ĐẶC ĐIỂM CỦA THÁN TỪ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VÀ VIỆC CHUYỂN DỊCH CHÚNG SANG TIẾNG VIỆT. Về mặt lịch đại, thán từ thuộc lớp từ đầu tiên của nhân loại. Về mặt đồng đại, thán từ có nhiều đặc điểm thú vị về nội dung ý nghĩa, về hoạt động ngôn ngữ nói chung, và hoạt động ngữ pháp nói riêng. Ý thức được tầm quan trọng của thán từ trong hệ thống ngôn ngữ, những nghiên cứu về thán từ đã được giới ngôn ngữ học của Trung Quốc và Việt Nam chú ý đến từ rất sớm.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỖ THU LAN ĐẶC ĐIỂM CỦA THÁN TỪ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VÀ VIỆC CHUYỂN DỊCH CHÚNG SANG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu Mã số: 62 22 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội, 2013 1 11 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Ngôn ngữ học - Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Khang Phản biện 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phản biện 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phản biện 3: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp ĐHQG chấm luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……. vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 22 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Về mặt lịch đại, thán từ thuộc lớp từ đầu tiên của nhân loại. Về mặt đồng đại, thán từ có nhiều đặc điểm thú vị về nội dung ý nghĩa, về hoạt động ngôn ngữ nói chung, và hoạt động ngữ pháp nói riêng. Ý thức được tầm quan trọng của thán từ trong hệ thống ngôn ngữ, những nghiên cứu về thán từ đã được giới ngôn ngữ học của Trung Quốc và Việt Nam chú ý đến từ rất sớm. Tuy nhiên, so với các từ loại khác trong cùng hệ thống ngôn ngữ, những nghiên cứu về thán từ không chỉ ít hơn về số lượng mà còn nhỏ hơn cả về quy mô. Vì lẽ đó mà đã có lúc người ta cho rằng, lớp từ này lâu nay bị lý luận ngôn ngữ bỏ qua, hay, đó là “một từ loại phổ quát nhưng bị quên lãng” (Ameka (1992)). Nhận thấy, cả ở Trung Quốc và Việt Nam, các công trình nghiên cứu chuyên sâu, mang tính hệ thống về thán từ tiếng Hán hiện đại không nhiều, đặc biệt, từ trước đến nay, chưa có một đề tài nào liên quan đến nội dung chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Đặc điểm của thán từ tiếng Hán hiện đại và việc chuyển dịch chúng sang tiếng Việt với mong muốn sẽ có thể góp thêm một phần tư liệu nghiên cứu vào lĩnh vực còn khá mới mẻ này. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án là: (1) Thông qua khảo sát đặc điểm của thán từ tiếng Hán hiện đại, góp phần vào nghiên cứu lý luận về từ loại 3 33 nói chung và vấn đề thán từ trong ngôn ngữ học đại cương nói riêng, đồng thời, chỉ ra những quan niệm về thán từ trong từng ngôn ngữ cụ thể; (2) Trên cơ sở nghiên cứu thán từ tiếng Hán hiện đại và việc chuyển dịch chúng sang tiếng Việt hiện đại, luận án góp phần vào việc nghiên cứu các đặc điểm riêng của thán từ trong mỗi ngôn ngữ. Xuất phát từ những mục đích này, chúng tôi xác định nhiệm vụ của luận án như sau: (1) Hệ thống lại một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến thán từ. Xác định khái niệm thán từ sử dụng trong luận án và xác định danh sách thán từ tiếng Hán; (2) Khảo sát đặc điểm của thán từ tiếng Hán hiện đại trên các bình diện ngữ âm - ngữ nghĩa, ngữ pháp - ngữ nghĩa, từ vựng - ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng; (3) Khảo sát các cách dịch thán từ tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt trong một số tác phẩm văn học và điện ảnh. Trên cơ sở những kết quả khảo sát, tiến hành phân tích, tổng hợp các phương thức chuyển dịch, chỉ ra một số điểm cần lưu ý và gợi ý khi chuyển dịch thán từ tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt hiện đại. 3. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học cấu trúc như miêu tả, thống kê và khảo sát trường hợp. Luận án cũng sử dụng phương pháp của ngôn ngữ học xã hội là điều tra xã hội học có định hướng đối với các đối tượng ngẫu nhiên. Số liệu thu được sau đó được xử lý theo phương pháp định tính và định lượng nhằm khẳng định xu hướng được ưu tiên sử dụng, đề xuất hoặc lý giải vấn đề. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa thán từ 4 44 tiếng Hán hiện đại và thán từ tiếng Việt hiện đại. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi coi tiếng Hán hiện đại là ngôn ngữ đối tượng, tiếng Việt hiện đại là ngôn ngữ phương tiện. Đối chiếu thán từ tiếng Hán hiện đại với thán từ tiếng Việt hiện đại để làm nổi bật các đặc điểm của thán từ tiếng Hán hiện đại và làm cơ sở cho việc chuyển dịch thán từ tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt hiện đại. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu và khảo sát của luận án là các thán từ tiếng Hán hiện đại (sau đây gọi tắt là thán từ tiếng Hán), các thán từ tiếng Việt hiện đại (sau đây gọi tắt là thán từ tiếng Việt) và các phương thức chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu, khảo sát một cách tương đối đầy đủ và hệ thống về thán từ tiếng Hán trên các bình diện ngữ âm - ngữ nghĩa, ngữ pháp - ngữ nghĩa, từ vựng - ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản về cấu trúc hệ thống giữa thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt, góp phần vào việc nghiên cứu thán từ nói riêng và nghiên cứu từ loại nói chung. Các khảo sát và đề xuất liên quan đến việc dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt của luận án cũng có những đóng góp nhất định vào lĩnh vực lý luận cũng như thực tiễn dịch thuật. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc giảng dạy, học tập tiếng Hán và tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ. Hiểu thấu đáo các đặc điểm về ngữ âm, văn tự, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng của thán từ tiếng Hán sẽ giúp người 5 55 dạy cũng như người học tự tin hơn khi vận dụng thán từ tiếng Hán, tránh được các sai sót và hiểu nhầm khi giao tiếp bằng ngoại ngữ. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết - Chương 2: Đặc điểm của thán từ tiếng Hán - Chương 3: Phương thức chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Vấn đề phân chia từ loại trong tiếng Hán 1.1.1.Phân chia từ loại trong ngôn ngữ học đại cương Phân loại từ là một phần quan trọng trong phân tích ngữ pháp. Tuy nhiên, đối với vấn đề từ loại, mỗi nhà ngữ pháp học lại có một cách nhìn nhận khác nhau. Có thể kể ra một số quan điểm có ảnh hưởng lớn như: (1) Phân chia từ loại dựa trên tiêu chí ý nghĩa khái quát của từ; (2) Phân chia từ loại dựa trên tiêu chí hình thức ngữ pháp của từ; (3) Phân chia từ loại dựa trên tiêu chí chức năng cú pháp của từ; (4) Phân chia từ loại dựa trên các tiêu chí từ vựng - ngữ pháp. 1.1.2. Phân chia từ loại trong tiếng Hán 6 66 Đa số các nhà nghiên cứu đều thừa nhận sự có mặt của phạm trù từ loại trong tiếng Hán và tiếng Việt, mặc dù, tiêu chí và kết quả phân định từ loại của họ không hoàn toàn giống nhau. 1.2. Vấn đề thán từ trong tiếng Hán 1.2.1. Quan niệm thán từ trong ngôn ngữ học đại cương Về mặt từ nguyên, thuật ngữ “interjection” có nguồn gốc từ chữ “inter” (nghĩa là “giữa”), và “iacere” (nghĩa là “quăng”) trong tiếng Latin Thán từ (interjection) được coi như là một từ hoặc một cấu trúc câu “được đặt vào giữa” các từ trong một câu. Hiện có khá nhiều quan điểm khác nhau, trong đó, nổi lên ba quan điểm chủ đạo như sau: (1) Thán từ là yếu tố phụ ngoài ngôn ngữ, là “phi từ”, độc lập với cú pháp, chỉ biểu đạt cảm xúc hoặc trạng thái tinh thần ; (2) Thán từ rất phong phú về nghĩa và có cấu trúc ý niệm cụ thể, là câu một từ, “phức tạp”, mang chứa ý nghĩa hơn cả một câu toàn vẹn; (3) Thán từ chỉ là một loại biểu thức mang tính quy trình, làm công cụ để kích hoạt hàng loạt khái niệm khi tìm kiếm sự quan yếu tối ưu và có thể dẫn tới những ý nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn khác nhau trong các môi trường tri nhận khác nhau. 1.2.2. Quan niệm thán từ trong tiếng Hán 1.2.2.1. Quy loại thán từ trong tiếng Hán Hiện đang tồn tại 4 quan niệm như sau: (1) Thán từ tiếng Hán thuộc lớp thực từ vì nó có khả năng tạo thành một câu độc lập (Hoàng Bá Vinh, Liêu Tự Đông, Thiệu Kính Mẫn, ); (2) Thán từ tiếng Hán thuộc lớp hư từ vì ý nghĩa của thán từ bị hư hoá (Mã Kiến Trung, Cao Danh Khải, Hồ Dụ Thụ, Hình Phúc Nghĩa và Uông Quốc Thắng, ); 7 77 (3) Thán từ tiếng Hán là một loại từ đặc biệt vì nó tuy có thể sử dụng độc lập nhưng lại vừa không có ý nghĩa từ vựng, vừa không thể biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (Hình Công Uyển, Lưu Nguyệt Hoa, Trương Bân, ); (4) Thán từ tiếng Hán là từ độc lập, không thể kết hợp (Quách Nhuệ, Tiêu Á Lệ). Theo ý kiến của chúng tôi, thán từ thường được dùng để biểu thị cảm xúc hay để gọi đáp. Tính độc lập của thán từ rất rõ rệt, nó không có mối liên hệ về mặt kết cấu với bất kì thành phần nào trong câu, có thể độc lập tạo câu và cũng có thể tạo thành một ngữ độc lập. Về mặt hình thái, thán từ thuộc loại từ đơn thuần, không có khả năng kết hợp tạo từ mới, cũng không thể phân tích thêm về mặt ngữ pháp. Do vậy, trong cả tiếng Hán và tiếng Việt, xếp thán từ vào nhóm từ đặc biệt bên cạnh các nhóm thực từ và hư từ là hợp lý hơn cả. 1.2.2.2. Phân biệt thán từ với các từ loại khác trong tiếng Hán Luận án đã chứng minh được rằng, nếu đánh giá một cách toàn diện từ góc độ hệ thống từ loại thì thán từ và ngữ khí từ, cũng như thán từ và từ tượng thanh phải được phân thành hai loại khác nhau, vì thán từ và ngữ khí từ, cũng như thán từ và từ tượng thanh, cho dù có một số điểm chung, nhưng giữa chúng vẫn tồn tại những điểm khác biệt rõ rệt. 1.2.2.3. Thảo luận về tên gọi “thán từ” trong tiếng Hán Trong phạm vi nội dung luận án này, chúng tôi sử dụng tên gọi “thán từ” - cách gọi phổ biến nhất hiện nay trong cả tiếng Hán và tiếng Việt, để chỉ đối tượng nghiên cứu của luận án. 1.3. Quan niệm của luận án về thán từ tiếng Hán 8 88 1.3.1. So sánh các quan niệm về thán từ trong ngôn ngữ học đại cương, tiếng Hán và tiếng Việt Sau khi so sánh các quan niệm về thán từ trong ngôn ngữ học đại cương, tiếng Hán và tiếng Việt, có thể tổng hợp các đặc điểm cơ bản của thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt như sau: (a) Về mặt ý nghĩa, thán từ là những từ dùng để biểu thị cảm xúc của người nói (người viết). Là những từ dùng để gọi đáp; (b) Về mặt chức năng, thán từ thường đứng một mình, không có quan hệ ngữ pháp với bất kì thành tố nào xung quanh. Nó không có chức năng tạo câu hay làm thành tố cú pháp. Thán từ có khả năng tạo thành một câu độc lập; (c) Về mặt hình thức, thán từ thường được coi như một câu đặc biệt, hoặc một thành phần biệt lập, tách khỏi các yếu tố khác bằng dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi ( ?), hoặc dấu phảy (,) . 1.3.2. Quan điểm của luận án về thán từ Thán từ là những từ dùng để biểu thị những tình cảm bột phát của con người (vui, buồn, tức giận, phẫn nộ….), để hô gọi và đáp lại; Thán từ không có mối quan hệ về mặt kết cấu với bất kì thành phần nào trong câu, có thể độc lập tạo câu và cũng có thể tạo thành một ngữ độc lập; Thán từ thuộc nhóm từ loại đặc biệt, độc lập với thực từ và hư từ. 1.3.3. Danh sách thán từ Căn cứ vào khái niệm thán từ, trên cơ sở tư liệu là các từ điển hư từ tiếng Hán hiện đại, từ điển tiếng Hán hiện đại đang được sử dụng phổ biến và các tư liệu thực tế, luận án đề xuất một danh sách gồm 56 9 99 thán từ tiếng Hán và một danh sách gồm 56 thán từ tiếng Việt. Danh sách thán từ tiếng Hán được dùng làm cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu của luận án. Danh sách thán từ tiếng Việt được dùng làm cơ sở cho việc đối chiếu đặc điểm cấu trúc hệ thống của thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt, và để xác định những từ được coi là thán từ hoặc tổ hợp thán từ trong các tác phẩm dịch. 1.4. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, luận án tập trung trình bày nội dung cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài. Những vấn đề được đề cập đến trong chương 1 này sẽ là cơ sở lý thuyết để chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát và phân tích các vấn đề liên quan đến đề tài trong các chương tiếp theo của luận án. CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA THÁN TỪ TIẾNG HÁN 2.1. Đặc điểm ngữ âm - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán 2.1.1. Đặc điểm ngữ âm của thán từ tiếng Hán 2.1.1.1.Một số đặc điểm chung về ngữ âm của thán từ tiếng Hán Trong phần này, luận án tập trung trình bày các đặc điểm về âm vị siêu đoạn tính và âm vị đoạn tính của thán từ tiếng Hán trong sự liên hệ với thán từ tiếng Việt. 2.1.1.2. Phân loại thán từ tiếng Hán dựa vào đặc điểm ngữ âm Dựa vào đặc điểm cấu tạo âm tiết và số lượng âm tiết có mặt trong thán từ, có thể chia thán từ tiếng Hán và tiếng Việt ra thành 3 10 1010 [...]... và thán từ tiếng Việt Về mối liên hệ giữa đặc điểm ngữ âm và ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán, luận án bước đầu đã chỉ ra được mối liên hệ khá chặt chẽ giữa đặc điểm về thanh điệu và âm tiết với ý nghĩa biểu thị của thán từ tiếng Hán Thứ ba, về đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa, điểm giống nhau nổi bật nhất của thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt là cùng có hiện tượng thán từ đồng nghĩa và thán từ. .. với ý nghĩa biểu thị của thán từ Loại hình thanh điệu, cấu tạo âm tiết và cách phát âm đều có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa của thán từ 2.2 Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán 2.2.1 Một số đặc điểm về từ vựng - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán 2.2.1.1 Đặc điểm đồng nghĩa, đa nghĩa của thán từ tiếng Hán Thán từ trong tiếng Hán và tiếng Việt đều có đặc điểm đồng nghĩa và đa nghĩa Nhìn chung,... dịch được khảo sát, chúng tôi nhận thấy có hai phương pháp dịch chủ đạo được áp dụng là phương pháp trực dịch và phương pháp chuyển dịch Có ba phương thức chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt được sử dụng phổ biến, đó là chuyển dịch thán từ tiếng Hán bằng thán từ hoặc tổ hợp thán từ tiếng Việt tương đương, thay thế thán từ tiếng Hán bằng một từ hoặc cụm từ khác có nghĩa tương đương trong tiếng. .. 11 ý nghĩa từ vựng giữa phần lớn các nhóm thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt 2.2.1.2 Thán từ tiếng Hán nguyên dạng và thán từ tiếng Hán không nguyên dạng Bên cạnh những thán từ nguyên dạng như 啊, 啊啊, 啊, ôi, ái chà trong tiếng Hán và tiếng Việt, có không ít thực từ hoặc ngữ do thực từ cấu thành cũng có thể được sử dụng với vai trò như một thán từ, những từ này được gọi là những thán từ không nguyên... dụ có thán từ 啊 trong 5 bản dịch, chúng tôi thống kê được 19 cách dịch khác nhau cho thán từ này 3.4.4 Gợi ý cách dịch dựa vào ngữ nghĩa của thán từ Trong phần này, chúng tôi đưa ra một số gợi ý về cách chuyển dịch 18 nhóm thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt dựa trên phương diện ngữ nghĩa, có lưu ý đến đặc điểm ngữ điệu Cũng có thể tham khảo bảng này khi chuyển dịch thán từ tiếng Việt sang tiếng Hán Tuy... tả thán từ tiếng Hán theo hướng đối chiếu với tiếng Việt, luận án thu được một số kết quả như sau : Thứ nhất, về mặt ngữ âm, bằng phương pháp thực nghiệm, luận án đã chứng minh được thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt giống nhau ở đặc điểm đều không có thanh điệu nhất định Bên cạnh đó, giữa thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt cũng có một số điểm khác nhau, đó là: (1) Một số thán từ tiếng Hán. .. dung và ý nghĩa mà nó biểu thị 2.3 Đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của thán từ tiếng Hán 2.3.1 Đặc điểm ngữ pháp của thán từ tiếng Hán Xét về mặt chức năng, thán từ không có chức năng làm thành tố cú pháp như các từ loại khác Vì vậy, thán từ tiếng Hán và thán từ tiếng Việt thường được coi như một câu đặc biệt, hoặc một thành phần biệt lập, được tách khỏi các yếu tố khác bằng dấu câu Dựa vào đặc điểm. .. âm - ngữ nghĩa, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp - ngữ nghĩa và đặc điểm sử dụng của thán từ tiếng Hán trong sự liên hệ với thán từ tiếng Việt Đây là những nội dung quan trọng, là bước đệm không thể thiếu để luận án có thể tiếp tục khảo sát và nghiên cứu các phương thức chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt ở chương 3 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH THÁN TỪ TIẾNG HÁN SANG TIẾNG VIỆT 16 16 3.1... dụng phần giải nghĩa từ trong từ điển Hán - Việt Từ điển Hán - Việt luôn là công cụ hữu hiệu khi dịch các từ loại như danh từ, động từ, tính từ từ tiếng Hán sang tiếng Việt Tuy nhiên, với một loại từ có ý nghĩa mơ hồ và phức tạp như thán từ tiếng Hán thì từ điển Hán - Việt chỉ có thể cung cấp một phần tư liệu tham khảo Ví dụ: thán từ 啊 được giải nghĩa trong từ điển Hán - Việt của Viện Ngôn ngữ... tiếng Việt và bỏ qua không dịch thán từ tiếng Hán 3.4 Một số lưu ý và gợi ý 3.4.1 Các yếu tố cần chú ý khi chuyển dịch thán từ tiếng Hán Khi chuyển dịch thán từ tiếng Hán sang tiếng Việt, cần lưu ý đến 4 yếu tố là: (1) Ngữ điệu; (2) Ý nghĩa từ vựng; (3) Vị trí cú pháp; (4) Ngữ cảnh Trong đó, cần phải đặc biệt lưu ý đến yếu tố ngữ cảnh, vì, thán từ có tính phụ thuộc rất lớn, ý nghĩa của thán từ dường