thông tin KTTC củ a CTNY để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin ngày càng cao của các nhà đầu tư. 4 2 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TỔ CHỨC KIỂM SOÁT NHẰM TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2.1. Tổ chức kiểm soát thông tin 2.1.1. Kiểm soát thông tin Trên cơ sở phân tích một số quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, Tác giả đưa ra khái niệm về kiểm soát như sau: “Kiểm soát là chức năng quan trọng trong quả n lý, được thự c hiện tại các cấp độ và giai đoạn khác nhau trong quản lý theo cách thức phù hợp với đối tượng quả n lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Kiểm soát bao gồ m việc đo lường, đánh giá đối tượng kiểm soát nhằm đạt được hiệu quả trong quản lý”. Thông tin kinh tế được xác định là nhữ ng tín hiệu, được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích trong việc ra quyết đ ịnh kinh tế của người sử dụng thông tin. Thông tin kinh tế đáp ứng những đặc trưng của thông tin là cần được kiểm soát và đo lường để đảm bảo độ tin cậy thông tin. Kiểm soát thông tin mang tính thườ ng xuyên đảm bảo tính chất thống nhất, kết nối giữa các thành phần thông tin. Các thông tin sai lệch và không được kiểm soát sẽ làm ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin. 2.1.2. Tổ chức kiểm soát thông tin Theo tác giả, tổ chức kiểm soát thông tin là cách thứ c liên hệ giữa các thành phần khác nhau trong một hệ thống cụ thể, kết hợ p kiểm soát nội bộ và kiểm soát bên ngoài đến thông tin quản lý. 2.2. Chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết 2.2.1. Những tiêu chí phản ánh chất lượng thông tin kế toán tài chính Chất lượng thông tin đảm bảo các đặc trưng là: Thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng các nhu cầu khác nhau và được tiêu chuẩn hóa. Các tiêu chuẩn hóa của chất lượng thông tin thường giúp đáp ứng các nhu cầu khác nhau, như độ tin cậy, tính khách quan, tính kịp thời, sự phù hợp, tính dễ 5 hiểu, có thể so sánh của thông tin. Trong đó, độ tin cậy được coi là tiêu chuẩn quan trọng của chất lượng thông tin. Bên cạnh đó căn cứ vào đặc trưng của thông tin, chất lượng thông tin phải được lượng hóa phù hợp với đặc tính của thông tin và kiểm soát thông tin để đảm bảo chất lượng thông tin từ nơi phát thông tin tới nơi nhận thông tin. Theo IFRS (2013), thông tin KTTC có những tiêu chuẩn sau: sự phù hợp, trình bày trung thực, có thể so sánh, xác nhận, đúng kỳ và dễ hiểu. 2.2.2. Yêu cầu về chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết CTNY có những đặc điểm chính sau: Là công ty cổ phần đại chúng có quy mô lớn, được quyền phát hành chứng khoán, công khai thông tin tài chính, số lượng và trình độ người quan tâm đến thông tin KTTC của CTNY rất lớn và phức tạp, hoạt động của CTNY được quản lý chặt chẽ bởi hệ thống pháp luật. Yêu cầu về thông tin KTTC của CTNY là: Thứ nhất, thông tin KTTC của CTNY là thông tin cung cấp ra bên ngoài, thông tin chính thức và duy nhất của CTNY; Thứ hai, thông tin KTTC của CTNY phải đảm bảo minh bạch và được công khai theo yêu cầu của pháp luật; Thứ ba, thông tin KTTC củ a CTNY gồm nhiều chỉ tiêu; Thứ tư, thông tin KTTC của CTNY (thông qua BCTC) phải tuân thủ các quy định của SGDCK nơi niêm yết, bị kiểm soát, xử lý khi có hành vi vi phạm công bố thông tin; Thứ năm, thông tin KTTC của CTNY phải công bố kịp thời; Thứ sáu, thông tin KTTC cung cấp đảm bảo định giá giá trị công ty. 2.2.3. Vai trò của chất lượng thông tin kế toán tài chính của công ty niêm yết trên thị trườ ng chứng khoán Theo Robert M. Bushman and Abbie J. Smith (2003), thông tin KTTC ảnh hưởng tới các nhà đầu tư, lợi nhuận và giá trị gia tăng của công ty cổ phần. Việc đảm bảo chất lượng thông tin KTTC theo các khía cạnh cung cấp thông tin đầy đủ, đúng kỳ và trung thực được yêu cầu 6 song hành với việc đảm bảo công bố những thông tin trong BCTC của các CTNY. 2.2.4. Một số nguyên nhân chính các công ty niêm yết cung cấp thông tin kế toán tài chính kém chất lượng Động cơ của ban giám đốc, CTNY gặp khó khăn về tình hình tài chính, KSNB CTNY yếu kém là lý do cơ bản các CTNY cung cấp thông tin KTTC kém chất lượng. 2.3. Tổ chức kiểm soát chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết Theo kết quả nghiên cứu của N.Klai (2011) tại các CTNY trên TTCK Tunisi trong giai đoạn 1997-2007, sự kiểm soát từ phía nhà nư ớc và các tổ chức tài chính có tác động thuận chiều tới chất lượng thông tin KTTC công bố của các CTNY. Theo Alvin A.Arens (2012), những vấn đề trong lập và trình bày BCTC của Enron và WorldCom cho thấy những yếu kém trong KSNB của công ty. Tại Mỹ, các kiểm toán viên phải đưa ra đánh giá và báo cáo về tính hiệu quả của KSNB với việc lập BCTC của công ty, nội dung này được bao hàm trong báo cáo kiểm toán BCTC của công ty. Tương tự như vậy tại Nhật Bản (Luật J-SOX). Theo những bài học kinh nghiệm quốc tế, các CTNY không thể thiếu vắng sự kiểm soát từ phía nhà nước (KSNN) – một sự kiểm soát bên ngoài mang tính pháp lý cao trong việc điều tiết TTCK và chính bản thân CTNY - KSNB. 2.3.1. Xác định nội dung tổ chức kiểm soát thông tin kế toán tài chính Tổ chức kiểm soát thông tin là cách thức liên hệ giữa các thành phần khác nhau trong một hệ thống cụ thể, kết hợp KSNB và kiểm soát bên ngoài cùng hướng tới mục tiêu chung của đối tượng quản lý – thông tin kinh tế. Luận án xác định nội dung tổ chức kiểm soát thông tin KTTC các CTNY gồm: Lượng hóa chất lư ợng thông tin KTTC củ a CTNY (đ ối tượng kiểm soát); tổ chức KSNB đối với chất lượng thông tin KTTC của 7 CTNY; tổ chức KSNN (kiểm soát bên ngoài) đối với chất lượng thông tin KTTC của CTNY. 2.3.2. Lượng hoá chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết Lượng hoá chất lượng thông tin KTTC thông qua lượng hoá tiêu chuẩn thông tin trên BCTC: Sự phù hợp (R), sự trình bày trung thực (F), có thể so sánh (Co), xác nhận (V), đúng kỳ (T), dễ hiểu (U) và lượng hoá tổng hợp chất lượng thông qua các tiêu chuẩn thông tin trên BCTC. Theo nghiên cứu của Ferdy van Beest (2009) [72], FAQ = (R + F + V + U + Co + T) / 6 (2.1) 2.3.3. Tổ chức kiểm soát nội bộ chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết KSNB được xét trên quan điểm hệ thống của các quy định và thủ tục kiểm soát. Và từ những định nghĩa trên, cách tiếp cận KSNB có thể theo hệ thống (gồm ba thành phần) và theo quá trình (gồm năm thành phần). Nghiên cứu của J.Altamuro (2010), các thủ tục KSNB có ảnh hưởng tới việc lập BCTC trong lĩnh vực ngân hàng [84]. Tổ chức KSNB là một chủ đề liên quan đến những gian lận trong việc lậ p BCTC và những vụ bê bối kế toán ở tất cả các quốc gia, theo Angella.A (2009) [47]. Kết quả nghiên cứu trong báo cáo của Uỷ ban tài trợ (Treadway Commission) năm 1987 tại Mỹ đã cho thấy sự vắng bóng hoặc yếu kém trong tổ chức KSNB là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những gian lận về thông tin tài chính của các công ty. Tổ chức KSNB đối với thông tin KTTC của CTNY là cách thức tạo lập mối liên hệ giữa các thành phần của hệ thống KSNB bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin kế toán và thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo độ tin cậy của thông tin được phản ánh trên BCTC. Lượng hoá tổ chức kiểm soát nội bộ Tổ chức KSNB được đánh giá qua trị số bình quân các thành phần trong tổ chức sau [65]: CS = (EC + AS + CP)/ 3 (2.2) và lượng hóa từng thành phần trong tổ chức KSNB: Môi trường kiểm soát (EC), hệ thống thông tin kế toán (AS) và thủ tục kiểm soát (CP). 8 Phương pháp đánh giá mối liên hệ giữa tổ chức kiểm soát nội bộ và chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết Nghiên cứu định lượng của J.Altamuro (2010) chỉ ra rằng các tổ chức tín dụng chịu ảnh hưởng tích cực của những thủ tục KSNB tới việc lập BCTC [84]. Theo nghiên cứu của N.Klai (2011), quy mô công ty có mối liên hệ nghịch với chất lượng thông tin KTTC [99]. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng đánh giá mối liên hệ giữa tổ chức KSNB với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY. 2.3.4. Tổ chức kiểm soát nhà nước đ ố i vớ i chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết Quản lý TTCK là nội dung trong quản lý kinh tế của nhà nướ c. Qua bài học từ những vụ bê bối kế toán như Enron, Worldcom, dẫn đến nước Mỹ phải đưa ra Đạo luật Sarbarnes-Oxley để kiểm soát tính minh bạch tình hình tài chính của CTNY thông qua những quy định về KSNB và kiểm toán độc lậ p đ ố i vớ i các CTNY [106]. Những bài học về kiểm soát thông tin trên TTCK của Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Malaysia, Thái lan đã cung cấp kinh nghiệm cho KSNN chất lượng thông tin KTTC trên TTCK của Việt Nam. Theo nghiên cứu của N.Klai (2011), kiểm soát của nhà nước và các tổ chức tài chính tă ng cường tính minh bạch và sự phù hợp trong việc lập BCTC (áp dụng đối với các công ty có vốn nhà nước)[99]. Hầu hế t các quốc gia đều có hệ thống giám sát cụ thể thông qua UBCKNN, Uỷ ban giám sát quốc gia và các SGDCK. Theo Alvin A.Arens (2012) ý kiến của kiểm toán độc lập về BCTC là phần không thể thiế u theo yêu cầ u của UBCKNN đối với các CTNY [45]. Tổ chức kiểm soát Nhà nước đối với thông tin KTTC của các CTNY gồm tổ chức bộ máy quản lý và thủ tục kiểm soát. Tổ chức bộ máy quản lý của nhà nước Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống giám sát về chất lượng thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK trên thế giới thường đượ c tổ 9 chức bao gồm: Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN, SGDCK, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia. Kiểm toán độc lập được coi là một bàn tay của nhà nước trong quản lý thông tin KTTC của các CTNY. Các tổ chức quản lý trên thực hiệ n các chức năng hỗ trợ như tư vấn pháp lý, tư vấn chuyên môn, đào tạo cho các CTNY trong quản lý chất lượng thông tin KTTC trong cho các nướ c mới phát triển TTCK. Thủ tục kiểm soát Để phát huy vai trò kiểm soát, các tổ chức quản lý thực hiện các thủ tục kiểm soát như giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử phạt. Tất cả những thủ tục kiểm soát này được pháp luậ t hoá bằ ng luật định, các văn bản quy phạm pháp luật. KSNN có ảnh hư ởng mạnh thông qua hệ thống Luật chứng khoán của các quốc gia. CTNY vi phạm về công bố thông tin có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự. Tổ chức KSNN đối với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK bao gồm các tổ chức chuyên trách - bộ máy quản lý giám sát thông tin KTTC của các CTNY và các thủ tục kiểm soát của các cơ quan quản lý thông qua hệ thống cơ sở pháp lý về điều tiết, xử lý hành vi vi phạm trong công bố thông tin KTTC. Vận dụng mối liên hệ giữa Nhà nước với chất lượng thông tin KTTC của N.Klai (2011), Tác giả xây dựng mối liên hệ giữa kiểm soát củ a nhà nước với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Luận án xây dựng mô hình và giả thiết nghiên cứu cụ thể để lượng hóa với yếu tố kiểm soát từ bên ngoài – KSNN tới chất lượng thông tin KTTC thông qua BCTC của các CTNY thông qua bộ máy quản lý và các thủ tục kiểm soát của nhà nước. Kết luận chương 2 Chương 2 hệ thống hoá các lý luận chung nhất về tổ chứ c kiểm soát thông tin, chất lượng thông tin KTTC của CTNY. Chương 2 đã khái quát hóa lý luận về kiểm soát chất lượng thông tin KTTC bao gồm lư ợ ng hóa chất lượng thông tin KTTC (thông tin cần kiểm soát), tổ chức KSNB và tổ chức KSNN. 10 3 CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu Luận án sử dụng hai nguồn dữ liệu trong quá trình nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấ p. 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 3.2.1. Nghiên cứu tài liệu Luận án sử dụng phương pháp định tính trong giai đ oạn ban đầu nhằm tìm kiếm những kết quả nghiên cứu, mô hình, phương pháp thực hiện trong các nghiên cứu trước.Từ đó xác định cơ sở lý luận cho Luận án. 3.2.2. Nghiên cứu tình hình thực tiễn Tác giả thực hiện nghiên cứu chất lượng thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. 3.2.3. Phỏng vấn chuyên gia Trước khi xác định mô hình nghiên cứ u, các biến trong mô hình nghiên cứu cũng như xây dựng Phiếu khảo sát, Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia là những ngườ i đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, TTCK, quản lý TTCK (Phụ lục 02). 3.2.4. Tổng hợp, phân tích Tác giả phân tích tài liệu, xác định lý thuyết nền nghiên cứu của Luận án và tổng hợp ý kiến các chuyên gia. 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng 3.3.1. Xây dựng giả thiết nghiên cứu và mô hình nghiên cứ u Những khẳng định từ phươ ng pháp định tính, giúp Tác giả xây dựng giả thiết và mô hình nghiên cứu về mối liên hệ giữa tổ chức kiểm soát (KSNB và KSNN) đối vớ i chất lượ ng thông tin KTTC củ a các CTNY. [...]... theo Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 04 năm 2012 4.2 Thực trạng kiểm soát chất lượng thông tin kế toán tài chính các công ty niêm yết phi tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam 4.2.1 Đánh giá khái quát chất lượng thông tin kế toán tài chính các công ty niêm yết phi tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chất lượng thông tin KTTC của các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt Nam. .. NƯỚC NHẰM TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 5.1 Phân tích kết quả nghiên cứu 5.1.1 Chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Qua tìm hiểu các BCTC của các CTNY trên SGDCK TPHCM các năm từ 2008 – 2012, Tác giả nhận thấy những thông tin KTTC được doanh nghiệp công bố chỉ... thông tin KTTC gắn liền với việc hoàn thiện tổ chức KSNN cùng các chức năng của tổ chức KSNN Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu thiếu vắng các quy định xử phạt hiệu quả trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin KTTC của các công ty 5.2 Các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 5.2.1... Việt Nam 5.2.1 Sự cần thiết tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua hoàn thiện tổ chức kiểm soát Các giải pháp tăng cường chất lượng thông tin KTTC của CTNY trên TTCK thông qua việc hoàn thiện tổ chức KSNB và KSNN là những giải pháp cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro về thông tin tài chính công bố trên TTCK và từ đó giảm thiểu... năm, tăng cường chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết Tăng cường chất lượng, uy tín các công ty kiểm toán tạo điều kiện tăng cường chất lượng BCTC được kiểm toán của CTNY Do đó, kiểm soát chất lượng các cuộc kiểm toán cần được nâng cao Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý và thủ tục kiểm soát nhà nước Thứ sáu, tăng cường chức năng của bộ máy quản lý nhằm giám sát chất lượng thông. .. kịp thời Thứ ba, đảm bảo các cơ quan chức năng phối hợp giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động công bố thông tin KTTC của các CTNY 5.2.3 Các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm giải pháp về tổ chức kiểm soát nội bộ Thứ nhất, hoàn thiện môi trường kiểm soát thông qua tạo dựng trách... trên phần mềm Eviews cho thấy: Mức đánh giá trung bình về chất lượng thông tin KTTC các công ty khảo sát là 4,07 (chất lượng tốt) với mức độ phân tán nhỏ 0,567, miền số liệu đánh giá từ 2,5 – 5 13 4.3 Thực trạng tổ chức kiểm soát chất lượng thông tin kế toán tài chính các công ty niêm yết phi tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam 4.3.1 Đánh giá khái quát kiểm soát chất lượng thông tin kế toán. .. dựng các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Thứ nhất, kiểm soát nhằm cung cấp thông tin KTTC có chất lượng đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư 19 Thứ hai, đảm bảo tổ chức các thành phần KSNB hiệu quả cung cấp thông tin KTTC có chất lượng cho những bên quan tâm để ra quyết định chính. .. bạch thông tin, những yêu cầu ra quyết định kinh tế của các nhà đầu tư 5.1.2 Tổ chức kiểm soát nội bộ và mối liên hệ giữa tổ chức kiểm soát nội bộ đối với chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Theo kết quả khảo sát các nội dung về môi trường kiểm soát được đánh giá cao trong tổ chức KSNB của các CTNY, trong đó trách nhiệm của ban quản trị công. .. CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT PHI TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 4.1 Khái quát về Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu về chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết SGDCK TPHCM là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam, tính đến ngày 31/12/2012 đã có 294 CTNY trên SGDCK TPHCM Việc công bố thông tin liên quan đến BCTC đã được kiểm toán, các . tài chính các công ty niêm yết phi tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam 4.2.1. Đánh giá khái quát chất lượng thông tin kế toán tài chính các công ty niêm yết phi tài chính trên thị. chức kiểm soát chất lượ ng thông tin kế toán tài chính các công ty niêm yết phi tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam 4.3.1. Đánh giá khái quát kiểm soát chất lượng thông tin kế toán. các công ty niêm yết trên thị trường chứ ng khoán Việt Nam 5.2.1. Sự cần thiết tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứ ng khoán Việt Nam

Ngày đăng: 22/07/2014, 20:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w