Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 61 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
61
Dung lượng
543,04 KB
Nội dung
Tp.HCM, ngày 05 tháng 2 năm 2015. Lớp K12504 Luật Tài chính ngân hàng_ Danh sách Nhóm 3B STT Họ và tên MSSV Đánh giá 1 Trịnh Thị Công K125042023 100% 2 Trịnh Thị Nhị Hiền K125042043 100% 3 Hoàng Thị Thanh Hiền K125042044 100% 4 Trần Thị Phương Hoa K125942049 100% 5 Nguyễn Thị Khánh Huyền K125042055 100% 6 Nguyễn Thị Thu Hương K125042058 100% 7 Bùi Thị Thu Sương K125042101 100% Nhóm trưởng: Trần Thị Phương Hoa SĐT: 0168 705 4988 Email: hoattp12504@st.uel.edu.vn Mục lục TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT KHOA LUẬT GVHD: Ths Châu Quốc An Nhóm thực hiện:K12504_Nhóm 07 Tp.HCM, ngày tháng 04 năm 2015 Tiểu luận Môn: Luật Sở hữu trí tuệ Đề tài: Tên thương mại Tp.HCM, ngày 05 tháng 2 năm 2015.Tp.HCM, ngày 05 tháng 2 năm 2015.Tp.HCM, ngày 05 tháng 2 năm 2015. !"#$%&'(#) * Lời mở đầu Trong suốt thập kỷ qua, Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi quan trọng trong lĩnh vực bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Đây là kết quả của quá trình cải cách liên tục nhằm đảm bảo hệ thống pháp luật về bảo hộ, thực thi quyền SHTT của Việt Nam tuân thủ các cam kết quốc tế với mục tiêu hội nhập. Việc bổ sung các quy định của pháp luật về SHTT và tăng cường hệ thống thực thi quyền tương ứng là điều kiện để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trên thực tế, các chế định không thích hợp trước đây của Việt Nam về bảo hộ quyền SHTT là một trong những rào cản lớn nhất của Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO và hiện tại vẫn là đối tượng chịu nhiều sức ép từ phía các tổ chức quốc tế, theo đó yêu cầu phía Việt Nam phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hệ thống bảo hộ và thực thi quyền SHTT của mình. Trong khoảng thời gian trước khi gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi toàn diện về hệ thống pháp luật SHTT nhằm đưa ra một khung pháp lý đầy đủ về bảo hộ quyền SHTT phù hợp với các quy định của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền SHTT (TRIPs). Mặt khác, Việt Nam cũng thừa nhận vai trò quan trọng của việc bảo hộ quyền SHTT trong việc phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại, khuyến khích hoạt động sáng tạo và phát minh phục vụ phát triển kinh tế. Việc Việt Nam tích cực tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực trong đó bảo hộ quyền SHTT là một phần quan trọng trong các cam kết thành viên cũng là một nhân tố thúc đẩy Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống về bảo hộ và thực thi quyền SHTT. Từ giữa những năm 1990, Việt Nam đã liên tục sửa đổi và bổ sung các quy định về bảo hộ quyền SHTT cũng như các biện pháp chế tài để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT. Tuy nhiên, thực tế gần đây cho thấy Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hơn nữa cơ chế bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến tên thương mại nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích !"#$%&'(#) ) hợp pháp của các chủ thể liên quan cho phù hợp với những thay đổi và phát triển liên quan đến các tranh chấp và xung đột về sở hữu trí tuệ giữa các công cụ nhận diện thương mại là nhãn hiệu và tên thương mại. Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài : “Tên thương mại” với mục địch giúp mọi người hiểu rõ hơn về tên thương mại , cách đặt tên thương mại, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại và các cơ chế bảo hộ tên thương mại, cũng như các vấn đề liên quan đến tên thương mại, mà cụ thể là vấn đề nhượng quyền thương mại. Trong quá trình thực hiện, bài tiểu luận không tránh được những thiếu sót và hạn chế. Hi vọng nhận được những đóng góp chân thành của thầy và các bạn. Trân trọng. Nhóm thực hiện I. Tên thương mại 1.1. Định nghĩa Theo công ước Pari về Bảo vệ sở hữu công nghiệp thì: “Các nước có quyền tự do đưa ra định nghĩa tên thương mại và cách thức bảo hộ tên thương mại trong luật của mình.” Theo Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh !"#$%&'(#) ( doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. Tuy định nghĩa được “khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng”, nhưng định nghĩa này là không rõ ràng. Liệu theo định nghĩa này thì “khu vực kinh doanh” có thể được hiểu là bất kỳ khu vực địa lý nào mà doanh nghiệp phân phối sản phẩm đến? Hay “khu vực kinh doanh” là nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính, chi nhánh hay thậm chí chỉ là nơi doanh nghiệp đặt văn phòng giao dịch? Ví dụ, liệu một doanh nghiệp sản xuất nước mắm có được bảo hộ tên doanh nghiệp của mình như tên thương mại tại tỉnh Y trong lúc một doanh nghiệp khác cùng ngành đang sử dụng cùng tên đó cho sản phẩm của mình tại tỉnh Z. 1.2. Cách đặt tên thương mại Tên thương mại là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được, bao gồm hai thành phần là thành phần mô tả và thành phần phân biệt. Theo khoản 1 Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ thì tên thương mại bắt buộc phải có thành phần phân biệt, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng. Ví dụ: với tên “Công ty Luật Phương Hoa Law ”, phần mô tả là “Công ty Luật” không có khả năng phân biệt với các công ty luật khác, phần tên riêng là “Phương Hoa Law” là phần để phân biệt với các công ty Luật khác Vậy có một câu hỏi được đặt ra đó là : Tên Doanh Nghiệp có phải là Tên Thương Mại không? Nhiều người cho rằng tên của doanh nghiệp là tên thương mại. Tuy nhiên, không có bất kỳ văn bản luật nào xác nhận điều này. Theo Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành (gọi chung là “Luật DN”), tên của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố: loại hình !"#$%&'(#) doanh nghiệp, như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, v.v…, và tên riêng của doanh nghiệp. Nghĩa là, ví dụ như, X là tên riêng của doanh nghiệp, tên của doanh nghiệp sẽ là “Công ty TNHH X”. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư hay yếu tố phụ trợ khác để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp. Ví dụ: cơ quan đăng ký kinh doanh có thể chấp nhận tên “Công ty TNHH Nước mắm Y” là tên doanh nghiệp. Quyền đối với tên doanh nghiệp được xác lập khi doanh nghiệp đăng ký tên này trong quá trình đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính. Doanh nghiệp sau đó phải (và có quyền) viết hoặc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp và in hoặc viết tên doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Do đó, nếu căn cứ theo định nghĩa về tên thương mại (là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và “khu vực kinh doanh”), việc sử dụng tên doanh nghiệp theo những cách này có thể khiến tên doanh nghiệp trở thành tên thương mại. Tuy nhiên, tên doanh nghiệp không nhất thiết là tên thương mại. Vì hai lý do sau: • Thứ nhất, như đã nói ở phần trên của bài viết, khái niệm “khu vực kinh doanh” trong định nghĩa tên thương mại là không rõ ràng và gần như không giúp xác định được “khu vực kinh doanh” là gì? • Thứ hai, phạm vi bảo hộ của tên thương mại khác phạm vi bảo hộ của tên doanh nghiệp. Tên thương mại được bảo hộ trên cơ sở sử dụng trước. Do đó, về mặt nguyên tắc, trong trường hợp nêu ở trên về hai doanh nghiệp trùng tên, sử dụng tên doanh nghiệp của mình trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nào sử dụng tên đó trước sẽ được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp của tên thương mại đó. !"#$%&'(#) $ Luật DN quy định “trường hợp tên của doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký đổi tên”. Nếu áp dụng quy định này doanh nghiệp nào bị cho là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, sẽ phải đổi tên doanh nghiệp của mình mặc dù các doanh nghiệp đều đã hoàn toàn tuân thủ quy định của Luật DN trong quá trình các doanh nghiệp này tiến hành đăng ký kinh doanh. Cụ thể được thể hiện ở mục I tiểu mục 4.2 của bài viết này. 1.3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại Chủ doanh nghiệp sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh dưới tên thương mại, có những quyền sau: • Quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh, thể hiện trên giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm hàng hoá bao bì và quảng cáo. • Quyền chuyển giao theo hợp đồng, thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng toàn bộ cơ sở và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. 1.4. Phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu và tên doanh nghiệp. 1.4.1. Tên thương mại và nhãn hiệu Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế thị trường và thương mại quốc tế, các nhãn hiệu và tên thương mại (một tài sản kinh doanh có giá trị đặc biệt) ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của chủ thể kinh doanh. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với nhãn hiệu, tên thương mại là để bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp, sự phát triển kinh tế. Hiện nay, ở nước tacó quan điểm khác nhau về việc sử dụng thuật ngữ “Tên thương mại” và “Nhãn hiệu”. !"#$%&'(#) + Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Tên thương mại” và “Nhãn hiệu” được hiểu đồng nhất với nhau, có nội dung như nhau và được sử dụng trong những hoàn cảnh như nhau. Quan điểm thứ hai cho rằng: “Tên thương mại” và “Nhãn hiệu” là hai thuật ngữ khác biệt và chúng có khả năng phân biệt được với nhau. Vì vậy, để giúp các bạn hiểu rõ hơn về “Tên thương mại” và “Nhãn hiệu”, chúng tôi xin đưa ra những điểm khác nhau giữa hai thuật ngữ nêu trên. Tên thương mại giống với nhãn hiệu ở chỗ chúng thực hiện chức năng phân biệt. Tuy nhiên, chúng có một số khác biệt cụ thể như sau: Tiêu chí Tên thương mại Nhãn hiệu Chức năng - Tên thương mại là nhằm phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác. - Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ. Thành phần cấu tạo - Tên thương mại phải bao gồm các từ ngữ, chữ số phát âm được. - Một doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại. - Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. - Một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu. Điều kiện bảo hộ Tên thương mại được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau: - nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. - Điều kiện có khả năng phân biệt: Chứa thành phần Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau: - Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc - Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu !"#$%&'(#) , tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng; Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Bản thân tên thương mại có thể tự động được bảo hộ (nếu đáp ứng các tiêu chí đã được quy định) mà không cần làm thủ tục đăng ký (khoản 3 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác . Nhãn hiệu thì bắt buộc phải trải qua thủ tục nộp đơn đăng ký (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng) và thẩm định. Phạm vi bảo hộ - Trong một địa bàn, trên một lĩnh vực - Trên toàn quốc Thời hạn bảo hộ - Không hạn chế - 10 năm (có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm). Quyền sở hữu công nghiệp - Quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. - Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ví dụ Ngân hàng Công thương Việt Nam, (Viết tắt: VIETINBANK) FAHADO, LACTACYD cùng là thuốc nhưng FAHADO là sản phẩm thuốc của Công ty Dược phẩm Hà Tây, LACTACYD là sản phẩm thuốc của Công ty liên doanh dược phẩm SANOFI Việt Nam. Chính vì những sự khác nhau cơ bản đó, ở một mức độ nhất định, chúng ta có thể phân biệt được Tên thương mại và Nhãn hiệu. !"#$%&'(#) '# 1.4.2. Tên thương mại và tên doanh nghiệp Tên thương mại có nhiều nét tương đồng với tên doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp cũng yêu cầu tên doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng, cũng như không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Đồng thời, Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ đều không cho phép dùng tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác để làm tên doanh nghiệp hay tên thương mại. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ dùng tên thương mại để giao dịch nhằm phân biệt doanh nghiệp của mình với doanh nghiệp khác.Chính vì vậy, tên thương mại thường là tên doanh nghiệp, và khi đó sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về tên doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, bên cạnh những tương đồng đó, chúng cũng có những khác biệt cơ bản. Những khác biệt này, tuy không lớn nhưng cho thấy phần nào khả năng nhận biết giữa tên thương mại và tên doanh nghiệp. Tiêu chí Tên thương mại Tên doanh nghiệp Chức năng - Tên thương mại được sử dụng nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo. - Đối với tên doanh nghiệp, chức năng chủ yếu và quan trọng nhất của tên doanh nghiệp là để phân biệt chính xác doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh. Vì thế mỗi doanh nghiệp chỉ có một tên doanh nghiệp duy nhất được ghi nhận !"#$%&'(#) [...]... Cơ sở pháp lí Phạm vi bảo hộ - Tên thương mại được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ với tư cách là đối tượng sở hữu trí tuệ - - Theo quy định tại khoản 2 điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ thì tên thương mại không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh Có nghĩa là, phạm vi bảo hộ của tên thương mại chỉ bao gồm... sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có thể dựa trên các đặc điểm về trình tự xác lập quyền đối với các đối tượng cụ thể Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó Đây là cơ chế xác lập tự động dựa trên cơ sở thực tế khai thác và sử dụng tên thương mại Vì vậy, chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại. .. thương mại không có tác giả Chủ sở hữu tên thương mại có những quyền tài sản đối với tên thương mại được quy định tại Khoản 1 Điều 123 LSHTT Cụ thể: Sử dụng tên thương mại : Theo Khoản 6 Điều 124 LSHTT thì “Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh,thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch,biển... vậy, trong trường hợp tên thương mại được chuyển giao -Luật Sở hữu trí tuệ - Tên thương mại Nhóm 07_K12504 Trang 19/66 quyền sở hữu công nghiệp theo các quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhận nhận chuyển giao đó cũng sẽ là chủ sở hữu tên thương mại Tên thương mại. .. 77, Luật sở hữu trí tuệ hiện hành Theo đó, tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa tên thương mại 2.3 Quyền của chủ sở hữu tên thương mại và vấn đề nhượng quyền thương mại: 2.3.1 Quyền của chủ sở hữu tên thương mại: Việc xác định chủ sở. .. phải do chủ sở hữu tên thương mại hoặc chủ thể khác được chủ sở hữu tên thương mại cho phép thực hiện Từ những căn cứ pháp lý trên, ta có thể nhận thấy tên thương mại được sử dụng hợp pháp trên thực tế khi nó đáp ứng hai điều kiện trên tại Khoản 6, Điều 124 và Điều 123 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành Bên cạnh đó, chúng ta cần lưu ý một số đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại quy định... tên Luật liên bang sẽ không bảo vệ tên thương mại được sử dụng không thường xuyên hoặc đột xuất Việc điều chỉnh các quan hệ liên quan đến tên thương mại không thuộc thẩm quyền của chính quyền liên bang mà được xác định bởi pháp luật của từng bang 2.2 Các điều kiện bảo hộ tên thương mại theo pháp luật Việt Nam Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ quy định tại Điều 76, Luật sở hữu trí tuệ. .. -Luật Sở hữu trí tuệ - Tên thương mại Nhóm 07_K12504 Trang 16/66 Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng được các điều kiện:1 Thứ nhất, Tên thương mại phải có chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng Một tên thương mại có thể là tên đầy đủ hoặc tên giao dịch ( tên viết... trước ngày tên thương mại được sử dụng Với các quy định trên, thời điểm tên thương mại được bảo hộ là thời điểm được chủ thể mang tên thương mại đó sử dụng hợp pháp trên thực tế Vì vậy, chúng tôi cho rằng, để được pháp luật bảo hộ, bên cạnh các điều kiện được quy định tại Điều 76 và điều 78 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, tên thương mại trước hết phải là tên của cơ sở kinh doanh, có nghĩa là cơ sở kinh... kinh doanh mang tên thương mại với chủ thể kinh doanh khác trong cùng khu vực kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh Vấn đề đặt ra, tiêu chí nào để xác định tên thương mại đã được sử dụng hợp pháp trên thực tế? Khoản 6 Điều 124 Luật sở hữu trí tuệ năm hiện hành quy định sử dụng tên thương mại “là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động . danh nghĩa tên thương mại. 2.3. Quyền của chủ sở hữu tên thương mại và vấn đề nhượng quyền thương mại: 2.3.1. Quyền của chủ sở hữu tên thương mại: Việc xác định chủ sở hữu đối tượng sở hữu công. rõ hơn về tên thương mại , cách đặt tên thương mại, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại và các cơ chế bảo hộ tên thương mại, cũng như các vấn đề liên quan đến tên thương mại, mà cụ. !"#$%&'(#) ', quyền sở hữu công nghiệp theo các quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhận nhận chuyển giao đó cũng sẽ là chủ sở hữu tên thương mại. Tên thương mại không có tác giả. Chủ sở hữu tên thương mại