0
Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Nhượng quyền thương mại và hợp tác kinh doanh:

Một phần của tài liệu TÊN THƯƠNG MẠI TRONG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 32 -32 )

So với nhượng quyền thương mại, hợp tác kinh doanh cũng có một số điểm chung: các bên tham gia không thành lập pháp nhân mới, doanh nghiệp đã kinh doanh thành công trên thị trường phải đóng vai trò hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp vừa tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, hai hình thức kinh doanh

này có những điểm khác biệt căn bản: sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể kinh doanh, vai trò hỗ trợ và kiểm soát của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền, khả năng giảm thiểu rủi ro đến mức tốt nhất trong giai đoạn khởi đầu và giai đoạn phát triển của quá trình kinh doanh đã tạo nên những ưu thế hoàn toàn khác biệt của nhượng quyền thương mại so với hợp tác kinh doanh.

2.3.2.4 Các loại nhượng quyền thương mại :

Hình thức giao dịch kinh doanh nhượng quyền thương mại cũng có nhiều dạng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là franchising phương thức kinh doanh. Đây là mô hình chủ yếu của các hợp đồng franchising tại Việt Nam hiện nay. Bản thân franchising phương thức kinh doanh cũng có nhiều những biến thể khác nhau, điều này phụ thuộc vào các nội dung trong hợp đồng franchising như : Phạm vi và nội dung li-xăng được cấp; bản chất hoặc mục tiêu của mối quan hệ qua quá trình hoạt động kinh doanh; mức độ giám sát của bên cấp franchising…

Phân loại theo chức năng thì franchising phương thức kinh doanh được chia làm ba loại: Franchising chế biến; Franchising phân phối và Franchising dịch vụ.10

1 Franchising gia công chế biến hay Franchising gia công chế tạo: thì

bên cấp franchising cung cấp thành phần thiết yếu hoặc kiến thức kỹ thuật cho người chế biến hoặc sản xuất. Bên cấp franchising cho phép bên nhận franchising sản xuất hàng hóa và bán sản phẩm dưới nhãn hiệu của mình. Trong một số trường hợp, bên nhận franchising sẽ được bên cấp franchising cấp li-xăng sử dụng thông tin thương mại bí mật hay công nghệ đã được cấp bằng độc quyền sáng chế , ngoài ra bên nhận franchising có thể được đào tạo và/hoặc cung cấp thông tin liên quan đến tiếp thi, phân phối và bảo quản sản phẩm. Đây là những loại hình

10 Theo Cẩm nang sở hữu trí tuệ của WIPO: Chính sách, Pháp luật và áp dụng , “ Các loại franchising” , Trang 113.

franchising rất phổ biến, thường gặp trong công nghiệp nhà hàng và đồ ăn nhanh.

2 Franchising phân phối: thì bên cấp Franchising hay đại diện cho bên cấp

franchising sản xuất và bán sản phẩm cho bên nhận franchising. Sau đó bên nhận franchising sẽ bán sản phẩm lại cho khách hàng dưới nhãn hiệu hàng hóa của bên cấp franchising, trong phạm vi lãnh thổ của bên nhận franchising. Việc phân phối nhãn hiệu ô tô, mỹ phẩm hoặc đồ điện gia dụng có thể được tiến hành dưới hình thức này.

3 Franchising dịch vụ: thì bên cấp franchising sẽ phát triển một dịch vụ

mà bên nhận franchising sẽ cung ứng cho khách hàng của mình theo các điều khoản của hợp đồng franchising. Chẳng hạn như một franchising liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ nâng cấp ô tô; các dịch vụ sửa chữa hoặc cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng.

Một số cách phân loại franchising khác như : Franchising theo lãnh thổ; franchising chính hay franchising theo cơ cấu kết hợp…cũng có thể thường gặp trong các hợp đồng franchising hiện nay.

Hiện nay, hoạt động franchising trên Việt Nam được điều chỉnh chủ yếu trong Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, trong đó phải kể đến nghị định 35/2006 NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động Nhượng quyền thương mại . Bên cạnh một số những thương hiệu đang được nhượng quyền kinh doanh thành công như Gà rán Kentucky (KFC) , Phở 24h, Hệ thống đồ ăn nhanh Lotteria thì cũng có những hệ thống khác đã không thành công trong việc xây dựng và giám sát nổi các tiêu chí của hệ thống hoặc bị thất bại về mặt kinh doanh , phải kể đến như Cà phê Trung Nguyên, Chuỗi của hàng G7…Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị trường tiềm năng cho hoạt động franchising trong thời gian tới khi chính thức mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày 01/01/2009.

2.4. Đối tượng không được bảo hộ dưới tên thương mại

(11)Bên cạnh việc đưa ra những điều kiện bảo hộ tên thương mại, pháp luật còn quy định những tên gọi không được bảo hộ dưới danh nghĩa là tên thương mại, bao gồm:

Một là, tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh, bởi bản chất của tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân chỉ dùng trong hoạt động kinh doanh, còn tên gọi của các tổ chức, cá nhân khác không có chức năng hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật cũng như không liên quan đến các hoạt động kinh doanh thì sẽ không được coi là tên thương mại;

Hai là, tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại

nhưng không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong cùng một lĩnh vực;

Ba là, tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác

đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó. Địa bàn kinh doanh được hiểu là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. Theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh quy định: “Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” (Điều 11), thì địa bàn kinh doanh của doanh nghiệp là trong phạm vi một tỉnh, thành phố. Còn theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định: “Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong

11. http://www.dangkybanquyen.net/dang-ky-thuong-hieu/phap-luat-quy-dinh-ve-bao-ho-ten-thuong-mai-nhu-the-nao/ nhu-the-nao/

phạm vi toàn quốc”, thì “địa bàn kinh doanh” là trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, hiện nay, khi đăng ký kinh doanh cho một doanh

Một phần của tài liệu TÊN THƯƠNG MẠI TRONG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 32 -32 )

×