ii Hoạt động nhượng quyền thương mại được tạo lập bởi ít nhất hai bên chủ thể: bên nhượng quyền – là bên có quyền sở hữu đối với “quyền thương mại” và bên nhận quyền – là bên độc lập, mu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Luật Thương mại 2 (Thứ 7 Tiết 2-5)
Đề tài: Hoạt động nhượng quyền thương mại và quyền sở hữu trí tuệ
trong nhượng quyền thương mại
Sinh viên thực hiện: Lê Minh Thuận Lớp: Kép 11 Luật học MSV: 17030648
Hà Nội, 2021
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 3
1.1 Nhượng quyền thương mại 3
1.1.1 Khái niệm nhượng quyền thương mại 3
1.1.2 Đặc điểm pháp lý của nhượng quyền thương mại 4
1.2 Hợp đồng nhượng quyền thương mại 5
1.2.1 Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại 5
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại 6
1.2.3 Chủ thể trong nhượng quyền thương mại 6
1.3 Quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại 7
PHẦN 2: THỰC TIỄN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 9
2.1 Quy định trong pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại 9
2.1.1 Quá trình phát triển pháp luật về nhượng quyền thương mại 9
2.1.2 Quy định pháp luật liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại 10
2.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại 11
2.3 Hoạt động nhượng quyền thương mại trên thực tiễn 12
PHẦN 3: BẤT CẬP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3PHẦN 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ QUYỀN
SỞ HỮU TRÍ TUỆ 1.1 Nhượng quyền thương mại
1.1.1 Khái niệm nhượng quyền thương mại
a Khái niệm nhượng quyền thương mại dưới góc độ kinh tế:
Dưới góc độ kinh tế, nhượng quyền thương mại mang những đặc điểm như sau: (i) Là một hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh, phân phối hàng hóa, dịch vụ của các thương nhân thông qua việc chia sẻ quyền kinh doanh trên một thương hiệu, bí quyết kinh doanh cho một thương nhân khác
(ii) Hoạt động nhượng quyền thương mại được tạo lập bởi ít nhất hai bên chủ thể: bên nhượng quyền – là bên có quyền sở hữu đối với “quyền thương mại” và bên nhận quyền – là bên độc lập, muốn kinh doanh bằng “quyền kinh doanh”, hay còn gọi là
“quyền thương mại” của bên nhượng quyền [4]
Có thể thấy, dưới góc độ kinh tế, bản thân nhượng quyền thương mại không phải là một cơ sở kinh doanh mà là một cách thức kinh doanh Thông qua cách thức kinh doanh này, bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều hướng tới những khoản doanh thu trực tiếp do các hoạt động thương mại tương đối độc lập đem lại Vì vậy, hoạt động nhượng quyền thương mại chính là một cách thức kinh doanh thu lợi nhuận nhưng cũng chính là một cơ hội nhằm hạn chế rủi ro trong những hoạt động kinh doanh độc lập của các bên nhận quyền và nhượng quyền thương mại
b Khái niệm nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp lý
Nhượng quyền thương mại được định nghĩa như một phương pháp hợp tác giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp, một bên là bên nhượng quyền, bên kia là bên được nhượng quyền, trong đó, bên nhượng quyền – chủ sở hữu của tên thương mại hoặc tên pháp lý quen thuộc, các kí hiệu, các biểu tượng, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu thương mại hoặc nhãn hiệu dịch vụ, một bí quyết đặc biệt,… trao cho người khác quyền sử dụng một tập hợp các sản phẩm, dịch vụ nguyên gốc hoặc đặc biệt, để độc quyền khai thác chúng một cách bắt buộc và hoàn toàn theo cách thức thương mại đã được thử nghiệm, được chỉnh sửa và hoàn thiện định kỳ, để có được ảnh hưởng tốt nhất đối với
Trang 4thị trường và để đạt được những phát triển tăng tốc của hoạt động thương mại của doanh nghiệp liên quan
Như vậy, dưới góc độ kinh tế hay pháp lý, hoạt động thương mại được hiểu là một hoạt động thương mại được xây dựng nên bởi ít nhất hai bên, bên nhượng quyền
và bên nhận quyền Trong đó bên nhượng quyền thương mại cho phép bên nhận quyền sử dụng một “gói” các quyền thương mại của mình mà chủ yếu là các quyền liên quan đến đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành kinh doanh với một tư cách pháp lý độc lập Đổi lại, bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền thương mại, phí này có thể bao gồm phí nhượng quyền ban đầu và phí nhượng quyền trả định kỳ dựa trên doanh thu hàng tháng, hàng năm của bên nhận quyền thương mại Ngoài ra, bên nhượng quyền thương mại có thể ràng buộc bên nhận quyền thương mại bởi các thỏa thuận nhằm duy trì tính hệ thống hoặc để kiểm soát hoạt động của bên nhận quyền thương mại trên cơ sở có hỗ trợ về mặt kỹ thuật và đào tạo nhân lực cũng như những cơ sở cần thiết khác cho bên nhận quyền [4]
1.1.2 Đặc điểm pháp lý của nhượng quyền thương mại
Có thể nói, cho dù nhượng quyền thương mại được nhìn nhận dưới góc độ nào
và ở những nơi khác nhau, hoạt động này được gọi bằng những cái tên không giống nhau, nhưng về bản chất nhượng quyền thương mại được xác định với những đặc trưng cơ bản như:
Trong quan hệ của nhượng quyền thương mại, tính chất độc lập của các bên nhượng và nhận quyền được thể hiện rõ nét Mặc dù, có sự hỗ trợ và kiểm soát qua lại giữa các bên nhưng tư cách pháp lý và trách nhiệm tài chính của các bên luôn độc lập nhau
Về mặt hình thức, sự biểu hiện trong cách thức tiến hành hoạt động thương mại của bên nhượng quyền và bên nhận quyền cần có sự thống nhất và đồng bộ
Về chủ thể, bên nhượng quyền bắt buộc phải có một hệ thống, cơ sở kinh doanh
có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Hệ thống kinh doanh này phải có sự trải nghiệm thị trường đủ để tạo ra một giá trị “quyền thương mại” hợp lý và tạo niềm tin cho bên nhận quyền Mặt khác, dưới góc độ pháp luật, để đáp ứng yêu cầu của pháp luật, bên nhận quyền là một doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý, tài chính và đầu tư, đồng thời chấp nhận rủi ro đối với vốn bỏ ra để thực hiện việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền Rất nhiều nước trên thế giới, khi quy định về điều kiện
Trang 5để trở thành các bên của một quan hệ nhượng quyền thương mại, đều nêu cao tiêu chí yêu cầu cả bên nhận quyền và bên nhượng quyền phải có tư cách thương nhân Tiêu chí này chứng tỏ nhượng quyền thương mại là một hoạt động đặc trưng của thương mại, vì vậy, hầu như hoạt động này chỉ dành riêng cho các thương nhân
Về đối tượng của hoạt động nhượng quyền thương mại, nội dung của khái niệm
“quyền thương mại” cũng phát triển rất phong phú, bao gồm: hàng tiêu dùng; công việc kinh doanh; dịch vụ; dịch vụ chuyên môn; dịch vụ đặc biệt (thuộc Chính phủ); các phương thức kinh doanh
1.2 Hợp đồng nhượng quyền thương mại
1.2.1 Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại
Xuất phát từ bản chất kinh tế cũng như bản chất pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương mại, có thể đưa ra một định nghĩa khái quát về hợp đồng như sau: Hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại Đây cũng chính là cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có bản chất chung là sự đồng thuận giữa các chủ thể của hợp đồng Bên cạnh đó, không thể nào phủ nhận rằng, dưới mỗi tên gọi khác nhau, mỗi một loại hợp đồng đều có một đặc thù nhất định, đặc thù này giúp các chủ thể kinh doanh xác định những nội dung chủ yếu của hợp đồng
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một loại hợp đồng thương mại chứa đựng đặc điểm của nhiều loại hợp đồng khác nhau Rõ ràng, hợp đồng nhượng quyền thương mại chứa đựng những yếu tố của hợp đồng li-xăng, đó là sự hướng tới việc sử dụng một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp Bên cạnh đó, hợp đồng loại này còn có những điểm tương đồng với hợp đồng chuyển giao công nghệ, khi trong nội dung của hợp đồng luôn xác định rõ việc bên nhượng quyền phải chuyển giao, cung cấp, hướng dẫn cho bên nhận quyền các công nghệ đi kèm và các tài liệu hướng dẫn vận hành công nghệ đó Không những thế, bóng dáng của các hợp đồng cung ứng, hợp đồng đại lý phân phối cũng hiện hữu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Trang 61.2.2 Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại
Các hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra rất phong phú và đa dạng trong thực tiễn, nhưng tựu chung lại, chúng đều thể hiện một số đặc điểm cơ bản sau:
Về chủ thể, chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền Các chủ thể này có thể là cá nhân hoặc pháp nhân,
là công dân trong nước hoặc người nước ngoài Trong thực tế, đa số các bên tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại là thương nhân Tuy nhiên, cũng có khi họ không phải là thương nhân, đặc biệt là khi nhượng quyền thương mại diễn ra trong các lĩnh vực như nông nghiệp, thủ công và hành nghề tự do (ví dụ: hoạt động của nhà tư vấn về hôn nhân được thực hiện bởi một bên nhận quyền) Có thể có hai bên hoặc nhiều bên tham gia vào quan hệ nhượng quyền thương mại Bên nhượng quyền và bên nhận quyền có tư cách pháp lý độc lập với nhau và tự chịu trách nhiệm đối với những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình
Về đối tượng, trong quan hệ nhượng quyền thương mại, nội dung cốt lõi là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền được sử dụng các quyền thương mại của mình trong kinh doanh Quyền thương mại có thể hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo cách thức do bên nhượng quyền quy định, cùng với việc được sử dụng nhãn hiệu, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo,… của bên nhượng quyền Quyền thương mại là một sự kết hợp các yếu tố nêu trên, từ đó tạo nên sự khác biệt của cơ sở kinh doanh trong hệ thống nhượng quyền thương mại, giúp phân biệt với các cơ sở kinh doanh khác là đối thủ cạnh tranh Sự lựa chọn và cách sử dụng các yếu tố này cấu thành một khía cạnh cơ bản của chính sách chung của doanh nghiệp để tạo ra sức mạnh cạnh tranh
1.2.3 Chủ thể trong nhượng quyền thương mại
Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, tồn tài hai chủ thể, đó là bên nhượng quyền và bên nhận quyền Những đặc trưng về chủ thể này của hợp đồng nhượng quyền thương mại làm cho hợp đồng nhượng quyền thương mại có những tính chất khác biệt so với các loại hợp đồng khác [3]:
(i) Các bên trong hợp đồng có thể là thể nhân hoặc pháp nhân Tuy nhiên, trong thực
tế, vì lý do tập trung vốn và tính liên tục của hoạt động kinh doanh, bên nhượng quyền thường là pháp nhân;
(ii) Các bên trong hợp đồng có thể là công dân nước mình hoặc người nước ngoài;
Trang 7(iii) Các bên trong hợp đồng có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân
Đặc biệt, quan hệ nhượng quyền không chỉ dừng lại giữa bên nhượng quyền và nhận quyền, đôi khi còn xuất hiện thêm bên nhân quyền thứ hai Theo đó, bên nhận quyền thứ hai là bên nhận lại quyền kinh doanh thương mại của bên nhượng quyền từ bên nhận quyền thứ nhất Trong trường hợp này, các bên lại phải có những thỏa thuận, ứng xử phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên, nhất là bên nhượng quyền Như vậy, dưới góc độ pháp luật, bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả bên nhượng quyền thứ nhất và bên nhượng lại quyền
1.3 Quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại
Quyền sở hữu trí tuệ được xây dựng để bảo vệ lợi ích của những người tạo ra những tài sản từ sự sáng tạo của con người bằng các trao cho họ những quyền đối với những sáng tạo đó Trong công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (The World Intellectual Property Organization) không đưa ra định nghĩa cụ thể về sở hữu trí tuệ mà chỉ liệt kê những đối tượng mà quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; buổi biểu diễn của các nghệ sĩ biểu diễn, bản ghi âm
và chương trình phát sóng; phát minh trong tất cả các lĩnh vực có sự nỗ lực của con người; khám phá khoa học; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và các ký hiệu; bảo vệ chống lại cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác do hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật Thông thường, quyền sở hữu trí tuệ được chia thành làm hai nhánh là: quyền tác giả/ bản quyền và quyền sở hữu công nghiệp [12, p.5]
Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền của cá nhân tổ chức đối với các tài sản trí tuệ bao gồm là quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ) Các đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh (Khoản 4 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ)
Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ WIPO có đưa ra khái niệm về nhượng quyền thương mại là một thỏa thuận mà trong đó bên nhượng quyền đã phát triển một hệ thống để điều hành một doanh nghiệp và họ cho phép người khác (bên được nhượng quyền) sử dụng hệ thống đó theo quy định của bên chuyển nhượng Trong đó, hệ
Trang 8thống mà bên nhượng quyền cho phép hoặc cấp li-xăng (quyền sử dụng) cho bên được nhượng quyền này bao gồm các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến một hoặc nhiều nhãn hiệu, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế hoặc các tác phẩm, cùng với bí quyết kỹ thuật và bí mật kinh doanh có liên quan sẽ được khai thác để bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng [9]
Từ đó, có thể thấy, nhượng quyền thương mại là hình thức li-xăng (chuyển giao quyền sử dụng) các quyền sở hữu trí tuệ, đó là sự chuyển giao quyền sử dụng của một hoặc nhiều đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ cùng trong một hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền sang cho bên nhận nhượng quyền, trong đó nhãn hiệu hàng hóa và
bí mật kinh doanh là đối tượng phổ biến nhất Nhưng hoạt động nhượng quyền thương mại không phải là chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ một cách thuần tuý vì chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp hay chuyển giao công nghệ chỉ chú trọng đến đối tượng là sở hữu công nghiệp hay công nghệ đó, còn nhượng quyền thương mại là sự chuyển giao quyền thương mại (bao gồm nhiều hơn một đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc đối tượng sở hữu công nghiệp kèm với cơ sở vật chất kỹ thuật) Ngoài ra, nhượng quyền thương mại không chỉ chịu sự tác động của pháp luật thương mại mà còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ
Trang 9PHẦN 2: THỰC TIỄN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
2.1 Quy định trong pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại
2.1.1 Quá trình phát triển pháp luật về nhượng quyền thương mại
Sau khi đất nước đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thay cho nền kinh tế bao cấp trước đây, cho nên các doanh nghiệp trong nước muốn phát triển nhanh chóng và cùng với đó là sự hội nhập quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư phát triển cho nên hoạt động nhượng quyền thương mại đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1990 nhưng pháp luật Việt Nam thời lý này chưa có khung pháp lý điều chỉnh riêng cho hoạt động này Phải đến khi Việt Nam gia nhập WTO Tổ chức thương mại thế giới và sự ra đời của Luật Thương mại 2005 thì hoạt động nhượng quyền thương mại được xây dựng thành chế định riêng trong các hoạt động thương mại khác (Mục 8 Chương 6 Luật Thương mại 2005 với 8 Điều) Luật Thương mại 2005 quy định cơ bản về khái niệm nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại, quyền và nghĩa vụ của các bên
Tiếp đó là các văn bản hướng dẫn chi tiết về hoạt động nhượng quyền thương mại: Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định 35/2006/ NĐ-CP); Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và Quyết định 106/2008/QĐ-BTC ngày 17/11/2008 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại Trong đó, Nghị định 35/2006/NĐ-CP đã đề cập đến những vấn đề pháp lý chuyên sâu hơn về hợp đồng nhượng quyền thương mại về hình thức, chủ thể, nội dung, đối tượng, thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại, quản lý của nhà nước về hoạt động nhượng quyền thương mại
Do nhượng quyền thương mại liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và thậm chí có thể có sự chuyển giao về công nghệ thế nên hoạt động nhượng quyền thương mại có thể chịu sử điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ, luật chuyển giao công nghệ,…
Trang 102.1.2 Quy định pháp luật liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại
Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 đưa ra khái niệm về nhượng
quyền thương mại như sau: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo
đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ”
Việc tiến hành mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ của nhượng quyền thương
mại khác với hoạt động thương mại khác ở điểm:“(i) Việc mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; (ii) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Nội dung của quyền thương mại có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại hình nhượng quyền thương mại và thỏa thuận giữa các bên Nó có thể bao gồm quyền sử dụng các tài sản trí tuệ như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ, bí mật kinh doanh… và quyền kinh doanh theo mô hình, với phương thức quản lý, đào tạo, tiếp thị sản phẩm của bên nhượng quyền… Trong luật Việt Nam không quy định những nội dung của nhượng quyền thương mại (nhượng quyền sản xuất, nhượng quyền phân phối, nhượng quyền dịch vụ), các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại có thể được tự do thỏa thuận với nhau về chuyển giao các đối tượng nào và phạm vi việc chuyển nhượng đến đâu
Đối với Việt Nam, pháp luật thương mại cũng đã ghi nhận các đối tượng trở thành chủ thể của một quan hệ nhượng quyền thương mại, bao gồm: bên nhượng quyền, bên nhận quyền, bên nhượng quyền thứ cấp, bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ cấp Theo Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về điều kiện của bên nhượng quyền bao gồm: (i) Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền
sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại (ii) Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.; (iii) Hàng