Thực trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và tên thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tên thương mại trong luật sở hữu trí tuệ (Trang 48)

III. Thực trạng về việc áp dụng những quy định pháp luật đối với bảo hộ Tên thương mại:

3.3.3.Thực trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và tên thương mại tại Việt Nam

19 Khoản 2, Điều 129, Luật Sở hữu trí tuệ

3.3.3.Thực trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và tên thương mại tại Việt Nam

Việt Nam

Xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam hiện nay đã và đang trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN), thời gian gần đây, xâm phạm quyền SHCN vẫn gia tăng và diễn biến phức tạp, các hành vi xâm phạm quyền SHCN diễn ra ở hầu hết các đối tượng SHCN như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, cạnh tranh không lành mạnh. Trên thị trường thì hàng hóa giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền ngày càng nhiều và khó phân biệt, đặc biệt những nhóm hàng thuộc lĩnh vực công nghệ cao như thiết bị máy tính, thuốc chữa bệnh hay nhóm hàng hóa phục vụ tiêu dùng như quần áo, mỹ phẩm…Việc xâm phạm quyền SHCN còn xuất hiện ở nhóm hàng hóa có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thuốc bảo vệ thực vật, sắt thép xây dựng, thực phẩm, đồ uống…trong khi các cơ quan chức năng đang cố gắng

hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền SHCN thì tính chất, mức độ xâm phạm quyền SHCN ngày càng diễn ra nghiêm trọng và phức tạp. Có thể thấy điều đó qua số liệu vi phạm bị phát hiện tăng lên nhanh chóng qua các năm. Theo thống kê, trong năm 2007, các lực lượng thực thi ở sáu Bộ gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tin truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương, Công an đã xử lý trên 18.000 cơ sở có hành vi xâm phạm quyền SHTT, tổng số tiền xử phạt là trên 15 tỷ đồng, đồng thời tịch thu nhiều phương tiện, tang vật vi phạm hành chính khác. Trong những năm gần đây, các khiếu nại về việc xâm phạm nhãn hiệu, tên thương mại đã không ngừng gia tăng. Có thể kể đến một vài vụ kiện về xâm phạm quyền đối với tên thương mại ở Việt Nam như:

Vụ việc 1:

Ngày 27/12/2002 Công ty TNHH Xuân Mai (Công ty Xuân Mai) được UBND tỉnh Hoà Bình cho phép xây dựng nhà máy sản xuất xi măng tại xã Thành Lập, Huyện Lương Sơn, Hoà Bình. Ngày 4/7/2005 Công ty Xuân Mai nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và ngày 16/5/2007, tại quyết định số 5716/QĐ- SHTT, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT) đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCN ĐKNH) số 82099 “Trung Sơn - xi măng Pooc Lăng hỗn hợp - Hoà Bình - Việt Nam, hình”cho sản phẩm xi măng của Công ty.

Ngày 8/12/2010 Cục SHTT ra quyết định số 2470/QĐ- SHTT hủy bỏ một phần hiệu lực GCN ĐKNH số 82099 (huỷ bỏ cụm từ “Trung Sơn”) với lý do cụm từ Trung Sơn trùng với thành phần phân biệt trong tên “Dự án Nhà máy xi măng Trung Sơn” của Công ty Cổ phần tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh (Công ty Bình Minh), là tên thương mại của Công ty Bình Minh được xác lập trước ngày nhãn hiệu theo GCN ĐKNH số 82099 nộp đơn đăng ký. Công ty Xuân Mai khiếu nại quyết định số 2470/QĐ- SHTT. Ngày 13/5/2011, Cục SHTT đã có Quyết định giải quyết khiếu nại số 904/QĐ-SHTT với nội dung không chấp nhận khiếu nại của công ty Xuân Mai.

Công ty Xuân Mai không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục SHTT nên ngày 14/7/2011 đã khởi kiện tại Toà án yêu cầu hủy bỏ quyết định số 2470/QĐ- SHTT.

Tại phiên tòa sơ thẩm, người bị khởi kiện, Cục SHTT trình bày hai lý do làm căn cứ cho Quyết định số 2470/QĐ- SHTT: (i) Tên gọi Nhà máy xi măng Trung Sơn là chỉ dẫn thương mại dưới dạng tên thương mại của công ty Bình Minh. Dự án Nhà máy xi măng Trung Sơn của Công ty Bình Minh là dự án có quy mô lớn, được Chính phủ, UBND tỉnh Hoà Bình phê duyệt, cấp phép theo các trình tự, thủ tục từ nhiều năm. Công ty Xuân Mai đăng ký nhãn hiệu Trung Sơn cho sản phẩm xi măng sau khi Chính phủ và các cấp có thẩm quyền đã có các quyết định liên quan đến tên Dự án Nhà máy xi măng Trung Sơn của Công ty Bình Minh; (ii) Công ty Xuân Mai không được các cơ quan chức năng cho phép sử dụng tên địa danh Trung Sơn làm tên nhà máy hay sản phẩm xi măng của Công ty. Công ty Xuân Mai cũng chưa chứng minh được dấu hiệu Trung Sơn đã được thừa nhận và sử dụng rộng rãi cho cho sản phẩm xi măng và không có tài liệu nào thể hiện dự án Nhà máy xi măng Hoà Bình của Công ty Xuân Mai mang tên Trung Sơn. Việc cấp GCN ĐKNH số 82099 cho Công ty Xuân Mai có cụm từ “Trung Sơn” sẽ gây nhầm lẫn với hoạt động của Công ty Bình Minh nếu không được ngăn chặn sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh và không phù hợp với quy định tại điểm g, khoản 2, Điều 6 Nghị định số 63/CP.

Công ty Bình Minh (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) trình bày, trong quá trình làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm, Công ty phát hiện trên vỏ bao xi măng của Công ty Xuân Mai có in chữ “Trung Sơn” trùng với tên Nhà máy xi măng Trung Sơn của Công ty Bình Minh nên ngày 01/9/2010 bằng Công văn số 123/CV-CTBT gửi Cục SHTT đề nghị hủy bỏ một phần hiệu lực GCN ĐKNHsố 82099 của Công ty Xuân Mai. Công ty Bình Minh cho rằng, Công ty Xuân Mai sử dụng nhãn hiệu “Trung Sơn” cho sản phẩm xi

măng trùng với tên “Dự án Nhà máy xi măng Trung Sơn” của Công ty Bình Minh đã được Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Hoà bình cấp phép trước khi Công ty Xuân Mai nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Cụ thể, Dự án này đã được UBND tỉnh Hoà Bình cấp quyết định cho phép thực hiện từ ngày 13/8/2003. Ngày 15/11/2004 UBND tỉnh Hoà Bình ban hành Quyết định số 2269/QĐ-UBthu hồi 547.534,5 m2 đất. Ngày 06/4/2006, Thủ tướng Chính phủ, bằng văn bản số 535/TTg-CN cho phép đầu tư Nhà máy xi măng Trung Sơn công suất 2.500 tấn Clanhke tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Trong quá trình triển khai dự án, Công ty Bình Minh đã có nhiều hoạt động đầu tư. Công ty Xuân Mai có trụ sở gần Công ty Bình Minh nên biết dự án này nhưng vẫn đăng ký Nhãn hiệu trên là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Bình Minh.

Tại bản án hành chính sơ thẩm số 01/2012/HCST ngày 24/02/2012 của TAND tỉnh Hoà Bình, căn cứ vào mục 5, mục 6 Điều 88, Điều 90, điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty Xuân Mai, hủy bỏ Quyết định số 2470/QĐ-SHTT ngày 08/12/2010 về việc hủy bỏ hiệu lực GCN ĐKNH số 82099 và Quyết định số 904/QĐ-SHTT ngày 13/5/2011.

Ngày 29/2/2012 Công ty Bình Minh kháng cáo toàn bộ bản án.

Ngày 06/3/2012, Cục SHTT kháng cáo đề nghị xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm.

Ngày 09/4/2013, Toà Phúc thẩm TANDTC đã tuyên bản án với nội dung bác đơn khởi kiện của Công ty Xuân Mai đối với yêu cầu hủy bỏ Quyết định số 2470/QĐ-SHTT về việc hủy bỏ một phần hiệu lực GCN ĐKNH số 82099 như đã được trình bày ở trên.

Liên quan đến việc 2 công ty bất động sản ở TPHCM có cùng tên Nam Tiến, Cục sở hữu trí tuệ cho rằng, công ty Nam Tiến (quận 1) có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và tên thương mại. Ông Trần Việt Hùng, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học – Công nghệ đã có công văn trả lời về việc tranh chấp tên thương hiệu của 2 công ty bất động sản tại TPHCM là công ty Cổ phần Dịch vụ đầu tư xây dựng Bất động sản Nam Tiến (trụ sở tại B5–B6 khu dân cư Kim sơn, đường Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Phong, Q.7, gọi tắt Nam Tiến quận 7) và sàn giao dịch bất động sản Nam Tiến thuộc công ty Cổ phần Nam Tiến (số 95 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, gọi tắt Nam Tiến quận 1). Theo Cục sở hữu trí tuệ, Nam Tiến quận 7 đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Nam Tiến & hình” cho dịch vụ: “Dịch vụ đầu tư, quản lý, mua bán, tư vấn, môi giới bất động sản” và dịch vụ: “Xây dựng công trình dân dụng”. Do vậy, kể từ ngày cấp, Nam Tiến quận 7 được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã nêu trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, việc xuất hiện sàn giao dịch bất động sản Nam Tiến quận 1 có tên thương mại “Nam Tiến” tương tự về kết cấu từ và phát âm với phần chữ tương ứng trong nhãn hiệu được bảo hộ của Nam Tiến quận 7 là cấu thành hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được quy định tại điều 129.1 Luật Sở hữu trí tuệ. Việc Nam Tiến quận 1 lại có cùng loại dịch vụ buôn bán, môi giới bất động sản như Nam Tiến quận 7 (đã được bảo hộ) dễ cấu thành hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại. Hành vi đăng ký cùng tên, hoạt động cùng ngành nghề này của Nam Tiến quận 1 dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh và cơ sở kinh doanh. Do đó, ông Trần Việt Hùng, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nêu rõ: “Theo quy định của pháp luật, Nam Tiến quận 7 có thể yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM yêu cầu Nam Tiến quận 1 đổi tên sàn giao dịch bất động sản”. Trước đó, Nam Tiến quận 7 được Sở Kế hoạch – Đầu tư TPHCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 4/9/2009. Ngành nghề hoạt động chính là tư vấn BĐS, vận tải

hàng hóa bằng đường bộ. Ngày 22/2/2010, Nam Tiến quận 7 đã được Sở Xây dựng TPHCM cấp phép thành lập, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học – Công nghệ). Thế nhưng, ngày 19/7 Nam Tiến quận 1 xuất hiện. Cho rằng, Nam Tiến quận 1 đã “xài ké” nhãn hiệu và tên thương mại, ảnh hưởng tiêu cực tới thương hiệu, hình ảnh và uy tín nên Nam Tiến quận 7 đã gửi đơn khiếu nại lên Sở Xây dựng TPHCM.

Vụ việc 3:

Vụ kiện dân sự của Công ty Cổ phần Vincom đối với Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon vào cuối năm 2010 vì hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, tên thương mại là một ví dụ điển hình. Theo Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Vincon đã có hành vi sử dụng dấu hiệu “Vincon” trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo và trên tên công ty, tên chi nhánh của công ty này tại Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Vincom” đang được bảo hộ tại Việt Nam của Vincom.

Luật Doanh nghiệp quy định: “Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm yếu tố kỹ thuật, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh; phải viết rõ loại hình doanh nghiệp”

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, đặc biệt là Nghị định số 97/2010/NĐ-CP về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp” có hiệu lực vào ngày 9/11/2010; đồng thời căn cứ vào nội dung, tính chất và mức độ vi phạm hành chính của Công ty Vincon tại các biên bản vi phạm hành chính được lập bởi cơ quan Thanh tra của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hà Nội, Huế và Đà Nẵng, ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết định xử phạt Vincon. Cụ thể, Vincon sẽ bị phạt tiền với mức phạt 14.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối

với nhãn hiệu “Vincom”. Công ty Vincon cũng được yêu cầu loại bỏ yếu tố vi phạm “Vincon” trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo và trên tên công ty, tên chi nhánh của công ty tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.

Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Vincom nói rằng quyết định của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Khoa học sở hữu trí tuệ “là một động lực rất lớn để chúng tôi tiếp tục triển khai các công tác bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợi sở hữu trí tuệ chính đáng và hợp pháp của mình”. Đồng thời, theo ông Hiệp, quyết định này cũng bước đầu tạo ra một động lực, một tiền lệ tốt để các doanh nghiệp làm ăn chân chính có ý thức hơn trong đấu tranh bảo vệ thương hiệu của mình, cũng như đấu tranh với những hành vi không lành mạnh trong xây dựng và phát triển thương hiệu, cùng nhau tạo ra một môi trường phát triển bền vững, minh bạch và công bằng cho cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam…

Vụ việc 4:

Trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cũng đã xảy ra không ít trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tương tự. Một trong những công ty ra đời sớm là công ty Eurowindow đã xây dựng thương hiệu của mình trong suốt thời gian dài. Sau đó, hàng loạt công ty khác cũng chuyên cung cấp cửa ra đời và nhái theo thương hiệu này với những cái tên nhãn hiệu có đuôi là “window”, có những công ty đã cố ý tạo ra sự giống nhau.

Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã quyết định xử phạt Công ty Cổ phần cửa Châu Âu về việc chấp hành các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp đối với việc sử dụng dấu hiệu “Euwindow, hình” trên biển hiệu, trên catalog, trên card visit, trên website, trên bảng báo giá và trên các phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo của Công ty Cổ phần cửa Châu Âu có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Euwindow, hình” là một

trong những nhãn hiệu đã được Công ty Cổ phần Cửa sổ nhựa Châu Âu (với thương hiệu chính là Eurowindow) đang được bảo hộ tại Việt Nam. Ngoài việc xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu “Euwindow, hình”, Công ty Cổ phần cửa Châu Âu còn sử dụng tên thương mại gần giống với tên thương mại của Công ty Cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu, thậm chí không đi đăng ký nhãn hiệu nhưng vẫn sử dụng dấu hiệu “®” trên nhãn hiệu “Euwindow” và khi được hỏi đến doanh nghiệp này vẫn hồn nhiên trả lời là do thiếu hiểu biết. Đây là một việc làm cố ý “ăn theo” nhằm gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

 Việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với Tên thương mại trên mạng máy tính:

Việc xâm phạm quyền SHTT trên mạng đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế và uy tín của doanh nghiệp làm ăn chân chính. Trường hợp điển hình của một doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thang máy như sau: đã đăng ký nhãn hiệu và dùng nhãn hiệu làm tên miền website. Nhưng thông tin của doanh nghiệp đưa lên website chưa được bao lâu thì bị một doanh nghiệp khác cùng ngành nghề sao chép. Doanh nghiệp (sao chép) không chỉ dùng tên miền tương tự mà còn dùng toàn bộ hình ảnh, thông tin quảng bá của họ để đưa lên website của mình. Hậu quả là người tiêu dùng đã từng truy cập website của doanh nghiệp gốc nhầm lẫn đăng nhập và mua phải hàng hóa kém chất lượng của doanh nghiệp (sao chép). Do vậy khách hàng đã kiến nghị và mất 1 phần niềm tin với doanh nghiệp “gốc”. Bức xúc trước tình hình này, doanh nghiệp đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm trên. Hành vi vi phạm kiểu này đang là thách thức đối với các cơ quan thực thi pháp luật, bởi khi cơ quan thực thi có mặt thì doanh nghiệp sao chép đã gỡ bỏ thông tin; một thời gian sau, thông tin vi phạm lại tiếp tục được đưa lên như cũ.. Có rất nhiều nhãn hiệu, tên thương mại

Một phần của tài liệu Tên thương mại trong luật sở hữu trí tuệ (Trang 48)