Những đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh theo quan điểm của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán...62 2.4.1.. Những đặc điểm cấu trúc ngữ p
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
ĐỖ THỊ XUÂN DUNG
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN
CỦA KHẨU HIỆU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HUẾ - NĂM 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
ĐỖ THỊ XUÂN DUNG
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN
CỦA KHẨU HIỆU TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62.22.02.40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS TS Trần Văn Phước
2 PGS TS Hoàng Tất Thắng
HUẾ - NĂM 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Việc giải quyết các vấn đề đặt ra cũng như các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
ĐỖ THỊ XUÂN DUNG
Trang 4Luận án sử dụng một số thuật ngữ viết tắt sau đây:
Tiếng Việt
Tiếng Anh
CDA Critical Discourse Analysis – Phân tích diễn ngôn phê phán
Trang 5TIẾNG ANH TƯƠNG ĐƯƠNG
- cấu trúc sóng đôi : paralellism
- chức năng ý niệm : ideational
- chức năng kinh nghiệm : experiential
- chức năng liên nhân : interpersonal
- chức năng tạo văn bản : textual
- diễn ngôn : discourse
- dụng học : pragmatics
- kiểu quá trình : process
- ngôn ngữ học phê phán : Critical Linguistics
- ngôn ngữ thuyết phục : persuasive language
- ngữ nghĩa học nhận thức : cognitive semantics
- ngữ pháp chức năng hệ thống : Systemic Functional Grammar
- phân tích diễn ngôn phê phán : Critical Discourse Analysis
- phát ngôn ngôn hành : performative
- phát ngôn tường thuật : constative
- phát ngôn tự do : free utterances/ expressions
- quan hệ chuyển tác : transitivity
- siêu chức năng : metafunction
- siêu diễn ngôn : metadiscourse
- suy diễn được : discursive
- tập quán/ thực tiễn xã hội : social practice
- thể diện âm tính : negative face
- thể diện dương tính : positive face
- giữ thể diện : face saving
- hành động đe dọa thể diện : face-threatening acts
- thuyết lịch sự : politeness theory
- tính gián tiếp : indirectness
- tính trực tiếp : directness
- tình thái biểu cảm : expressive modality
- tính trang trọng : formality
- trách nhiệm hiểu thuộc về người đọc : reader-responsible
- trách nhiệm hiểu thuộc về người viết : writer-responsible
- tri năng : competence
- dụng năng : performance
- trường phái chức năng : functional approach
Trang 6Bảng 2.1 Chủ đề chính của khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Anh
Bảng 2.2 Trường từ vựng của các chủ đề khẩu hiệu
Bảng 2.3 Giá trị quan hệ của từ ngữ thể hiện qua cách dùng uyển ngữ và từ ngữ trangtrọng hoặc thiếu trang trọng
Bảng 2.4 Một số ví dụ về cách chơi chữ và ý nghĩa biểu cảm từ ngữ trong KHTA.Bảng 2.5 Tóm tắt kết quả khảo sát các kiểu quá trình của các câu có quan hệ chuyểntác trong KHTA
Bảng 2.6 Một số ví dụ minh họa của hai quá trình chuyển tác chủ yếu trong khẩu hiệuchính trị- xã hội tiếng Anh
Bảng 2.7 Các kiểu phát ngôn chủ yếu trong KHTA
Bảng 2.8 Một số đặc điểm liên kết câu và mệnh đề trong KHTA
Bảng 2.9 Độ dài văn bản của diễn ngôn khẩu hiệu tiếng Anh
Bảng 2.10 Các yếu tố thể hiện tính liên kết chủ đề của từng nhóm KHTA
Bảng 2.11 Một số ví dụ về chủ đề giới thiệu trong phần đề ngữ- thuyết ngữ
Bảng 3.1 Chủ đề chính của khẩu hiệu chính trị-xã hội tiếng Việt
Bảng 3.2 Tần suất xuất hiện của các từ ngữ thuộc trường từ vựng về môi trường vànăng lượng
Bảng 3.3 Những từ ngữ chủ chốt giúp làm nổi bật nội dung chủ đề
Bảng 3.4 Mục đích thuyết phục và tác dụng của từ ngữ thuyết phục thông qua mốiquan hệ giữa người nói và người nghe
Bảng 3.5 Tóm tắt kết quả khảo sát các kiểu quá trình của các câu có quan hệ chuyểntác trong KHTV
Bảng 3.6 Tổng hợp 3 quá trình tiềm năng nhất trong KHTV và một số ví dụ minh họaBảng 3.7 Một số đặc điểm liên kết câu và mệnh đề trong KHTV
Bảng 3.8 Độ dài văn bản của diễn ngôn khẩu hiệu
Bảng 3.9 Yếu tố thể hiện tính liên kết chủ đề của từng nhóm khẩu hiệu
Bảng 3.10 Một số ví dụ về chủ đề giới thiệu trong phần đề ngữ- thuyết ngữ
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU i
1 Lý do chọn đề tài i
2 Mục đích nghiên cứu iii
3 Nhiệm vụ của luận án iii
4 Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu iv
5 Phương thức tiếp cận v
5.1 Phương pháp nghiên cứu v
5.2 Các bước tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận án viii
6 Tư liệu của luận án viii
7 Ý nghĩa/đóng góp của luận án ix
8 Bố cục của luận án x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1 Khẩu hiệu 1
1.1.2 Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn 12
1.2 Những cơ sở lý luận chủ yếu và liên quan được áp dụng để phân tích diễn ngôn khẩu hiệu 14
1.2.1 Những luận điểm cơ bản của Lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán (Critical Discourse Analysis - CDA) 15
1.2.2 Những căn cứ ngôn ngữ học của việc Phân tích Diễn ngôn Phê phán 20
1.2.3 Một vài cơ sở lý luận liên quan khác để phân tích và so sánh - đối chiếu diễn ngôn khẩu hiệu 26
1.3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 30
1.3.1 Về khẩu hiệu quảng cáo 30
1.3.2 Về khẩu hiệu chính trị - xã hội 33
1.4 Tiểu kết chương 1 35
Trang 9TRỊ - XÃ HỘI TIẾNG ANH DUỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH
DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN 37
2.1 Đặt vấn đề 37
2.2 Khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh – một số vấn đề chung 38
2.2.1 Bối cảnh xã hội của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh 38
2.2.2 Nội dung chủ đề của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh 39
2.2.3 Khẩu hiệu chính trị - xã hội - đối tượng nghiên cứu của CDA 41
2.3 Những đặc điểm sử dụng từ ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh theo quan điểm của Lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán 42
2.3.1 Giá trị kinh nghiệm của từ ngữ 42
2.3.2 Giá trị quan hệ của từ ngữ 51
2.3.3 Giá trị biểu cảm của từ ngữ 55
2.3.4 Sử dụng biện pháp ẩn dụ 57
2.4 Những đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh theo quan điểm của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán 62
2.4.1 Giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp 62
2.4.2 Giá trị quan hệ của ngữ pháp 67
2.4.3 Giá trị biểu cảm của ngữ pháp 70
2.4.4 Đặc điểm liên kết câu/ mệnh đề 72
2.5 Các đặc điểm cấu trúc diễn ngôn 75
2.5.1 Độ dài văn bản của diễn ngôn khẩu hiệu 75
2.5.2 Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu 76
2.5.3 Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh.80 2.6 Tiểu kết chương 2 81
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA DIỄN NGÔN KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG VIỆT DUỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN PHÊ PHÁN 82
3.1 Đặt vấn đề 82
3.2 Khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt – một số vấn đề chung 82
Trang 103.2.2 Nội dung chủ đề của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt 83
3.3 Những đặc điểm sử dụng từ ngữ của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt theo quan điểm của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán 85
3.3.1 Giá trị kinh nghiệm của từ ngữ 85
3.3.2 Giá trị quan hệ của từ ngữ 95
3.3.3 Giá trị biểu cảm của từ ngữ 98
3.3.4 Sử dụng biện pháp ẩn dụ 98
3.4 Những đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt theo quan điểm của Lý thuyết Phân tích Diễn ngôn phê phán 100
3.4.1 Giá trị kinh nghiệm của các hiện tượng ngữ pháp 100
3.4.2 Giá trị quan hệ của ngữ pháp 104
3.4.3 Giá trị biểu cảm của ngữ pháp 106
3.4.4 Đặc điểm liên kết câu/ mệnh đề 108
3.5 Các đặc điểm cấu trúc diễn ngôn 111
3.5.1 Độ dài văn bản của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội 111
3.5.2 Tính mạch lạc của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội 112
3.5.3 Cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội 115
3.6 Tiểu kết chương 3 116
CHƯƠNG 4: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU CÁC ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN CỦA KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 117
4.1 Đặt vấn đề 117
4.2 Những đặc điểm tương đồng của diễn ngôn khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh (viết tắt KHTA) và khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Việt (viết tắt KHTV) 118 4.2.1 Chủ đề 118
4.2.2 Từ ngữ 119
4.2.3 Cấu trúc ngữ pháp 119
4.2.4 Cấu trúc diễn ngôn 120
4.3 Những đặc điểm khác biệt của diễn ngôn KHTA và KHTV 121
4.3.1 Phương thức sử dụng 121
Trang 114.3.3 Từ ngữ 127
4.3.4 Cấu trúc ngữ pháp 132
4.3.5 Cấu trúc diễn ngôn 140
4.4 Tiểu kết chương 4 143
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 144
Kết luận 144
Đề nghị 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, ngôn ngữ được sử dụng để phát huy tối đa các chức nănggiao tiếp Ở những nơi những lúc cần sự tác động đến suy nghĩ, thái độ và hành vicủa người tham gia giao tiếp, khẩu hiệu được dùng để cung cấp thông tin, vận độnghay thuyết phục người khác Khẩu hiệu là những thông điệp được soạn thảo với độchính xác và ý nghĩa biểu cảm của từ ngữ rất cao, với sự lựa chọn cấu trúc ngữ pháprất tinh tế, gọn nhẹ và với những cấu trúc văn bản phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.Ngôn ngữ sử dụng trong khẩu hiệu được yêu cầu đạt đến độ chuyển tải ý nghĩa cao và
tron vẹn Khẩu hiệu có mục đích hướng dẫn mọi người thực hiện những hành vi giao tiếp một cách chính xác và đúng yêu cầu, cảnh báo trước những tình huống nguy hiểm, hoặc để thông báo những thay đổi, thông tin mới, cung cấp cho mọi người những thông tin cần thiết trong những tình huống cụ thể, và để thuyết phục, vận động
mọi người thực hiện một công việc hoặc thay đổi một hành vi, thói quen nào đó.Khẩu hiệu vì thế đóng vai trò quan trọng trong đời sống giao tiếp của xã hội vănminh, đặc biệt là ở nơi công cộng, có sự tham gia giao tiếp của nhiều người Vì tínhchất, phạm vi sử dụng và mục đích của khẩu hiệu khá đa dạng, khái niệm khẩu hiệuđược chọn để nghiên cứu trong đề tài luận án này được giới hạn là khẩu hiệu chính trị
- xã hội (KH CT-XH) – vấn đề sẽ được định nghĩa và phân tích cụ thể hơn trong cáctrang chính luận của luận án này
Ở Việt Nam, trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cũng nhưtrong giai đoạn đổi mới hiện nay, vai trò của KH CT-XH đã được khẳng định trongchức năng tác động, dẫn dắt, huy động sức mạnh của thể chế và động viên nguồn lựccủa toàn dân vì sự nghiệp chung Bên cạnh đó, quan sát các KH CT-XH được dùngtrong các xã hội nói tiếng Anh (tiêu biểu là xã hội Mỹ), chúng tôi nhận thấy cho dùthể chế chính trị có khác nhau, nhưng việc sử dụng khẩu hiệu cũng có những nétchung, bên cạnh những nét khác biệt mang tính đặc thù ngôn ngữ, văn hóa, và cảcách tư duy Những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng loại văn bảnđặc biệt này được thể hiện trong các chiến lược dùng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp hay
Trang 13cấu trúc diễn ngôn … và đặc biệt là kết quả đó còn xuất phát từ những nguyên nhânkhác biệt hay tương đồng về văn hóa, chính trị, xã hội Việc chọn hay không chọnmột số từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp, các kiểu phát ngôn… trong từng tình huống cụthể đã giúp cho người phát ngôn khẩu hiệu KH CT-XH ở mỗi nền văn hóa thể hiệnthái độ, tư tưởng và những ý đồ phát ngôn khác nhau Riêng về địa hạt ngôn ngữhọc, trong vài thập kỷ qua, khi mà chủ nghĩa cấu trúc luận đang dần bị thay thế bởiđường hướng nghiên cứu mới là chức năng luận với các đại diện như phân tích diễnngôn, dụng học, ngôn ngữ học tri nhận, ngôn ngữ học xã hội…, quan hệ giữa ngônngữ và tư tưởng, tri thức, thái độ, khả năng tri nhận của con người đã dần đượcquan tâm và nhanh chóng trở thành những lĩnh vực nghiên cứu thú vị Phân tíchdiễn ngôn phê phán, một đường hướng phân tích diễn ngôn giúp bộc lộ các mốiquan hệ xã hội và hệ tư tưởng của người phát ngôn đã thổi một luồng gió mới vàotrong nghiên cứu ngôn ngữ học, đặc biệt là việc đường hướng nghiên cứu này thừanhận vai trò của ngôn ngữ trong cơ cấu quan hệ quyền lực trong xã hội và góp phầnchứng minh ngôn ngữ là một thực tiễn xã hội Khuynh hướng này đã tạo cảm hứngcho chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu diễn ngôn khẩu hiệu KH CT-XH trên cơ sở sửdụng lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán.
Ngoài ra, cho đến thời điểm hiện tại tuy đã có một số công trình nghiên cứutrong và ngoài nước phân tích, đối chiếu khẩu hiệu quảng cáo hoặc nghiên cứu về
KH CT-XH nhưng hầu hết chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể; hoặc hướngnghiên cứu chỉ dừng lại ở liệt kê, mô tả định lượng, hoặc phân tích theo đườnghướng ngữ pháp truyền thống Thực tế cho thấy vẫn chưa có công trình nghiên cứunào đi theo hướng phân tích các KH CT-XH trên cơ sở phân tích diễn ngôn (thể loạidiễn ngôn chính trị - xã hội) theo đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán, vàchưa có công trình nào đi sâu phân tích cách mà những tập quán xã hội tác động vàongôn ngữ KH CT-XH
Với những lý do trên đây, tôi mong muốn tiến hành nghiên cứu đề tài “Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn của khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt” (Tên tiếng Anh là “A contrastive analysis of discourse features of slogans in English and Vietnamese”) để thực hiện luận án tiến sĩ của mình.
Trang 142 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các đặc điểm diễn ngôn của KHCT-XH tiếng Anh và tiếng Việt; tìm ra sự tương đồng và những khác biệt trong cácchiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn giữa KH CT-XHtiếng Anh và tiếng Việt; góp phần chứng minh diễn ngôn là một tập quán xã hội và còn
là sự thể hiện của các mặt xã hội đó; giúp những cơ quan, tổ chức hay cá nhân thiết kế
KH CT-XH có những chiến lược xây dựng các khẩu hiệu đúng, thuyết phục vừa mangtính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật và có giá trị giao tiếp cao
3 Nhiệm vụ của luận án
Luận án đặt ra những nhiệm vụ sau:
+ Xác lập khái niệm khẩu hiệu chính trị - xã hội và các nội hàm của khái niệm
này để làm cơ sở cho việc nghiên cứu
+ Mô tả một cách hệ thống các đặc điểm ngôn ngữ của khẩu hiệu chính trị - xãhội KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt, sử dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn theođường hướng phân tích diễn ngôn phê phán Các đặc điểm sử dụng từ ngữ, cấu trúcngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn của KH CT-XH sẽ được phân tích theo khung lýthuyết ngữ pháp chức năng hệ thống trên cơ sở các siêu chức năng của ngôn ngữ để
chứng minh rằng diễn ngôn KH CT-XH là một thực tiễn xã hội và là công cụ để thể
hiện tư tưởng, thái độ, thực thi quyền lực của người phát ngôn Đây cũng chính là
nền tảng của nội dung nghiên cứu
+ So sánh - đối chiếu KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra nhữngtương đồng và khác biệt trong chiến lược sử dụng Trên cơ sở đó, luận án đặt mụctiêu giải thích một số nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở cácđiều kiện lịch sử, chính trị, văn hóa xã hội của mỗi quốc gia, cũng nhằm chứngminh rằng do các điều kiện khác nhau về chính trị, văn hóa, xã hội và các tập quán,thói quen của hai nền văn hóa Đông - Tây mà các phát ngôn khẩu hiệu của hai ngônngữ có những khác biệt nhất định
+ Trình bày những nhận xét tổng quát mang tính lý luận về vấn đề nghiên cứu
và những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án
Trang 15Trên cơ sở các nhiệm vụ trên, luận án tập trung làm rõ các câu hỏi nghiên
cứu như sau:
(1) Khẩu hiệu CT-XH tiếng Anh có những đặc điểm từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp
và cấu trúc diễn ngôn nào?
(2) Khẩu hiệu CT-XH tiếng Việt có những đặc điểm từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp
và cấu trúc diễn ngôn nào?
(3) Khẩu hiệu CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt có những điểm tương đồng và khác biệt nào trong đặc điểm diễn ngôn? Nguyên nhân của những tương đồng và dị biệt đó là gì?
4 Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KHCT-XH, bao gồm chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn Phạm vi nghiên cứu là diễn ngôn khẩu hiệu (thể loại KH CT-XH) tiếng Anh vàtiếng Việt được sử dụng ở những nơi công cộng như đường phố, công sở - vănphòng, trường học… cho những mục đích giáo dục hay thuyết phục riêng Nghiệmthể tiếng Anh bao gồm những khẩu hiệu được sử dụng ở Hoa Kỳ trong phạm vi thờigian 50 năm từ khoảng 1960 - 2014 Nghiệm thể tiếng Việt được thu thập trong giaiđoạn xây dựng và phát triển đất nước Việt nam từ sau 1975 - 2014
Khẩu hiệu được lựa chọn là thể loại khẩu hiệu chính trị - xã hội được các tổchức, nhóm cá nhân có chung mục đích sử dụng để làm công cụ thực thi quyền lựcthông qua việc tuyên truyền, giáo dục, vận động về chính sách và các vấn đề kháctrong xã hội Phạm vi lựa chọn tư liệu bao gồm khẩu hiệu hoặc các biểu ngôn, biểungữ chứa khẩu hiệu chính trị - xã hội có thể hiện nhiều cấp độ quyền lực khác nhaucủa người phát ngôn
Trong phạm vi nghiên cứu đã xác định của luận án, chúng tôi dự định tậptrung vào nội dung phân tích diễn ngôn KH CT-XH theo đường hướng phân tíchdiễn ngôn phê phán (PTDNPP) để tìm ra những thể hiện của tư tưởng, thái độ vàquyền lực của người phát ngôn thông qua cách sử dụng ngôn ngữ, mà cụ thể làchiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn Từ đó, chứng
Trang 16minh diễn ngôn là một thực tiễn xã hội, phản ánh các mặt của đời sống xã hội vàchịu sự tác động trở lại của xã hội đó.
5 Phương thức tiếp cận
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau:
* Vấn đề đối chiếu trong luận án
Lý thuyết ngôn ngữ học đối chiếu đã được phát triển về chất lẫn về lượngtrong nhiều năm qua cả trong nước và trên thế giới Nói về so sánh - đối chiếu từgóc độ văn hóa, đối chiếu phạm trù chức năng ngôn ngữ, hay hướng phân tích đốichiếu ứng dụng, Nguyễn Thiện Giáp [10] dẫn các nghiên cứu về đối chiếu trên thếgiới của Lehman (1977), James (1980), Lado (2003) hay trong nước như củaNguyễn Văn Chiến (1992), Lê Quang Thiêm (2004)…để minh chứng cho nhữngphạm trù nghiên cứu đối chiếu mà luận án của chúng tôi mong muốn được áp dụng
Trang 17Về vấn đề đối chiếu được sử dụng trong luận án, đối tượng được xác định đểđối chiếu của luận án là đối chiếu diễn ngôn Quan điểm của James (1980) (tríchtrong [10]) là muốn đối chiếu diễn ngôn, trước hết cần chứng minh sự tồn tại củaliên kết trong văn bản Công việc này cần phải được thực hiện dựa trên việc áp dụngcác quan điểm chức năng về cấu trúc câu Đối chiếu diễn ngôn, theo Nguyễn ThiệnGiáp [10], đặt trọng tâm vào tính chức năng của ngôn ngữ Lê Quang Thiêm[39:195] đã phân loại một số bình diện đối chiếu ngôn ngữ Anh - Việt hay Việt -Anh trong đó có bình diện chức năng với vai trò xem xét ngôn ngữ trong mối tươngquan với mục đích và công dụng phát ngôn, hay xem xét cách cấu tạo ngôn ngữtrong từng hoàn cảnh cụ thể với các chức năng xác định Tác giả này xác định cácđịa hạt đối chiếu “không còn giới hạn trong kết học mà còn lan sang cả nghĩa học vàdụng học”, tức là xem xét hiệu quả giao tiếp của ngôn ngữ trong các mối quan hệchức năng liên nhân giữa người nói và người nghe Tương tự, quan điểm của BùiMạnh Hùng [21: 217] là việc đối chiếu các ngôn ngữ không còn giới hạn như những
hệ thống khép kín “trong bản thân nó và vì nó” (Saussure [129]) mà còn đối chiếucác phương tiện giao tiếp, hành chức trong những ngữ cảnh cụ thể và trong các bốicảnh văn hóa nhất định
Cụ thể trong luận án này, chúng tôi sử dụng quan điểm phân tích đối chiếudiễn ngôn để tìm hiểu những tương đồng và khác biệt trong hệ thống diễn ngôn vànhững đặc điểm của văn hóa, xã hội thể hiện qua diễn ngôn; đồng thời cũng tiếp cậnquan điểm đối chiếu từ góc độ ngữ dụng Trong thực tế, hướng nghiên cứu này đãđược nhiều người quan tâm và đề cao trong xu hướng ngôn ngữ học hiện đại vì nóchú trọng đến “thẩm năng giao tiếp” và vì nó giúp chúng ta tiếp cận công tác đốichiếu từ góc độ giao tiếp cho nên có thể làm rút ngắn “con đường từ miêu tả lýthuyết đến thực tiễn dạy học” các ngôn ngữ (Faerch, 1977- trích trong [22]) Nóikhác đi, vấn đề đối chiếu ở đây thuộc phạm trù chức năng và các công việc so sánhđối chiếu đều dựa trên các chức năng giao tiếp trong từng bối cảnh cụ thể của ngônngữ thể hiện trong các nghiệm thể
Hai nghiệm thể được sử dụng cho mục đích đối chiếu trong luận án này thuộchai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt Đây là hai ngôn ngữ mà nhiều nhà nghiên
Trang 18cứu cho rằng có nhiều điểm khác xa nhau trong nền văn hóa gắn liền với mỗi ngônngữ Vì thế việc đối chiếu từ bình diện ngữ dụng và cả bình diện phân tích diễnngôn có rất nhiều ứng dụng thực tiễn cụ thể Trong luận án này, hướng đối chiếungữ dụng được khai thác thông qua đối chiếu các phương tiện ngôn ngữ để thực hiệncác hành động ngôn từ (mà chủ yếu là các lực ngôn trung), để biểu hiện các hiện tượngvăn hóa xã hội trong hai nền văn hóa, để thể hiện tính lịch sự … Quan trọng và chủđạo hơn, hướng phân tích đối chiếu diễn ngôn - hướng tiếp cận chính của luận án - sẽquan tâm đến đối chiếu tính mạch lạc của diễn ngôn (là bình diện vừa có tính phổ quátvừa mang những nét đặc thù của một ngôn ngữ cụ thể), cấu trúc vi mô của diễn ngôn
và việc tạo lập văn bản với những khía cạnh xuyên văn hóa Bùi Mạnh Hùng [21:230]phát biểu rằng ở bình diện diễn ngôn, sự khác nhau giữa các ngôn ngữ tuy không nhiềunhưng lại tinh tế hơn nếu so với đối chiếu các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp vàngữ dụng, bởi những vấn đề của diễn ngôn liên quan đến các phổ quát của tư duy nhânloại nhiều hơn là những nét đặc thù của từng ngôn ngữ
* Phương pháp thu thập tư liệu
- Tư liệu của nghiên cứu này gồm 1.000 KH CT-XH được thu thập ở cả 2thứ tiếng Anh và Việt, thông qua các phương tiện chủ yếu như quan sát-ghi chép,quay phim, chụp ảnh, tìm kiếm trên internet, tìm kiếm trong sách, báo, phim ảnh,truyền hình…
- Địa bàn thu thập tư liệu bao gồm những nơi công cộng như nhà ga, bếntàu, nhà máy, công sở-văn phòng, cơ quan, trường học, bệnh viện, khách sạn,công viên, đường phố v.v… Các tư liệu tiếng Anh được thu thập từ trong môitrường chính trị - xã hội Mỹ Các tư liệu tiếng Việt được thu thập từ một số tỉnhthành chủ yếu của Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,Cần Thơ, Thừa Thiên Huế…
- Nguồn tư liệu: tư liệu KH CT-XH được thu thập từ trong các kho tư liệu(archive) bao gồm bản in và bản điện tử thông qua internet, các tác phẩm vănhọc, báo chí, mạng xã hội cũng như từ thực tế xã hội như thu thập từ các băng-rôn, biểu ngữ trên đường phố và nơi công cộng… Ngoài ra phim, truyền hình (tưliệu, bản tin, phim truyện) có phụ đề cũng là một kênh quan trọng giúp tìm kiếm
tư liệu tiếng Anh
Trang 19* Phân tích tư liệu
- Theo hướng định lượng, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để đếm sốlượng và tần số xuất hiện của các từ ngữ, các mẫu câu, các cấu trúc ngữ pháp, ngữcảnh sử dụng của KH CT-XH bằng hai thứ tiếng, rồi phân loại và thống kê thànhbiểu bảng tương ứng, phục vụ cho việc mô tả ở từng thứ tiếng và so sánh - đối chiếutrên từng cặp phạm trù
- Theo hướng định tính, chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả và phân tíchdiễn ngôn (theo đường hướng PTDNPP) để tìm ra các đặc điểm sử dụng từ ngữ, cấutrúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn trong diễn ngôn khẩu hiệu; rồi tiến hành đốichiếu các phạm trù trên của KH CT-XH ở cả hai thứ tiếng để tìm ra những điểmtương đồng và khác biệt trong cách lựa chọn chủ đề, chiến lược sử dụng từ ngữ, cấutrúc ngữ pháp, cấu trúc diễn ngôn
5.2 Các bước tiếp cận vấn đề nghiên cứu của luận án
(1) Tổng hợp tài liệu liên quan đến KH CT-XH và các lý luận, lý thuyết liên quantrực tiếp đến việc phân tích diễn ngôn KH CT-XH
(2) Thu thập tư liệu nghiên cứu trên hai ngôn ngữ Anh - Việt (1000 mẫu KH CT-XH)(3) Miêu tả các đặc điểm diễn ngôn của KH CT-XH thông qua việc phân tích diễnngôn (theo đường hướng PTDNPP) bao gồm đặc trưng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp vàcấu trúc diễn ngôn
(4) So sánh - đối chiếu rồi đi đến kết luận về các tương đồng và khác biệt củaKHTA và KHTV
6 Tư liệu của luận án
- Phần cơ sở lý luận của luận án được đúc kết thông qua tiếp cận các tài liệu líluận ngôn ngữ học đại cương, ngôn ngữ học ứng dụng, lí thuyết giao tiếp bằngtiếng Anh và tiếng Việt
- Phần phân tích khẩu hiệu được tiến hành trên tư liệu KH CT-XH thu thậpđược từ tiếng Anh và tiếng Việt, cụ thể như sau:
* Tiếng Anh: các KH CT-XH được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền nhưcác bộ, ngành, tổ chức, cơ quan nhà nước và một số nhóm cá nhân có chung lợi ích.Kênh thu thập là internet, báo chí, phim ảnh, quan sát thực tế (ở Hoa Kỳ), sách tư liệu,
Trang 20cơ sở dữ liệu của Bộ ngoại giao (Hoa Kỳ), của một số trường phổ thông, trường Đạihọc, trang web cơ sở dữ liệu KH CT-XH (http://www.thinkslogans.com)
* Tiếng Việt: các KH CT-XH được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyềnnhư chính phủ, các cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền, các cơ quan đoànthể, các bộ ngành, các cơ quan thông tin tuyên truyền Kênh thu thập là internet, báochí, phim ảnh, quan sát thực tế (ở các thành phố Huế, Tp.HCM, Hà Nội, ĐàNẵng…), cơ sở dữ liệu của phòng - sở Văn hóa Thông tin và truyền thông, các vănbản chỉ đạo của các cơ quan đoàn thể trong các chiến dịch vận động
7 Ý nghĩa/đóng góp của luận án
Trong bối cảnh các công trình nghiên cứu trước đây ở địa hạt phân tích diễn ngôn
và nghiên cứu về KH CT-XH chỉ mới tập trung mô tả các đặc điểm ngôn ngữ theo cácđặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng hoặc theo đường hướng ngữ pháp truyềnthống - trường phái cấu trúc luận, với công trình này, tác giả hy vọng sẽ đem lại cácđóng góp mới, đó là:
- Mô tả đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việttrên cơ sở của lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống, tức là xem ngôn ngữ là mộthiện tượng xã hội, là tập quán xã hội và chịu sự tác động của các điều kiện chính trị,văn hóa xã hội Ngôn ngữ được xem là nguồn lực tạo nghĩa, là công cụ để thể hiện
hệ tư tưởng, tri thức, niềm tin, thái độ, là công cụ để thực thi quyền lực
- Tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong chiến lược sử dụng từ ngữ, cấu trúcngữ pháp và cách thức tổ chức của diễn ngôn giữa KH CT-XH tiếng Anh và tiếngViệt; đồng thời lý giải các nguyên nhân của sự lựa chọn đặc điểm ngôn ngữ dựatrên các cơ sở đặc trưng về chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia Việc ápdụng cùng một khung phân tích cho cùng một thể loại trong hai ngôn ngữ (Anh vàViệt) có thể dẫn đến nhiều nét tương đồng từ góc độ các nguồn lực ngôn ngữ được
sử dụng như từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn Chính vì thế, mục tiêucủa việc sử dụng khung lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán trong luận án này là
để nhận diện cơ chế tạo nghĩa của ngôn ngữ thông qua các nguồn lực xã hội, tìmhiểu vai trò của diễn ngôn trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa
và giải thích được sự tương đồng và khác biệt trên cơ sở các thực tiễn xã hội mà
Trang 21ngôn ngữ KH CT-XH đang phản ánh Đặc điểm của thể chế chính trị, văn hóa xãhội sẽ góp phần quy định quyền phát ngôn và kiểu phát ngôn ở mỗi khẩu hiệu Vàluận án có nhiệm vụ làm rõ sự phản ánh này Đây chính là đóng góp chủ yếu nhấtcủa luận án mà tác giả mong muốn đạt được Ngoài ra, thông qua việc chứng minhrằng quan điểm của M.A.K Halliday về các quá trình trong quan hệ chuyển tác cóthể chưa hoàn toàn trùng khớp với trường hợp khảo sát khẩu hiệu CT-XH cũngđược hy vọng đóng góp một phần nhỏ về mặt thực tiễn hóa các lý luận liên quanđến lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống
- Nêu được các đề xuất để KH CT-XH được biên soạn theo cách đạt được hiệuquả giao tiếp cao nhất, thực sự là công cụ thực thi quyền lực và là công cụ tuyêntruyền hiệu quả trong xã hội hiện đại
8 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận-đề nghị và phụ lục, luận án được triển khai thành
4 chương sau đây:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận của luận án.
Chương này trình bày một cách chi tiết tổng quan vấn đề nghiên cứu bao gồm kháiniệm khẩu hiệu và các nội hàm tương ứng như chức năng, phân loại, ý nghĩa…; cơ
sở lý luận của phương pháp phân tích diễn ngôn theo đường hướng phân tích diễnngôn phê phán; và lịch sử vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước
Chương 2: Các đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh dưới góc nhìn của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán Ở chương 2, các đặc
điểm sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn của KH CT-XH tiếngAnh được phân tích theo đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán theo mô hìnhcủa Norman Fairclough, dựa trên cơ sở của lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thốngcủa M.A.K Halliday Mục đích là làm rõ thái độ, hệ tư tưởng và quyền phát ngôncủa người phát ngôn khẩu hiệu
Chương 3: Các đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Việt dưới góc nhìn của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán Chương này được
tiến hành với các bước và trình tự y hệt như chương 2, nhưng trên tư liệu là KH
CT-XH tiếng Việt
Trang 22Chương 4: So sánh - đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn KH CT-XH tiếng Anh và tiếng Việt Đây là phần cốt lõi nhất của luận án Chương này
tập trung so sánh- đối chiếu để tìm ra những tương đồng và khác biệt của KH CT-XHtiếng Anh và KH CT-XH tiếng Việt trong chiến lược lựa chọn chủ đề, sử dụng từ ngữ,cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc tổ chức vi mô của diễn ngôn, và giải thích một số hiệntượng khác biệt trên cơ sở sự khác biệt về đường lối chính sách cũng như các giá trịvăn hóa của hai nền văn hóa Đông - Tây
Trang 23CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Khẩu hiệu
1.1.1.1 Khái niệm khẩu hiệu (slogan)
Khái niệm khẩu hiệu (tiếng Việt) hay “slogan” (tiếng Anh) tồn tại trongnhiều ngôn ngữ và nền văn hóa trên thế giới Có thể hiểu khái niệm này dưới nhiềuhình thức và khía cạnh ngữ nghĩa, ngữ dụng khác nhau nhưng trước hết hãy cùngtìm hiểu cách mà các từ điển định nghĩa khẩu hiệu nói chung
Theo từ điển Merriam-Webster [111], từ slogan được cho là biến thể của từ
slogorn - xuất phát từ tiếng Xen-tơ của người Xcốt-len là sluagh-ghairm (trong đó sluagh là “army/ war” (quân đội/chiến tranh) còn ghairm là “cry” (khóc/ kêu la).
Đây chính là tiếng hô lớn trước khi xung trận của các chiến binh Xcốt-len cuối thờiTrung Cổ, với mục đích động viên binh sĩ và làm cho quân thù khiếp sợ Từ này lầnđầu được dùng đến là vào năm 1513 Theo thời gian, từ này được biến đổi thành
sluggorne, slughorn rồi đến slogurn Ở xã hội hiện đại, cùng với khái niệm mới
nhất “slogan” (khẩu hiệu), từ điển này định nghĩa là “từ, ngữ thu hút sự chú ý được
dùng để quảng bá một cái gì đó (có thể là chiến dịch hoặc sản phẩm)” Với cách
hiểu như vậy, “slogan” còn được đồng hóa nghĩa với từ “banner” (dải băng, biểu ngữ) với những nét nghĩa và chức năng tương tự “banner là tên gọi, khẩu hiệu hay
mục đích gắn liền với một nhóm riêng biệt hay một hệ tư tưởng cụ thể” Trong tự
điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary of Current English [63:1201],
Crowther đã định nghĩa rằng “Khẩu hiệu là một từ hoặc một cụm từ dễ nhớ để thu
hút sự chú ý của người khác hoặc đề xuất một ý kiến nhanh chóng”, trong khi Collin
Cobuild’s Advanced Learner’s English Dictionary lại cho rằng “Khẩu hiệu là một
ngữ đoạn ngắn gọn dễ nhớ, được dùng trong quảng cáo hay bởi các đảng phái chính trị và các tổ chức khác mong muốn người dân nhớ những gì họ nói hoặc rao
Trang 24bán” [60;1363] Có thể nói cách định nghĩa có tính bao hàm nhất là của Từ điển
American Heritage Dictionary, nơi mà khẩu hiệu được định nghĩa là “một cụm
từ/ngữ thể hiện mục đích hoặc bản chất của một cơ quan, đoàn thể hoặc một ứng
cử viên”; “là câu nói được dùng đi dùng lại nhiều lần trong các chiến dịch quảng cáo hay quảng bá”; “là câu nói đặc biệt và có chủ đề, dễ thu hút người khác, được dùng trong quảng cáo, chính trị để vận động cho một sản phẩm, thí sinh hay một nguyên do nào đó (phiên bản trực tuyến, tham khảo ngày 10/6/2013) Trong các
nghiên cứu từ thập kỷ 30 (của thế kỷ 20) đến nay về khẩu hiệu, một số tác giả trênthế giới đã cụ thể hóa các định nghĩa trên của từ điển bằng những liên hệ vào thựctiễn Theo họ, khẩu hiệu được xem là một cách ngôn được thiết kế để làm tăng tínhphổ quát của sản phẩm và khuyến khích người khác mua các sản phẩm ở đủ thể loại[52], [122]; là những diễn đạt ngắn gọn trong quảng cáo thương mại hay quảng báchính trị được dùng để thể hiện ý tưởng, mục đích tôn chỉ của một cá nhân hay tổchức, đôi khi chỉ để cho người khác nhớ đến [93], [129]; đóng vai trò hỗ trợ quantrọng trong việc xây dựng hình ảnh của một thương hiệu – là vấn đề sống còn củamột doanh nghiệp [95], [141],[122]; hay giúp lưu lại trong trí nhớ khách hàng-ngườitiêu dùng những hình ảnh về một thương hiệu [149] Như vậy khái niệm khẩu hiệu đãđược định nghĩa và minh họa về chức năng nhiệm vụ trong phạm vi tương đối rộng
về cả chính trị, xã hội, quảng cáo thương mại và cả trong văn hóa, quân sự…
Trong khi đó, ở Việt Nam, khái niệm khẩu hiệu trong từ điển tiếng Việt do
Hoàng Phê chủ biên được hiểu là “một hay nhiều câu ngắn gọn có nội dung tuyên
truyền, cổ động để tập hợp quần chúng, để tỏ quyết tâm để đấu tranh” [32:461], ví
dụ như “Mỗi người làm việc bằng hai!”; trong khi Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý lại định nghĩa khẩu hiệu là “câu ngắn gọn, thôi thúc hành động
nhiều người” [43:894], ví dụ: “Hãy cùng nhau chung tay vì cộng đồng” Nguyễn
Lân trong từ điển “Từ điển Từ và ngữ Việt Nam” đã định nghĩa khẩu hiệu như sau:
“khẩu hiệu là câu tóm tắt một nhiệm vụ quan trọng, một thái độ chính trị tại một
thời điểm cụ thể, đưa ra để động viên quần chúng” [26] Còn Đinh Kiều Châu [7]
giải thích “khẩu hiệu là sản phẩm ngôn từ thường dùng trong truyền thông chính trị
và các vận động xã hội” Tác giả này nêu một số ví dụ như “tất cả cho tiền tuyến,
Trang 25tất cả vì miền Nam”, “Giai cấp công nhân đi đầu trong sự nghiệp cách mạng” để
minh họa cho định nghĩa hẹp của mình Tóm lại có thể thấy rằng hầu hết các địnhnghĩa về khẩu hiệu đều chú trọng đến yếu tố ngắn gọn của câu nhằm mục đích dễghi nhớ, dễ nắm bắt
Tùy vào những mục đích cụ thể, khẩu hiệu được định nghĩa theo nhiều cách
Ví như trong quảng cáo thương mại, khẩu hiệu thương mại của một công ty đượcxem là một câu nói hay đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải những thông tin mangtính mô tả và thuyết phục về một thương hiệu Theo đó, khẩu hiệu được xem như mộtcách thức quảng bá thương hiệu, là một công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc tạo dựnggiá trị thương hiệu Khẩu hiệu có thể giúp khách hàng hiểu một cách nhanh chóngthương hiệu đó là gì và nó khác biệt với các thương hiệu khác như thế nào Khẩu hiệu
có thể đóng góp vào giá trị thương hiệu bằng cách tăng cường nhận thức của kháchhàng về thương hiệu thông qua việc tác động mạnh mẽ đến các lợi ích của họ khi tiêudùng sản phẩm, giúp lưu lại hình ảnh của thương hiệu trong trí nhớ của khách hàng
để tạo ra kỳ vọng và thúc đẩy động cơ mua sắm của khách hàng Đồng thời, khẩuhiệu còn giúp một công ty khẳng định sự cam kết của họ đối với việc phục vụ kháchhàng và giúp củng cố thương hiệu thông qua xác định sự khác biệt của họ với cáccông ty khác trên thị trường Ví dụ như khẩu hiệu quảng cáo của công ty in ấn thiệp
chúc mừng Hallmark “When you care enough to send the very best” (Khi mà bạn có
đủ quan tâm để gửi đi những gì tốt đẹp nhất) Bên cạnh khẩu hiệu quảng cáo, còn cómột lĩnh vực khác chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội của các quốc gia trênthế giới, đó là khẩu hiệu chính trị - xã hội Với mục đích tuyên truyền các chính sách xãhội và mục tiêu chính trị, khẩu hiệu chính trị - xã hội được xem là những “tuyên ngôn”của các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quyền lực nhà nước hay các nhóm cá nhânmong muốn thể hiện quyền thuyết phục, vận động người khác làm theo những đường
lối, ý muốn của họ Ví dụ: “Hãy chung tay vì cộng đồng.”, “Smoking takes life Then it
kills.” (Hút thuốc tước đi cuộc sống Rồi nó mới giết chết.)
Trên cơ sở tiếp thu các định nghĩa trên đây và vì luận án đặt mục tiêu tậptrung phân tích diễn ngôn đối với thể loại khẩu hiệu chính trị - xã hội, bản thân tácgiả có thể rút ra một định nghĩa khái quát nhất làm cơ sở cho nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 26KH CTXH tiếng Anh và tiếng Việt của luận án sau này là “Khẩu hiệu chính trị
-xã hội là thể loại diễn ngôn đặc biệt với lối diễn đạt súc tích, ngắn gọn, dễ nhớ được dùng bởi các tổ chức chính trị - xã hội và các nhóm cá nhân để kêu gọi, tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục người khác làm theo các đường hướng, chính sách của họ nhằm thay đổi hiện trạng sống hay các thực tiễn chính trị - xã hội ở các quốc gia.”
1.1.1.2 Tiêu chí để xác định khẩu hiệu nói chung và KH CT-XH nói riêng
Tiêu chí hình thức của khẩu hiệu - căn cứ vào các chức năng, vai trò, ý nghĩanói trên - là các phát ngôn ngắn gọn, có tính cố định để thực hiện chức năng hô hào,vận động và đảm bảo tính dễ nghe, dễ nhớ Các phát ngôn này phải ngắn gọn để cóthể trình bày ra trước công chúng không phải chỉ ở lời nói (hô khẩu hiệu) mà còn là
để in ấn trên các băng-rôn, biểu ngữ cho các đoàn người diễu hành mang theo nơicông cộng trong các đợt tuyên truyền Hơn nữa, phát ngôn khẩu hiệu phải có tính cốđịnh bởi chúng được các cơ quan chức năng hay người phát ngôn biên soạn có chủ
ý tuyên truyền giáo dục hay thuyết phục, được sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần chomột chủ điểm tuyên truyền, và được chịu trách nhiệm về mặt tư tưởng và ý định củangười phát ngôn Chính vì thế, khẩu hiệu được phân biệt với các phát ngôn tự do
(free utterances/ expressions) như “Bush, I don’t like you.” (“Tổng thống Bush, tôi không thích ông.”) hoặc “You aren’t my choice.” (Ông không phải là lựa chọn của
tôi”) mà một số người biểu tình chống đối tổng thống G Bush (NK 2005-2009) đãviết trên những tờ giấy nhỏ và mang đến cắm trước tòa nhà Capitol Hill ởWashington D.C, Hoa Kỳ tháng 3 năm 2005 Trường hợp đặc biệt, khẩu hiệu có thể
là những phát ngôn khá dài với nhiều từ ngữ so với tiêu chuẩn ngắn gọn của khẩuhiệu, đó là trường hợp của các KH CT-XH tuyên truyền cho các hoạt động chính trị
- bầu cử trong tiếng Việt Vì tính chất tuyên truyền của các KH CT-XH này là chiếnlược quan trọng của nhà nước, và vì chúng được lưu lại tại các trụ sở chính quyền
và trên các tuyến phố trong một thời gian khá lâu, với mục đích giáo dục và tuyêntruyền nhận thức cho người dân (chứ không phục vụ cho mục đích hô hào) nên có
thể có độ dài đáng kể, ví như trong trường hợp khẩu hiệu “Bầu cử đại biểu Quốc
hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 là trực
Trang 27tiếp góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân!”
Tuy nhiên, cho dù bao hàm các phát ngôn ngắn hay dài thì khẩu hiệu vẫnđược xem là diễn ngôn và là một thể loại diễn ngôn đặc biệt Các phát ngôn trongkhẩu hiệu là những phát ngôn có chủ đích với đầy đủ các chức năng giao tiếp trọnvẹn và chứa đựng một thông điệp cần chuyển tải Vì thế độ dài của văn bản khẩuhiệu không phải là yếu tố quyết định việc khẩu hiệu có phải là diễn ngôn hay không,
mà chính các giá trị giao tiếp trong những bối cảnh chính trị xã hội nhất định củakhẩu hiệu đã xác nhận vấn đề đó, cũng như các thể loại diễn ngôn khác mà nhiềunhà nghiên cứu quan tâm như diễn ngôn thơ, diễn ngôn chính trị, diễn ngôn tin…
Sau đây là một số đặc điểm về hình thức KH CT-XH
1.1.1.2.1 Kết cấu ngữ pháp
KH CT-XH là thể loại diễn ngôn tương đối ngắn gọn nên các kết cấu ngữpháp của nó cũng tuân thủ các nguyên tắc của thể loại diễn ngôn đặc biệt này.Thông thường, KH CT-XH có thể thuộc một trong số các kết cấu ngữ pháp sau đây:
(a) Diễn ngôn đơn (văn bản một câu)
- Câu cầu khiến: loại kết cấu này hầu như chiếm lĩnh chủ yếu kiểu cấu trúc của KHCT-XH Vì tính chất hô hào, kêu gọi, thuyết phục, nên khẩu hiệu đa số đều đượcbiên soạn với cấu trúc câu cầu khiến
Ví dụ: Hãy hành động vì một hành tinh xanh!
Don’t be a fool, use the proper tool !
- Câu tuyên bố/ thông báo: với chức năng thông tin, các kiểu câu tuyên bố, thôngbáo cũng là một phần quan trọng của kết cấu ngữ pháp của khẩu hiệu
- Câu đơn - khẩu hiệu được tạo thành bởi một kết cấu Chủ - Vị
Ví dụ: The safe way is the best way.
Trẻ em có quyền được đến trường.
- Câu phức - khẩu hiệu được tạo thành bởi từ hai kết cấu Chủ - Vị trở lên
Ví dụ: You’re a fool if you think smoking is cool.
Trang 28Rừng là tài sản vốn quý, chúng ta phải bảo vệ rừng.
(b) Diễn ngôn phức (văn bản từ hai đến bốn câu)
Khẩu hiệu được cấu tạo dưới dạng thức văn bản dài hầu như rất hiếm gặp.Thông thường, để đạt được tính dễ nhớ, khẩu hiệu được thiết kế khoảng từ một đếnbốn câu Trong thực tế, diễn ngôn khẩu hiệu phức gồm hai câu là khá phổ biến,trong khi ba, bốn câu thì hơi hiếm gặp Tuy nhiên, vấn đề cấu tạo văn bản hay tínhchất diễn ngôn không phải quá “câu nệ” số câu trong văn bản đó Đã có nhiều côngtrình nghiên cứu đề cập việc công nhận văn bản một câu, tuy nó hiếm gặp [4] và nóđược xem là văn bản đặc biệt [116]
Diễn ngôn phức trong trường hợp này được xác định là các văn bản có độ dài
từ hai đến bốn câu Một số ví dụ diễn ngôn phức của KH CT-XH có thể kể đến là:
Ví dụ:
- Đến với Vườn Quốc gia Cúc Phương, bạn hãy:
* Không lấy gì ngoài những bức ảnh!
* Không để lại gì ngoài những dấu chân!
* Không giết gì ngoài thời gian!
(Tuyên truyền trên bảng tin ở Vườn quốc gia Cúc Phương)
- Phía trước tay lái là cuộc sống Nhanh một phút, chậm cả đời
- An average smoker will smoke this (*) away in just a few years Smoking is an expensive habit Please quit. (Trung bình một người hút hết chừng này thuốc trongchỉ một vài năm Hút thuốc là một thói quen tốn nhiều tiền Hãy bỏ hút thuốc.)
(c) Dạng thức kết cấu đặc biệt
Ngoài ra, các kết cấu ngữ pháp trên đây có thể thuộc vào các dạng thức kết cấuđặc biệt Đây là kiểu khẩu hiệu điệp vần, hoặc biểu đạt theo kiểu thành ngữ/ tục ngữ Vớinhững kiểu thức đặc biệt như thế, KH CT-XH đạt được sự gần gũi về văn phong và vănhóa, phong tục, tập quán nên càng có giá trị cao trong việc đi vào lòng người dân
(*) Khẩu hiệu này đi kèm hình ảnh của chiếc xe hơi được làm từ hàng triệu điếu thuốc lá sắp chung quanh tạo nên vỏ xe, để nâng giá trị thuyết phục của sự tốn kém Trường hợp này trong phân tích diễn ngôn được gọi là “multimodal dimension” (theo hướng đa bình diện- kết hợp nhiều hính thức ký hiệu diễn ngôn)
Trang 29Ví dụ: - Đi bên phải, lẽ phải về ta.
- Người Hà Nội, đi đâu mà vội
- Drinking kills driving skills.
Hơn nữa, KH CT-XH tuân thủ những nguyên tắc về mặt kết nối, liên kếttrong diễn ngôn và sử dụng một số phép liên kết như: tỉnh lược, thế, đối, lặp , cụthể như trong một số ví dụ sau đây:
- More candy, less climate change (tỉnh lược)
- An toàn để sản xuất - sản xuất phải an toàn (đối)
- Save the world, save yourself (lặp)
- Rừng là vàng, chúng ta phải gìn giữ nó như tài sản của mỗi người (thế)
1.1.1.2.2 Ngôn ngữ KH CT-XH
Ngôn ngữ khẩu hiệu có một vài đặc điểm chuyên biệt khi phân biệt với ngônngữ của các thể loại diễn ngôn khác Riêng khái niệm khẩu hiệu hiểu theo tiếng HánViệt, thì “khẩu” là miệng cho nên khẩu hiệu là những câu có tính hô hào bằngmiệng Đã là câu hô hào bằng miệng thì nhất thiết phải ngắn gọn, không dài dòng để
dễ phát ngôn và đồng thời để cho người nghe dễ nắm bắt, dễ nhớ dẫn đến dễ tácđộng, dễ kêu gọi Ở một vài từ điển ngoài định nghĩa khái niệm khẩu hiệu, còn nhấnmạnh rằng ngôn ngữ của khẩu hiệu bao hàm lối diễn đạt ngắn gọn, súc tích và cótác dụng thôi thúc hành động, kêu gọi, tuyên truyền Theo Lipman, một công tyquảng cáo có tên là Jordan McGrath, Case & Taylor đã phát triển thủ thuật “mẹonhớ” (mnemonics) nhằm giúp cho mọi người dễ nhớ những tên gọi, con số haynhững hình ảnh liên quan đến việc quảng bá sản phẩm của họ [104] Điều này cónghĩa đã là khẩu hiệu, thì nhất thiết phải dễ đọc, dễ hô và muốn làm được điều này,nhất thiết người đọc, người hô phải có thể nhớ hết những nội dung hay thông điệpchuyển tải Đinh Kiều Châu [7] cho rằng ngôn ngữ khẩu hiệu là một hình thái giaotiếp bằng lời trên cơ sở ngôn ngữ toàn dân Với các chức năng của một sản phẩmtruyền thông như đã nêu trên, ngôn ngữ khẩu hiệu thường ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ;súc tích, cô đọng để có tính trọng tâm, và có tiêu điểm thông tin; được cụ thể hóadưới dạng hành động ngôn từ cụ thể và mang chức năng liên nhân; và khẩu hiệu
Trang 30phải là các biểu ngôn có chiến lược giao tiếp, gắn với từng ngữ cảnh cụ thể, có tínhlịch sự và mang đặc trưng văn hóa bản ngữ.
Vì đối tượng tiếp nhận sự vận động từ KH CT-XH là người dân, là cộngđồng nên khẩu hiệu phải bao gồm các phát ngôn có tính đại chúng, phổ thông vàđặc trưng cho đơn vị phát hành Từ các mục đích phát ngôn của đơn vị phát hành
mà các chức năng ngôn từ của KH CT-XH được xác lập Các yêu cầu cơ bản về mặtngôn ngữ của khẩu hiệu, do đó, phải “ ngắn gọn - dễ hiểu - dễ nhớ” và phải làmđược chức năng “thông báo - vận động - thuyết phục” Ngoài ra một trong nhữngđặc trưng ngôn ngữ quan trọng khác của ngôn ngữ KH CT-XH đó là phải gắn vớingữ cảnh giao tiếp, dùng biện pháp tuyên truyền thông qua hành động ngôn từ vàdựa trên nền tảng bối cảnh chính trị - văn hóa - xã hội
1.1.1.2.3 Chức năng của KH CT-XH
Mô hình của Jakobson [88] (trong Hebert [86]) về chức năng của ngôn ngữbao gồm sáu yếu tố, nhằm đảm bảo cho giao tiếp có thể xảy ra, đó là (1) ngữ cảnh;(2) người gửi; (3) người nhận; (4) tiếp xúc; (5) mã thông thường và (6) thông điệp.Trên cơ sở đó, ngôn ngữ thực hiện các chức năng sau: (a) tham chiếu; (b) xúc cảm,(c) nhận cảm; (d) kết nối; (e) siêu ngôn ngữ và (f) thi pháp Đây chính là các chứcnăng cơ bản nhất mà ngôn ngữ có thể thực hiện để phục vụ mục đích giao tiếp
Một trong những mục đích rõ rệt nhất của KH CT-XH là đưa thông điệp củangười phát ngôn đến với cộng đồng, làm cho mọi người nhớ và trở nên quen thuộcvới thông điệp Đó có thể là thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thí sinh, ứng cử viên haymột chương trình cộng đồng nào đó Để đạt được mục đích tuyên truyền, khẩu hiệucủa một đơn vị phải có sự khác biệt với các kiểu thông tin tuyên truyền khác hoặckhác với đơn vị đang cạnh tranh với mình; trong khi vẫn phải đảm bảo các yếu tố vềchức năng tuyên truyền và thông báo
Vì thế, với tư cách là một công cụ hoặc sản phẩm tuyên truyền, KH CT-XHcần có 2 chức năng chủ yếu là thông tin và tác động Barton [50] khẳng định khẩuhiệu giúp chia sẻ thông tin và quan điểm đối với thông tin đó; đồng thời tác động đểthiết lập sự liên kết giữa các thành viên cũng như điều phối các vấn đề phức tạp
Trang 31giữa họ Quả thực, KH CT-XH có nhiệm vụ thông tin để cho người tiếp nhận thôngđiệp hiểu được thông điệp, qua đó tác động, thuyết phục cộng đồng làm theo, hướngtới những giá trị mà người ban hành thông điệp muốn nhắm đến Các chức năng này
khi được “soi chiếu” vào thuyết Hành động ngôn từ, được thể hiện bởi một số tiểu
chức năng cụ thể như:
(1) Chức năng thông tin - thông báo
Ví dụ: - Trái đất của chúng ta đang nóng dần lên
- Rửa tay có thể cứu được bệnh nhân (kết hợp biện pháp nói quá)
(2) Chức năng vận động - thuyết phục
Ví dụ: - Tiết kiệm điện là ích nước lợi nhà (lời khuyên gián tiếp)
- Hãy nói không với ma túy (lời khuyên trực tiếp)
(3) Chức năng cảnh báo - đe dọa
Ví dụ: - Lái xe lạng lách, đánh võng gây tai nạn là tội ác.
- Để xe mô tô gắn máy ở lòng đường bị phạt tiền đến 200.000 đ
(4) Chức năng hô hào - kêu gọi
Ví dụ: - Hãy hành động vì một tương lai xanh
- Giúp đỡ, chăm sóc người nhiễm HIV/ AIDS là trách nhiệm của gia đình và cộng đồng
(5) Chức năng động viên - khuyến khích
Ví dụ: - Luôn rèn luyện, xây dựng lối sống lành mạnh, không sa vào tệ nạn
xã hội
- Sống chung thủy một vợ - một chồng, phòng tránh bệnh AIDS
(6) Chức năng khẳng định giá trị thực - Chân/ Thiện/ Mỹ
Ví dụ: - Tuân thủ luật giao thông đường bộ là nét đẹp của người tham gia giao thông
- Mỗi Thầy Cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo
Đinh Kiều Châu [7:105] nhận xét “trong lĩnh vực chính trị khẩu hiệu thườngđược sử dụng như một công cụ tuyên truyền hiệu quả có sức thu hút cao…” Đâychính là chức năng tuyên truyền - chức năng quan trọng nhất của KH CT-XH mànhững người ban hành luôn chú ý để sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp, đạt hiệuquả cao nhất
Trang 32 Khẩu hiệu là sản phẩm của ngôn ngữ truyền thông
Truyền thông là quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằmthiết lập các mối liên hệ giữa con người với con người; là một kiểu tương tác xã hộitrong đó có ít nhất hai đối tượng giao tiếp tương tác lẫn nhau Khi phân tích một sảnphẩm truyền thông người ta thường chú trọng vào nội dung, hình thức và mục tiêu.Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết,đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh Các hành động này được thể hiện qua nhiều hìnhthức như bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình Hầu hết các sản phẩmtruyền thông xã hội đều sử dụng phương tiện nghe - nhìn để truyền tải nội dung màngôn ngữ thể hiện Đinh Kiều Châu [7: 36] nêu những nguyên tắc để thiết kế thôngđiệp hàm chứa bên trong sản phẩm truyền thông xã hội, đó là: truyền tải được nhiềuthông tin; lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia vào mục tiêu; đạt được khảnăng làm thay đổi suy nghĩ, hành vi
Truyền thông có thể được thực hiện trong các nhóm nhỏ (một vài cá nhân)nhưng cũng có thể là sự trao đổi giữa những nhóm lớn hơn như tổ chức, công ty haycộng đồng Ở mức độ cao hơn, truyền thông đại chúng là hình thức gửi thông điệpđến một lượng rất lớn các cá nhân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.Ngôn ngữ của các sản phẩm truyền thông là sự kết hợp thể hiện các chức năngthông tin, tác động và liên nhân Để chuyển tải nội dung thông điệp, chức năngthông tin phải được tối ưu hóa bằng các hình thức ngôn ngữ như lựa chọn từ ngữ,ngữ nghĩa, kết cấu ngữ pháp, liên kết văn bản Ngoài ra, để truyền thông thực sựđược tiếp nhận bằng con đường tự nguyện; làm tốt chức năng tác động, ngôn ngữtruyền thông phải nhắm đến các đối tượng chủ đích để hướng thay đổi hành vi haynhận thức thông qua việc sử dụng hành động ngôn từ và những biện pháp tu từkhác Ngoài ra, truyền thông là để thay đổi nhận thức và hành vi, nên yếu tố conngười và sự hiểu biết lẫn nhau là yếu tố không thể thiếu Giao tiếp liên nhân haychiến lược giao tiếp chính là nền tảng cốt lõi của vấn đề lựa chọn và thể hiện ngônngữ trong các sản phẩm truyền thông
Trang 33Từ các tính chất, đặc điểm của truyền thông cũng như vai trò của nó trongđời sống chính trị xã hội, có thể nói rằng KH CT-XH có đủ điều kiện để trở thànhmột sản phẩm của ngôn ngữ truyền thông
1.1.1.2.4 Chủ đề của KH CT-XH
Rất nhiều nhà nghiên cứu về tuyên truyền và truyền thông cho rằng đối với
KH CT-XH cần thiết nhất vẫn là tính chủ đề hay tính thời sự (topical) Chủ đề của
KH CT-XH phản ánh tác động của điều kiện chính trị - xã hội của mỗi quốc gia đếncách vận động, thuyết phục người dân Rõ ràng, các đặc điểm chính trị, văn hóa, xãhội đã có những ảnh hưởng nhất định đến chủ đề của KH CT-XH ở mỗi nước Ngoài
ra, cũng do các tác động văn hóa - xã hội của mỗi quốc gia mà chủ đề của KH
CT-XH còn có tính cá biệt về thời điểm xuất hiện, trong một số hoàn cảnh đặc biệt nhưkhẩu hiệu kêu gọi kháng chiến của Việt Nam trong giai đoạn 2 cuộc đấu tranh chốngPháp và chống Mỹ; khẩu hiệu phòng chống cháy rừng (xuất hiện ở Việt Nam từnăm 2012); khẩu hiệu về “cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” (xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2010); hay khẩu hiệu biểu tình trênphố Wall - New York thời khủng hoảng kinh tế (giai đoạn 2009-2011) và khẩuhiệu tẩy chay súng đạn mới xuất hiện gần đây ở một số tiểu bang ở Mỹ sau hàngloạt vụ việc bê bối liên quan đến việc các cá nhân có quyền sở hữu và sử dụngsúng xảy ra (cuối năm 2012)
Nhìn vào mức độ phổ biến về chủ đề của KH CT-XH, người ta có thể đoánđược mục tiêu tuyên truyền, quảng bá của một quốc gia ở một thời điểm cụ thể làgì; các chiến lược mục tiêu quốc gia trọng tâm và thường niên hay của một năm cụthể ra sao; và đâu là chương trình tuyên truyền cần thiết của một tổ chức
Chủ đề của KH CT-XH cũng được thể hiện chủ yếu thông qua tập hợp từ ngữthuộc một hệ thống nhất định Ví dụ, chủ đề là an toàn lao động thì khẩu hiệu tuyêntruyền cho chủ đề này phải bao gồm các cụm từ ngữ như an toàn, tai nạn, cẩn trọng,kiểm tra, giám sát, an ninh, phòng chống, cháy nổ v.v hoặc chủ đề là môi trường(environment) thì trong KH CT-XH tiếng Anh thường có các từ ngữ như pollution,pollutants, polluted, clean, non-toxic, emission,gas, water, land, protect, save, energy,
Trang 34sources, filter, ozone layer Hơn thế, các từ ngữ này còn xuất hiện với tần số cao vàđược lặp đi lặp lại nhằm chủ ý nhấn mạnh chủ đề tuyên truyền của KH CT-XH
1.1.1.3 Phân loại khẩu hiệu
Có hai dạng khẩu hiệu chủ yếu, đó là khẩu hiệu quảng cáo và khẩu hiệuchính trị - xã hội Cần phân biệt rõ giữa khẩu hiệu quảng cáo và khẩu hiệu chính trị
- xã hội về mặt vai trò, ý nghĩa, và chức năng Nếu khẩu hiệu quảng cáo là nhữngcâu nói (có thể kèm hình ảnh) tác động vào đối tượng người tiêu dùng, sử dụng sảnphẩm để họ nhớ tới sản phẩm, dịch vụ của nhà sản xuất; đôi khi là những câu hómhỉnh, hài hước để đạt mục đích dễ nhớ… thì khẩu hiệu chính trị - xã hội là nhữngcâu nói thuộc dạng “tuyên ngôn” của các tổ chức chính trị - xã hội Ngôn ngữ KHCT-XH cần thiết phải ngắn gọn nhưng phải trau chuốt, có tính vận động-tuyêntruyền cao, và có khả năng tác động trực tiếp vào tinh thần thái độ, nhiệm vụ, tính
tự giác, tính cộng đồng của người dân Khẩu hiệu chính trị - xã hội có nhiệm vụ
“nặng nề” hơn khẩu hiệu quảng cáo là ở chỗ, nó tác động vào đối tượng toàn dân,
và tạo ra hiệu quả cho toàn bộ nền chính trị, kinh tế - xã hội để thực hiện nhữngnhiệm vụ mang tính quốc gia và chiến lược dài lâu Đây là công cụ và là kênhtruyền thông hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội trong các cuộc vận động,các chương trình, chiến dịch quốc gia mà các nhà lãnh đạo các tổ chức nói trên đặtbiệt quan tâm sử dụng Trong khi đó, tác động của khẩu hiệu quảng cáo chỉ nhắmđến đối tượng người tiêu dùng và hiệu quả của khẩu hiệu quảng cáo cũng chỉ phục
vụ đối tượng nhà sản xuất
1.1.2 Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn
Khái niệm diễn ngôn được các nhà ngôn ngữ học định nghĩa theo nhiều cáchkhác nhau Nếu các nhà cấu trúc luận quy diễn ngôn cho một loại đơn vị nào đó nhưcâu, đoạn văn, chương sách… thì các nhà chức năng luận lại xem xét khái niệm nàymột cách tổng thể hơn như ngôn ngữ hành chức hay tương tác xã hội Diễn ngôn(discourse) trong thực tế thường đi kèm với một khái niệm song hành khác là vănbản (text) Foucault quy khái niệm diễn ngôn cho cách kiến tạo tri thức, cùng vớithực tiễn xã hội, những hình thái khách quan và quan hệ quyền lực gắn với các tri
Trang 35thức và quan hệ giữa chúng [73] Widdowson [156] đồng nghĩa hóa diễn ngôn vớicách dùng chuỗi các câu để tạo nên các hành vi giao tiếp nối kết thành các đơn vịgiao tiếp lớn hơn Brown & Yule [54] coi diễn ngôn hay văn bản là sự thể hiện ngôn
từ của một hành động giao tiếp Trong khi đó, Crystal [56] cũng nhấn mạnh yếu tốchuối ngôn ngữ liên tục lớn hơn câu trong diễn ngôn Halliday & Hasan [84:10] chỉđơn giản định nghĩa diễn ngôn gắn với chức năng giao tiếp của nó, đó là “văn bản(hay diễn ngôn) là đơn vị ngôn ngữ chức năng giao tiếp” Cho dù bằng cách này haycách khác, các định nghĩa về diễn ngôn cũng tập trung vào các khía cạnh chuỗinhiều câu liên tục và chức năng giao tiếp của ngôn ngữ của văn bản đó Cũng từ
khái niệm này, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các hướng dẫn cho công tác phân
tích diễn ngôn (PTDN) Theo đó, những đặc điểm chung nhất của phân tích diễnngôn, theo Nunan [115], Brown & Yule [54], Paltridge [116] là
- PTDN là miêu tả cách khám phá các cơ chế cấu trúc mà người viết/người nói
xử lý khi phát ngôn; tập trung vào kiến thức về ngôn ngữ vượt ra khỏi phạm vi từ,ngữ, cú và câu cần thiết cho cuộc giao tiếp thành công
- PTDN là làm rõ những gì chúng ta đọc được trong các văn bản, hiểu đượcnhững gì người phát ngôn nói, nhận biết được những chuỗi câu liên kết và mạch lạc,cũng như có thể tham gia vào các cuộc hội thoại một cách thành công
- PTDN là phân tích chức năng ngôn ngữ và cách nó chi phối các quan niệm
và nhận thức, cách nó phân phối quyền lực cho những người có ít quyền hơn
- PTDN là nghiên cứu những biểu thức ngôn ngữ và quan tâm đến mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và bối cảnh văn hóa - xã hội; là tìm hiểu cách mà ngôn ngữ thểhiện những cách nhìn và cách hiểu khác nhau về thế giới PTDN còn xem xétphương thức mà ngôn ngữ bị chi phối bởi mối quan hệ giữa các thành viên cũngnhư xem xét tác động của việc sử dụng ngôn ngữ lên các mối quan hệ xã hội
Có nhiều lĩnh vực thuộc nội hàm của diễn ngôn Tuy nhiên, trong khuôn khổcủa luận án, chúng tôi chỉ đề cập đến khái niệm diễn ngôn nói chung và diễn ngônvới tư cách là một tập quán xã hội cũng như diễn ngôn phản ánh tập quán xã hội mà
nó là một bộ phận Trên cơ sở đó, luận án xem xét KH CT-XH với tư cách là một
Trang 36thể loại diễn ngôn đặc biệt và chọn phân tích diễn ngôn KH CT-XH thông qua ápdụng các phương pháp và nguyên lý của phân tích diễn ngôn để tiến hành phân tíchdiễn ngôn KH CT-XH chính trị - xã hội tiếng Anh và tiếng Việt Ngoài việc tuânthủ các nguyên tắc cơ bản của công việc phân tích diễn ngôn, luận án còn áp dụngđường hướng phân tích diễn ngôn phê phán để nhận diện rõ cơ chế quyền lực trongdiễn ngôn mà các chi tiết về phương thức tiếp cận cũng như phương pháp luận sẽđược đề cập trong mục 1.2 dưới đây
1.2 Những cơ sở lý luận chủ yếu và liên quan được áp dụng để phân tích diễn ngôn khẩu hiệu
Nghiên cứu về khẩu hiệu đã được một số nhà nghiên cứu trên thế giới và ởViệt Nam quan tâm từ lâu Nếu không xét đến tính chất chuyên biệt của mỗi loạikhẩu hiệu, thì cả khẩu hiệu quảng cáo và khẩu hiệu chính trị - xã hội đều được quantâm nghiên cứu bằng cách sử dụng các lý thuyết khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn làtheo cách tiếp cận cấu trúc luận Xuất phát từ những luận điểm của học thuyếtSaussure coi ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu võ đoán và đối tượng nghiên cứu củangôn ngữ là hệ thống ngôn ngữ; hay quan điểm của Chomsky coi đối tượng của ngônngữ là tri năng (competence) chứ không phải là dụng năng (performance), chủ nghĩacấu trúc luận tồn tại trong nhiều thập kỷ và kết quả là hầu hết các nghiên cứu trên đốitượng khẩu hiệu cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó Các khung lý thuyết được sửdụng để phân tích các đối tượng như khẩu hiệu và những thể loại tương đương…trong những năm trước thập kỷ 70 ở các nước khác trên thế giới và trong khoảngnhững năm đầu của thế kỷ 21 khi trào lưu phân tích các đối tượng nói trên trở nên nở
rộ ở Việt Nam vẫn chủ yếu đi theo trường phái cấu trúc luận Không thể phủ nhậnrằng các khung lý thuyết này đã một thời gian “thống trị” công việc nghiên cứu vàphân tích các đặc điểm ngôn ngữ và đã để lại nhiều kết quả quan trọng trong phântích ngôn ngữ, nhưng Firth, Halliday và một số học giả khác vẫn cho đây là cách nhìnphiến diện đối với bản chất ngôn ngữ Những đổi thay biện chứng của xã hội loạingười đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận ngôn ngữ như một nguồn lực và hành động.Các nguồn lực ngôn ngữ này được sử dụng trong các tình huống xã hội nhất định, vàngôn ngữ phải là một công cụ giao tiếp, thực hiện các siêu chức năng như kinh
Trang 37nghiệm, liên nhân và tạo văn bản Ngoài các phê bình đến từ Bakhtin, Firth, Halliday
và Hymes, Brown & Yule [54] còn khẳng định tính chất “chức năng” của ngôn ngữbằng nhận xét “Phân tích diễn ngôn nhất thiết là sự phân tích ngôn ngữ hành chức”
Từ thách thức này, hệ cấu trúc luận buộc phải nhường chỗ cho một cách tiếp cận mới,
đó là hệ chức năng luận với các hướng tiếp cận ngôn ngữ như xã hội học, dụng học,ngôn ngữ học xã hội… Tuy nhiều nhà nghiên cứu đã đối lập hai hệ và chỉ ra những
ưu thế vượt trội của hệ chức năng luận, song Nguyễn Hòa [19] lại đề xuất sự kết hợpcủa hai hệ hình nghiên cứu này, vì “khó có thể tách bạch giữa cấu trúc và chức năng”[16:275] Từ đây, chúng tôi chọn lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán (CDA) làmkhung lý thuyết cho nghiên cứu KH CT-XH trong luận án của mình, bởi lẽ CDA làmột đại diện tiêu biểu cho trường phái nghiên cứu theo hệ chức năng luận Hơn thế,CDA không phải chỉ là những phê bình theo cảm tính mà nó được dựa trên căn cứngôn ngữ học và nó quan tâm đến mối quan hệ quyền lực xã hội và vai trò của diễnngôn trong đời sống xã hội
1.2.1 Những luận điểm cơ bản của Lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán (Critical Discourse Analysis - CDA)
Khuynh hướng phát triển của các trường phái ngôn ngữ học kể từ những năm
50 đến cuối thể kỷ XX đã có nhiều chuyển biến đáng kể, đặc biệt là việc chủ nghĩacấu trúc luận với đối tượng nghiên cứu là hệ thống ngôn ngữ và tri năng(competence) đã lộ rõ khiếm khuyết là ít quan tâm đến khía cạnh sử dụng của ngônngữ đã dần nhường bước cho xu hướng chức năng luận với các trường phái lýthuyết chủ yếu là phân tích diễn ngôn, dụng học, ngữ nghĩa học, ngôn ngữ học chứcnăng và phân tích diễn ngôn phê phán Nguyễn Hòa [19] cho rằng sự chuyển mìnhnày là tất yếu và đang trở thành trào lưu nổi trội hiện nay, nhưng không thể phủnhận giá trị đóng góp nhất định của đường hướng cấu trúc luận bởi cho dù chứcnăng luận đã giải quyết được vấn đề khía cạnh sử dụng ngôn ngữ thì với cấu trúcluận, tính tổ chức của ngôn ngữ đã được định danh và sẽ làm nền tảng cho nhữnghiểu biết của con người về bản thể ngôn ngữ và việc phân tích ngôn ngữ về sau
Từ việc ra đời của Phân tích diễn ngôn trong môi trường Chức năng luận,đường hướng Phân tích diễn ngôn phê phán (PTDNPP) - Critical Discourse
Trang 38Analysis (CDA) (là một đại diện của Khoa học phê phán) đã được hình thành từnhững năm 70 của thế kỷ XX trên nền tảng của Ngữ pháp chức năng và được xem
là “một hướng tiếp cận, hệ lý luận, giải quyết các vấn đề xã hội, hệ tư tưởng, tháiđộ…” [17:14] Các nhà ngôn ngữ học chính đã có công trong việc đặt nền tảng chođường hướng này cũng như sau này đã họp bàn và tạo ra mạng lưới các nhà nghiêncứu Diễn ngôn phê phán là Kress & Hodge [97], van Dijk [142], Fairclough [68] vàWodak [154] Trong số các nhà khoa học đó, van Dijk là người có nhiều công laonhất và đã có nhiều bài nghiên cứu, đã định nghĩa, định danh cho hướng tiếp cậnDiễn ngôn Phê phán từ thuở khai sinh đến những giai đoạn phát triển về sau
Có nhiều học giả đã định nghĩa hoặc lý giải ý nghĩa cơ bản của CDA, nhưngtựu trung lại các định nghĩa hay giải thích đều hướng đến những giá trị chính của
đường hướng này như nghiên cứu có phê phán, phân tích diễn ngôn có thái độ, xem
xét vai trò của diễn ngôn trong việc tạo ra và tái tạo quyền lực Có thể hiểu CDA
một cách cơ bản nhất thông qua phát biểu của Fairclough [69]:
“Phân tích diễn ngôn phê phán, theo tôi, là phân tích diễn ngôn nhằm mục
đích khám phá có hệ thống các mối quan hệ không rõ ràng của tính nguyên nhân và quy định giữa thực tế suy diễn, sự kiện và văn bản với các cấu trúc xã hội và văn hóa, các mối liên hệ và quá trình rộng hơn; nhằm xem xét các thực tiễn, sự kiện và văn bản như thế được phát sinh hay định hình bởi các mối quan hệ về quyền lực và đấu tranh để đạt được quyền lực như thế nào; và nhằm khám phá bằng cách nào
mà tính không rõ ràng của các mối quan hệ giữa diễn ngôn và xã hội lại là một yếu
tố đảm bảo cho việc tranh giành quyền lực và quyền bá chủ.” [69:132]:
Từ khi ra đời, CDA đã đặt trọng tâm vào việc phân tích quan hệ quyền lực
“được thể hiện, tái tạo hay bị phản kháng qua văn bản và hội thoại trong hoàn cảnh
xã hội và chính trị” [18:20] Các cơ sở lý thuyết chính của CDA bao gồm (1) quanniệm bắt nguồn từ chủ nghĩa hậu cấu trúc luận, trong đó diễn ngôn được xem làđang họat động bên cạnh các thiết chế và văn bản có vai trò kiến tạo và định hìnhcác hành động và đặc điểm riêng của con người; (2) lý luận xã hội học củaBourdieu (lý luận này khai thác sự hiểu biết về thói quen sử dụng diễn ngôn cùngmối tương quan với văn bản đã trở thành các hình thức “tư bản văn hóa” gắn với giá
Trang 39trị trao đổi trong các lĩnh vực xã hội cụ thể); và (3) lý luận văn hóa Marxist – coidiễn ngôn là kết quả được tạo ra và sử dụng trong các hệ thống kinh tế - chính trị vàrằng diễn ngôn tạo ra và thể hiện các hình thái xã hội cũng như lợi ích tư tưởng
Phân tích diễn ngôn phê phán có nguồn gốc và mối quan hệ với khoa học phêphán hay Ngôn ngữ học phê phán (Critical Linguistics), mà theo trường pháiFrankkfurt hay Habernas, “phê phán” chính là làm rõ tính quan hệ của sự vật hiệntượng Các nhà ngôn ngữ học thuộc đường hướng CDA chịu nhiều ảnh hưởng bởi
lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của M.A.K Halliday , nên các xu hướng chủyếu của CDA từ đó trở về sau đều dựa trên 3 siêu chức năng của ngôn ngữ là chứcnăng kinh nghiệm, chức năng liên nhân và chức năng tạo văn bản Vì ngữ phápchức năng của Halliday coi trọng mặt nghĩa của câu, nên việc đặt nền tảng của CDAtrên lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống chính là quan tâm đến việc hiểu nghĩatrong văn bản như là sự thể hiện các quá trình xã hội Thật vậy, lịch sử phát triểncho thấy CDA nhìn nhận ngôn ngữ như một tập quán và thực tiễn xã hội; trong đócoi trọng hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ, và vì thế quan tâm đến mối quan hệ giữangôn ngữ và quyền lực, cũng như coi diễn ngôn không chỉ là quá trình tương tác,
mà còn là một thực tiễn xã hội và sự phản ánh các tập quán này
Fairclough và Wodak [70:280] đã đúc rút kinh nghiệm và phát triển thànhtám nguyên lý quan trọng (tenets) của CDA như sau:
CDA phản ánh các vấn đề xã hội
Quan hệ quyền lực là suy diễn được (discursive)
Diễn ngôn cấu thành xã hội và văn hóa
Diễn ngôn mang tính tư tưởng
Diễn ngôn mang tính lịch sử
Mối quan hệ giữa văn bản và xã hội là mối quan hệ qua trung gian
Phân tích diễn ngôn phải có khả năng hiểu và tường giải
Diễn ngôn là một dạng của hành động xã hội
Fowler và các cộng sự [75] chính là những người tìm ra cơ sở cho việc sửdụng lý thuyết chức năng hệ thống của M.A.K Halliday [83] để làm rõ các cấu trúcngôn ngữ thể hiện quyền lực trong các văn bản Chouliariki và Fairclough [58] đã
Trang 40chỉ ra rằng hoàn toàn có thể dùng CDA để bộc lộ bản chất ngôn ngữ thể hiện qua sựthay đổi văn hóa và xã hội Trong khi đó, van Dijk là nhà ngôn ngữ quan tâm đặcbiệt đến diễn ngôn của các phương tiện đại chúng, đặc biệt là báo chí, là một tronghai nhà khoa học đã tạo ra các mô hình nhận thức để giải thích quá trình kiến tạonghĩa ở cấp độ xã hội.
Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, ngôn ngữ học phê phán hay CDA đãxác định được đối tượng, mục tiêu nghiên cứu và hình thành các phương pháp phântích liên ngành Đến lúc này, thì Wodak [154] cũng đã nhìn nhận rằng các nhà ngônngữ học đã dần có cái nhìn thống nhất về các khái niệm cơ bản của CDA như quyềnlực, tư tưởng và lịch sử Wodak còn giải thích rằng, dựa trên các nguyên tắc củangữ pháp chức năng, lý luận ngôn ngữ xã hội học, lí luận phê bình văn học và triếthọc, CDA mang tính liên ngành là một điều tất yếu
Fairclough và Wodak [70] mô tả một số nguyên tắc của CDA dùng làm cơ sởcho các nghiên cứu về lĩnh vực này như sau:
Những vấn đề chính trị - xã hội được kiến tạo và phản ánh trong diễn ngôn
CDA nêu ra các vấn đề chính trị - xã hội và khảo sát phương thức những vấn đề nàyđược kiến tạo cũng như được phản ánh trong cách chọn ngôn ngữ
Mối quan hệ về quyền lực được đàm phán và thực hiện qua diễn ngôn
Cách thức tiếp cận CDA chính là phân tích xem ai sẽ kiểm soát các giao dịch hộithoại, ai cho phép những người khác nói và họ thực hiện điều đó bằng cách nào
Diễn ngôn vừa phản ánh vừa tái tạo quan hệ xã hội
Điều này có nghĩa là các mối quan hệ xã hội vừa được thiết lập và gìn giữ thông quacách dùng Diễn ngôn Paltridge [116] dẫn các kết quả nghiên cứu của Stokoe (2003)
và Page (2003) về phương tiện thông tin đại chúng và về cách sử dụng diễn ngôncủa bà Cherry Blair - vợ Thủ tướng Anh Tony Blair để minh chứng cho vấn đề này
Hệ tư tưởng được tạo ra và phản ánh trong cách dùng diễn ngôn
Bao gồm các phương thức mô tả và kiến tạo xã hội như là quan hệ quyền lực, quan
hệ dựa trên giới tính, giai cấp hoặc sắc tộc
Phương pháp luận về PTDNPP đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể và baogồm nhiều trường phái kể từ khi ra đời cách đây trên bốn thập kỷ Trước hết, xuất